Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụng Sắc Dấu Ấn, Noi Gương Thiện Hạnh Thiền Sư.

24/05/202118:00(Xem: 3710)
Phụng Sắc Dấu Ấn, Noi Gương Thiện Hạnh Thiền Sư.
Phụng Sắc Dấu Ấn,
Noi Gương Thiện Hạnh Thiền Sư.

Kính Vọng Giác Linh Đức Thượng Thủ, chúng con mạo muội tôn xưng danh hiệu xưng tán Hồng danh, kính Nguyện Giác Linh Tôn sư Thuỳ từ chiếu nhiên mẫn giám.
Trưởng Lão Hòa Thượng Huý thượng Lệ hạ Chân- Đạo Hiệu Thích Thiện Hạnh Tôn Sư
                     (1931-2021)
Thượng Thủ Tăng Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Nguyên Chánh Thư Ký xử lý thường vụ Viện Tăng thống
Nguyên Hiệu Trưởng Trường Trung Học Bồ Đề Hàm Long - Huế.
Nguyên Hiệu Trưởng Trường Trung Học Bồ Đề Thành Nội- Huế.
Viện Trưởng Viện Cao Đẳng Chuyên Khoa Phật Học Tổ Đình Từ Hiếu - Huế.
Viện Trưởng Viện Cao Đẳng Chuyên Khoa Phật Học Tu Viện Kim Quang- Huế.
Trú Trì Tu Viện Kim Quang- Huế.
Trú xứ Tổ Đình Sắc Tứ Báo Quốc.
Giờ này chúng con bái vọng nhục thân Tôn sư lưu dấu tại thiền Đường hậu đường Báo Quốc...”Vô Tận Đăng..” lưu ảnh kim quan Tôn sư, chúng con Tỳ Kheo Minh Thế kính khể thủ..!
Kính bạch Ôn:
       Từ quê hương Quảng Bình, năm Tân Mùi 1931 chú bé Thanh Bình ngày ấy ra đời thác chất trong thai tạng, cũng từ đó đã  nhân duyên với Phật, theo Mẹ lên chùa, vọng về những thanh âm tiếng chuông trầm hùng, theo mùi hương đồng lúa thơm lừng, thế là Chú bé Thanh Bình đã gieo mầm tình thương, quy hướng về chốn không môn cảnh tịch, uyên thâm hùng tráng, mà nghe nhịp mỏ câu kinh của vị Cao Tăng Định Tuệ. Vị Cao Tăng ngày xưa đã phụng hành tâm ý nương bóng giải thoát tầm chơn, bên mái đình chùa lành Đặng Lộc.
       Thế rồi, Chú Bé Thanh Bình, mang dòng họ Nguyễn, oanh liệt một thời trùng Hưng vùng xứ Đàn Trong, mở cõi...!
       Duyên lành hội ngộ, Chú Bé Thanh Bình, đến chấp tay vấn bạch, Vị Cao Tăng Định Tuệ xin tầm chơn học đạo khi mái tóc xanh mới qua 11 tuổi Xuân thì, vị Cao Tăng Định Tuệ, nhìn chú bé Thanh Bình có cốt khí Thiền gia, Uy Nghi trượng phu Tăng tướng, phục hưng cho Chánh pháp mai sau...!
       Vị Cao Tăng Định Tuệ hỏi rằng: “Chú Muốn Xuất Gia Chăng...? “
       Chú Bé Thanh Bình Đáp: “Bạch Thầy, Con muốn xuất gia...! “
       Vị Cao Tăng đáp: “Song Thân Chấp thuận chưa..?”
       Chú Bé Thanh Bình Đáp: “Bạch Thầy, song thân của con đã cho phép...!”
       Vị Cao Tăng hỏi: “Cha Mẹ Đâu rồi..? “
       Chú Bé liền bảo: “Bạch Thầy đang ở ngoài cửa..! Rồi liền chạy dẫn Ba Mẹ vào và thất chất  chấp thuận từ đó, năm ấy là thời vận tiết Xuân Nhâm Ngọ 1942, chú Bé 11 tuổi...!
        Khí tiết kham nhẫn, khiêm Cung chăm chỉ, luyện học oai nghi, hai thời công phu sớm hôm tròn đầy, vọng huyền chuông thanh, mỏ sớm khuya thức, cứ vậy mà bao nhiêu lá Bồ đề rơi Chú Tiểu Thanh Bình ngày ngày vun sởi, chắc lọc niềm vui trong mùi tương chao đạm bạc.
       Chiến sự loạn lạc, nhưng khí tiết trang nghiêm, nên chú Tiểu Thanh Bình được phép xuống mái tóc xanh, cầu vị Cao Tăng Định Tuệ, làm vị Tôn Sư thế độ.
        “Phủi mái tóc xanh, giải nghiệp đời.
          Một thời hành điệu, chỏm xinh tươi.
          Sớm hôm kinh kệ, trang bối diệp.
          Thủ tiết trượng Tăng, Dụng Khí Chơi.

          Chuông Ngân Mỏ Vọng, Lời Kinh Bạch.
          Giữ mạch Lời Xưa,  Dạy Bảo Thời.
          Thanh Bình Chú Tiểu, Ghi Nhớ Nhé.
