Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ráng Hồng Tinh Nghiêm.

08/06/202015:05(Xem: 6234)
Ráng Hồng Tinh Nghiêm.

ht thich phuoc son 1937-2020


Ráng Hồng Tinh Nghiêm.



Thơm trong nguồn pháp tịnh duyên,
Một đời nguyện giữ, cõi thiền luật nghi.
Thanh bần an trú từ bi,
An nhiên chánh pháp, đến đi thường tình.

Đất Bình Định thấm huyền sinh,
Ngài vào cõi tục, chuyển hình xuất gia.
Ngộ tâm phân sử chánh Tà,
Khai Thông dòng Pháp, vào nhà Chân như.

Tôn Đức TRÍ THỦ Bái sư,
Già Lam xuống tóc, giã từ thế nhân.
Linh Sơn tham học uyên thâm,
Nối Dòng Lâm Tế, ứng tầm thiền gia.

Ba y bình bát Ca Sa,
Truyền Trao diệu lý, mây Hà tình không.
Giữa cuộc đời nhuốm cõi lòng,
Ôn từ dung dị, ráng hồng tinh nghiêm.

NGUYÊN trao huyền giã thiền viên,
HÙNG uy nghiên cứu, gói miền Nam xưa.
PHƯỚC trao giảng chánh pháp thừa
SƠN tầm linh điểm, rọi vừa đèn sương.

Vạn Hạnh thiền viện tuyên dương,
Nương từ truyền luật, thừa đương pháp mầu.
Hàng hàng lớp lớp tin sâu,
Nhân duyên ba cõi, giã cầu thanh âm.

Lời Ôn dạy sáng chữ Tâm,
Tu hành tinh tấn, hương tầm thanh quy.
Ôn biết rõ cõi đến đi,
Dự tri thời trí, hương bi buôn nhàn.

Thong dong niệm Phật âm vang,
Dịch trao Tác Phẩm, lụa tràng dâng hoa.
Di Đà chím phẩm bảo toà,
Nhẹ buôn hơi thở, tâm hoà Lạc bang.

Trưởng Lão Hoà Thượng thượng Phước hạ Sơn.
( 1937-2020 ).
- Nguyên  Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
- Giám luật thiền viện Vạn Hạnh - Q.Phú Nhuận.
- Nguyên giảng viên luật học Phật giáo -HVPGVN TẠI TPHCM.

Hoá duyên viên mãn, niên cao lạp trưởng, an nhiên xã báo, đã thu thần viên tịch vào lúc:

2 giờ 56 phút hôm nay, ngày 16 tháng 4 nhuận năm Canh Tý (7-6-2020) tại thiền viện Vạn Hạnh.
Trụ thế: 84 năm,
Tăng Lạp: 47 mùa an cư.

Ngài là một bậc cao tăng thạc đức, một nhà Phật học lỗi lạc, một dịch giả, tác giả nổi tiếng, một giáo thọ sư của nhiều thế hệ tăng ni Việt Nam.
 Ngài là bậc giáo phẩm nghiêm mật hành trì giới luật, bậc Thầy mẫu mực của nhiều thế hệ Tăng Ni tại các Phật học viện, Trường Cao cấp Phật học VN nay là Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.
Cả một đời cống hiến, khép cánh cửa thiền thất dịch thuật, an trú trong pháp Tạng.
Ngài là một học giả với tính cách cẩn thận, dịch giả của nhiều bộ luận, tác giả của nhiều công trình Phật học giá trị.



ht phuoc son (1)ht phuoc son (2)ht phuoc son (3)ht phuoc son (4)ht phuoc son (5)ht phuoc son (6)



Tác phẩm của Trưởng lão HT.Thích Phước Sơn rất đồ sộ, có thể kể một số như:
  - Tam Tổ thực lục (1995).
  - Phương pháp khoa học của Duy thức (dịch, 2000).
 -       Truyện cổ sự tích cứu vật phóng sinh (2001).
-   Thơ thiền Việt Nam (2002).
- Luật Ma-ha Tăng-kỳ (dịch, 4 tập, 2003).
- Giải trình ý nghĩa Vu lan (2004).
- Thanh tịnh đạo luận toát yếu (2006).
- Luật học tinh yếu (2006).
- Một số vấn đề về Giới luật (2006).
- Ấn Độ Phật giáo nguyên lưu giảng lược (dịch, 2008).
- Lịch sử phiên dịch Hán tạng (dịch, 2008).
- Sắc tu Bách Trượng thanh quy (đồng dịch giả, 2 tập, 2008).
- Lịch sử biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy (đồng tác giả, 2 tập, 2015).
- Phật học khái yếu (2010).
- Tính chất trí tuệ và nhân bản của đạo Phật (2013).
- Tu tập Chỉ Quán tọa thiền pháp yếu (dịch, 2012).
- Toàn Tập Thích Phước Sơn( 1-6 Tập)

