Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ni Trưởng Diệu Tâm Trở Về (Bài viết của HT Thích Bảo Lạc)

21/10/202107:58(Xem: 3938)
Ni Trưởng Diệu Tâm Trở Về (Bài viết của HT Thích Bảo Lạc)
Ni Trưởng Diệu Tâm Trở Về
Bài viết của HT Thích Bảo Lạc
được đăng tải trên trang nhà Quảng Đức
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc


 

 

     Đọc qua tựa đề, quý vị chắc nghĩ sư Diệu Tâm từ Đức trở về lại Việt Nam sau nhiều thập niên xa quê hương xứ sở để thăm thú những ngôi Tổ đình, trong số có Ni viện Bảo Thắng (Hội An) nơi mà Sư đã một thời tập sự tôi luyện tâm. Và rồi nêu hỏi về đâu khi Người không còn tồn tại nơi trần thế? Hỏi đáp xưa nay đã trở thành vấn đề thiết cốt trong đời sống nhân loại. Một đứa bé lên 3 tuổi hỏi Cha Mẹ nhiều câu, nhiều vật, những việc trước  mắt, có cái trả lời được, cái trả lời chẳng được thông suốt. Trong trường hợp trả lời không được, người lớn thường lấy quyền áp đảo trẻ nhỏ bằng luận điệu: mày im đi, biết gì mà hỏi. Hẳn quý độc giả còn nhớ câu chuyện xưa Hạng Thác hỏi nhà hiền triết Khổng Tử đủ mọi vấn đề về nhân sinh, thiên văn, địa lý, triết học, khoa học, không gian, vũ trụ, địa cầu, hành tinh, thế giới v.v… làm cho Khổng Tử chưa nghĩ kịp nên trả lời không hợp lý, chú bé không chịu, ông bực mình hỏi thêm: sao không nhắm gần lại hỏi xa, những việc ở đâu trên trời dưới đất? Nó nói nếu vậy, con xin hỏi việc trước mắt vậy, xin hỏi lông mày mấy sợi. Không trả lời được, Khổng Tử quay sang nói với môn đệ “hậu sanh khả úy” (kẻ sanh sau đáng nể), như lời khuyên bảo khéo để sách tấn lớp người sau.

     Sư Diệu Tâm sanh bất phùng thời, vào đầu cuộc thế chiến thứ hai (1939) do phe trục gồm: Đức – Ý – Nhật với phe đồng minh: Mỹ - Anh – Pháp đọ sức phe Cộng sản Nga – Tàu, khiến cho thế giới thêm một lần nữa lâm cảnh điêu linh thống khổ, cửa nát nhà tan, người chết nhan nhãn, vô số người bị thương tật, con mất cha, vợ mất chồng, bà con ly tán. Hồi đó cô bé mới lên 6 tuổi thì cuộc chiến chấm dứt (1945). Tuổi trẻ Cô ít nhiều bị nhiễm độc chiến tranh, cướp đi một phần hồn nhiên thuần khiết, nhưng nhờ ảnh hưởng gia đình, hai cụ thân sinh đều là những Phật tử tín thành, trưởng dưỡng con những việc thiện như tích phước, bố thí, ăn chay, đi chùa lễ bái, quy y, học đạo. Đó là nhân lành giúp cô tiến xa trên đường thoát ly gia đình vào Chùa học đạo năm lên 15, độ tuổi vừa mới lớn trong trắng hồn nhiên, được thế phát xuất gia thọ giáo với vị chân Ni đức hạnh, sư Thầy Đàm Minh ở Chùa Bảo Thắng – Hội An; là đệ tử đầu Cô được Sư Phụ trông cậy nhất và cũng thương yêu nhất mực.

     Ngoài tu học Phật Pháp, Sư Diệu Tâm còn được Thầy khuyến khích đôn đốc Cô học chuyên ngành xã hội theo chương trình An sinh Xã hội của Viện Đại Học Vạn Hạnh, an ủi những nạn nhân chiến tranh trong thập niên 60, nhất là sau đợt tổng công kích của CS miền Bắc vào dịp Tết Mậu Thân (1968). Sư Diệu Tâm ra làm việc đảm nhận các chức vụ hợp khả năng và sở nguyện như: Giám đốc Cô nhi viện Diệu Định Đà Nẵng; điều hành các Ký nhi viện Bảo Quang, Thanh Khê tại Đà Nẵng. Do sở học cộng thêm tinh thần tháo vác, một mặt Sư dốc lòng phụng sự xã hội để đền ơn giáo dưỡng của Thầy Tổ, mặt khác cùng phụ lực với Bổn Sư kiến tạo các ngôi già lam Bảo Thắng (Hội An), Bảo Quang (Đà Nẵng).

