Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Trí Tâm (1934 - 2017)

20/10/201921:34(Xem: 4567)
Hòa Thượng Thích Trí Tâm (1934 - 2017)
ht thich tri tam

 Hòa Thượng Thích Trí Tâm 
(1934 - 2017)

 

Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong một gia đình khoa bảng nho học, nhưng dường như vốn có túc duyên nhiều đời với Phật pháp nên từ lúc thiếu thời khi còn đi học tại trường Trung học Dũng Lạc Hà Tây, Hòa thượng đã có xu hướng tìm hiểu Phật giáo. Đến năm 19 tuổi (1953) Ngài lặng lẽ từ biệt gia đình cùng người thân, từ giã nơi chôn nhau cắt rốn lần bước đi tìm thầy xuất gia cầu Đạo để hoàn thành ước nguyện của mình.
- Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN

- Trưởng Ban Nghi lễ T.Ư GHPGVN
- Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa
- Nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực BTS, kiêm Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN tỉnh Khánh Hòa
- Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Cao cấp Phật học Việt Nam tại Hà Nội
- Nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa từ khóa I - V
- Nguyên Tổng Thư ký Viện Hoằng đạo, kiêm Chánh Đại diện Trung phần Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam
- Nguyên Ủy viên UBMTTQVN tỉnh Khánh Hòa
- Nguyên Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa các khóa I - V
- Huân chương Độc lập hạng ba
- Huân chương Đại đoàn kết dân tộc
- Huân chương vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc
- Các Bằng tuyên dương công đức của Giáo hội
- Trụ trì chùa Tổ Đình Nghĩa Phương, kiêm chùa Nghĩa Sơn, Nha Trang.

Thân thế
Hòa thượng họ Trương, húy Đỗ Nha, nối pháp dòng Lâm tế đời thứ 41, pháp danh: Không Thành, tự Trí Tâm, hiệu: Huệ Minh.
Hòa thượng sinh vào giờ Dần, ngày 23/6 năm Giáp Tuất (1934) tại thôn Tảo Khê, xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Hòa thượng xuất thân trong một gia đình dòng dõi khoa bảng, Thân phụ của Ngài là cụ ông Trương Đỗ Vãng - hiệu Bích Khê, thân mẫu là cụ bà Đỗ Thị Tuy - hiệu Diệu Nhiên. Ngài là con trưởng trong gia đình gồm 9 anh em: 5 trai và 4 gái.
B. Thời kỳ xuất gia - học đạo
Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình khoa bảng nho học, nhưng dường như vốn có túc duyên nhiều đời với Phật pháp nên từ lúc thiếu thời khi còn đi học tại trường Trung học Dũng Lạc Hà Tây, Hòa thượng đã có xu hướng tìm hiểu Phật giáo.
Đến năm 19 tuổi (1953) Ngài lặng lẽ từ biệt gia đình cùng người thân, từ giã nơi chôn nhau cắt rốn lần bước đi tìm thầy xuất gia cầu Đạo để hoàn thành ước nguyện của mình.
Rồi nhân duyên cũng đến, sau những ngày tháng bôn ba từ Bắc vào Nam, khi đến dãy đất Miền Trung vùng Thùy Dương cát trắng, sông núi hữu tình của xứ Trầm Hương, Khánh Hòa, Ngài dừng bước tại Thôn Lương sơn, một ngôi làng nhỏ nằm về phía Bắc Tp.Nha Trang…
Sau một đôi lần vãng cảnh chùa Nghĩa Lương (thôn Lương Sơn, xã Vĩnh Lương, Tp.Nha Trang) được nghe cố Hòa thượng Thích Bích Lâm, Viện chủ Tổ đình Nghĩa Phương giảng pháp, Ngài tỉnh tâm ngộ đạo xin xuống tóc quy y và được cố Hòa thượng Thích Bích Lâm thâu nhận làm đệ tử đưa về Tổ đình Nghĩa Phương tu học. Đó là mốc thời gian năm 1954. Kể từ đây, nơi chốn thiền môn thanh bần lạc đạo, đêm ngày kinh kệ, trau dồi giáo lý Phật đà… Ngài đã sớm trở thành một trong những môn đồ xuất sắc đầu tiên làm rạng rỡ Môn phong Nghĩa Phương Tự và Thầy tổ của mình sau này…
Đến năm 1955 Ngài được Bổn sư - cố Hòa thượng Thích Bích Lâm, Viện chủ Tổ đình Nghĩa Phương Nha Trang cho thọ giới Sa di. Năm 1957 tại Đại giới Đàn Tổ đình Nghĩa Phương Nha Trang, do Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền tổ chức, Ngài chính thức được thọ giới Tỳ kheo.
C. Thời kỳ hành đạo
1. Công tác hoằng truyền chính pháp
Sau khi được lãnh thọ giới pháp, theo bước Tôn sư, Hòa thượng lần bước dấn thân trên bước đường hành đạo.
Năm 1958, Ngài là giảng viên giảng dạy tại trường Tư thục Bát nhã. Năm 1959, Ngài được Bổn sư giao trách nhiệm vận động xây dựng Tăng Học Viện để đào tạo Tăng Ni Phật giáo Cổ Truyền tại chùa Phước Huệ -Vĩnh Hải, Nha Trang. Năm 1964 tại Đại giới đàn chùa Liên Quang, Quãng Ngãi, Ngài được cung thỉnh ngôi vị giáo thọ A Xà Lê Sư.