cùng nhiều bài viết, nghiên cứu Phật học, văn hóa dân tộc xuất bản trên Báo Giác Ngộ từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các tạp chí, kỷ yếu hội thảo trong và ngoài nước.

        Dấu ấn mà Trưởng lão Hòa thượng để lại cho người tiếp xúc chính là sự nhẫn nại, khiêm cung, khép mình và nghiêm mật trên con đường giáo dục, một lòng nghiên cứu và thực hành giáo pháp của Đức Thế Tôn và tuệ giác của chư vị Tổ sư để lại.

          Trưởng lão HT.Thích Phước Sơn là vị giáo phẩm khả kính, trú xứ tại thiền viện Vạn Hạnh, một đời cộng sự, gắn bó trong các Phật sự giáo dục, nghiên cứu Phật học bên cạnh cố Trưởng lão HT.Thích Minh Châu.

Chúng con : Tk Thích Minh Thế có nhân duyên trở về tham vấn, trong những năm: 2009-2010-2012-2015-2017-2019.
Mỗi lần là nhân duyên khác nhau, khi tháp tùng với quý Ôn Thái Hoà, Ôn Chơn Trí khi có dịp vào đảnh lễ, hay chúng con vào Sài gòn có dịp là vào thăm sức khỏe Ôn, nhìn Ôn với dáng từ thanh mảnh, nhưng trí sáng nghiêm từ, nụ cười hoan hỷ, nếu trong phòng có tác phẩm nào đều dành tặng cho chúng con.

Ôn thường dạy cho chúng con rất nhiều, chúng con ghi nhớ và Ôn trao lại những lời cô đọng.
Con nhớ và lưu giữ những pháp học quý, để mang vào tâm con ứng hành.
Ôn dạy rằng:
" Tu học là cần mẫn an trú trong pháp hành, đọc kinh tạng mà hành trì, vận luật nghi vào đời lấy giới Đức làm thầy.
Ai cũng có nhân duyên nên tham vấn đảnh lễ cầu pháp và an trú trong bát chánh tự thân. Ôn mong con giữ gìn....!"
Lời dạy ấy vẫn còn vang vọng, chúng con đang vân trình du hoá tại xứ Bắc, rạng sáng nay khi thức dạy hình Ôn lưu khắp trên trang Facebook, trên trang nhà Duy Tuệ Thị Nghiệp.
Hình ảnh Ôn đang hiện về, đọc di nguyện Ôn chúng con cần phải học.
Di nguyện có đoạn:
"Tang lễ tổ chức tại thiền viện Vạn Hạnh, ngắn ngày, nhẹ nhàng, không trống kèn, nghi lễ ngắn gọn, miễn phúng điếu và vòng hoa, không ghi sổ tang. Tịnh tài còn lại được sử dụng vào việc ấn tống kinh sách...."
Chúng con vọng về giác linh đài nơi lưu giữ nhục thân Ôn.
Cung kính Bái tiễn Ôn Hồi Quy Tây Cảnh, Cửu Liên An Tọa, nơi ấy có các bậc trưởng tử Như Lai nghi tiếp.
                 Tk: Thích Minh Thế
                 Bút danh:Hỷ Tâm Hải Triều.
                 Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang
                 Ngày 07-06-2020.
                 Ngày Âm Lịch: 16-04- Nhuận- Canh Tý.
Cung tiễn Ngài Hồi Quy.
Nhất tâm đảnh lễ tự Lâm Tế Chánh tông Tứ thập tứ thế huý thượng Nguyên hạ Hùng tự Phước Sơn hiệu Thuận Tịnh Trưởng lão Giác linh Hoà thượng



