Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phương: Nhạc sĩ Hằng Vang thầm lặng cuộc đời để dòng nhạc Phật giáo bay xa

03/02/202107:43(Xem: 12775)
Hạnh Phương: Nhạc sĩ Hằng Vang thầm lặng cuộc đời để dòng nhạc Phật giáo bay xa
nhac-si-hang-vanga-nguoiphattu-com0-2814
Tác giả với nhạc sĩ Hằng Vang (phải)



Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo.

Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.

Tháng 2-1965, với ca khúc Lời sám nguyện, ông được trao giải nhất cuộc thi sáng tác ca khúc Phật giáo lần đầu tiên được GHPGVNTN tổ chức tại nhà hát lớn Sài Gòn. Ban giám khảo gồm những nhạc sĩ uy tín lúc bấy giờ như: Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba, Thẩm Oánh, Nghiêm Phú Phi...

Nhân sự kiện này xin giới thiệu bài viết của nhà thơ Hạnh Phương về nhạc sĩ Hằng Vang để chúng ta hiểu thêm về cống hiến của ông đối với âm nhạc

Phật giáo nói riêng và văn hoá Phật giáo nói chung:

Nhạc sĩ Hằng Vang


Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang. Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của anh. Thiết tưởng không cần bàn cãi bổ khuyết gì thêm.


Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh; rằng: Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc này ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác từ phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của Phật giáo Việt Nam và đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc và sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ của đạo Phật.


Ngay từ khởi nguyên phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, từ thế kỷ trước đến hiện đại các sử gia viết lịch sử âm nhạc Phật giáo Việt Nam, đã ghi tên Bửu Bác với nhạc lễ Trầm hương đốt, Lê Cao Phan với hành khúc Phật giáo Việt Nam, thì không thể không ghi tên Hằng Vang với ca khúc Ánh Đạo vàng.


Từ thập niên 50, 60 thế kỷ trước, tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam, mỗi mỗi buổi đến chùa sinh hoạt, đã trở thành tập quán, khóa lễ tụng cho toàn đoàn bên trong chánh điện, vị huynh trưởng chủ lễ niêm hương bạch Phật xong là cử hát Trầm hương đốt đồng ca cho tất cả đoàn sinh như là đồng tâm chí thành dâng nén tâm hương cúng dường chư Phật.


Khi ra sân toàn thể đoàn sinh lại hàng ngũ chỉnh tề, bàn tay mặt đưa lên ngang vai, kiết ấn cát tường đồng ca bài ca Sen trắng, là bài đoàn ca chinh thức của Gia đình Phật tử Việt Nam. Sau đó mới phân ra từng đoàn sinh hoạt học tập giáo lý. Riêng ca khúc Ánh Đạo vàng của nhạc sĩ Hằng Vang thì thường được hát lên theo từng bối cảnh sinh hoạt riêng.


Ngay từ tuổi oanh vũ đồng ấu, các em đã thường được nghe các anh chị hát cho nghe, tập cho hát ca khúc Ánh Đạo vàngÁnh Đạo vàng được hát đơn ca, hoặc song ca trong giờ sinh hoạt văn nghệ của đoàn và nhất là thường được hát lên trong những đêm văn nghệ sân khấu… Chính vì thế mà những âm giai cung bậc ca từ của ca khúc Ánh Đạo vàng len lõi, âm thầm dạt dào sống mãi trong tâm thức người Phật tử Việt Nam.

Hát Ánh Đạo vàng là biết Hằng Vang, hát Ánh Đạo vàng là khái quát biết lịch sử Đức Phật. Lời ca tiếng hát của ca khúc giản dị đến mức không thể giản dị hơn, cô đúc không thể cô đúc hơn.


Hát Ánh Đạo vàng là tuổi thơ tôi, và có lẽ của tất cả các đoàn sinh oanh vũ có ngay một khái niệm tổng quát lịch sử Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Và tổng thể khái niệm ấy như một định hình chân lý về cuộc đời đức Phật, về tam thân, báo, ứng và hóa thân Phật, từng ca từ cùa Ánh Đạo vàng khi đã được nghe, khi đã cất lên tiêng hát sẽ lắng sâu vào tiềm thức, lắng đọng mãi thành hạt giông trong tàng thức, để rồi mỗi khi ta cất tiếng hát lên, lập tức ta thấy Phật, thấy đầy đủ tam thân của Ngài.