Xét thấy Ngài có đầy đủ tư chất thông minh, căn duyên Phật pháp vững vàng, phẩm hạnh hoàn mỹ, cố Hòa thượng Bổn sư quyết định cho Ngài đi du học tại Nhật Bản từ tháng 7 năm 1965 đến năm 1972, với mục đích nâng cao tầm nhận thức về Phật giáo và đặt mầm móng bang giao với Phật giáo tại xứ sở hoa Anh Đào, một đất nước mà Phật giáo được xem là Quốc giáo.

Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu Ngài đã hoàn tất chương trình học vào đầu năm 1972 với thành quả xuất sắc qua hai chương trình: Tốt nghiệp cử nhân văn khoa tại Bukkyo Daigaku, Kyoto; Tốt nghiệp Thạc sĩ Phật học tại Học viện Hiezan Gakuin của Thiên Thai Tông Kyoto, Nhật Bản.
Cuối năm 1971 đến đầu năm 1972 khi được tin cố Hòa thượng Bổn sư Thích Bích Lâm viên tịch, Ngài đã trở về nước để thọ tang. Cũng trong năm này nhận thấy với trình độ học vấn uyên thâm và tấm lòng tận tụy vói Đạo pháp, Ngài được Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam cùng chư huynh đệ môn phong Nghĩa Phương tiến cử thừa kế Trụ trì chùa Tổ đình Nghĩa Phương. Đây là bước khởi đầu cho sự nghiệp hoằng hóa độ sinh của Ngài.

Tháng 3 năm 1973 Đại hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam tổ chức tại chùa Giác Lâm - Sài Gòn (Tp HCM), Ngài được tiến cử vào chức vụ Tổng thư ký Viện Hoằng đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền, kiêm Chánh đại diện trung phần Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam.

Năm 1980, tại Đại giới đàn Tổ đình Bửu Phong, Thành phố Biên Hòa do T.Ư Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam tổ chức, Hòa thượng được cung thỉnh vào chức vụ Yết - Ma - A - Xà - Lê - Sư.

Năm 1981 Đại hội thống nhất 9 hệ phái Phật giáo toàn quốc được tổ chức tại chùa Quán Sứ - Hà Nội. Tại đại hội này với tư cách là Phó đoàn Hệ phái Phật giáo Cổ Truyền, Ngài đọc tham luận với nội dung tán thành chủ trương sự thống nhất 9 hệ phái thành một tổ chức duy nhất - Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thực hiện phương châm của Giáo hội là: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Đại hội cũng đề cử Ngài vào thành viên Hội Đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trong thời gian từ 1981 - 1985 với mục đích đào tạo Tăng tài phục vụ cho sự chấn hưng và phát triển PGVN, Đại hội đã quyết định mở Trường Cao cấp Phật Học đầu tiên của Việt Nam tại chùa Quán Sứ Hà Nội (Nay là học viện Phật giáo Việt Nam), Hòa thượng được tín nhiệm đề cử vào chức vụ Phó Hiệu Trưởng Khóa I niên khóa 1981 – 1985, kiêm giảng viên của Trường trong niên khóa này.

