Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương Từ Đức Lâm.

05/10/202020:27(Xem: 2981)
Hương Từ Đức Lâm.
Hương Từ Đức Lâm.

An nhiên giữa cõi nhân gian,
Đến đi giấc mộng, chốn ngàn thiên thu.
Bái hầu tịnh cảnh Huân tu,
Thiền môn không giác, hương từ Đức Lâm.

Bậc Thầy Thiện Giải nhân Tâm,
Tiếp nuôi Tăng Chúng, giữ tầm pháp y.
Nam- Trung - Bắc độ phương kỳ,
Ngài gian tay đón, lối Đi Hoằng truyền.

Hương Đức nguyện giữ chân nguyên,
Tài Tăng cứu độ, vững thuyền chèo duyên.
Nuôi Tình Đức nguyện thiền viên,
Cưỡi thương hạt nắng, giữa niềm nhạn bay.

Trứ danh kinh luật tầm Thầy,
Nghe hương nuôi chúng, tháng ngày học Tăng.
Cao - Trung - Đại Học, vầng trăng,
Ngài Ôn hạnh tuệ, gởi tầm hương thơm.

Suốt đời thanh đạm giản đơn,
Tay lần hạt trí, sáng hơn sáu thời.
Trì niệm luật, hành tịnh phơi,
Năm Ngàn Ngài phát, duyên người xuất gia.

Đức Lâm chốn tổ ngân ba,
Thiền đường Tăng chúng, dung hoà nghiêm bi.
Ngài Giải Thiện nếm khắc ghi,
Nương triều Hải chúng, chẳng bì chi ai.

Tám mươi năm cuộc sắc phai
Năm mươi Hạ tịnh, danh tài Thiền Tăng.
Một đời niệm Phật y vàng,
Trang nghiêm công hạnh, ngộ trăng liên trì.

Đời phó thác xã ra đi,
Đạo tràng truyền giới, dung nghi ấn Huyền.
Bái Tăng chúng trút hơi nguyên,
Lên thuyền về tịnh, y thiền giã chân.

Đức Lâm nhớ dáng thừa ân,
Ngài Giải Thiện ngự, kết nhân Di Đà.
Hương sen pháp phục y toà,
Liên Thuỳ dung dáng, ngôi nhà Nhất Tâm.

Cung kính khể thủ lễ, Ngài Giải Thiện, viện chủ chùa Đức Lâm, nếu ai một lần nhân duyên diện kiến thức trúc về danh hương của Ngài, thì không một vị học Tăng thời bấy giờ không nhắc đến.
Hạnh nguyện của Ngài là gian tay đón tất cả các Tăng sinh trẻ vào Sài Gòn tu học, tham cầu học vấn từ các trường Cao- Trung- Đại Học, giữa đời Đạo song tu.
Tất cả học Tăng thời ấy, giờ các vị rãi khắp cả Bắc Trung Nam, ra tận các nước.
Có vị giữ gìn chiếc áo, có vị bỏ áo trước hiên chùa, trao y pháp lại cho thầy tổ, có vị thì thành danh tri nỉ, nhờ lời dạy của Ngài mà tự chọn, đến đi như ngàn mây trắng, không vướng nhạn Hồng duyên.
Chúng con Tk: Thích Minh Thế có nhân duyên diện kiến Ngài được hai lần.
Vào tháng ba năm 2007, và tháng năm năm 2009, tại Đức Lâm và Chùa Chơn Giác Nhà Bè- Tphcm.
Mỗi khi gặp Ngài, với nụ cười hiền hậu, dung nghi đỉnh đạt, Ngài gặp chúng con và dạy rằng:
       “Tu và Học như duyên thiền tập, giữ tâm mình mới thấy Tầm và Tứ tu thân.
         Tu và xã như chính nó là pháp, vận hành thiện trong Tam nghiệp, vận hành chuyển hoá, mới thấy được Bát Chánh Đạo đi về.
         Tu và Nguyện như chính nó là giới, chuyển thức và tánh mới nhiếp tâm, ai là vị tu sĩ, bỏ tham danh tài sắc vọng niệm vị ấy sẽ như nhạn ảnh Huyền không, chẳng bận lòng trông nhiễm cầu tài Lư trú, như giã cùng tử lang thang. Chính mình tu con nhé...”
Chúng con chấp tay lắng nghe, lời pháp.
Thế rồi, Ngài đọc cho chúng con nghe mấy vần thơ:
            “ Tu như áo cõi Hồng,
              Niệm như rót không không.
             An nhiên trong giới trụ.
             Chớ ái nhiễm phiêu bồng.”
Chúng con ghi nhớ, mỗi lần gặp Ngài, thì tâm mình luôn an...!
Chúng con ghi mãi, và nhớ những gì Ngài dạy, sẽ ghi trong những dấu chân tu bụi chúng con được học.
Hạnh nguyện chúng con học mãi, hễ ai đi tụng Kinh Ngài liền quân phân Năm ngàn cho học Tăng, hiểu được tâm trạng nên các học Tăng thời ấy luôn duy trì tinh tấn. Không biến trễ khỏi bỏ phí phụ công.
Giờ này, chúng con chấp Tay bái biệt Ngài, hồi quy cảnh tịnh liên Thuỳ thượng đăng.
                 Tk: Thích Minh Thế
                 Bút danh: Hỷ Tâm Hải Triều.
                 Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang
                 Ngày 03-10-2020.
                 Ngày Âm Lịch: 17-08-Canh Tý.
Viết tại Thiền Thất Phổ Tịnh thiền vi- Hà nội trong những gió thu về phất đầy hương sữa tình tôi..!