          Áo Vàng Dung Tướng, Sáng Rạng Ngời ....”
        Và rồi từ đây, Chú Tiểu Thanh Bình được trao pháp danh: “Lệ Chân” nối gót truyền thừa
Thể nhập đời thứ 42 dòng Thiền Lâm tế Chánh tông, đời thứ 12 dòng Thiền Thông Thiên Hoằng Giác-Đạo Mẫn Mộc Trần ...!
        Kế đến lãnh thọ giới đàn trao tâm phương trượng nhận lãnh pháp hiệu: “Thiện Hạnh”, đắc tâm ấn kế thừa thiền gia.
       Cứ vậy tháng ngày trôi qua, Chú Tiểu Sa Di khu ô ngày ấy, lần đầu được Vân du tham cầu Thị giả với Bổn sư vào tham vấn xứ Hội An, tháng ngày bên Bổn sư là ngày thơ mộng nhất của cuộc du hành Chú Sa Di Lệ Chân cất bước. Mùa Xuân này, vào năm 1943, khi những vụn dại của Sa Di Lệ Chân an trú học tập.
        Trên đường về xứ Quảng Bình, Bổn sư ghé thăm Các Vị Tăng Cang, vấn an  các vị Cao Tăng tại Phủ tỉnh Thừa Thiên, xứ Thuận Hoá Cố đô, Ngôi danh lam thắng cảnh Sắc Tứ Báo Quốc Tự được vua Ban chiếu chỉ, Du Hành đến các chốn Tổ Từ Hiếu, Tường Vân, Quốc Ân, Thuyền Tôn, Tuý Vân, Ấn Tôn, Linh Quang, Vạn Phước, Tây Thiên, Trúc Lâm,...., nơi nhiều vị Tăng Cang thạc Đức Huân Tu hành trì, Chú Sa Di Lệ Chân đã đảnh lễ Bổn sư thế độ, cho phép dừng chân tham vấn học đạo, theo các khoá học Sơ đẳng, Trung đẳng, và ôm tầm kinh luật chuẩn bị cất bước cao hơn chân trời hành hoá, dự vào hàng ngũ chư Tăng.
          Ấy là nhân duyên chọn Báo Quốc Sắc Tứ Tổ Đình, làm nơi nương bóng Tăng già lam thường trụ, chấp tác, phục hầu cơm nước, trì kinh điển sớm, chuông vọng sáu thời, một thời cùng với các Ngài Tông Trưởng huynh đệ nương tâm, diện kiến bao vị ân sư giáo thọ, bao vị tôn xưng rường cột như: Ngài Thanh Quý, Ngài Viên Giác, Ngài Hưng Dụng, Ngài Mật Thể, Ngài Mật Ứng, Ngài Mật Nguyện, Ngài Vạn Phước, Ngài Tịnh Khiết, Ngài Đôn Hậu, Ngài Thượng Nhân Trí Quang, Ngài Đức Tâm, Ngài Thiện Siêu, Ngài Mật Hiển, Ngài Giác Nhiên, Ngài Thanh Trí, Ngài Trí Thủ, Ngài Huyền Quang, Ngài Quảng Độ, Ngài Quang Thể, Ngài Phổ Thiên, Ngài Phúc Hộ, Ngài Thiện Duyên, Ngài Trí Tịnh, Ngài Tâm Hoằng Ngài Hiếu Quang,...., có khi gởi tâm tham vấn những công áng thiền gia, có khi chỉ giáo về kinh luật, có khi hầu ngài Trí Thủ, có khi chấp trì ứng khí các buổi ngọ trai, có khi lắng nghe thế cuộc vận hành tông chỉ, quyết giữ gìn Chánh pháp giữa thời kỳ học Tăng, dù là gian nan hay lâm nguy thời cuộc vận Suy. Nhưng chú Tiểu Sa Di lệ Chân vẫn giữ lòng hồn tâm mùi đạo. Cứ thế mà thời gian trôi...!
         Gối điển nghiêm tầm trong kinh sách, Chú Sa Di Lệ Chân đã có nhiều tư duy sở học, cũng thời gian ấy, năm Giáp Thân 1944,  Chú Tiểu Sa Di Lê Chân lên tại Đại Tòng lâm Kim Sơn tham cầu học vấn, nhưng éo le cuộc tình trong sự nghiệp công phu ấy, gặp thời Pháp nạn lâm nguy chiếm hữu, đập phá ngôi trường, chưa đủ thời khoá, Chú Sa Di về lại Chốn Tổ Báo Quốc tiếp tục tu học, để thông những bộ luật trường Hàn, những bản sách luận A Tỳ, thông lầu đầy khí chất đời tu.
         Áo nâu sòng giữ gìn tâm giới, cơm rau dưa đạm bạc qua thời, nấu thành sử nghiệp nghiêm thân, an nhiên trú dạ kinh không một đời trọn kiếp Người tu sạch tình.
        Vào mùa Xuân ấy, khi tuổi đời trôi qua sau 14 năm trăng pha Soi pháp, gối luận tầm Đại thừa khởi tín uyên thâm, mê bài kinh Lăng Nghiêm ngày tháng, bánh chè xôi Bát Nhã tư tu. Bốc kinh Văn Hệ A Hàm, Trùng tụng luật bốn bộ Tứ phần luật gia, Ngũ phần, thập tụng, Yết Ma trao giới, mà nấu thành dòng sữa ngọt.
