Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Hồn Ta Rỗng Rang (bài của Ni Trưởng Giới Chấu kính dâng Ôn Thắng Hoan)

21/12/202007:15(Xem: 4819)
Tâm Hồn Ta Rỗng Rang (bài của Ni Trưởng Giới Chấu kính dâng Ôn Thắng Hoan)

TÂM HỒN TA RỖNG RANG

CÙNG CÔ NÀNG ĐI KHẮP PHỐ PHÀNG

 

            Kính bạch Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Thắng hạ Hoan, Chánh Văn Phòng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ:
 
            Con là học trò lâu năm của Hòa Thượng tại Trụ Sở Ni Bộ Từ Nghiêm từ năm 1972 đến 1975, Hòa Thượng dạy Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam cho lớp Trung Đẳng chúng con học, là môn học khô khan và đôi lúc dính chút chính trị mà bản thân chúng con không mấy để tâm học hỏi.  Để cho lớp học có sinh khí và học sinh đến lớp đông đủ, Hòa Thượng thường kể chuyện khi Hòa Thượng mới xuất gia tu học.  Hòa Thượng kể rằng: “Tui là một chú tiểu không chịu học, tui học Kinh Lăng Nghiêm cả năm không thuộc.  Khi nào Thầy tui cột chân tui vô ghế thì tui thuộc vài hàng, không cột chân tui lại thì tui không học được.”  Cả lớp cười vui vẻ và Hòa Thượng cũng cười thoải mái. 

 

            Thuở ấy Hòa Thượng đã làm thơ và thường đọc cho cả lớp nghe.  Chư huynh đệ chúng con rất thích tâm hồn nghệ sĩ của Hòa Thượng, thơ văn đượm mùi tình cảm mộc mạc của người  dân quê, nhưng tràn đầy sự giác ngộ giải thoát.  

Tâm hồn ta rỗng rang

Cùng cô nàng đi khắp phố phang
                     (thơ của Hoà Thượng Thắng Hoan)

            Không tu tập làm gì có được tâm rỗng rang?  Cô nàng của Hòa Thượng không ai ngoài bản tâm thanh tịnh sẵn có, bởi vậy Hòa Thượng dạo chơi với cô nàng mà tâm luôn thanh tịnh!

 

            Cuộc đời vô thường, đất nước đổi thay, Thầy trò xa cách, Hòa Thượng nghỉ dạy trường Trung Cấp, chúng con là chim non tự tìm tổ để an trú.  Mỗi người mỗi phương, nhưng nhân duyên Thầy trò lại gặp nhau nơi đất khách quê người. Lần đầu tiên con lại gặp Hòa Thượng tại Hoa Kỳ vào năm 1992, năm ấy con đang trông coi Niệm Phật Đường Worcester, Massachusetts.  Trong lúc Hòa Thượng hoằng pháp ở các tỉnh Đông Bắc Hoa Kỳ, nghe Phật tử nói có niệm Phật Đường trong thành phố, Hòa Thượng dạy chú Phật tử chở đến thăm.  Gặp Hòa Thượng, con vui đến muốn khóc.  Hòa Thượng an ủi con vì thấy con sống một mình trong căn gác do Phật tử thuê làm Niệm Phật Đường. Trong 15 phút thăm viếng, Hòa Thượng dạy con nhiều điều quý giá, nhưng con nhớ mãi một điều đã giúp con vững tâm làm Phật sự tại Hoa Kỳ. 


Ni truong Gioi Chau-ht thang hoan
Tác giả Thích Nữ Giới Châu chụp hình lưu niệm 
cùng Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan



 

            Hòa Thượng dạy, “Đừng bỏ đồng bào mình nơi xứ lạ quê người.  Phật tử không bỏ mình đâu, cố gắng tu tập và hành đạo đúng pháp, làm điểm tựa tâm linh cho Phật tử.”  Con nhớ lại lời Phật dạy trong kinh, “Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn, gia chủ rất có lợi ích cho các Thầy, chính họ đã sắp đặt y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh cho các Thầy. Này các Tỷ-kheo, các Thầy cũng rất có lợi ích cho các người Bà-la-môn gia chủ, vì các Thầy thuyết pháp cho họ, pháp ấy sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, nói lên Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh…”  (Tiểu Bộ Kinh, trang 199).