Năm 1986, để hoàn thiện cho bước đường tu học và hành dạo của mình, Hòa thượng theo học về Gia Trì Hiển Mật do Hòa thượng Thích Chí Lạc (Trú trì chùa Long Phước - Phú Yên) truyền dạy và Hòa thượng Thích Hưng Từ (Trú trì chùa Pháp Hội - Bình Tuy) truyền Tâm Ấn.

Năm 1998 tại Đại hội đại biểu toàn quốc Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ IV từ 1997 – 2002, Hòa thượng được tấn phong giáo phẩm Hòa thượng.

Năm 2002 tại Đại hội Kỳ V Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng được suy cử làm Trưởng Ban nghi lễ T.Ư GHPGVN.

Năm 2004, Đại giới Đàn Huệ Thành I tổ chức tại tỉnh Đồng Nai, Hòa thượng được cung thỉnh làm: Đàn Đầu Hòa thượng.

Vào các năm 2004 và 2010, Hội thảo nghi lễ Phật giáo toàn quốc được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa lần I và lần II, Hòa thượng với cương vị là Trưởng ban Nghi lễ T.Ư Giáo hội làm Trưởng Ban tổ chức. Tại hai hội thảo này, hội nghị đã đạt đến mục đích: Thống nhất và Việt Hóa nghi lễ Phật giáo toàn quốc (lần I) và nghi lễ Phật giáo trong đời sống tâm linh (Lần II).

Năm 2007, với tư cách là Trưởng Ban Nghi lễ GHPGVN, Hòa thượng được mời Chứng minh Đại trai đàn Bình Đẳng tại chùa Vĩnh Nghiêm, Tp. Hồ Chí Minh do Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức.

Năm 2007 tại Đại hội kỳ VI, GHPGVN, Hòa thượng được suy cử làm thành viên Hội đồng Chứng minh kiêm Trưởng Ban nghi lễ T.Ư GHPGVN.

Năm 2010 Đại giới Đàn Cam Lộ tổ chức tại chùa Minh Thành tỉnh Gia Lai, Hòa thượng được cung thỉnh vào Ban Chứng minh Đại giới đàn.