      Do chính mùi phủ thời đăng đàn lảnh giới, năm Bính Thân 1956, được hội đồng Tăng Già Thập sư cho tấn Tam đàn cụ túc truyền giới Sa Di chính thức, rồi y luật hành trì truyền trú tâm giới Tỳ Kheo, khảo vấn bạch 13 già nạn vược qua, thì Đắc giới vô biểu tự nhiên thành Tăng Tướng, Uy Nghi dung hạnh, lời pháp động sâu.
Nương Ngài Đàn Đầu thượng Trừng hạ Thuỷ, huý hiệu Giác Nhiên Đệ nhị Tăng Thống sau này làm Thầy Y luật, truyền đăng đắc giới, tại giới trường Báo Quốc.
      Năm Đinh Dậu 1957, ngôi tự viện Hải Đức- giữa sóng biển Nhà Trang, dấu chân Tỳ Kheo Thiện Hạnh du bước đến ngồi ghế học tăng ôm tầm giáo giới Phật Học Viện Trung Phần, cứ vậy mà ngời sáng.
Kinh đã nấu, pháp đã trao, luật trì ứng nghiệm vậy đó, nhưng thể tánh Bồ tát giới chưa đắc thì làm sao hành hoá chúng sinh, ấy vậy nhờ lòng bi nguyện Ngài Giám Viện Trí Thủ, khai nở nụ cười hiền hậu cho Bồ tát giới, đắc giới tâm địa, tại giới đàn Hộ Quốc trong những năm ấy, nước mắt Tỳ Kheo dường như sung sướng lăng trên gò mà vì hoàn toàn thanh tịnh dự vào hàng ngũ Tăng bảo.
       Sau ba năm đèn sách, năm Canh Tý 1960, Tỳ Kheo Thiện Hạnh xếp hạng ưu, hoàn thành khoá học Cao Đẳng Phật Học.
      Tìm về Cố đô, lưu lại ngày đầu Báo Quốc Xưa vẫn vậy, tình khí đạo tăng lên. Nhận trách nhiệm hiệu trưởng Bồ Đề Hàm Long, trao bao bài học cho đàn hậu tấn.
       Kế tục khai hoa, Tỳ Kheo Thiện Hạnh, học văn bằng Tú tài toàn phần, đậu đại học Văn Khoa, nghĩ cũng hay việc học đang dần tăng sức, thì thời vận pháp nạn lâm nguy, năm Quý Mão 1963, cuộc đấu Tranh giữa Gia tộc Họ Ngô, kỳ nạn vấn thị Phật Giáo, loạn ly thương tâm, những ngọn lửa bùng phát từ bi hùng Thanh Tuệ Thiền Sư, Quảng Đức Bồ Tát, Pháp sử bi hùng oai vang tận xứ Hoa Kỳ, mang lại Phật Giáo Việt Nam ghi vào trang sử hùng tráng, đầy khí chất Trượng Tăng Bảo vệ Chánh Pháp.
       Cuộc chiến đấu ấy như minh chứng cho ai từng sống thời học Tăng thế hệ đó, rơi sũng nước mắt bi thương, nhưng kim cang bất hoại như “Trái tim không ngừng đập, chứng tích Bồ tát cứu khổ cứu nạn lâm thời cho Phật Giáo Việt Nam...”
       Tỳ kheo Thiện Hạnh, là vị minh chứng bi hùng cho thời vàng oai hùng lịch sử.
        Năm Giáp Thìn 1964, Tỳ Kheo Thiện Hạnh đã thọ lãnh những điểm trọng yếu: Đặc Uỷ Giáo Dục, chuyên về Duy Thức, Khởi Tín, Di Giáo..., luật luận Uyên Thâm.
         Năm Bính Ngọ 1966- đến 1975, Tỳ Kheo Thiện Hạnh đã uyển chuyển những áng mây trắng bay tại Bồ Đề Thành Nội, một người Thầy mô phạm, một vị giáo dục tài ba...!
        Tiết trời xe thắc, khi trái tim ngừng đập của Đức Đệ Nhất Tăng Thống, năm 1973 Ngài An nhiên thâu thần thị tịch chính,  mùa Xuân ấy triệu con tim phải nhỏ dòng rơi lệ.

          Năm Giáp Dần 1974, Tỳ Kheo Thiện hạnh được chư tôn Xứ Huế, Suy Tôn vào vị trí, giữ chức vụ Phó Đại diện kiêm Chánh thư ký.
         Năm Mậu Ngọ, 1978, Tỳ Kheo Thiện Hạnh được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Thừa Thiên, tín nhiệm thừa hành một lần nữa, lại thỉnh cử Suy Tôn vào vị trí giữ chức vụ Phó Đại diện kiêm Chánh Thư ký.
        Cổ xe phai tàn, mùa Xuân năm Kỷ Mùi 1979, Đức Đệ Nhị Tăng Thống Viên tịch an trú, cũng là những dấu ấn khó phai, Tỳ Kheo Thiện Hạnh lưu giữ những hành trạng dấu ấn, phụng soạn tiểu sử ghi danh, hành hoá nhiếp chúng, tỉ mĩ, lưu danh cho muôn phương thế giới.
