Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành Kính Tưởng Niệm Sư Bà Diệu Tâm

11/11/202119:32(Xem: 3749)
Thành Kính Tưởng Niệm Sư Bà Diệu Tâm

su ba dieu tam 3

Thành Kính Tưởng Niệm
Sư Bà Diệu Tâm
Bài viết và diễn đọc: Cư sĩ Diệu Danh

 

 

Kính bạch Giác Linh Sư Bà,

Cầm tờ báo Viên Giác, số đặc biệt tưởng niệm Sư Bà trong tay, con xếp lại ôm trên ngực mình, nhìn lên bàn thờ Đức Quan Thế Âm sự xúc cảm dâng trào trong con, con cảm nghe sự êm ái và ấm áp về tất cả những hình ảnh Sư Bà từ lúc xuất gia cho đến khi viên tịch, như cuốn phim cuộc đời tu tập và hành đạo của Sư Bà được Chư Tôn Thiền Đức và quý Phật tử gần xa ghi lại, làm con thấy gần gũi và kính tin Tam Bảo mãnh liệt hơn, hình ảnh chư Tôn Đức Tăng Ni với màu y vàng giải thoát đi khất thực hay thiền hành trong rừng cây hay bên cạnh dòng sông, con không hiểu từ bao giờ đã in sâu vào tâm trí con mà thể hiện qua những giác mơ cứ được lập đi lập lại, thánh thiện, hiền hòa và đẹp làm sao!

Hôm nay là thứ bảy, ngày 6/11/2021, như vậy là chúng con đã xa Sư Bà 22 tuần rồi! thời gian cứ lặng lẽ trôi, con tưởng chừng như giấc chiêm bao. Con còn nhớ vào khoảng tháng 9 năm 1994 con lên chùa Viên Giác để cúng thất tuần cho Ba con, con ôm 2 cháu nhỏ với vành khăn tang, con khóc sướt mướt, Sư Bà đã đến bên cạnh con hỏi han, vỗ về an ủi, Sư Bà nhắc con lấy cơm cho các con con ăn, và ráng niệm Phật cho Ba con. Trước khi ra về, Sư Bà còn hỏi thăm gia cảnh con bên Việt Nam, hỏi thăm Mẹ con nữa, cuối cùng Sư Bà xin địa chỉ, tên ngày mất của Ba Mẹ con để Sư Bà về làm lễ, hai tuần sau đó Sư Bà gửi 2 bài vị của Ba Mẹ con Sư Bà để trên Linh đường chùa Bảo Quang, Sư Bà còn nhắc: “lần tới Sư gặp con không muốn thấy con khóc nữa“, con cảm động vô cùng.

Rồi 4 năm sau, Sư Bà gặp con ở Jügesheim, trong dịp Sư Bà đến để làm lễ chung thất cho một bác người Hoa, Sư Bà lại gặp con ở đó, cười hiền hòa, Sư Bà hỏi “bớt khóc chưa con?“, rồi Sư Bà đưa chuông mõ cho con, con lắc đầu “Bạcg Sư Bà con không biết nghi lễ, Sư Bà đưa chị Hồng Diệu giúp, con chỉ biết tụng hộ niệm thôi“. Sư Bà nói: “mai mốt nếu có duyên Sư tìm mua đất để lập  chùa gần đây, con tới Sư dạy cho chuông mõ“.

Sau lần đó đến nay, con vô duyên không bao giờ gặp lại Sư Bà nữa, năm 2014 nhân dịp Vu Lan con ghé Hamburg lên chùa Bảo Quang, những mong được thăm viếng Sư Bà, nhưng lúc ấy chùa đông quá, con vô duyên không được gặp Sư Bà để nói lời tri ân, con ra về mà lòng nặng trĩu! biết bao giờ con mới có dịp đến Hamburg. Con tự trách mình tệ quá! nhưng rồi bao nhiêu ràng buộc, các con con nhỏ, con đi làm không có thời gian cho chính mình, nào gia đình nhỏ của con, nào các anh chị con bên VN, người nào cũng nghèo nên con phải hỗ trợ.