Đối với Phật giáo Khánh Hòa
- Từ năm 1982 đến 1989 Hòa thượng được đề cử vào chức vụ Phó BTS GHPGVN tỉnh Phú Khánh.
- Từ năm 1989 đến 2006 Hòa thượng được tiếp tục đề cử vào chức vụ Phó Trưởng ban Thường trực Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa.
- Năm 1990 nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo Tăng tài cho tỉnh nhà, được sự ủy nhiệm của BTS, Hòa thượng mở Trường Cơ bản Phật Học - Khánh Hòa được thành lập (sau đổi thành Trường Trung cấp PHKH), Hòa thượng được cử làm Hiệu trưởng suốt 5 khóa từ năm 1990 – 2011.
- Năm 1993, Đại giới đàn đầu tiên do tỉnh Hội Phật giáo Khánh Hòa tổ chức tại chùa Long Sơn, Hòa thượng được cung thỉnh làm Yết - Ma - A - Xà - Lê – Sư, kiêm Gia trì sư trong Đại giới đàn.
- Sau đó vào các năm 1997- 2013 tại các Đại giới Đàn cũng như Tiểu Giới đàn do BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa tổ chức, Hòa thượng đều được cung thỉnh làm Yết - Ma - A - Xà - Lê – Sư, và chứng minh Đại giới đàn năm 2015.
- Từ năm 2006 đến năm 2017 Hòa thượng được đề cử chức vụ Phó Trưởng ban Thường trực, kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế - BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa.
- Nhiệm kỳ 2017-2022, Ngài được cung thỉnh vào Ban Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh hòa.
Đối với sơn môn pháp phái
Mặc dù bận rộn với phật sự của Giáo hội cũng như xã hội, nhưng Hòa thượng vẫn luôn để tâm đến tình Sơn môn pháp phái. Trong những dịp lễ tiết, Ngài thường đến thăm các tự, viện trong sơn môn tại các tỉnh như: Thừa Thiên Huế, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và một số tỉnh ở miền Tây Nam bộ để thăm viếng, sinh hoạt, động viên tinh thần phật sự.
- Từ năm 2012 đến nay Hòa thượng được toàn thể chư huynh đệ môn phong Tổ đình Nghĩa Phương suy cử vào chức vụ Trưởng môn phong.
- Sau khi đức Hòa thượng Thích Huệ Thành, Trụ trì kiêm Trưởng Môn phong Tổ đình Long Thiền, Tp. Biên hòa viên tịch, năm 2014, Hòa thượng được Chư tôn đức tăng ni thuộc môn phong Tổ đình Long Thiền cung thỉnh vào ngôi vị Trưởng Môn phong Tổ đình Long Thiền.
- Năm 2016, sau khi Hòa thượng Thích Chánh Trí, trụ trì kiêm Trưởng Môn phái Tổ đình Hải Đức viên tịch, Hòa thượng được cung thỉnh vào ngôi vị trưởng môn phái Hải Đức.
- Trong nhiều năm gần đây, tại các Trường hạ như: Tổ đình Long Thạnh, Q.Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh; Tổ đình Long Thiền, Thành phố Biên Hòa, Sắc tứ Long Sơn, Nha Trang đều cung thỉnh Hòa thượng vào ngôi vị chứng minh.
2. Công tác đối ngoại
Trong bối cảnh Phật giáo Việt Nam đã và đang chuyển mình sang giai đoạn mới, để đồng hành cùng với lịch sử của dân tộc, hội nhập cùng với bạn bè Quốc tế năm châu, cùng nhau xây dựng ngôi nhà GHPGVN ngày càng vững mạnh và có uy tín trên diễn đàn Phật giáo quốc tế:
Năm 1989, được sự đề cử của T.Ư Giáo hội, Hòa thượng cùng với Hòa thượng Thích Thiện Siêu đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham dự hội nghị Phật giáo châu Á vì hòa bình tổ chức tại Mông Cổ.

Năm 1994, Hòa thượng được Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh mời sang thăm chính thức Đài Loan và giao lưu cùng Học viện Phật giáo Viên Quang.

Năm 1999 nhận lời mời của Hòa thượng Kono – Taitsu, Hiệu trưởng Trường Đại học HaNaZoNo, Kyoto – Nhật bản, Hòa thượng đã sang Nhật Bản thăm lại Chư tôn đức cùng quý thiện hữu đồng học và khởi đầu cho mối bang giao Phật giáo Việt - Nhật trong lĩnh vực giáo dục đào tạo Tăng tài. Sau đó, vào năm 2004, một lần nữa, nhận lời mời của Hòa thượng Hiệu trưởng Trường Đại học HaNaZoNo, Ngài đã sang Nhật bản dự lễ Tốt nghiệp của đệ tử và thăm lại các Thánh tích Phật giáo như: Diên Lịch Tự tại Tỷ Duệ Sơn, Long Môn tự của Thiền sư Bàn Khuê, Tùng Âm Tự của Thiền sư Bạch Ẩn, Tường Phước Tự của Đại sư Kono TaiTsu.

Từ năm 1998 đến 2008, mười năm khởi đầu cho mối quan hệ Phật giáo Việt Nam - Đài Loan, Hòa thượng với tư cách là thành viên danh dự được mời sang chứng minh Đại lễ Pháp Sự cúng dường Thiên Tăng Hội tại trung tâm Đào Viên, đây là Đại lễ Phật giáo lớn nhất được tổ chức hàng năm tại Đài Loan. Trong dịp này, Hòa thượng được mời diện kiến chính thức với các bậc cao Tăng có uy tín lớn nhất của Phật giáo Đài Loan như: Hòa thượng Thích Minh Tâm, Hòa thượng Tinh Vân, Hòa thượng Thích Giác Ngộ trong lĩnh vực bang giao hữu nghị giáo dục đào tạo Tăng tài.