      Năm Tân Dậu, 1981 được sự Truy Tôn của chư Tôn, Tấn Phong ngôi vị Đệ Tam Tăng Thống, Ngài Trừng Nguyên- hiệu Đôn Hậu đăng lâm ngôi vị, giữ gìn bối diệp thiền gia.
Vì thế, Một lần nữa Tỳ Kheo Thiện Hạnh được cung cử Suy Tôn vào ngôi vị Thư Ký, và Phụ tá cho Chánh Thư Ký xử lý thường vụ Viện Tăng thống, gần hơn 11 năm Xuân thu bối Ngọc, những bút tích ghi đậm nét văn phong, Uy hùng mà sắc thể, có thể nói tròn vai kim cang hạnh Nguyện Đại Trí Văn Thù.
       Năm Quý Hợi, 1983, theo sự thỉnh Nguyện cung thỉnh Tỳ Kheo Thiện Hạnh vào ngôi vị trú trì Quốc Ân, Thiên Minh, thay cho vị trí Ngài Thanh Trí, nên thỉnh cầu rồi Tỳ Kheo Thiện Hạnh bạch: “Những hoài bão và tâm nguyện lớn lao của Chúng con Tỳ Kheo Thiện Hạnh là chỉ chăm lo việc giảng dạy cho Tăng Ni, góp phần đào tạo nên một thế hệ Tăng Ni hậu lai trí thức, xứng đáng truyền thừa mạng mạch Chánh pháp...”
        Năm Giáp Tý, 1984, Tỳ Kheo Thiện Hạnh thọ trì ân tang Ngài Trí Thủ, cũng là nổi buồn cùng tột, Ngài Thanh Trí viên tịch, cứ vậy mà hoa sen rụng cánh, nhận thấy vậy Tỳ Kheo Thiện Hạnh không lãng phí thời gian, mà thay vào đó Huân Tu hành trì Pháp Hoa, Vạn Phật, Bát Nhã, Niết Bàn, Đọc những Bộ Tạng Kinh, ngõ hầu hồi hướng công Đức lên chư vị đã thọ ân giáo dưỡng.
        Năm Mậu Thìn, 1988, Ngài Đức Tâm an Nhiên thu thần thị tịch, nỗi buồn mất đi những vị tôn trưởng ở xứ thần kinh xứ Huế, vào năm Canh Ngọ 1990, Tỳ Kheo Thiện Hạnh địch thân phụng soạn Văn bia truy tán công hạnh của Ngài Viện Chủ Chùa Pháp Hải- Huế. Việc ấy cứ mãi còn ghi.
       Mùa Xuân năm Nhân Thân, 1992 trái tim Đức Đệ Tam Tăng Thống Ngừng đập, Tỳ Kheo Thiện Hạnh đã nén đau thương vào bên trong biến kim cang khối óc thành bất hoại vững tiếng du hành thọ lãnh, đồng thời Đức Đệ Tứ Tăng Thống Huyền Quang, cung thỉnh suy tôn Tỳ Kheo Thiện Hạnh vào ngôi vị Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống, phụng hành yếu chỉ, Tỳ Kheo Thiện Hạnh đã làm tròn tâm nguyện.
       Cũng theo hạnh nguyện, năm này 1992 Thượng Toạ Thiện Hạnh đã nhận lời mời của vị niên trưởng Thiền Sư Nhất Hạnh, Vân du sang Pháp Quốc, Thượng tọa đã viếng thăm các cơ sở Làng Mai tu viện, thăm Thủ Đô Pari, bảo tháp, kinh đô ánh sáng, những tưởng thuận, nào duyên nghịch cảnh tịnh viên, cứ vậy mà lấy đi những nghị lực, dẫu thế nhưng Thượng Toạ Thiện Hạnh không trùm chân mỗi gối.
       Năm Quý Dậu, 1993 Thượng Toạ có tâm nguyện lập Tăng Đoàn Thừa Thiên Huế, nhờ sự chung tay, trước tình hình sinh hoạt khó khăn như thế, chư tôn Giáo phẩm Tăng già tỉnh Thừa Thiên Huế, như quý Hòa thượng:  Tâm Trì Chánh Nguyên, trú trì chùa Thiên Hưng, Cố vấn Ban Quản trị chùa Từ Hiếu, Hòa thượng Thích Như Đạt, trú trì chùa Long Quang, Hòa thượng Nhật Minh Diệu Tánh, trú trì chùa Quốc Ân, Hòa thượng Nguyên Tiến Lương Phương, trú trì chùa Phước Duyên, Thượng tọa Quảng Huệ Thái Hòa, Giáo thọ chùa Phước Duyên, Thượng Toạ Chí Mậu Giám Tự Tổ Đình Từ Hiếu, sau này Ngài Viên Tịch Tấn Phong ngôi Trụ Trì, Thượng Toạ Chí Thắng Trú Trì Chùa Phước Thành..., cùng nhiều chư tôn đức quyết định thành lập“Tăng đoàn Phật giáo Thừa Thiên Huế”nhằm tạo nên một mô hình Phật giáo hòa hợp, sinh hoạt theo đúng tinh thần Phật giáo truyền thống, hoàn toàn không nằm trong hệ thống tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
      Hơn 15 năm đào tạo gần 200 học Tăng, niềm vui nhân niềm vui khi các đại giới đàn được khai trường Tại Từ Hiếu, Quốc Ân, Phước Thành...! Cứ vậy mà tiếng vang không ngừng nghĩ.