 

Ngày Sư Bà viên tịch, con bị gãy bàn chân, đi đứng khó khăn, 49 ngày Sư con hứa con lên đảnh lễ Giác Linh Sư Bà nhưng rồi chướng duyên con ho sù sụ, ngay  thời điểm dịch bệnh nên con đành ở nhà, vì không muốn làm người khác phải lo lắng, sợ covid-19. Rồi khi con đọc thư tòa soạn Báo Viên Giác số 243,  Hòa Thượng Phương Trượng và cũng là Chủ biên, kêu gọi mọi người viết bài để tưởng niệm Sư Bà, con hứa với lòng con sẽ viết, thế mà thời gian lại trôi qua, đến khi nhận được báo Viên Giác số 245, con mới hay là con lại thêm một lần trễ hẹn với Sư Bà, lòng áy náy mãi, nên con đã xin phép Hòa Thượng Phương Trượng cho con đọc tất cả những bài tưởng niệm trong báo dể kính dâng lên Giác Linh Sư Bà, Ngài Phương Trượng đã từ bi hoan hỉ cho con đọc, và Thượng Tọa Nguyên Tạng, chủ biên Trang Nhà Quảng Đức, cũng tạo cơ hội và khuyến tấn con, con cảm động vô cùng, như một lời để con tạ ân cùng tạ lỗi với Sư Bà, cũng chính nhờ vậy mà con biết được hành trạng của Sư biết bao gia đình khổ đau, trẻ thơ mất cha Bà điều hành cô nhi viện, ký nhi viện, v…v… để xoa dịu, nuôi nấng  trẻ em mồ côi Cha, Mẹ, chiến tranh phủ dầy trên Quê Hương đến đâu cũng thấy vành tang cho người lính, máu và nước mắt ngập tràn. Sư Bà đã dâng đời mình cho Đạo pháp để giúp Đời, giúp bao cảnh đời cô quạnh. 

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, Sư Bà già yếu đi lúc nào con cũng không biết….Rồi nghe theo lời thỉnh cầu của đệ tử, Sư Bà vẫn chịu với căn bệnh ngặt nghèo để tới mùa hè ấm áp, Sư Bà mới xả báo thân để cho thuận với việc đi lại của Chư Tôn Đức, con nghe mà xúc động và kính phục làm sao!

 

Sư Bà kính yêu, trời Đức quốc đã thật sự vào thu, khí trời lành lạnh, nhưng vẫn còn những tia nắng ấm, chiều qua con đi vào cánh rừng gần nhà, con bước đi những bước thật chậm trên những chiếc lá vàng bay rơi đầy cả khu rừng, cảnh thật đẹp, tĩnh lặng xen kẽ giữa hàng cây xanh, vàng, đỏ, lòng con tưởng nhớ đến Sư Bà, con vừa đi vừa niệm Phật, hình ảnh Đức Phật nói với ngài Anuradha trong lời kinh mà con thường đọc:

“Này Anuradha, con nghĩ sao về cái gì không có sắc, thọ, hành và thưc có phải là Như Lai không?

Thưa không, bạch Thế Tôn

Này Anuradha, vì không tìm thấy Như Lai trong đời sống này, con có thể nói như thế này không: Đấng cao quý và tối thượng đã nhấn mạnh và giải thích bốn mệnh đề sau đây:

Một Như Lai hiện hữu sau khi nhập diệt

Một Như Lai không hiện hữu sau khi nhập diệt

Một Như Lai hiện hữu và không hiện hữu sau khi nhập diệt

Một Như Lai chẳng có mà cũng chẳng không có sau khi nhập diệt?

-Thưa không, Bạch Thế Tôn.

Lành thay! Anuradha. Trước đây và bây giờ cũng vậy, ta chỉ giải thích và nhấn mạnh chân lý của khổ đau và sự chấm dứt khổ đau.