Hương Từ Đức Lâm-3
Long vị và Tôn dung Ngài Giải Thiện - Trú Trì Đức Lâm Tự- Tân Bình- Tphcm.
Hương Từ Đức Lâm-1
Pháp tướng di ảnh Tôn Dung Ngài Giải Thiện ( 1941-2020 ).
Hương Từ Đức Lâm-2
Ngôi Tam bảo Đức Lâm, một thời Ngài là vị trú trì..!
Hương Từ Đức Lâm-4
Dung Nghi Hình Ảnh Ngài..
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2011(Xem: 5620)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sống có ý nghĩa là không tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
10/10/2011(Xem: 5036)
Chúc Mừng Hòa Thượng Minh Dung
09/10/2011(Xem: 4650)
“ Lúc này ngài lại đi khắp các ngọn núi. Bảo Sát thưa rằng, ‘Tôn đức tuổi đã cao mà cứ xông pha sương tuyết thì mạng mạch Phật giáo sẽ thế nào ?’ Thượng hoàng đáp : ‘Thời ta đã đến, vì thế ta muốn làm kế lâu dài mà thôi’.
15/09/2011(Xem: 7063)
Hòa thượng Thích Trí Minh thế danh Đinh Văn Nhiên sinh năm Giáp Thìn (1904) tại xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Ngài là cụ ông Đinh Văn Siêu, pháp danh Ấn Lộc; thân mẫu là cụ bà Hồ Thị Hành. Năm Nhâm Ngọ (1906), khi vừa tròn 3 tuổi thì mẫu thân qua đời, Ngài được người dì chăm lo nuôi dưỡng.
15/09/2011(Xem: 6044)
HT.Thích Trí Quang là một bậc danh tăng Việt Nam thời hiện đại. Ngài sinh năm Quý Hợi (1923), tại làng Diêm Điền, tỉnh Quảng Bình - ngôi làng có mối liên hệ chặt chẽ với Phong trào Văn Thân của chí sĩ Phan Đình Phùng - trong một gia đình gồm sáu anh em trai. Gia đình HT đều theo Phật lâu đời; thân phụ sau này xuất gia, làm đệ tử của ngài Đắc Quang - Tăng cang chùa Linh Mụ.
12/08/2011(Xem: 6905)
Ở miền Trung, có cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là trụ cột của công cuộc chấn hưng Phật giáo, thì ở miền Nam có cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, một khuôn mặt Phật tử lớn đã cống hiến nhiều công lao trong việc chấn hưng và xây dựng Phật giáo phương Nam.
12/08/2011(Xem: 7149)
Sáng ngày 27-11-08 (nhằm mùng 1-11-Mậu Tý), lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, khoảng 40.000 Tăng Ni cả nước đã có mặt tại núi rừng Yên Tử, mảnh đất thiêng liêng đã khai sinh thiền phái Trúc Lâm, đậm đà bản sắc Việt, để dự quốc lễ Phật giáo, tưởng niệm 700 năm ngày mất của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua anh minh và thiền sư lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam.
11/08/2011(Xem: 5265)
Suốt hai thế kỷ XVII-XVIII, đạo Phật gặp nhiều thuận duyên, phát triển nhanh chóng từ vùng đất Thuận Quảng đến khắp đồng bằng Nam Bộ. Sở dĩ được thế là nhờ trong chốn thiền môn nối nhau xuất hiện các bậc cao tăng như Viên Cảnh, Viên Khoan, Minh Châu, Nguyên Thiều, Liễu Quán... Ngoài xã hội thì các chúa Nguyễn và triều thần hết lòng hộ trì Tam bảo. Trong số các vị cư sĩ hộ pháp mà danh tiếng còn lưu truyền đến nay có Trần Đình Ân.
11/08/2011(Xem: 8536)
Tôi với Ni Sư không cùng chung một lớp nhưng lại chung một trường. Thành phố Huế chỉ lớn bằng bàn tay nên dù không quen cũng thành quen, chuyện lớn chuyện nhỏ gì của nhau rồi dần dà cũng biết cả, nhất là Ni Sư lại là một người học trò giỏi nữa. Thuở ấy Ni Sư là một nữ sinh Đồng Khánh áo trắng tóc thề, mắt sáng, da đã trắng mà má lại luôn luôn ửng hồng xinh xắn vô cùng, nên Tôn Nữ Hỷ Khương đã làm tặng Ni Sư mấy câu thơ như sau:
10/08/2011(Xem: 5503)
Câu hỏi có vẻ lẩn thẩn, bởi lẽ từ khi cắp sách đến trường, bắt đầu học lịch sử dân tộc, ai là người Việt Nam mà chẳng biết qua hơn một lần trang sử đời Trần và trang sử Trần Nhân Tông? Ai là người Việt Nam đã không tự hào về những chiến thắng quân Nguyên vẻ vang của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài ba của vị vua anh minh lỗi lạc Trần Nhân Tông?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]