      Trong những trọng trách ấy, Thượng Toạ được cung nghinh hàng Hoà Thượng, lên ngôi Viện Trưởng, nhận những trọng trách quan trọng.
        Giờ này chúng con Tôn xưng thành Ôn, để sự thâm tình ấy mãi như một ngọn Hải đăng giữa trùng khơi giải thoát bến pháp âm.
       Quý hoá thay, Ôn cho ấn bản Tập sang nghiên cứu tiếng vang khắp trong và ngoài Hải ngoại.
        Năm Canh Thìn, 2000 Đại lễ Thiên Niên kỷ, trầm hùng và Uy Nghi, vang cả thế giới nghiên mình,
        Năm Quý Mùi, 2003 Ôn được cung cử vào Hội Đồng Trưởng Lão.
       Năm Giáp Thân, 2004 Ôn được thỉnh cử Suy Tôn Trụ Trì trong sự tiếp nhận hỷ cúng của Thượng Toạ Tàn Lạc. Sắc Tứ Kim Quang Tự.
        Năm Ất Dậu, 2005 Ôn được cung thỉnh Suy Tôn ngôi vị Chánh Đại Diện. Cũng trong năm này Giới Đàn Nguyên Thiều Tổ Chức, Gần 80 vị giới tử Tỳ Kheo, thọ giới. Ôn là vị Chánh Chủ Đàn.
       Năm Mậu Tý, 2008, một lần nữa Ngài Đệ Tứ Tăng Thống an trú định tâm viên tịch thâu thần, Ôn chấp bút trường thuật lễ tang, ghi dấu hai từ: “Gánh Tang”.
      Với câu nói bất hữu:
     “Tu Sĩ Áo Vàng Tịch, Tu Sĩ Áo Vàng Gánh Tang Đi An Táng, Không Gì Đẹp Bằng...”
       Tiếng vang ấy lang rộng ra thế giới, khiến cho ma quân khiếp mình ẩn dụ, như bài kinh Pháp hoa trong Phẩm Thí Dụ.
      Năm Kỷ Sửu, 2009 Ôn chấp bút phụng soạn những bài kinh, những ấn bản lưu dấu.
Đồng thời trùng Hưng ngôi Tăng xá.
     Năm Tân Mão, 2011, Ôn thành lập Phật Học Viện Kim Quang. Ôn giữ chức Viện Trưởng, tuổi hạt đã cao, nhưng vì rường cột, các khóa học vẫn Mỹ mãn viên dung..!
      Năm khó khăn, Ôn thành lập Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, từ đó suy Tôn Ôn Ngôi Thượng Thủ. Vào năm 2014, vui mừng khi có vị cao tăng trượng uy, trầm hùng và thông suốt kinh tạng.
     Từ 2014-2021, những dấu ấn khó phai, những văn hàm rộng khắp, đã cho chúng con bài học vô giá.
      Những ngày tháng cuối đời, dù tuổi cao sức yếu, nhưng thân không bệnh, trí tuệ lại vô cùng minh mẫn.
      Thời gian gần đây, như “dự tri thời chí” nên vào lúc 05h00, ngày mồng 10 tháng 4 năm Tân Sửu (ngày 21.5.2021).
       Ôn cho gọi mời chư tôn đức trong Tăng đoàn đến để Ôn thăm hỏi và căn dặn những điều cần yếu.
      “Sắc Tướng Mộng Ảo Duyên
      Sanh Tử Thác Qua Niềm
      Sen Thuỳ Chân Tịnh Độ
      Chốn Niết Bàn Tịch Nhiên..”
      Đến giờ Ngọ (12 giờ trưa) thì Ngài an nhiên xả báo thân. Ôn xã báo ân tường  một cách nhẹ nhàng Ôn niệm Phật Danh hiệu Di Đà, chuổi tràn lần hạt cứ vậy mà trú tâm trong giấc ngủ Niết Bàn. Tại phương Trượng thất Phước Thành.
       Sau tám tiếng an Nhiên tịch diệt, Nhục thân Ôn hồi quy về Chốn Tổ Báo Quốc, lúc 21 giờ 15 phút, để tang lễ Ôn đúng như sở nguyện.     
      Kính bạch Ôn:
     Trong sâu thẩm của chúng con, Ôn là vị Thầy mô phạm, khiêm cung sắc bén, nghiêm nghị mà Uy hùng, thét gầm như sư tử, trung kiên và anh minh, bỏ quyền uy thế tục dấn thân vào lối Đạo.
     Sống trọn tình với chiếc áo cà sa nhuốm màu hơn 80 năm giữa chốn cửa không thiền định, 70 mươi năm ẩn mình trong thiền phòng Bên hậu Liêu Báo Quốc, Cứ vậy mà bối diệp dịch kinh từng trang, từng trang một.
       Kính bạch Ôn:
       Ôn từng giảng dạy tại Viện Cao Đẳng Chuyên Khoa Phật Học Tại Tổ Đình Từ Hiếu- Huế, Viện Cao Đẳng Chuyên Khoa Phật Học Tại Kim Quang- Huế, Giáo Thọ Sư giảng dạy Về Duy Thức Học, qua các khoá- 1-2-3-4-5...!
