Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Hộ Giác (1928 - 2012)

20/10/201921:00(Xem: 5042)
Hòa Thượng Thích Hộ Giác (1928 - 2012)

HT. Thich Ho Giac

Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Hộ Giác (1928 – 2012)


– Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
– Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.
– Nguyên Tổng Thư Ký Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.
– Nguyên Thành Viên Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo.
– Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sỹ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
– Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
– Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
– Nguyên Phó Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
– Nguyên Tổng Thư Ký Hội Đồng Lãnh Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại.
– Nguyên Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hoá Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ.
– Nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ.
– Viện chủ Tổ Đình (PHV) Pháp Quang; chùa Nam Tông; chùa Xá Lợi Phật Đài (Việt Nam).
– Viện chủ Pháp Luân Tự, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.

 

I/ TIỂU SỬ:

Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác, thế danh Ngô Bửu Đạt, sinh ngày 14-1-1928 tại Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam). Thân phụ ngài là cụ ông Ngô Bảo Hộ (Tức cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiện Luật – vị đệ nhất cao tăng Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam, sau nầy trở thành Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất). Thân mẫu là cụ bà Lưu Kim Phùng.

Ngài sinh trưởng trong một gia đình thương nhân, gồm có hai chị em. Bào tỷ là cố tu nữ Diệu Đính (thế danh Lưu Kim Đính). Do phương kế làm ăn sinh sống, cả gia đình ngài qua Cam-pu-chia lập nghiệp tại tỉnh Praey-veng – tức Lò-veng hay làng Hoa Mỹ theo cách gọi của cộng đồng người Việt cư trú tại đó.

II/ XUẤT GIA TU HỌC:

Năm 1934, sau khi thân mẫu qua đời, thân phụ ngài gởi trưởng nữ là Lưu Kim Đính cho người em gái (cụ bà Ngô Thị Dần) nuôi dưỡng và dẫn ngài cùng đến chùa Prek-reng (Cần Ché) xuất gia tu học. Thân phụ ngài xuất gia thọ giới Sa-di, Pháp danh là Thiện Luật; còn ngài xuất gia làm giới tử học tập kinh luật.

Năm 1940 ngài được thọ giới Sa-di tại chùa Sri-Sagor và được Hòa Thượng tế độ ban Pháp danh là Hộ Giác (Buddha Pala).

Ngài vốn có thiên bẩm thông minh xuất chúng, chịu khó, chịu học, lại có dung mạo khôi ngôi tuấn tú nên rất được các bậc Giáo Thọ Sư thương mến, hết lòng truyền thụ sở học và được gởi vào trường Cao Đẳng Phạn Ngữ Pali tại thủ đô Pnom Penh, năm 1948 ngài thọ Giới Đàn (Tỳ khưu) tại trường này, sau đó ngài tốt nghiệp cao đẳng Phạn ngữ – Pali với hạng ưu. Kế đó ngài đi tu nghiệp thêm tại các xứ Miến Điện, Tích Lan để hoàn thành sở học, thành danh là một vị Tăng tài của Phật Giáo.

III/ ĐẠO NGHIỆP – CÔNG HẠNH:

Từ năm 1950 đến năm 1957, ngài thường theo Cố Đại Lão Hòa Thượng Thiện Luật vảng lai về nước trợ giúp chư tôn thạc đức Tăng-già trong Phật sự mở mang Phật Giáo Nguyên Thủy tại miền Nam nước Việt, nhất là tại Sài Gòn.

Năm 1954, ngài cùng phái đoàn Tăng-già Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam tham dự Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần thứ VI tại thủ đô Ngưỡng Quang, Miến Điện (khai mạc vào dịp đại lễ Phật Đản, ngày 17 tháng 5 – Visàkha Day – Thời gian kết tập trải qua 2 năm, đến Phật Đản 1956, Phật lịch 2500 mới hoàn thành – Theo Phật Quang Đại Từ Điển, tr.5189). Nhờ thông tuệ 2 văn hệ Phạn ngữ và Pàli, ngài được tuyển thỉnh là một trong 2.500 thành viên chính thức dự phần nghe tuyên đọc kết tập Tam Tạng.

Năm 1957, sau nhiều năm du học ở xứ người, ngài trở về Việt Nam và khi Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam thành lập, ngài được suy cử đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư Ký đầu tiên của Giáo Hội.