 

            Kính bạch Hòa Thượng, lần thứ hai, con gặp Hòa Thượng trong mùa An cư tại Chùa Quan Âm, ở Montreal, Canada.  Hòa Thượng dạy Duy Thức cho Tăng Ni.  Một Thầy hỏi: “Bạch Hòa Thượng, tu theo Duy Thức, hành giả chuyển thức thành trí, thấy rõ chơn tâm, nhưng tại sao thể nhập chơn như khó quá? Hòa Thượng dạy:

 

“ Chơn như bất thủ tự tánh

Hốt sanh nhứt niệm vô minh.”

 

            Dù con hiểu được một niệm sanh khởi là vô minh hiện, nhưng trong tiến trình tu tập, niệm niệm sanh diệt như dòng nước chảy xiết, thật khó để tâm rỗng rang như tâm của Hòa Thượng để cùng cô nàng dạo khắp đó đây. 

 

            An cư xong, mỗi người trở về trú xứ, con lại có nhân duyên gặp Hòa Thượng trên cùng chuyến bay về Mỹ.  Hòa Thượng đổi chỗ ngồi để giải thích cho con hiểu nguyên nhân Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập. 

            Trước năm 1963, theo dụ số 10, Phật giáo chỉ là hiệp hội thôi. Như Hòa Thượng Trí Quang trình bày, Phật Giáo “y như các hội tiểu thương, Ái hữu, Văn hóa, Giải trí...gọi chung là “hiệp hội”. Rõ ràng, Dụ số 10 cho… Phật Giáo, chỉ là tín ngưỡng lặt vặt” (Trí Quang Tự Truyện).  Vì là Hiệp hội nên Phật Giáo không được công nhận là tôn giáo chính thống của đất nước Việt Nam, trong khi 75% dân chúng Việt Nam theo Phật Giáo hoặc theo đạo Lương thờ cúng Ông Bà.  Chính quyền từ chối cấp giấy phép hoạt động cho Hiệp hội tôn giáo, những nhân viên trong chính phủ có quyền kiểm soát Hiệp hội tôn giáo, và tài sản của Hiệp hội bị hạn chế.  Chính vì Phật Giáo không được sinh hoạt tự do, quý Hòa Thượng đã tranh đấu thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. 

            Hòa Thượng nói hăng say trên chuyến bay, con cố gắng lắng nghe nhưng chưa tiếp nhận được nhiều.  Sau này, mỗi mùa An cư tại Hoa kỳ, Hòa Thượng thường đem hết tâm huyết để nhắc nhở, kêu gọi Tăng Ni hiểu rõ ý nghĩa của Giáo Hội và luôn nghĩ đến công ơn Quý Hòa Thượng tại quê nhà đã hy sinh tranh đấu, đưa Phật Giáo thành một Tôn Giáo chân chính của dân tộc Việt Nam, và quan trọng hơn hết là Tăng Ni cần phải duy trì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đừng để Giáo Hội bị phai mờ trong tâm Phật tử Việt Nam. 

            Kính bạch Hòa Thượng, công hạnh của Hòa Thượng đối với Phật Giáo Việt Nam, với Tăng Ni tại quê nhà và nơi hải ngoại vô cùng to lớn, chúng con mạo muội viết lên vài kỷ niệm nho nhỏ đáng nhớ trong tình Thầy trò.  Kính mong Hòa Thượng hoan hỷ nhận tấm lòng quý kính

của con. 

            Nhân ngày sinh nhật của Hòa Thượng, chúng con thành tâm kính nguyện Hồng Ân Tam Bảo gia hộ Hòa Thượng pháp thể khinh an, phước thọ tăng long, làm cây đại thọ cho đệ tử chúng con được nương tựa và vươn lên. 

 

            Con thành kính đảnh lễ Hòa Thượng.