        Ôn từng biên soạn, trước tác, dịch giảng, chú thích các tác phẩm liên quan đến Duy Thức, và soạn thảo các nghi thức truyền giới, tụng giới, luật học.
        Ngày nay, những lớp giáo huấn mà những thế hệ Tăng Ni của Ngài qua các thời kỳ, đang hành hoá từ xứ Bắc- Trung-Nam, và tận các Hải Ngoại, Như: Mỹ, Đức, Pháp....! 
      Mỗi thế hệ Tăng Ni, ngày nay cũng có những vị chuyên về Hoằng Pháp, Giáo Dục, Nghi Lễ, và Gia Trì Pháp Sự. Những lời dạy thấm từng con chữ, vận hành trong từng thanh âm sự sống và tu học.
        Ôn từng làm Chánh Chủ Đàn tại các giới đàn: Từ Hiếu- Quốc Ân- Phước Thành. Trong các thập niên 90-2000, và về sau cho đến kỳ viên tịch.
        Ôn Từng làm chánh thư ký Viện Tăng Thống, qua các thời kỳ khó khăn.
        Ôn được cung thỉnh vào Ngôi vị - Yết Ma- Giáo Thọ A Xà Lê- Ngôi Vị Đàn Đầu được tổ chức tại: Quốc Ân- Từ Hiếu- Phước Thành- Kim Quang- Huế, qua các thời kỳ của Thập niên 90- đến nay, và khi về cõi Phật.
        Ôn Từng làm Hoà Thượng luật Sư, để cho tứ chúng nương Đức hạnh trong các mùa an cư tại Cố Đô Huế.
        Như biết trước dự tri thời trí, trú xứ an nhiên, thanh tâm mở lối, hội Ngọc liên hoa, khai thị vận hành, vân du cảnh tịnh nên Ngài an trú tỉnh dưỡng vào hôm trong Phương trượng thiền thất Phước Thành- Huế, lưu lại những dấu chân vân du hành hoá. Một thời lãnh Đạo cho chư tôn túc tại Tỉnh Thừa Thiên trong những thăng trầm thế sự, Nên Ngài là Con thuyền lèo lái - TĐGHPGVNTN, Ngài Được Cung duy Suy Tôn Ngôi Vị Thượng Thủ, nương giới hạnh nghiêm từ cho Thất chúng noi gương.
        Được biết, Ôn đã để di chúc: “Chúc Luỵ “
trong đó cung thỉnh quý Hòa thượng cao niên trong sơn môn, tổ đình chứng minh tang lễ.
        Chúc Luỵ, có đoạn:
      “Theo di nguyện của Ôn, tang sự tổ chức đơn giản, thiền vị theo cách tâm tang:
- Không nhận trướng liễn, hoa phúng điếu
-Không đọc Tiểu Sử, Điếu Văn
-Không Phất Trần mà tụng Kinh Vô thường của Ngài đã dịch.
-Tang Sự cử hành trong 3 ngày rồi an táng.”
        Đồng thời , Ôn cũng tang lễ tổ chức tâm tang, đơn giản, thời gian nội trong ba ngày, giữ sự im lặng, tụng kinh Di giáo, không nhận hoa cũng như phúng điếu, trướng liễn, không đọc tiểu sử và điếu văn, không làm lễ phất trần trước khi di quan mà thay vào đó đọc bài kinh Vô thường mà Ôn đã dịch.
        Kính Bạch Ôn:
        Nhân duyên, chúng con hàng hậu học Tăng được Ngài Giáo Dục, dưới lớp Cao Đẳng Chuyên Khoa Phật Học Tổ Đình Từ Hiếu- Huế, Khoá 4.
       Được học từ Đức hạnh khiêm cung, khí chất Uyên Thâm trong những bài giảng Duy Thức.
      Nay chúng con hay tin Ngài Xã Bỏ Huyền Thân, an nhiên Tịch Trú, Nhập Cảnh Liên Thuỳ, tự tại trong sanh tử dự tri, chúng con Minh Thế cung từ khể thủ lễ.
     Ôn xã báo trong tuần lễ Khánh đản Thái Tử Tất Đạt Đa, một trong những ngày thiên liên nhất của Phật giáo.
     Chúng con nhớ:
     Ôn Dạy Rằng:
     “ Minh Thế Này, đi đâu thì đi, nhớ lời Ôn Giữ gìn Tâm giới, nhớ trì pháp hoa kinh, nhớ sau này Chớ bỏ Huế, Ôn mong con thành tựu là Ôn vui rồi..!”
      Lúc bấy giờ, chúng con trình lên Ôn những Phật sự đã làm, để Ôn Liễu tri tác chứng, và con cung thỉnh Ôn vào ngôi vị chứng minh Mộc Bản Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Cú,..., và những bộ kinh kế tiếp, và rồi Ôn lắng nghe, hoan hỷ thọ nhận chứng minh trong hội đồng Tăng Già chứng minh Pháp sự, bản Kinh do chúng con phát nguyện gia trì làm:
     Ôn bảo rằng:
      “Chứng Minh bản kinh cho con, để con lấy pháp mà tu, làm lưu lại những gì cho hậu thế học theo, và giữ gìn tâm giới trong Chánh pháp Phật là đều quý nhất, không quý hơn pháp Phật dạy nghe không Minh Thế...”