Con thấy Sư Bà hiện ra trong con, trong tất cả, Pháp thân Sư Bà là bài kinh vi diệu của lòng từ mẫn mà con phải kính thành đảnh lễ 

Một cơn gió hơi lạnh vừa thoảng qua, nhìn lên bầu trời, những chiếc lá vàng, đỏ trên những cành cây từ từ rơi xuống, uốn éo theo chiều gió vi vu như những điệu múa thật đẹp, như những hoa trời tung bay khắp mười phương, những hạt giống thương yêu của lòng vị tha Sư Bà đã gieo trồng cho hàng Phật tử chúng con sẽ lớn mãi không bao giờ mất, Sư Bà còn mãi, còn mãi trong chúng con trên mảnh đất này, cái mãnh đất mà Sư Bà thường nói “Làm việc Đạo khó khăn giống như người đi gieo hạt giống Bồ Đề trên nền xi măng“ vậy mà đã nẩy mầm mà con nghĩ sẽ lớn mãi.

Sư Bà ơi! con nghe Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác nói Sư Bà thích bài thơ
“Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng“ của Thi Sĩ Trần Trung Đạo, người đồng hương của Sư Bà, nên con xin chép vào đây cho mọi người cùng đọc, con đọc cho Sư Bà nghe : 


Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng
Mười năm dài mộ mẹ chẳng ai trông
Cỏ có cao hơn nỗi nhớ trong lòng
Đất có lạnh hơn mùa đông Bắc Mỹ

Hải Vân đứng ngậm ngùi bao thế kỷ
Chảy về đâu lai láng nước Thu Bồn
Thuở học trò tôi hay đứng ven sông
Nghe nước vỗ dưới chân cầu Vĩnh Điện

Còn chăng nhỉ những con đường kỉ niệm
Những bạn bè dăm đứa lạc nơi đâu
Tóc chưa xanh mà đã vội hoen màu
Thời ly loạn tìm nhau trong ký ức

Cho tôi ghé thăm trường Trần Quí Cáp
Những màu rêu gạch ngói củ còn chăng
Bài thơ xưa còn để dấu bên thềm
Tôi vẫn viết nhưng giọng buồn hơn trước

Đường Phố Hội chưa mưa đà ngập nước
Những căn nhà lụp xụp nối vai nhau
Đình Cẫm Phô, Khu Khỗng Miếu, Chùa Cầu
Tên nghe lạ nhưng vô cùng tha thiết

Cho tôi ghé bến xe đò Nam Phước
Lần cuối cùng em đến tiễn tôi đi
Ngày chia tay sao chẳng nói năng gì
Nghìn năm để mây buồn vương trong mắt

Bao giờ nhỉ tôi về thăm Núi Quế
Đứng bên cầu Chợ Đụn nước trôi xuôi
Mùa sim lên tím rực cả lưng đồi
Hương ngây ngất tôi mộng làm thi sĩ

Ai đứng đó bên kia bờ Giao Thủy
Khăn lụa vàng còn chít ở ngang vai
Nghiệp tầm tơ khuya sớm vẫn đeo hoài
Nghề canh cửi chắc còn nhiều cực khổ

Trái tim tôi có một dòng máu đỏ
Sẽ một ngày chảy đến tận Câu Lâu
Nước sông Thu dù lụt lội đục ngầu
Nghe vẫn ngọt như bòng bong Đại Lộc

Bao giờ nhỉ tôi trở về Đà Nẵng
Nghe ngàn khơi thổi lạnh xuống sông Hàn
Bến Bạch Đàng còn những chuyến đò sang
Ngày hai buổi nối cầu qua An Hãi

Em Trường Nữ có bao giờ trở lại
Thả tơ tình trêu chọc đám con trai
Đường Hùng Vương thuở ấy rất là dài
Sao quá ngắn trong những chiều chung bước

Mây có trắng trên đỉnh chùa Non Nước
Mưa có buồn giăng kín núi Tiên Sa
Về chưa em sương phủ xuống Sơn Chà
Còn chăng nhĩ dấu chân tình trên cát

Tôi một thuở hay ôm đàn đứng hát
Bài ca buồn tiếng quốc vọng đêm khuya
Quảng Nam ơi khúc ruột đã chia lìa
Chiều viễn xứ ngậm ngùi cho non nước

Tôi đã bảo thơ tôi buồn hơn trước
Đời lưu vong chẳng hẹn buổi quay về
Câu hỏi nầy chỉ hỏi để tôi nghe
Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng

 