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2011(Xem: 13264)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
01/06/2011(Xem: 7014)
Cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội, ta hiểu biết qua hai bản tiểu sử xưa nhất, một của Tăng Hựu (446 - 511) trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 96a29-97a 17 và một của Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 325a13-326b13. Bản của Huệ Hạo thực ra là một sao bản của bản Tăng Hựu với hai thêm thắt. Đó là việc nhét tiểu sử của Chi Khiêm ở đoạn đầu và việc ghi ảnh hưởng của Khương Tăng Hội đối với Tô Tuấn và Tôn Xước ở đoạn sau, cùng lời bình về sai sót của một số tư liệu. Việc nhét thêm tiểu sử của Chi Khiêm xuất phát từ yêu cầu phải ghi lại cuộc đời đóng góp to lớn của Khiên đối với lịch sử truyền bá Phật giáo của Trung Quốc, nhưng vì Khiêm là một cư sĩ và Cao Tăng truyện vốn chỉ ghi chép về các Cao Tăng, nên không thể dành riêng ra một mục, như Tăng Hựu đã làm trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 97b13-c18, cho Khiêm.
31/05/2011(Xem: 18332)
Quy ẩn, thế thôi ! (Viết để thương một vị Thầy, mỗi lần gặp nhau thường nói “mình có bạn rồi” dù chỉtrong một thời gian rất ngắn. Khi Thầy và tôi cách biệt, thỉnh thoảng còn gọi điệnthoại thăm nhau) Hôm nay Thầy đã đi rồi Sắc không hai nẻo xa xôi muôn ngàn Ai đem lay ánh trăng vàng Để cho bóng nguyệt nhẹ nhàng lung linh Vô thường khép mở tử sinh Rong chơi phù thế bóng hình bụi bay Bảo rằng, bản thể xưa nay Chơn như hằng viễn tỏ bày mà chi
27/05/2011(Xem: 9663)
Vào năm 247, một vài năm sau khi Chi Khiêm rời khỏi kinh đô Kiến Nghiệp, Khương Tăng Hội, một vị cao tăng gốc miền Trung Á, đã đến đây. Ngài đến từ Giao Chỉ, thủ phủ của Giao Châu ở miền cực Nam của đế quốc Trung Hoa (gần Hà nội ngày nay). Gia đình của Ngài đã sinh sống ở Ấn độ trải qua nhiều thế hệ; thân phụ của Ngài, một thương gia, đến định cư ở thành phố thương mại quan trọng này.
25/05/2011(Xem: 5163)
Đại lão Hòa Thượng Thích Đồng Huy HT. Thích Đồng Huy - Thành viên HĐCM, Ủy viên HĐTSTW GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trưởng ban Quản trị Đại Tòng Lâm, Viện chủ Tu viện Vạn Hạnh.
05/05/2011(Xem: 5780)
Từ hôm hay tin Thầy lâm bịnh và tiếng nói yếu ớt của Thầy qua điện thoại làm con rất lo. Nhiều năm qua con cố gắng về thăm Thầy một lần nhưng ước vọng đơn sơ ấy đã không toại nguyện. Hơn hai mươi năm con xa Thầy, xa Tu viện, xa đồi núi thương yêu thưở nào. Mai này nếu được về thăm thì thầy đã ra đi biền biệt.
23/04/2011(Xem: 5352)
Thầy đã đọc toàn bộ bài “Tham luận” Nhân trong ngày “Hội thảo” nhớ “Tổ Sư”, Sự nghiệp tu chứng đắc lý chơn như “Ngài Liễu Quán”, sáng gương ngàn thế hệ.
21/04/2011(Xem: 8223)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
16/04/2011(Xem: 7195)
Kính lạy thầy, Trước mắt con là di bút Thầy để lại, nét chữ thân quen với màu mực còn đậm nét tinh khôi. Nghiệp đã qua rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong Thầy vừa an nhiên xã bỏ báo thân, dãi mây bạc giờ nương theo gió loãng tan mất dấu. Nẻo sinh tử Thầy thong dong qua lại, như đi trên những dặm đường quen để gieo trồng hạt giống từ bi, giáo hóa, độ sinh. Thân bệnh Thầy mang trong những năm tháng sau này, cho con biết rõ vô thường tất đến. Vậy mà nỗi đau đớn, bàng hoàng vẫn khơi động trong con khi đón nhận tin xa, bởi từ đây con vĩnh viễn mất Thầy trong kiếp sống này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]