            Thích Nữ Giới Châu 

 

 

*Tham khảo tài liệu:
 1/Tiểu Bộ Kinh, https://thuvienhoasen.org 

 2/Trí Quang Tự Truyện. https://quangduc.com/a34758/tri-quang-tu-truyen

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2011(Xem: 4417)
'Vậy là đã 700 năm, 7 thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, thể nhập vào niết bàn an nhiên tự tại. Cả dân tộc Việt Nam đều được biết đến Ngài là một bậc quân vương anh minh của đất nước Đại Việt, mà cũng là một vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nói đúng hơn, Ngài là một vị “Vua Phật” của Việt Nam.
08/08/2011(Xem: 3898)
Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Phước Huệ (1875 - 1963) - chùa Hải Đức
08/08/2011(Xem: 4404)
"Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành?" - Câu hỏi được phần nào lý giải trong tham luận của Nguyễn Trần Trương (Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh) trong Hội thảo tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua
07/08/2011(Xem: 11530)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
04/08/2011(Xem: 4377)
Hòa thượng Thích Bích Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng đạo, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; nguyên Chánh Đại Diện GHPGCT Trung phần, Tổ thứ 3 Tổ đình Nghĩa Phương, Tổ Khai sơn các chùa thuộc Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương (1921 - 1972).
30/07/2011(Xem: 5938)
Thế danh: Nguyễn Đình Mân, Pháp danh: Thị Uẩn, Pháp tự: Hạnh Đạo, Pháp hiệu: Thuần Phong, Đời thứ 42 thuộc dòng Thiền Lâm Tế.
28/07/2011(Xem: 4872)
Hòa Thượng Thích Đạt Hảo, Hòa thượng Thích Đạt Hảo thế danh Lê Văn Bân, pháp danh Tánh Tướng, pháp hiệu Đạt Hảo, sanh năm Đinh Tỵ (1917), tại ấp Bình Hữu, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Gia Định (1). Sư là con út trong gia đình có 6 anh chị em, 2 người trai bốn người gái; đặc biệt cả nhà có 8 người đều lần lượt xuất gia tu hành: -Phụ thân Lê Văn Bộn (1876- 1943), pháp danh Tánh Từ, pháp hiệu Đạt Bi. -Mẫu thân Ngô Thị Cờ (1884-1941), pháp danh Tánh Niệm, pháp hiệu Đạt Phật. -Chị thứ 2 Lê Thị Tình (1901-1970), pháp danh Tánh Hóa, pháp hiệu Đạt Đạo. -Chị thứ 3 Lê Thị Ưa (1904- ?) pháp danh Tánh Viên, pháp hiệu Đạt Thông. -Chị thứ 4: Lê Thị Luận (1907- ?), pháp danh Tánh Minh, pháp hiệu Đạt Quang. Chị thứ 5 Lê Thị Nghị (1909- ?), pháp danh Tánh Hồng, pháp hiệu Đạt Tâm -Anh thứ 6 Lê Văn Kỉnh (1915-1962), pháp danh Tánh Kỉnh, Pháp hiệu Đạt Xương. -Em út là Hòa thượng Thích Đạt Hảo.
15/07/2011(Xem: 5713)
Thiền sư húy thượng NGUYÊN hạ BÀNG - ĐẠI NGUYỆN tự CHÍ NĂNG hiệu GIÁC HOÀNG , thế danh LÊ BẢN, sinh năm Canh Dần 1950, tại thôn An Ngãi, xã Nhơn An huyện An Nhơn tỉnh Bình Định. Ngài sinh trong một gia đình nhiều đời sùng kính Tam Bảo. Thân phụ: Cụ ông LÊ TRÀ, thân mẫu: Cụ Bà TRẦN THỊ TÁM. Ngài là anh cả trong gia đình gồm có năm người con.
24/06/2011(Xem: 4847)
Vua Lê Đại Hành mất vào năm 1005, các hoàng tử tranh giành ngôi vua tạo nên cảnh khổ đau tràn ngập cho Dân Tộc, bên trong bị nội loạn, bên ngoài bị ngoại xâm đe dọa. Trước những thảm trạng đen tối u ám và đầy dẫy những thống hận đó, Vạn Hạnh thiền sư xuất hiện như một thứ ánh sáng phi thường quét sạch vùng trời giông tố để đưa vận nước bước vào thời đại huy hoàng thịnh trị.
24/06/2011(Xem: 4865)
Trận chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Vương Quyền năm 939 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước của Việt Nam. Ngọn sóng Bạch Đằng Giang đã cuốn trôi đi nỗi đau nhục của người dân nô lệ, nhận chìm tham vọng của nòi Hán áp đặt lên đất nước ta trong suốt một ngàn năm. Từ đây Việt Nam không còn là một huyện lỵ của người Hán, từ đây một quốc gia đúng nghĩa đã xuất hiện dưới vòm trời Đông Á.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567