Từ năm 1997 đến năm 1999 được sự thỉnh mời của Hòa thượng Thích Bảo Lạc, Hòa thượng đã hai lần sang thăm Phật giáo Úc Châu và dự lễ khánh thành chùa A Di Đà tại Sydney, Úc quốc; Năm 2003 Hòa thượng sang thăm và thiết lập quan hệ hữu nghị với Phật giáo Thái Lan, được vua Sải Thái Lan hiến cúng dường Phật ngọc Xá Lợi hiện đang tôn trí tại Tổ đình Nghĩa Phương; Năm 2004, Hòa thượng thực hiện chuyến hành hương chiêm bái thánh địa Phật Tích tại Ấn Độ; Năm 2006 Hòa thượng được Thiền Sư Thích Nhất Hạnh mời sang Pháp chứng minh Đại giới Đàn Văn Lang của Đạo tràng Làng Mai.
Tháng 5 năm 2007 Hòa thượng được đề cử làm Trưởng Đoàn đại diện cho GHPGVN tham dự Đại lễ Phật Đản VESAK tổ chức ở Thái Lan và thay mặt cho Phật giáo Việt Nam nhận biểu tượng đăng cai VESAK 2008 tổ chức tại Việt Nam.

Công tác xây dựng trùng tu - Nhiếp hóa đồ chúng
Kế thừa gìn giữ và phát huy sự nghiệp đạo Pháp của thầy Tổ để lại nói riêng, đồng hành cùng sự phát triển Phật giáo Việt Nam nói chung. Trong suốt hơn 60 năm hành đạo của mình, noi gương sáng của Ân đức cố Bổn sư, lần lượt theo thời gian nhiều ngôi chùa của môn phong Nghĩa Phương được trùng tu tôn tạo và khai sáng.
Năm 1990 Hòa thượng đặt viên đá khai sơn chùa Nghĩa Sơn tại xã Phước Đồng Tp.Nha Trang; Năm 1995 đến năm 1996 tiến hành đại trùng tu ngôi Tam bảo Tổ Đình Nghĩa Phương lần thứ V; Năm 2005 xây dựng bảo tháp Xá Lợi và tôn thờ công đức của chư vị Tổ sư khai sáng và kế thế trụ trì Tổ đình Nghĩa Phương. Cũng trong năm này Hòa thượng đã tiến hành đại trùng tu chùa Phước Lâm tại xã Diên Phước, Diên Khánh, Khánh Hòa; Năm 2011 đại trùng tu chùa Nghĩa Phước; Năm 2012 đại trùng tu chùa Nghĩa Quang và chùa Nghĩa Hương; Năm 2015 mặc dù thân lâm trọng bệnh nhưng Hòa thượng vẫn phát tâm kiến tạo lại toàn cảnh chùa Nghĩa Sơn do ngài khai sáng.
Ngoài ra Ngài còn quang lâm chứng minh, đặt đá Đại trùng tu các ngôi chùa khác trong Môn phong, Pháp phái như chùa Nghĩa Phú, Nghĩa Minh, Nghĩa Lương, Nghĩa Lâm, Đông Phước, Ngọc Lâm, Nghĩa Lâm, Phước Huệ, Huệ Quang, v.v...

Đào tạo môn đồ đệ tử:
Trong suốt quãng đời hành đạo của mình, Hòa thượng luôn đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ nhận thức uyên thâm về Phật giáo cho đệ tử. Nhiều đệ tử xuất gia của Ngài được tu học đỗ đạt cao như đại học, thạc sĩ, tiến sĩ trong nước cũng như ở nước ngoài.
Hòa thượng đã truyền tam quy y, ngũ giới cho hàng ngàn phật tử tại gia. Hàng năm thường tổ chức các cuộc hành hương cúng dường Tam Bảo, tham quan danh lam thắng cảnh Phật giáo, tổ chức hoạt động ủy lạo, từ thiện xã hội v.v... Qua đó nâng cao tầm nhận thức Phật pháp của phật tử đương thời là sống tốt đời đẹp đạo.
D. Công tác xã hội và đồng hành cùng dân tộc
* Hòa thượng tham gia thành viên UBMTTQVN tỉnh Khánh Hòa tổng cộng năm khóa từ năm 1989 đến năm 2014.
* Hòa thượng là đại biểu HĐND tỉnh Phú Khánh nhiệm kỳ 1985 – 1989, rồi đại biểu HĐND tỉnh Khánh Hòa qua các nhiệm kỳ từ Khóa I (1989) đến khóa V (2016).
Trân trọng với những công đức mà suốt đời Hòa thượng đã đóng góp cho đạo pháp và dân tộc. Nhà nước CHXHCNVN và T.Ư GHPGVN đã phong tặng nhiều huân chương huy chương, bằng tuyên dương công đức cao quý.
Huân chương độc lập hạng ba năm 2011 của Chủ tịch nước CHXHCNVN.