Sư Bà kính thương,

Giờ đây Sư Bà đã trở về xứ Quảng,  trở về với ngôi chùa xưa, trở về với Quê Hương Việt Nam mến yêu, những nơi mà ngày xưa Sư Bà đã đi qua, đã gieo trồng hạt giống Bồ Đề trên xứ Việt, Quê Hương mình giờ đây vẫn chìm ngập trong khổ đau, với đói nghèo, lạc hậu, bao giờ, biết đến bao giờ mới hết khổ đau cho Đức Địa Tạng Vương tròn hạnh nguyện mới thành Phật? con ước mong sao Việt Nam thành Tịnh Độ cho mọi người được sống an lạc

Con thành kính cúi đầu đảnh lễ và nhất tâm cầu nguyện Giác Linh Sư Bà:

Một tánh linh minh,
Tây Phương trực vãng
Ba thân thanh tịnh,
Chánh giác vị thành.
Chứng pháp nhẫn vô sanh,
Ngộ chân thừa đại định

Ngưỡng nguyện Giác Linh cao đăng Phật Quốc, bất vong nguyện lực, tái hiện đàm hoa, thể nhập Ta Bà, tồi tà phụ chánh, ứng hóa độ sanh, khứ lai tự tại

Con thành tâm xin Giác Linh Sư Bà chứng giám cho tấm lòng của con.

Nhân đây, một lần nữa, con xin kính tri ân Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác Thích Như Điển, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng đã cho con cơ hội đọc tưởng niệm Sư Bà Diệu Tâm.

Kính cám ơn Chư Tôn Đức Tăng Ni, cũng như quý Phật tử đã viết bài Tưởng Niệm Sư Bà, nhờ vào đó con mới biết được phẩm hạnh cao quý của Sư Bà và rất kính ngưỡng

 

Tri ân Thầy đã viết bài

Nêu cao phẩm hạnh Sư Bà Diệu Tâm

Bảo Quang một cõi sáng ngần

Lưu truyền mạng mạch cho đàn hậu sinh

Cuộc đời lắm cảnh điêu linh

Hiện thân tu sĩ hy sinh giúp đời

Trải qua vật cảnh sao dời

Thuyền từ thể hiện chở người qua sông

Cuộc đời sắc sắc không không

Hoàn thành sứ mạng thong dong Sư về

Chúng con thương tiếc trăm bề

Nụ cười hiền hậu vỗ về chúng con

“Giữ sao giới đức vuông tròn

Pháp thân ta mãi đầy còn hư không

Lắng lòng nghe tiếng pháp âm

A Di Đà Phật hiện thân Sư về”