     Khi ra nước ngoài định cư Sư một mặt kiến tạo Chùa Ni Việt Nam đầu tiên tại Hamburg, Đức Quốc, lúc đầu gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Sư vẫn nhẫn nại kiên trì, đồng thời đảm nhận Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội Giáo Hội PGVN Thống Nhất Âu Châu qua vài nhiệm kỳ, sáng lập điều hành Quỹ Học Bổng Tăng Ni du học tại Ấn Độ, Đài Loan, Hoa Kỳ. Sự quan tâm đặc biệt của Sư qua việc tài trợ “nồi cháo tình thương” đến những người bịnh hoạn, neo đơn; cũng như hỗ trợ các chương trình từ thiện: xây nhà tình thương, xây cầu, cứu trợ thiên tai Việt Nam và nhiều nơi khác.

     Như ta thường nghe câu: “mang chuông đi đánh xứ người” cổ đức dạy, Sư Diệu Tâm khi vừa định cư tại Đức năm 1984 liền nghĩ tới việc lập chùa Bảo Quang tại Hamburg làm nơi tu học và hoằng pháp lợi sanh theo công hạnh Thầy Tổ. Chùa Bảo Quang ban đầu thuộc khu dân cư không thích hợp với sinh hoạt Phật sự, sau nhiều lần trăn trở Sư tìm phương cách thích ứng đổi địa điểm, nhưng nhìn lại khả năng tài chánh hãy còn rất eo hẹp, không đủ sức với tới một nơi tiện nghi và đủ điều kiện hơn. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, hẳn Sư suy tư nhiều tới tương lai của Bảo Quang nói riêng và Phật Giáo Việt Nam tại Đức nói chung. Sau cùng Sư hạ quyết tâm tìm kế hoạch tài chánh bằng cách mượn Hội Thiện (không lãi suất) và kêu gọi Phật tử phát tâm cúng dường. Do Viện Chủ cảm nên sự đáp ứng dự án dời chùa của Phật tử lên rất cao, mạnh mẽ nên được thuận duyên và chùa Bảo Quang đã được dời về vùng Billbrookdeich, Hamburg, sát cạnh dòng sông nước trong xanh biếc rất nên thơ, hữu tình. Đây cũng là nơi di dưỡng cuối cùng của Ni Trưởng sau bao năm làm việc vất vả, mệt mỏi; bên cạnh Sư còn có các đệ tử hiếu thảo chăm sóc Sư Phụ tận tình như các sư Tuệ Đàm Nghiêm, Tuệ Đàm Châu, Tuệ Đàm Hương v.v...

     Ni Trưởng rất quan tâm đàn hậu học và tận tình giúp đỡ đào tạo Ni chúng tại Bảo Quang (Đức) hoặc hướng dẫn tinh thần các cơ sở Ni như chùa Bảo Vân, Hoa Đàm (Việt Nam), Linh Thứu, Bảo Thành, Bảo Đức (Đức), Bảo Liên (Đan Mạch), Thảo Đường (Nga). Ngoài ra Ni trưởng còn quan tâm giúp đỡ trùng tu các Tổ đình, cúng dường các học viện đào tạo Tăng Ni sinh không chỉ riêng Việt Nam mà còn giúp đào tạo nhân tài Phật giáo nói chung không phân biệt giáo phái, truyền thống.

     Tựa đề trên biết chắc khó được mọi người đồng thuận, dù vậy tác giả vẫn viết tự nhiên như là một chút kỷ niệm sau cùng với người đồng xã (cách một bờ mương), đồng quê, đồng thời, đồng đạo, đồng tông, đồng Phật, đồng lý tưởng giải thoát, xem Qui Sơn Cảnh Sách như Kinh Nhật tụng mà tăng ni theo truyền thống Đại thừa phải học thuộc nằm lòng ngay từ những ngày còn ở chung với huynh đệ, Thầy Tổ. Tổ Qui Sơn Linh Hựu (711-853) Thiền sư dạy:  “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long Thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu” nghĩa là luận người xuất gia phát tâm cao thượng, tâm hình khác người thế tục, nối dõi dòng Phật, hàng phục ma quân, đền đáp bốn ân, cứu giúp ba cõi (Qui Sơn Linh Hựu thiền sư). Đoạn văn 6 câu mỗi câu 4 chữ như mở ra một phương trời cao rộng nhằm nung chí kẻ xuất tục gánh vác việc lớn, việc trọng đại, là những hồi trống giục bổn phận trách nhiệm họ phải đảm đang. Bởi vậy, sắc tướng đầu tròn áo vuông (viên đảnh phương bào) cần phải nghiêm túc, râu tóc cạo bóng láng không chừa một cọng; áo quần thô sơ gai bố, ăn uống đạm bạc không cao lương mỹ vị, không nằm ngồi giường cao sang. Kỷ luật quân sự sít sao thứ tự, ngăn nắp chỉnh tề, liêu phòng Tăng xá, Phật điện Tổ đường, vườn cảnh sân chùa,… đâu đâu cũng phải cho gọn gàng, sạch sẽ. Việc hầu như bắt buộc mỗi ngày hai thời công phu bái sám nên phải thức khuya dậy sớm không còn chọn lựa nào khác. Mỗi mỗi cung cách đi đứng, nằm ngồi đúng oai nghi phép tắc