Huân chương Đại Đoàn Kết dân tộc năm 2007 của Chủ tịch nước CHXHCNVN

Huy chương vì sự nghiệp Đại Đoàn Kết toàn dân năm 1990 của Chủ tịch Uỷ Ban T.Ư MTTQVN.

Bằng khen trong việc vận động Tăng Ni phật tử xây dựng GHPGVN năm 2007 của Thủ Tướng nước CHXHCNVN.

Bằng khen về tổ chức phục vụ Đại lễ Phật Đản tại Việt Nam năm 2008 của Thủ tướng nước CHXHCNVN.

Bằng tuyên dương công đức của Hội đồng Trị sự GHPGVN tặng trong Đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ 2002 - 2007.

Bằng tuyên dương công đức cho Trưởng ban Phật giáo Quốc tế tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa nhiệm kỳ IV năm 2006 - 2011 của Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Bằng tuyên dương công đức cho Trưởng ban Nghi lễ T.Ư GHPGVN nhiệm kỳ VI năm 2007-2012 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Đồng thời còn nhiều bằng khen giấy khen của HĐND và UBMTTQVN tỉnh Khánh Hòa trao tặng vì sự đóng góp và xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc phát triển Phật giáo tỉnh nhà.
E. Thời gian lâm trọng bệnh
Sau bao năm hành đạo, thân tứ đại đã đến kỳ úa tàn, năm 2014 Hòa thượng bắt đầu thọ bệnh. Mặc dầu đã được Y, Bác sĩ bệnh viện Vimex - Hà Nội, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh hòa, Bệnh viện 22/12 Nha trang tận tình chăm sóc cứu chữa, nhưng vì tuổi cao sức yếu, Hòa thượng đã an tường xả bỏ báo thân lúc 23:00 ngày 10/10/2017 (21/08 Đinh dậu). Thọ 84 tuổi đời, 60 tuổi đạo.
Thế là hóa duyên đã mãn, mặc dù Hòa thượng đã trở về thế giới Niết bàn vô tung bất diệt nhưng phẩm hạnh và công đức của Hòa thượng vẫn còn sáng mãn với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với tăng ni, phật tử Khánh hòa và trang sử muôn màu của Phật giáo Việt Nam thời cận và hiện đại. Quả thật:
Dép cỏ lối về còn lưu dấu,
Hoa đàm tuy rụng vẫn còn hương.

