Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Kỳ bí thiền sư Việt Nam phóng hỏa từ thân mình để tự thiêu vào thế kỷ thứ 11

03/08/202011:24(Xem: 5618)
18. Kỳ bí thiền sư Việt Nam phóng hỏa từ thân mình để tự thiêu vào thế kỷ thứ 11

Kỳ bí thiền sư Việt phóng hỏa từ thân mình để tự thiêu

Hai thiền sư Bảo Tánh và Minh Tâm tự phóng hỏa quang tam muội để lại thất bảo không chỉ là chuyện đồn đại ngoài xã hội đương thời mà còn ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư...


Lâu nay chúng ta thường nghe danh các thiền sư đắc đạo ở những nước xa xôi như Ấn Độ, Tây Tạng, hoặc gần hơn như Trung Quốc, Nhật Bản, mà dường như rất ít biết về các thiền sư đắc đạo ở nước ta...

Thiền sư đắc đạo tự nghìn xưa

Sử liệu về thiền sư nước ta vốn có gốc gác từ hàng nghìn năm trước đã được biên soạn và khắc in, song qua nhiều biến cố lịch sử và cơn binh lửa nên bị thất lạc hoặc thiêu hủy. Nhất là cuối đời Trần, khi nhà Minh sang xâm chiếm nước ta đã gom hết sách sử kể cả kinh sách Phật giáo trong nước để mang về Trung Quốc, số nào không mang đi được thì đốt bỏ. Mãi đến thời Pháp sang, Nhật đến, sách sử Việt Nam lại một lần nữa bị gom lại đem ra nước ngoài...


Chua Cam Ung
Quang cảnh chánh điện chùa Cảm Ứng
(ảnh của nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường).





Đến ngày nay, muốn khảo cứu các trước tác của tiền nhân về Phật pháp nước ta lắm khi phải vào các thư viện của nước ngoài mượn đọc. Phần khác các sử liệu về thiền sư nước ta trước kia đều viết bằng chữ Hán, trong lúc ngày nay chúng ta học chữ quốc ngữ nên việc tiếp cận hết sức khó khăn. Tuy vậy, gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu Phật học giá trị làm khơi dậy việc tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Phật giáo Việt Nam vốn là một trong các dòng chủ lưu của văn hóa dân tộc như GS Trần Văn Giàu từng khẳng định. Các công trình trên cho chúng ta thấy từ nghìn xưa đến nay, các thiền sư Việt Nam đắc đạo rất nhiều, chẳng những ở thời cận đại mà cả từ đầu kỷ nguyên Tây lịch. Có những vị đã vượt "nghìn trùng" non nước để từ Việt Nam qua tận Ấn Độ để chiêm bái Bồ đề đạo tràng và ở lại học tiếng Phạn rồi thoát xác bỏ thân ở chùa Niết Bàn bên đó như ngài Đại Thừa Đăng chẳng hạn.

Nhờ vậy nay chúng tôi dựa vào tài liệu mới công bố, cùng kết quả biên soạn của các vị cao tăng cũng như các nhà nghiên cứu Phật học hàng đầu của Việt Nam như cố hòa thượng Thích Mật Thể, hòa thượng Thích Thanh Từ, hòa thượng Thích Nhất Hạnh, GS Nguyễn Đăng Thục, GS Lê Xuân Khoa, học giả Lê Mạnh Thát kết hợp cùng tài liệu riêng mà chúng tôi có được để giới thiệu qua loạt bài này những câu chuyện độc đáo của các thiền sư Việt Nam đắc đạo với mong muốn được góp phần nhỏ vào việc thông tin về hành trạng của những bậc long tượng trong lịch sử văn hóa Phật giáo và dân tộc.

Phóng lửa từ người để tự đốt xác
Hai thiền sư đời Lý Thái Tông (Phật Mã) là Bảo Tánh và Minh Tâm là đôi bạn rất thân từ thuở nhỏ. Hai vị đều rủ nhau xuất gia lúc còn thiếu niên và cả hai đều nắm được tâm yếu của thiền gia (do trưởng lão Định Hương truyền pháp), suốt 15 năm dài chuyên trì tụng kinh Pháp Hoa đều đặn hằng ngày và là hai thiền sư nổi danh khắp chốn tùng lâm đất Bắc. Về sau, hai vị đồng trụ trì ở chùa Cảm Ứng tại Sơn Ấp, phủ Thiên Đức, thuộc vùng Bắc Ninh ngày nay.

Đến năm 1034, tự thấy công việc hoằng pháp của mình đã hoàn mãn, hai vị cùng muốn thiêu thân mình một lúc. Nghe tin ấy, vua Lý Thái Tông sai sứ đến thỉnh về triều, mở hội giảng kinh thuyết pháp. Thuyết xong, hai vị đồng phóng lửa từ bên trong thân mình để tự đốt xác trước đông đảo đồ chúng. Xác cháy hết để lại nhiều xá lợi thuộc dạng thất bảo.