     Học từng phép tắc oai nghi

     Nói năng cử động, đứng đi ngồi nằm.

     Mặc dù vậy, tuổi trẻ vẫn ham chơi, tập khí đan kết sâu dày, lòng tham như núi… đâu theo nổi Nội Quy của thiền môn, có hôm ngủ nướng bỏ cả thời công phu khuya, sáng ra Thầy cả hỏi Chúng Trưởng những ai không lên chánh điện hồi khuya, đưa ra quỳ hương giữa chúng. Thế là bị ít nhất cũng một vài mạng! Từ “mạng” dùng hơi bạo một chút, vì quí chú đâu ngán quỳ hương, quỳ xơ mít còn chưa sao, nữa là! Nơi đây tôi nhắc lại thời hành điệu, đầu còn để chỏm. Chắc bên Ni chúng thoát khỏi cảnh này? Đó là một vài chi tiết áp dụng ở thiền môn, học viện đông chúng thời thập niên 50 của thế kỷ trước. Còn ngày nay thì khác, chùa viện không thể áp dụng kỷ luật nghiêm khắc như vậy được, hễ trừng phạt người vi phạm Nội Quy đúng mức thời chúng bỏ đi hết, còn lại duy nhất chỉ Ngài Viện Chủ! Thật đúng như lời Kinh nói thời kỳ mạt pháp, Phật pháp suy vong…

     Câu chuyện còn dài không sao nói hết được tôi chỉ nêu vài việc cụ thể cho những Thầy Cô sau này có dịp so sánh giữa hai thế hệ: tiền và hậu bối trong vai trò lãnh đạo của mỗi giai đoạn. Bên trên tôi dùng từ “trở lại” cõi Ta Bà độ thoát chúng sanh, trở về trong sứ mạng thiêng liêng giải thoát ít ra cho non trăm triệu người Việt thoát khỏi ách thống trị của các thế lực vô minh quốc tế trên quê hương chúng ta. Trở về bản thể chân như, Phật tánh, Niết Bàn tịch tĩnh… Những phẩm tính cao thượng cho ta hình dung lại những ngày Ni Trưởng Diệu Tâm được các đệ tử chăm nom săn sóc sức khỏe, giờ đây nhìn lên Tổ đường chùa Bảo Quang chân dung người uy nghi tọa vị trên án thờ, rồi nhìn ra phía sau sân chùa dòng sông xanh vẫn lững lờ trôi như mang theo hình bóng người quá cố khiến hàng tử đệ tủi thân và cũng mong trở về nơi chốn bình yên tịnh lạc.

     Trước khi Ni Trưởng về hầu Phật, tác giả có đến thăm vào đầu tháng 7 năm 2019, lúc đó sắc diện Ni Trưởng vẫn sáng ngời, tâm trí còn minh mẫn, biết phân biệt người quen kẻ lạ, và cũng thích nghe những vần thơ đạo ngọt ngào nhẹ nhàng thanh thoát. Nhắc lại nơi đây hình ảnh mới ngày nào để hồi tưỏng lại cuộc chia tay nơi sân chùa Bảo Quang hôm đó gồm 8 người: chúng tôi (Thích Bảo Lạc), Ni Trưởng Diệu Tâm, Sư cô Tuệ Đàm Nghiêm, Phù Vân, Phương Quỳnh, bác sĩ Trâm, Nguyên Đạo và Nội tướng của anh. Lúc đó tâm hồn nhẹ lâng, tôi đề nghị ngâm thơ, mọi người hưởng ứng liền, vì rất hiếm cơ hội thế này. Thế là tôi được đề nghị mở đầu, nhưng từ chối và nói chỉ biết tụng kinh chứ không biết ngâm thơ. Mấy anh không chịu nói:  Hòa Thượng không ngâm thơ, nhưng Thầy làm thơ với bút hiệu Sông Thu, xin cho đại chúng được nghe một bài ưng ý nhất. Thơ rằng; Thu đã sang rồi ai có hay, cỏ cây thay áo dáng thân gầy, lá vàng lác đác lìa rơi rụng, tiếc nuối vờn lên thoảng gió bay… và đọc tiếp khổ thơ áp chót bài “ Thu Sang”