Duyên lành tao ngộ

Trên dòng chảy thời gian vô tận, không gian vô biên, thân người thì điện ảnh, như tia chớp, tôi quả thực đã rất bất ngờ khi có duyên lành được hạnh ngộ nhạc sĩ Hằng Vang, bất ngờ và bâng khuâng xúc cảm khi mà từ tuổi oanh vũ, mười… mười lăm tuổi mình đã hát thuộc bài hát của anh, nay đã sáu mươi ngoài mình lại có cơ duyên hạnh ngộ anh.

Hôm ấy, anh về thăm gia đình nhà thơ Thanh Trúc tại ấp Thọ Bình, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, Đông Nai. Anh đã từng biết đến thơ tôi trên các trang báo, tạp chí Phật giáo qua thầy Thanh Trúc anh biết nơi tôi ở “quanh quất đâu đây” vì thế anh điên thoại báo tin và nhờ thầy Thanh Trúc hướng đạo tìm tới tận nhà tôi.


Đã từng biết nhau qua chữ nghĩa, qua lý tưởng tôn thờ, phụng sự chúng tôi không rôm rã xôm tụ chuyện trò cứ chậm rãi từ tốn tâm tình đôi điều gì đó về việc nhà, việc Phật. Nhưng qua buổi sơ ngộ nầy tôi đã thấy được phần nào bản thân người nhạc sĩ từ hòa nầy, tôi xác quyết: Anh Hằng Vang đúng là một người Phật tử chân chính. Và nhất là cả cuộc đời anh tận hiến cho nền âm nhạc Phật giáo Việt Nam, lấy âm nhạc làm phương tiện hàm dưỡng khát vọng hướng tới phương trời cứu cánh giác ngộ, giải thoát khổ đau sanh tử cho mình, cho người.

Xuyên suốt từ thời kỳ chấn hưng Phật giáo đến tận bây giờ, người nhạc sĩ Phật tử chân chính ấy vẫn nhất mực trung trinh với lý tưởng và sự nghiệp ấy.

Nói như thế để nói thêm về anh nhiều hơn, chứ không thể duy nhất chỉ nói đến Ánh Đạo vàng.


Chủ đề Đạo


Là nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, không nhiều thì ít không ai không chạm vào mảng chủ đề tình yêu. Nhạc sĩ Hằng Vang không thể ngoại lệ, anh cũng viết về tình yêu đấy chứ. Nhưng xuyên suốt cuộc đời sáng tác, sáng tạo của anh phần lớn vẫn cứ là lý tưởng từ bi, trí tuệ, dõng mãnh của Đạo Phật làm nền tảng căn bản cho sự nghiệp của mình.


Thử thống kê sơ lược nhan đề những nhạc phẩm cùa anh:

Chủ đề Phật: Ánh Đạo vàng, Ca mừng Phật đản, Cảm niệm Ca tỳ la thành, Ca mừng Thành đạo, Kính mừng Phật Đản (1957), Ngày đẹp trần gian, Trang Phật sử... Mảng chủ đề này cho thấy, nhạc sĩ am tường lịch sử Đức Phật, thấm nhuần tư tưởng đạo lý từ bi và tuệ giác Phật hiện thân vào đời cứu khổ độ sanh, chỉ riêng ca khúc Ánh Đạo vàng thôi đủ cho chúng ta thấy rõ điều đó.

Và xuyên suốt tác phẩm mảng chủ đề này, Nhạc sĩ Hằng Vang với tất cả tài hoa bình dị của mình, với bao âm giai cung bậc ngọt ngào chuyển tải tư tưởng tình cảm ấy đến đại đa số quần chúng Phật tử Việt Nam.