Trí Bửu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 9821)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Hữu Độ, sinh ngày 01 tháng 11 năm Nhâm Thân (nhằm ngày 28/11/1932) tại thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, huyện Thuận Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Hữu Oai, thân mẫu là cụ bà Đặng Thị Kiếm. Hòa Thượng là người con thứ 5 trong gia đình có 6 anh em.
10/04/2013(Xem: 8406)
Vào lúc 14 giờ ngày 20-10-2011, Thiền viện Vạn Hạnh, TP. Sài Gòn đã tổ chức Lễ Khánh tuế lần thứ 94 của Trưởng lão Hòa thượng Viện chủ và công chiếu bộ phim “Cuộc đời và Đạo nghiệp Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu” do Thiền viện phối hợp cùng Công ty Phim - Ảnh và Tư liệu Sen Việt thực hiện.
10/04/2013(Xem: 10114)
Đại đức thế danh Ngô Văn Quý, pháp danh Trừng Thông, pháp tự Giác Tấn, pháp hiệu Chơn Khánh. Sinh ngày 02/01/1953 (Nhâm Thìn) tại thôn Phú Vinh – Vĩnh Thạnh – Tp Nha Trang, trong một gia đình có truyền thống kính tin tu Phật. Thân phụ tên Ngô Văn Hường pháp danh Thanh Ân thân mẫu tên Nguyễn Thị Môn pháp danh Trừng Xuân.
10/04/2013(Xem: 7944)
Ni Trưởng Thích Nữ Hạnh Viên Tọa Chủ Chùa Linh Sơn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ni Trưởng, thế danh BÙI THỊ HẢI, húy thượng TÂM hạ ĐĂNG. Tự HẠNH VIÊN, hiệu CHƠN NHƯ, đời thứ 43 dòng Lâm Tế.
10/04/2013(Xem: 9136)
Ni Trưởng họ Hứa húy Thị Hai, sinh ngày 07 / 07 năm Ất Sửu (1925 ), tại làng Tân Nhựt, tỉnh Chợ Lớn – Sài Gòn. Thân phụ là ông Hứa Khắc Lợi; Thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Năng; Gia đình có 02 người con, Ni Trưởng là chị cả và người em trai là Hứa Khắc Tuấn.
10/04/2013(Xem: 8026)
Ni trưởng huý thượng Thị hạ Mậu, tự Thông Huyền, thế danh Đào Thông Thoại, sinh ngày 17 tháng 11 năm Ất Sửu (1925). Tại thôn Xuân Quang, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sinh trưởng trong một gia đình trí thức Nho giáo nhiều đời thâm tín đạo Phật, thân phụ là cụ ông Đào Đãi, pháp danh Thị Thiện, tự Giản; thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Chư, pháp danh Thị Hiền. Hai cụ đều là Phật tử thuần thành, hết lòng tôn kính và hộ trì Phật pháp. Ni trưởng là con thứ 6 trong gia đình có mười anh chị em. Vốn sẵn có thiện duyên từ bao đời với Phật pháp, nên từ thời thơ ấu đã chuyên tâm học đạo và sớm quy y Tam Bảo với bổn sư huý thượng Như hạ Từ, pháp hiệu Tâm Đạt tại chùa Thiên Bình, thôn Trung Lý, xã Nhơn Phong , huyện An Nhơn , tỉnh Bình Định.
10/04/2013(Xem: 7045)
Sư Cô Thích Nữ Liên Thi, tên đời Hồ Thị Kim Cúc, sinh ngày 20 tháng 6 năm 1969 tại Cam Ranh, Khánh Hòa, xuất gia ngày 18 tháng 5 năm 1990 tại Tịnh Xá Vân Sơn thuộc Xã Lương Sơn, Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Sư Cô đến Hoa kỳ ngày 26 tháng 5 năm 2008, mất tích ngày 23 tháng 4 năm 2010 và Phật tử đã tìm ra thi thể của Sư Cô năm tháng sau khi mất tích, ở sân sau của Tịnh Xá Từ Quang thành phố Midway City, tiểu bang California vào ngày thứ năm 23 tháng 9 năm 2010, nơi mà Sư Cô đã sinh hoạt trong suốt thời gian từ ngày đến Hoa Kỳ cho đến ngày mất tích. Sư Cô hưởng dương 42 tuổi đời, 20 tuổi đạo.
10/04/2013(Xem: 9438)
GS Phạm Công Thiện: Ra đi An Lạc Trong Thiền Định; Lễ Cầu Siêu Tại Chùa Viên Thông, Bellflower, Vào Chủ Nhật, 13-3 Nhà Thơ, Giáo Sư Phạm Công Thiện tại Tòa Soạn Việt Báo. (Hình Việt Báo, chụp vào tháng 11 năm 2009.)
10/04/2013(Xem: 7710)
Thành Kính Tưởng Niệm Cố Ni Sư Thích Nữ Diệu Ý (1947-2011) Trụ Trì Chùa Kim Quang, Thủy Tú, Nha Trang
10/04/2013(Xem: 6686)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]