 

Thu đã sang rồi Muội có hay

Tổ Thầy trông cậy những ai đây

Này huynh, này đệ, này tỷ muội

Đạo pháp chung lòng quyết dựng xây…

(Sông Thu)

 

     Cảnh sắc thu trầm mặc yên lắng thích hợp với tâm hồn thi nhân, qua tứ thơ gợi hình cỏ cây tiêu điều gầy đét, lá vàng rơi lả tả theo từng cơn gió thoảng; chúng còn lơ lững như nuối tiếc điều gì chưa chịu lao nhanh xuống đất… Ý thơ chuyển tải hai khía cạnh: đạo pháp và môn phong pháp phái. Đạo pháp do Thầy Tổ khéo duy trì phát huy Phật pháp và môn phong gồm chung bốn chúng đệ tử Tam Bảo xiển dương sâu rộng công hạnh độ sanh như hương chiên đàn lan tỏa khắp muôn nơi. Đó là sứ mạng của sứ giả Như Lai, huynh đệ, tỷ muội cùng nhau chung sức gánh vác cơ đồ cho ngọn đèn chánh pháp sáng mãi đem lại lợi lạc hữu tình chúng sanh.

     Quý độc giả chắc còn nhớ lời cổ nhân dạy: sống gởi thác về, có nghĩa là người sống nương thân nơi cõi tạm trần gian hay cõi ta bà kham nhẫn này; thác là qua đời, lìa cõi tạm như nói thác sanh, thác hóa tức sang qua thế giới bên kia, nơi đó có Bồ Tát, Thánh Chúng, Phật tiếp dẫn về cõi Tây Phương Cục Lạc, ai chẳng hoài mong? Chỉ trừ bậc thượng thiện nhân phát đại nguyện diên trì thọ mạng nơi cõi tục trần gian này để đưa vớt người qua biển trầm luân sanh tử. Khi nào xong bổn nguyện các Ngài liền trở về chốn tịch tĩnh vô tung...  

    Lời cuối:

 

Dàn bao trận chiến trong Tâm

Ác bại, thiện thắng Diệu âm công đầu

Như Lai tạng hằng thẩm sâu

Pháp thân thanh tịnh nhiệm mầu viên dung.

 