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bái

Đệ tử Diệu Danh
Hannover ngày 11/11/2021

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2014(Xem: 14480)
An Cư Kiết Đông đã qua, Nhưng lời thuyết pháp đậm đà vẫn vương Thích Ca tái thế tình thương Thầy về giảng Pháp con nương nơi Thầy
27/07/2014(Xem: 7844)
Con đang ở lại trần gian trong bầu không khí Đạo pháp hơn 2000 năm. Nhưng kinh sách thiên vạn quyển cũng không bằng được sống bên bậc danh Tăng thạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh. Tình thương yêu của Ôn luôn tưới tẩm và lan tỏa trong toàn thân con mỗi ngày khi được sống bên Ôn.
24/07/2014(Xem: 11992)
Mới đó mà một năm sắp trôi qua và hai năm cũng sẽ đến ngày viên tịch của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Viện Chủ chùa Khánh Anh kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Giáo Hội Âu Châu mong mỏi thực hiện một Kỷ Yếu nhân lễ Đại Tường (2015) nên đã giao phần gom góp và biên tập bài vở cũng như trang trí quyển Kỷ Yếu nầy cho Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức), Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (Hoa Kỳ) và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Úc Châu) thực hiện. Lâu nay chúng ta đã có một số bài tiêu biểu đã được đăng trên các trang nhà như : quangduc.com, viengiac.de, hoavouu.com và một số trang nhà khác.
22/07/2014(Xem: 32105)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Broadmeadows. Đến năm 1995, tu viện vận động mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi phạm vũ trang nghiêm mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình xây dựng do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế, kiến lập theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức trọng thể vào các ngày 10, 11 và 12-10-2003. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm thờ tôn tượng đồng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng cao 2,50m, nặng khoảng 1,5 tấn. Phía trước và hai bên, tu viện đặt thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp Già Lam. Đến năm 2008, tu viện xây Tăng xá và Bảo tháp Tứ Ân. Bảo tháp 4 tầng, cao 14m, rộng 5m, trên nóc tôn trí tượng đức Phật A Di Đà cao 1,2m. Trong bảo tháp tôn thờ Xá Lợi Phật, tượng chư Phật, Bồ tát và linh cốt của Phật tử q
12/07/2014(Xem: 8555)
Thời gian mãi trôi qua, không gian chưa bao giờ ngừng sự chuyển động và con người cũng phải già thêm, vì không thể cưỡng lại định luật vô thường vốn tự có. Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế Ngài hay dạy cho các vị đệ tử rằng: Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ, nhưng thật ra cái khổ nó cũng không có thật tướng, vì bản thể của mọi hiện tượng đều là không. Sở dĩ có, vì có ái và thủ chấp hữu, nên mới có những tướng sanh diệt. Khi nào không duyên vào bất cứ một hiện tượng hay hình thức nào bên ngoài, thì lúc ấy chúng ta sẽ chứng được thực tướng của Niết Bàn vô sanh vô diệt.
05/07/2014(Xem: 6992)
Hôm nay, dẫu Ni trưởng Thích nữ Viên Minh duyên trần đã mãn nhưng tâm hạnh và sự nghiệp tu tập của Người mãi là kho tàng vô giá, là ngọn Hải đăng cho Ni chúng Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung đồng tôn ngưỡng hướng về. Ni trưởng thế danh Nguyễn Thị Khiêm Tốn, húy thượng Tâm hạ Huệ, tự Viên Minh, hiệu Trí Uyên, sinh năm Giáp Dần (1914) tại thôn Động Giả, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội (tức tỉnh Hà Đông).
01/07/2014(Xem: 9334)
Ni sư Thích nữ Hải Triều Hạnh, Pháp Hiệu Hoằng Hạnh, Tự Liễu Như, thế danh Trần Duy Hạnh. Sinh năm Ất Mùi 1955 tại Gia Định sài gòn. Ni Sư sinh trưởng trong 1 gia đình gia giáo. Thân phụ là cụ ông Trần Duy Ninh PD: Hoằng Ninh, vốn là em kết nghĩa của Thầy Hải Triều Âm là một y sĩ cùng làm chung một sở y tế với Thầy, khi Thầy chưa xuất gia cụ ông luôn theo Thầy làm trưởng đoàn công tác từ thiện xã hội và Thân Mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Hoa Truật, pháp danh Mỹ Dung, sau Hòa Thượng Pháp Chủ đổi tên là Cát Tường vốn là vị hộ pháp thân tín trong thời gian Thầy xuất gia, nhập thất và suốt chặng đường hoằng Pháp của Thầy.
30/06/2014(Xem: 11856)
Video: Hòa Thượng Thích Huyền Quang Một Đời Thao Thức
19/06/2014(Xem: 14381)
Hoài bảo một "CÁI MỘNG" trên 25 năm mới hoàn toàn thực hiện Trong lúc du học ở Xuân Kinh(1938), đến mùa hè năm 1941, tôi được dịp may dự thính lớp Giáo Lý của Đoàn Thanh Niên Dục Đức, trong một tháng (mỗi đêm giảng 2 giờ) , do Bác sĩ Lê Đình Thám đảm trách (lớp này hiện nay còn Thượng Toạ Thích Minh Châu và Đạo hữu Võ Đình Cường v.v...) Tôi thích thú quá! Vì thấy bác sĩ đem phương pháp giảng giải của Tây phương mà giải thích, trình bày một triết lý cao siêu của Đông phương. Sự phối hợp cả Âu và Á làm cho người nghe rất thích thú vì hiểu được rằng triết lý cao siêu của Đông phương qua phương pháp trình bày rõ ràng rành mạch của Tây phương. Từ đó tôi hoài bảo một cái mộng: "làm sao, sau này mình sẽ đóng một cây thang giáo lý" (tức là bộ "Phật Học Phổ Thông", ngày hôm nay).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]