Năm 1958, với sự ủng hộ của hãng dầu cù-là hiệu Mac-Phsu và chư tôn đức cao tăng cùng quý nam nữ Phật Tử, ngài cùng Đại Lão Hòa Thượng Thiện Luật kiến tạo ngôi Tam Bảo chùa Pháp Quang, và tại nơi đây, ngôi trường Phật Học đầu tiên của Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam được thành lập có tên là Phât Học Viên Pháp Quang do ngài làm Viện Trưởng, chuyên đào tạo Học tăng qua 3 học vị: Sơ đẳng, Trung đẳng và Cao đẳng Phật Học theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Học vị do trường cấp cho Tăng Sinh tốt nghiệp được Hội Phật Giáo Thế Giới (ngành giáo dục) công nhận. Ngôi trường đã đào tạo nhiều bậc Tăng tài phục vụ sự nghiệp phát triển Phật Giáo Nguyên Thủy trong sự nghiệp hoằng dương chánh pháp. Các Hòa Thượng, Thượng Tọa hiện nay như: HT Pãnnõ, HT Tịnh Giác, HT Minh Giác, HT Thiện Nhân, TT Bửu Chánh, TT Giác Trí… đều xuất thân từ ngôi trường này.

Pháp nạn 1963 là một biến cố chấn động toàn thể Phật Giáo Đồ Việt Nam, ngài cùng Ban Chưởng Quản Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam tham gia Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, đấu tranh trong tinh thần bất bạo động cho sự bình đẳng, tự do tôn giáo đối với Phật Giáo đến khi thành công và cũng đã bị bắt cầm tù trong thời gian này như bao Tăng Ni dấn thân hộ đạo lúc bấy giờ.

Năm 1964, Phật Giáo được thống nhất tại miền Nam cùng các Hội Phật Giáo miền Bắc di cư lấy danh hiệu là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Bản Hiến Chương đầu tiên của Phât Giáo Việt Nam ra đời. Ngài cùng chư tôn đức cao tăng Phật Giáo là một trong những thành viên sáng lập nên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Trong tổ chức Giáo Hội thời bấy giờ, ngài đã liên tiếp đảm nhiệm các chức vụ: Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội; Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ; Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp… và vào thời điểm hình thành Nha Tuyên Úy Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa, ngài được suy cử vai trò Phó Giám Đốc (Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo lúc ấy là Thượng Tọa Thích Tâm Giác).

Với chí nguyện hoằng pháp độ sanh, với thiên tài sở học Phật pháp, ngài đã hoằng truyền làm tỏ rạng chánh pháp Nguyên Thủy khắp cả miền Nam nước Việt, làm cho mọi người biết nhiều hơn đến Phật Giáo  Nguyên Thuỷ (tức  Phật Giáo Nam Tông như tên gọi hiện tại). Đây là công đức lớn lao với Tăng, Tín đồ Phật Giáo Nam Tông ngày nay. Bên cạnh đó, với sở học xuất sắc Phạn ngữ – Pali, ngài đã trợ duyên cho Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh (nay là Học Viện Phật Giáo TP.HCM) dịch thuật Đại Tạng Kinh Pali – Việt phổ biến đến khắp Tăng Ni, Phật Tử có nhu cầu nghiên cứu Phật học, quan trọng hơn nữa là hòa nhập với Phật Giáo các nước theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thuỷ.

Song song với Phật sự đào tạo Tăng tài, hoằng dương chánh pháp, Ngài đã kiến tạo ngôi chùa Nam Tông với ý nguyện thành lập Phân Viện Đại Học Phật Giáo Nam Tông thuộc Viện Đại Học Vạn Hạnh nhằm phát triển Phật Giáo Nam Tông tại nước nhà, sánh vai cùng các nước Phật Giáo Nam Tông trên thế giới.

Tuy đa đoan nhiều Phật sự, nhưng ngài cũng dành được thời gian biên soạn, trước tác với 27 tác phẩm đã sáng tác, dịch thuật; trong đó có 5 tác phẩm lớn chưa ấn hành. Một số kinh sách của ngài thường được nhắc đến là:

– Tình mẹ.
– Trúc Lâm dậy sóng.
– Tính đời ý đạo.
– Tình bạn.
– Thanh Văn sử.
– Cuộc đời và sự nghiệp Đại Đế A Dục Vương.
– v.v…

Năm 1981, nhận thấy tình hình nhiễu nhương của Phật Giáo Việt Nam qua việc bị thúc ép hình thành một Giáo Hội nữa ngoài ý muốn của đại đa số Tăng Ni, Phật Tử và của riêng cá nhân ngài, ngài quyết định rời khỏi Việt Nam bằng cách vượt biên giới qua ngã đường bộ Cam-pu-chia.

Năm 1982, ngài chính thức định cư tại Hoa Kỳ.

Một năm sau đó, ngài cùng với 8 vị nguyên thành viên của Hội Đồng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập Hội Đồng Lãnh Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại. Hội Đồng đã thỉnh cử ngài vào cương vị Tổng Thư Ký Hội Đồng.