Để tìm hiểu, chúng tôi đến gặp sa môn Huệ Thiện và được giải thích về "hỏa quang tam muội" như sau: Hỏa quang tức là sức nóng và sức sáng tỏa ra từ sức đại định của các thiền sư đắc đạo. Tam muội là chữ dùng để chỉ trạng thái của một hành giả trụ tâm mình vào một chỗ không lay động gọi là Samadhi theo tiếng Sanskrit, còn gọi là "tam ma địa", "tam ma đề" hoặc "chánh định" và "chánh tâm hành xứ"...


chua cam ung 2
 Chùa Cảm Ứng tức Trăm Gian ở Bắc Ninh
Hình do nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường viếng thăm và ghi lại vào ngày 23/02/2002




Dẫn giải thêm, sa môn Huệ Thiện giới thiệu chúng tôi tìm hiểu nội dung liên quan qua cuốn Từ điển Phật học Huệ Quang do hòa thượng Thích Minh Cảnh chủ biên. Theo đó, "hỏa quang tam muội" còn gọi Hỏa giới tam muội, Hỏa diệm tam muội hoặc Hỏa sinh tam muội, tức là ngọn lửa phát ra từ thân mình "biểu thị cho việc dùng lửa trí huệ của tâm Bồ đề thanh tịnh mà thiêu sạch phiền não và tam độc (tham - sân - si) cùng ngũ dục (tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn uống và mê ngủ)". Ngọn lửa ấy cũng có trường hợp "phát ra để tự thiêu thân mà nhập Niết bàn".

Khi đức Phật Thích ca Mâu ni nằm nghiêng hông bên phải an nhiên thị tịch trong rừng Tala song thọ, ngài Ca-diếp từ xa về thấy "Tam muội chân hỏa trong kim quan của Phật cháy đỏ rực với ánh sáng xá lợi chiếu khắp đất trời". Riêng trường hợp hai thiền sư Bảo Tánh và Minh Tâm tự phóng hỏa quang tam muội để lại thất bảo không chỉ là chuyện đồn đại ngoài xã hội đương thời mà còn ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư với thông tin: "Vua xuống chiếu đem thất bảo ấy về chùa Trường Thánh để hương đèn thờ cúng"...

Theo Giao Hưởng - KTO




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2011(Xem: 3710)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 4118)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
09/08/2011(Xem: 4472)
'Vậy là đã 700 năm, 7 thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, thể nhập vào niết bàn an nhiên tự tại. Cả dân tộc Việt Nam đều được biết đến Ngài là một bậc quân vương anh minh của đất nước Đại Việt, mà cũng là một vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nói đúng hơn, Ngài là một vị “Vua Phật” của Việt Nam.
08/08/2011(Xem: 3953)
Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Phước Huệ (1875 - 1963) - chùa Hải Đức
08/08/2011(Xem: 4460)
"Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành?" - Câu hỏi được phần nào lý giải trong tham luận của Nguyễn Trần Trương (Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh) trong Hội thảo tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua
07/08/2011(Xem: 11599)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
04/08/2011(Xem: 4435)
Hòa thượng Thích Bích Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng đạo, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; nguyên Chánh Đại Diện GHPGCT Trung phần, Tổ thứ 3 Tổ đình Nghĩa Phương, Tổ Khai sơn các chùa thuộc Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương (1921 - 1972).
30/07/2011(Xem: 6083)
Thế danh: Nguyễn Đình Mân, Pháp danh: Thị Uẩn, Pháp tự: Hạnh Đạo, Pháp hiệu: Thuần Phong, Đời thứ 42 thuộc dòng Thiền Lâm Tế.
28/07/2011(Xem: 4932)
Hòa Thượng Thích Đạt Hảo, Hòa thượng Thích Đạt Hảo thế danh Lê Văn Bân, pháp danh Tánh Tướng, pháp hiệu Đạt Hảo, sanh năm Đinh Tỵ (1917), tại ấp Bình Hữu, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Gia Định (1). Sư là con út trong gia đình có 6 anh chị em, 2 người trai bốn người gái; đặc biệt cả nhà có 8 người đều lần lượt xuất gia tu hành: -Phụ thân Lê Văn Bộn (1876- 1943), pháp danh Tánh Từ, pháp hiệu Đạt Bi. -Mẫu thân Ngô Thị Cờ (1884-1941), pháp danh Tánh Niệm, pháp hiệu Đạt Phật. -Chị thứ 2 Lê Thị Tình (1901-1970), pháp danh Tánh Hóa, pháp hiệu Đạt Đạo. -Chị thứ 3 Lê Thị Ưa (1904- ?) pháp danh Tánh Viên, pháp hiệu Đạt Thông. -Chị thứ 4: Lê Thị Luận (1907- ?), pháp danh Tánh Minh, pháp hiệu Đạt Quang. Chị thứ 5 Lê Thị Nghị (1909- ?), pháp danh Tánh Hồng, pháp hiệu Đạt Tâm -Anh thứ 6 Lê Văn Kỉnh (1915-1962), pháp danh Tánh Kỉnh, Pháp hiệu Đạt Xương. -Em út là Hòa thượng Thích Đạt Hảo.
15/07/2011(Xem: 5864)
Thiền sư húy thượng NGUYÊN hạ BÀNG - ĐẠI NGUYỆN tự CHÍ NĂNG hiệu GIÁC HOÀNG , thế danh LÊ BẢN, sinh năm Canh Dần 1950, tại thôn An Ngãi, xã Nhơn An huyện An Nhơn tỉnh Bình Định. Ngài sinh trong một gia đình nhiều đời sùng kính Tam Bảo. Thân phụ: Cụ ông LÊ TRÀ, thân mẫu: Cụ Bà TRẦN THỊ TÁM. Ngài là anh cả trong gia đình gồm có năm người con.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567