Chủ đề Vu lan: Bồ tát Quán Thế Âm, Hiếu đạo: Mẹ linh cảm tầm thanh, Mẹ hiền Quán thế âm, Mẹ ơi, Mẹ là suối ngọt từ bi, Mẹ quê hương, Mẹ và hơi thu, Trăng quê tình mẹ, Gia tài của Ba...


Hầu hết các văn nghệ sĩ Phật giáo đều có tác phẩm liên hệ chủ đề Vu lan, hiếu đạo, và tín ngưỡng Bồ tát Quán Thế Âm. Ngôn ngữ chủ đề Vu lan trong âm nhạc anh luôn trong sáng, không bi lụy thở than bi đát..anh nhắc nhở người con Phật hướng tâm về báo ân, báo hiếu cha mẹ...

Gương hiếu hạnh: Cao quý thay tình nghĩa vuông tròn Công ơn cha mẹ cho con hình hài Mẹ chăm lo nuôi con khôn lớn Cha dẫn đắt con vững bước vào đời...

Vậy đó, anh không cần hoa ngôn mỹ ngữ, với một ngôn ngữ trong sáng, bình dị, anh trao truyền thông điệp Hiếu hạnh, Vu lan đến với đại đa số người con Phật. Ngay trong bản thân gia đình anh, thiết tưởng chỉ riêng bài hát Gia tài của Ba, anh cũng đã trao truyền được thông điệp nầy cho con cái của anh.

Gia tài của Ba: Có lẽ cảm thụ được tinh thân thông điệp hiếu đạo anh trao truyên cho các con cháu anh, các cháu đã lấy nền tảng tư tưởng hiếu đạo vào đời, và đã tựu thành những hoa thơm quả ngọt dâng lên cha mẹ. Ở đây tôi muốn gợi nhắc đến một tác phâm lớn của nhạc sĩ Hằng Vang, tác phẩm Gia tài của Ba, do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành 18-1-2012, gồm 108 ca khúc do chính cô con gái đầu lòng của anh biên tập và lo lắng, quán xuyến việc xuất bản cho anh, thể hiện tròn đầy hằng tâm hiếu thuận của mình.

Chủ đề Đoàn ca (ca nhạc cho các em Phật tử sinh hoạt): Em mong mùa sen nở (1957) Kết niềm tin, Oanh vũ ngoan, Phát nguyện hoằng dương, Tình đạo, Vui sông lục hòa…


Mảng chủ đề nầy anh đã hiến tặng cho tuổi trẻ gia đình Phật tử Việt Nam một lượng ca khúc đầy đặn trữ lượng Phật chất, hoàn thiện nhân cách người Phật tử cho con cháu chúng ta, trong mọi tình huống sinh hoạt đời thường, lòng trung trinh lý tưởng đem đạo vào đời, Phật hóa phổ gia đình thế tục thành gia đình Phật giáo.


Chủ đề lịch sử Phật giáo Việt Nam: 
Việt Thiền Sơ tổ, Lửa Từ bi, Lửa sáng niềm tin, ánh lửa Nhất Chi Mai... Mảng chủ đề này nhạc sĩ Hằng Vang đã tự dấn thân cuộc sống đời thường của bản thân hòa mình vào dòng chảy lịch sử Phật giáo dân tộc.

Mảng thơ phổ nhạc: phổ thơ của các nhà thơ: Thích Nhất Hạnh,Thích Quang Đạo, Thích Thông Bửu, Thich Chân Tính, Thích Nhật Từ, Huyền Lan,Tản Đà, Chu Mạnh Trinh, Vũ Hoàng Chương, Trụ Vũ, Bùi Giáng, Tống Anh Nghị, Lam Luyến, Minh Thịnh, Nguyễn Thị Ngà, Trần Quang Hưng, Thu Nhi, Quang Minh, Từ Xuân Lãnh, Dzạ Lữ Kiều, Tạ Nghi Lễ, Thanh Trúc, Hạnh Phương, Nguyễn Khánh Phước Hải, Bảo Cường, Tôn Nữ Hỷ Khương, Hoàng Hương Trang, Hồ Đác Thiếu Anh, Vô Biên, Vương Chi Lan, Tiến Thảo, Thu Nhi, Huyền Diệu Hương, Tạ Nghi Lễ, Sơn Cư, Nguyễn Phi Trinh, Hướng Dương, Huyền Linh Tử, Nguyễn Duy Khương, Thiện Hữu, Mặc Giang, Nhất Phương, Siêu Luân, Chiêu Đề, Mặc Giang, Tuyết Hương, Trương Nguyễn,Quang Huy…