Thích Bảo Lạc

Thiền Lâm Pháp Bảo,

Sydney 16.7.2021 Tân Sửu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 9522)
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, thế danh Nguyễn Văn Bình, sinh ngày 02 tháng 09 năm Đinh Tỵ (17-l0-1917), tại làng Mỹ An Hưng ( Cái Tàu Thượng) huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp). Thân phụ là ông Nguyễn văn Cân và thân mẫu là Cụ bà Nguyễn Thị Truyện. Cụ Ông qua đời lúc H.T lên ba, Cụ Bà cũng theo Ông lúc Ngài vừa lên bảy.
09/04/2013(Xem: 8219)
Nước ta từ sau ngày Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) vào trấn thủ đất Thuận Quảng, dần dần biến thành một vùng cai trị riêng cắt đứt liên hệ với vua Lê ở miền Bắc, lấy sông Danh làm ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai mà sử gọi là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
09/04/2013(Xem: 12312)
Hòa Thượng Pháp danh thượng Tâm hạ Ba, tự Nhựt Quang, hiệu Bửu Huệ thuộc đời 41 dòng Lâm Tế (chữ Nhựt) và đời 43 thuộc phái Thiên Thai (chữ Tâm). Húy danh: Nguyễn Văn Ba, sanh năm Giáp Dần (1941), tại Xã Tân Hương, huyện Bến Tranh, Tỉnh Ðịnh Tường (Nay là Tỉnh Tiền Giang). Thân phụ là Ông Ðặng Văn Cử, thân mẫu là Bà Nguyễn Thị Thu. Hòa Thượng theo họ mẹ, cũng là người con thứ ba trong gia đình gồm hai anh em.
09/04/2013(Xem: 7759)
Ôn Từ Đàm (Hòa thuọng Thích Thiện Siêu) với tôi vốn không có duyên nghĩa thầy trò; mặc dù, vào đầu thập niên 1960, Ôn là Giáo thọ tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang trong khi tôi là một học tăng ở đó. Những tháng năm này, tôi là nguòi được theo học trường Võ Tánh nên thời khóa sinh hoạt của tôi không bị câu thúc chặt chẽ; và vì vậy, ít có cơ hội gần gũi với các bậc thầy lớn như Ôn.
09/04/2013(Xem: 7214)
Trúc Lâm Đại sĩ là vua thứ tư nhà Trần, con của Thánh Tông, lên ngôi ngày 12 tháng 2 năm Mậu dần (1278). Trước khi Đại sĩ ra đời, Nguyên Thánh Hoàng Thái hậu nằm mộng thấy thần nhân đưa cho hai lưỡi kiếm bảo : "Có lệnh của Thượng giới, cho phép ngươi được chọn lấy". Bỗng nhiên được kiếm, Thái hậu bất giác rất vui, nhân đó có thai. Những tháng dưỡng thai, nhà bếp dâng thức gì Thái hậu cứ dùng như thường, chẳng cần kiêng cử mà thai cũng chẳng sao.
09/04/2013(Xem: 9067)
Đọc qua các Thiền sư Việt Nam từ xưa đến nay, chưa thấy một người nào đã chinh phục được các hàng vương tôn, quý tộc, khiến cho họ tín nhiệm, quy y và ủng hộ hết mình như Thiền sư Pháp Loa. Sư là một con người tích cực hoạt động, suốt đời tận tụy phục vụ đạo pháp cho đến hơi thở cuối cùng. Điều đặc biệt quan tâm của Sư là ấn hành Đại Tạng kinh, do đó đã đề xuất, tiến hành và in xong bộ Đại Tạng kinh Việt Nam. Ngoài ra, Sư đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thống nhất Phật giáo, thiết lập một Giáo hội Phật giáo thống nhất đầu tiên của Việt Nam, và Sư là người thứ nhất đúng ra thiết lập sổ bộ Tăng, Ni và tự viện trên khắp cả nước.
09/04/2013(Xem: 7695)
Sư người làng Vạn Tải, lộ Bắc Giang. Thỉ Tổ của Sư là Lý Ôn Hòa, làm quan Hành khiển dưới triều Lý Thần Tông (1128 - 1138). Trải nhiều đời, đến Tổ phụ là Tuệ Tổ, có công đánh giặc Chiêm Thành, nhưng không không chịu ra làm quan, chỉ thích những chuyện hay, sách lạ, và vui thú ruộng vườn. Mẹ Sư là Lê Thị, vốn người hiền đức, bản tính nhân từ, năm 30 tuổi vẫn chưa có con trai. Nhân gặp lúc có bệnh dịch hoành hành, bà đi hái thuốc trên núi Chu Sơn, dừng chân tạm nghỉ tại một ngôi chùa tên Ma Cô Tiên.
09/04/2013(Xem: 7315)
Truyền thống Phật giáo Việt Nam từ truớc đến nay vốn thiên về Phật giáo Phát triển hay Đại thừa; mãi đến năm 1959 lần đầu tiên bộ kinh Trường A Hàm do Hòa thượng Thích Thiện Siêu phiên dịch được xuất bản thì Phật giáo Nguyên thủy mới được các Phật tử chú ý đến. Mặc dù bộ kinh này nằm trong Hán tạng thuộc hệ thống Phật giáo Phát triển, nhưng tinh thần của nó thì tương quan mật thiết với 5 bộ Nikàya trong giáo lý Nguyên thủy.
09/04/2013(Xem: 6805)
Phương Tây có câu tục ngữ "Hoạn nạn làm lớn con người". Phương Đông cũng có câu danh ngôn tương tự "Ngậm cay đắng trong cay đắng mới làm con người trên loài Người". Trường hợp của Trần Thái Tông sao mà ứng với hai câu này đến thế?
09/04/2013(Xem: 6730)
Hòa thượng Thích Thiện Châu Nguyên Đạo (Đọc tại buổi lễ tưởng niệm và lễ Trà Tỳ Hòa thượng Thích Thiện Châu) Hòa thượng họ Hồ Đắc, tên Cư, Pháp danh Tâm Thật, Pháp hiệu Thiện Châu, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1931 tức ngày 7 tháng 1 năm Tân Mùi tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ Thầy là Cụ Hồ Đắc Phách, thân mẫu là Cụ Nguyễn Thị Cần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]