      Rồi Ôn Nói:
     “Ôn Tặng con hai trăm này để con làm kinh để Ôn gieo phúc, và cho ít bánh nhớ dùng nghe.”
       Ôn bảo: “Vui Không, lâu quá Ôn con mới gặp. Giờ già rồi, nên an tâm mà niệm Phật, để cuộc đời tu đi nhẹ nhàng..!”
       Chúng con bạch:” Xin Ôn cho con pháp để tu..? “.
      Ôn đáp thị rằng:
      “Ôn trao nhớ kỷ, lấy pháp mà Vân du..!”
      Ôn đọc:
      “ Minh Minh Vận Du Hành
      Thế Thế Tự Tại Minh.
      Dõng Tâm Nhiên An Trú.
      Ngọc Tạc Cú Y Kinh...”
     Giờ này:
     Phụng hành trong những di ngôn lưu tích, y giáo phụng chỉ Tâm Tang, nên chúng con cung từ những gì mà Ngài biết mình đã đến và rong chơi,  giữa phù đồ này, Chín mươi hai mùa Xuân thu thế kỷ, sáu mươi lăm năm Tăng Lạp nương giới thân, giờ vô thường ánh chớp, như bản dịch kinh Huyền mà Ngài chấp bút, vậy đó Ngài đã liễu tri,  xem như dép cỏ sắc không.
Từ đó chúng con:
       Vọng kệ truy tán, kính nguyện Ôn chứng giám cho chúng con:
- Thiện Thiện Nghiêm Thông,
Báo Từ Ứng Hoá,
Lưu Danh Sách Sử Hiện Ta Bà.
- Hạnh Hạnh Độ Sanh,
Quốc Từ Nhiếp Phục,
Dẫn Đàn Hậu Học Trú Quê Xưa.
- Lệ Từng Niêm Mật,
Luật Nghi Đàn Giới,
Uyên Thâm Luận Giảng Nền Chánh Pháp.
- Chân Hành Duy Thức,
Sử Học Khai Hành,
Ngọc Từng Bối Diệp Dịch Chân Kinh.

Viết tại Phương Thất Hỷ Tịnh- Hà Nội, trong những ngày cuối Xuân sang Hạ. Giữ những thời khắc Mùa Khánh Đản Thái Tử Tất Đạt Đa. Xưng danh Hiệu Thế Tôn Thành Đạo, sau sáu năm khổ hạnh, cho hôm nay chúng con cung kính Từ Phụ Thế Tôn.
      Nam mô Tự Lâm tế Chánh tông tứ thập nhị thế, sung Việt Nam Thống nhất Phật giáo hội Tăng thống viện chánh thư ký xử lý thường vụ, nguyên Hoá Đạo viện đệ nhất phó viện trưởng, Thừa Thiên Giáo Hội Chánh đại diện, Thượng Thủ Tăng Đoàn, Sắc Tứ Hàm Long Sơn Báo Quốc tự thường trụ, Trú Trì Kim Quang Tự, húy thượng Lệ hạ Chơn, hiệu Thiện Hạnh, Nguyễn Công Lão Hoà Thượng giác linh. Tôn sư Chứng Giám Mật Thuỳ.

                 Kính Khể Thủ Lễ.
                 Tk: Thích Minh Thế
                 Bút danh: Hỷ Tâm Hải Triều.
                 Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang
                 Ngày 24-05-2021
                 Ngày Âm Lịch: 13-04- Tân Sửu.


ht thich thien hanh (1)ht thich thien hanh (2)ht thich thien hanh (3)ht thich thien hanh (4)ht thich thien hanh (5)ht thich thien hanh (6)ht thich thien hanh (7)ht thich thien hanh (9)ht thich thien hanh (10)ht thich thien hanh (11)ht thich thien hanh (12)ht thich thien hanh (13)ht thich thien hanh (14)ht thich thien hanh (15)ht thich thien hanh (16)ht thich thien hanh (17)ht thich thien hanh (18)ht thich thien hanh (19)ht thich thien hanh (20)ht thich thien hanh (21)ht thich thien hanh (22)
ht thich thien hanh (1)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2024(Xem: 1002)
Trong vũ trụ bao la vô bờ bến, từ vô thỉ đến vô chung; với những cơn sóng bạt ngàn giữa lòng đại dương, hay những khe suối ẩn mình chảy róc rách giữa chốn rừng sâu, hay những cơn đại phong thịnh nộ thổi đi những bảo vật ra tận chốn mù khơi! Một chúng sanh có nhiều yếu tố nhân duyên hội tụ để rồi tan hợp, hợp tan. Từ dòng nghiệp thức ấy, đã xuất hiện những bông hoa xinh đẹp, để tô điểm cho cuộc đời này thêm nhiều hương sắc! Kính bạch quý Ngài, thưa Quý vị: Hôm nay, giờ này tại Khánh Anh Tự, Chúng tôi có nhân duyên từ Nam bán cầu, một đất nước xa xôi, đến xứ trời Âu để tham dự ngày Giỗ tổ về nguồn, Đại giới đàn Minh Tâm và tán thán công hạnh của cố Trưởng lão Minh Châu, người đã cống hiến cuộc đời cho Đạo pháp.