Chủ đề tình tự quê hương: Hoài cố đô 1, 2, 3, 4 và 5, Về thăm chùa Huế, Thương về Đông Hà, Hương Ban Mê, Về Phố cổ Hội An, Chùa Hương, Linh Thắng…


Mảng chủ đề tình tự quê hương cho chúng ta thấy anh đi đây đó khá nhiều. Nhưng đi đâu thì đi dấu ấn nhiều thắng tích trong âm nhạc của anh vẫn là những cung bậc giai điệu viết về chùa chiền, những phương sở đượm nhuần tín ngưỡng Phật giáo.

Nhất là về nơi quê quán anh sinh ra, anh có những năm ca khúc Hoài Cố Đô, rồi thì Về Thăm Chùa Huế...


Hạnh Phương 
(2019


 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2021(Xem: 4384)
Tán Thán Công Hạnh Tôn Sư Thành Kính Tưởng Niệm Cố Thượng Toạ thượng Chơn hạ Kiến. Kính nguyện Giác Linh Thượng Toạ Cao Đăng Phật Quốc. Vạn Đức già lam nhập đạo thiền Tinh cần sớm tối học kinh thiêng Đèn tâm chiếu sáng thơm hương giới Đuốc tuệ ngời soi toả đức nguyền Chơn Kiến suy tầm chân diện mục Ẩn Minh hiển thị diệu tâm nguyên Hoằng dương giáo pháp noi gương tổ Hoá độ sinh linh, độ chúng duyên.
14/06/2021(Xem: 8092)
Điện Thư Phân Ưu Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Thay mặt Tu Viện Quảng Đức & Trang Nhà Quảng Đức chúng con thành tâm phân ưu: Hòa Thượng Thích Bổn Đạt (Bổn Sư của TT Nguyên Mãn) Giáo Hội Canada cùng môn nhơn pháp quyến Chùa Long Hoa, Toronto, Canada. Nhất tâm cầu nguyện Giác Linh Thượng Tọa Thích Nguyên Mãn Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Kinh Tế-Tài Chánh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada Trụ Trì Chùa Long Hoa, Toronto, Canada Thuận thế vô thường viên tịch vào ngày 5/6/2021 (25/4/Tân Sửu) tại Canada Trụ thế : 75 năm ; 25 Hạ lạp CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC *** Nay Thành kính Phân Ưu Thượng Tọa Thích Tâm Phương Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Đại Đức Thích Đăng Từ Tri Sự Tu Viện Quảng Đức Nguyên Dũng Phạm Thanh Hùng Gia Trưởng Gia Đình Phật Tử Quảng Đức Quảng Tịnh Nguyễn Kim Phương Ban Quảng Đức Đạo Ca
14/06/2021(Xem: 9715)
Cáo Bạch Tang Lễ Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm (vừa viên tịch tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc)
12/06/2021(Xem: 14892)
Viết về lịch sử của một Dân Tộc hay của các Tôn Giáo là cả một vấn đề khó khăn, đòi hỏi ở người viết phải am tường mọi dữ kiện, tham cứu nhiều sách vở hay là chứng nhân của lịch sử, mới mong khỏi có điều sai lệch, nên trước khi đặt bút viết quyển “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại trước và sau năm 1975” chúng tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều...
05/06/2021(Xem: 4768)
Tôi gặp Đệ Quang Sơn lúc đang còn là chú Sa Di, nhân duyên ấy là từ nguồn Facebook, nên Huynh đệ có những lần đàm thoại. Xa vắng một khoảng thời gian Đệ Quang Sơn phải chuyên tâm Ôn Luật, để xứng danh là Hàng thích tử của Như Lai, dự vào ngôi nhà Tăng Bảo. Mãi đến năm 2018, tôi tình cờ gặp lại trong tang lễ của bố chị Thanh Lan ở phố cổ Hà Nội, lúc bấy giờ Huynh đệ thêm nhiều câu chuyện. Hôm ấy, vào mùa Hạ tháng nhuận năm Kỷ Hợi, huynh đệ về thăm chùa Kim Lôi- Thôn An Tiến,Xã An Ninh, Huyện Bình Lục- Tỉnh Hà Nam. Tôi lưu trú một đêm, nên huynh đệ đã tâm sự. Đệ bảo rằng:
29/05/2021(Xem: 3947)
Đệ Tử chúng con, hàng hậu học Tỳ Kheo Thích Minh Thế- Huế thuộc Môn Phong Tổ Đình Từ Hiếu, được nhân duyên diện kiến Ngài 3 lần, một lần Chùa Bát Nhã, Lúc ở Chùa Hải Quang, trong mùa Huý Kỵ Ngài Nhật Lệ. Năm 2007-2008,2009,2010. Hay tại Chùa Quảng Hương Già Lam, nhân Huý kỵ Tôn Sư Thượng Trí Hạ Thủ- 2012-2014, tất cả đều ở Sài Gòn. Diện kiến Ngài là một lần học được tâm hạnh Khiêm cung, luôn lấy pháp Mật chú mà gia trì. Lấy giới luật mà dụng tu, lấy công phu trì niệm Pháp Hoa, Sám Lễ, Trì Chú Niệm Phật A Di Đà, để Huân nhiên chủng tánh. Diện kiến Ngài lúc nào cũng có chiếc gậy bên mình, vì đôi chân có phần chưa tốt, nên từ đó Diện kiến Ngài là đều hi hữu. Ngài từng dạy tại Trường Bồ Đề, nơi trú xứ Buôn Ma Thuột, giữ những lời dạy sâu sắc, tiếp nối truyền thừa lưu lại đàn hậu tấn về sau, các vị được thọ ân từ Ngài, giờ này cũng chấp cánh bay xa bên xứ ngoài, hay trong xứ, làm niềm vui an tịnh cho chính mình ở Bồ đề Tại xứ Buôn Mê. Ngài từng ngồi hành pháp
25/05/2021(Xem: 9149)
Đã nhiều năm rồi, Phật Tử Việt Nam cử hành đại lễ trong niềm hân hoan tự hào về một ngày lễ Vesak trọng đại được xưng danh một cách trang trọng là "Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc." Phật giáo là một trong bốn tôn giáo lớn của nhân loại. Con số Phật Tử dù vậy cũng chỉ khoảng 400-600 triệu. Với con số khiêm nhường đó, tiếng nói của Phật giáo không có ảnh hưởng gì đáng kể trong các quyết định của Liên Hiệp Quốc về vận mạng của các dân tộc trên thế giới. Phật Tử Việt Nam chính thức đón nhận "Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc" từ năm 2008. Từ đó đến nay, những phát biểu bởi các đại biểu từ nhiều nước tán dương Đức Phật quả là quá nhiều, nhưng chưa có bất cứ đóng góp thiết thực đáng kể nào cho khát vọng hòa bình của nhiều dân tộc bị áp bức, bóc lột bởi chính quyền của nước mình; bị đe dọa bởi tham vọng bá quyền của nước lớn.
22/05/2021(Xem: 6388)
Trưởng lão Hòa thượng tân viên tịch thế danh Nguyễn Thanh Bình, sinh năm Tân Mùi (1931) tại thôn Mỹ Duyệt Hạ, xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Như Hưng, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Huấn, Trưởng lão Hòa thượng là con thứ hai trong bốn anh em (hai trai hai gái). Lúc lên 11 tuổi (1942), được sự cho phép của song thân, Hòa thượng đến chùa Đặng Lộc đảnh lễ ngài Hòa thượng Thích Định Tuệ xin được xuất gia và được bổn sư ban cho pháp danh Lệ Chân, pháp tự Thiện Hạnh.
16/05/2021(Xem: 12103)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
30/04/2021(Xem: 6932)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]