17/09/2024(Xem: 1063)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
17/09/2024(Xem: 1552)
Vào lúc 09h00 sáng ngày 17-9-2024 (nhằm ngày Rằm tháng 8 năm Giáp Thìn), chư tôn đức Tăng, Ni cùng đông đảo Phật tử đã vân tập tại chánh điện chùa Long Sơn để dự lễ Huý Nhật lần thứ 11 (2013-2024) đức Trưởng lão Hoà thượng Thích Chí Tín, trú trì chùa Long Sơn và hiệp kỵ chư tôn Hoà thượng giáo phẩm, lãnh đạo GHPGVN tỉnh Khánh Hoà qua các thời kỳ. Tham dự buổi lễ Hiệp kỵ có sự hiện diện của HT. Thích Quảng Thiện, Hoà thượng Thích Nguyên Quang – thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo Hội, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hoà; HT. Thích Minh Thông, UV.HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà, cùng chư tôn giáo phẩm chứng minh, chư tôn giáo phẩm Thường trực Ban Trị sự, chư Tôn đức Tăng, Ni và quý Phật tử thành phố Nha Trang về tham dự tưởng niệm.
13/08/2024(Xem: 1389)
"Vu Lan – nhớ Tứ Trọng Ân" - âm thanh ấm cúng ấy đã trở về, báo hiệu mùa tri ân và báo ân của năm 2024 đang trở về cho tất cả người con Phật khắp năm châu. Trong kinh, Đức Phật dạy có bốn ân lớn nhất đời người là: Ân Cha Mẹ Ân Sư Trưởng Ân Đất Nước Xã Hội Ân Chúng Sanh
12/08/2024(Xem: 1235)
Thứ 4, Ngày 07 Tháng 8 Năm 2024 (04/07 Năm Giáp Thìn) 18 Giờ 00: Lễ Nhập Kim Quan Tại Nhà Tang Lễ Hanatomo, Higashi-matsuyama 19 Giờ 00: Lễ Bạch Phật Khai Kinh Lễ Thỉnh Giác Linh An Vị 20 Giờ 00: Lễ Viếng 21 Giờ 00: Luân Phiên Tụng Niệm
26/07/2024(Xem: 1685)
Từ trong quyền quý cao sang Bước chân Trưởng nữ nhẹ nhàng thoát ly Viên Âm lật giở diệu kỳ Duyên sinh huyễn ảo đó đây vô thường Lăng Nghiêm bừng sáng đêm trường Xuất trần nuôi chí chọn đường tầm sư
24/07/2024(Xem: 1633)
Lời thương gởi, một vầng mây thầm lặng. Nhắn chút tình, Thầy giả biệt đi xa, Trời Sài Thành, mưa buồn tuông vô định, Khóc tiễn Thầy, vọng tiếng niệm Di Đà. Lời thương gởi, vùng quê xưa Quảng Trị. Tuổi thanh Xuân, bập bẹ mới lên Năm. Theo chân bước, vào Cố Đô nuôi dưỡng. Chốn Không môn, nung khí tiết Ân thâm.
24/07/2024(Xem: 855)
Kính bạch giác linh Sư Phụ, giữa đêm trăng thanh tịnh, ngồi yên bên thiền thất, nghe dư âm tiếng vọng về hai chữ: Sư Phụ kính thương của chúng con, tâm con như nghẹn lại vì hình dáng ngày xưa của Sư Phụ, đã đi về chốn huyền tịnh lạc bang, chúng con giờ đây không tìm được hình hài dung nghi đức hạnh, nụ cười và những pháp âm vang vọng khuất dần, xa mãi giữa chốn hồng Trần vắng lặng tịch không, trong khoảnh khắc giờ này mãi là những Hoài niệm ký ức xưa. Sau 14 ngày Sư Phụ về Bên Phật Tổ, thời gian ơi ... xin hãy ngừng trôi cho chúng con được phước duyên phụng sự Sư Phụ ân Sư. Tiếng gọi ấy dường như vô vọng, trong cuộc đời này và mãi về sau, nhưng niềm tin mãi bên Phật, và niềm tin mãi bên Sư Phụ là có thật trong con.
15/07/2024(Xem: 4689)
Ba Mươi Năm vun bồi ngôi nhà Tâm Linh Phước Huệ Hạt giống Phật tưới tẩm thương yêu hiểu biết đơm hoa Chữ Duyên trong đạo Phật thật thâm trầm áo nghĩa, đất Thục-quỳnh-mai, nơi Đạo Tràng Phước Huệ thành lập và sinh hoạt đến nay đã tròn Ba Mươi Năm, cũng từ chữ “duyên” đó. Khởi đi là, vào một ngày đẹp trời đầu tháng 8, năm 1994, Thầy Tâm Ngoạn lái xe từ Seattle về Los Angles, mời chúng tôi lên xe, cùng Thầy thăm viếng miền Tây Bắc Hoa Kỳ vì, trước đây đã ba lần, mỗi lần về LA, Thầy rất chân thành mời chúng tôi đến Seattle lập chùa, nhưng, chúng tôi đều một mực từ chối
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]