Năm 1992, khâm tuân lời kêu gọi đức Đệ III Tăng Thống, ngài cùng đông đảo chư tôn đức và quý cư sĩ thành lập Uỷ Ban Vận Động và hình thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ. Không lâu sau đó, cơ cấu nầy được Đại Lão Hòa Thượng Đệ IV Tăng Thống Thích Huyền Quang ủy nhiệm vai trò Văn Phòng II Viện Hóa Đạo mà ngài là Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành cho đến khi ngài viên tịch.

Năm 2008, do sự thỉnh cầu của Hội Đồng Lưỡng Viện, đức Đệ IV Tăng Thống ban hành giáo chỉ suy cử ngài lên tôn vị Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Trong những năm định cư ở xứ người, ngài đã lên đường hoằng du nhằm nghiên cứu đồng thời cũng xiển dương chánh pháp tại nhiều nước: Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Đức, Thụy Sĩ v.v… Ngài đã kiến tạo nên ngôi chùa Pháp Luân ở tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Ngài cũng là Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ. Ngài là Bổn Sư; A-xà-lê; Giáo Thọ Sư biết bao Tăng chúng trong và ngoài nước với thiên tài Phật học xuất chúng và thông thạo ngoại ngữ qua 6 thứ tiếng của Ngài.

Là bậc cao tăng thạc đức nhưng với đức hạnh khiêm tốn; hòa nhã; tế nhị và sâu sắc, ngài luôn được Tăng Ni, Phật Tử trong và ngoài nước quý mến; kính trọng. Với tấm lòng cao cả, ngài luôn đùm bọc chở che, nâng đỡ đối với huynh đệ và hàng môn đồ đệ tử. Có thể nói, ngài là tấm gương sáng chói cho hàng hậu học noi bước trên đường đạo.

(Huệ Hương ST)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2018(Xem: 11569)
Viên dung hạnh nguyện Bồ Đề, Thong dong giữa cõi, lối về phương duyên. Thác duyên giữa chốn lam thiền, Kim Liên hầu Phật, tịch chiên kinh huyền.
06/01/2018(Xem: 9237)
Chúng tôi có duyên được gặp ông Lý Đại Nguyên từ những năm cuối thập niên 1950, khi đến tham dự những buổi nói chuyện về những vấn đề văn hóa, chính trị và văn nghệ vào những ngày chủ nhật tại Đàm Trường Viễn Kiến (nhà ông Nguyễn Đức Quỳnh trong hẻm cạnh chùa Giác Minh của thượng tọa Thích Tâm Châu, đường Phan Thanh Giản). Khi nhập vào Đàm Trường này, chúng tôi còn là học sinh đệ tứ, đệ tam trường Chu Văn An, nhưng được nghe nhiều nhà văn, nhà báo thuyết trình đủ thứ đề tài , trong đó tôi còn nhớ là thường gặp luật sư Nghiêm Xuân Hồng, nhà văn Mặc Đỗ, nhà báo Hồ Nam, nhạc sĩ Phạm Duy, mấy nhà văn nhóm Sáng Tạo, và mấy người trẻ lớp tuổi tôi như Phan Lạc Giang Đông, Phạm Thiên Thư, Lê Triều Quang... Nhà văn hóa Nguyễn Đức Quỳnh, chủ nhà và người chủ trương Đàm Trường Viễn Kiến, với bộ bà ba nâu, trán cao, dáng thanh thoát thường góp nhiều ý kiến trong những buổi nói chuyện, và người thứ nhì là Lý Đại Nguyên, dáng thư sinh, mặc bộ bà ba trắng thường tổng kết những đề tài thảo luận. Tro
29/12/2017(Xem: 23162)
Giáo Sư Trần Quang Thuận, Pháp danh: Tâm Đức Tự: Trí Không Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1930 tại Huế. Đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Du học và tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Anh. Cựu Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cựu Nghị sĩ Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa. Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hội Ái Hữu Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghiên Cứu Kế Hoạch GHPGVNTNHN-HK. Giám đốc Trung Tâm Học Liệu Phật Giáo, California, Hoa Kỳ. Đã cộng tác với nhiều báo chí Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.
19/12/2017(Xem: 6921)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân. Đặc biệt lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.”
17/12/2017(Xem: 70056)
Bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mỗi tập trên dưới 1.000 trang, mỗi trang độ 1.500 chữ, tổng cộng khoảng 4 triệu 500.000 chữ (Hán); thường được gọi là Đại Bát Nhã, mang số hiệu 220. Khoảng giữa năm 1973, theo quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng gồm 18 vị được thành lập với Hòa Thượng Trí Tịnh làm Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu làm Phó trưởng ban và Hòa Thượng Quảng Độ làm Tổng thư ký. Trong kỳ họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào những ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 nhằm thảo luận phương thức, nội dung và chương trình làm việc, Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm được Hội đồng phân công phiên dịch bộ Đại Bát Nhã 600 quyển này. Thực ra, Ngài đã tự khởi dịch bộ kinh này từ năm 1972 và khi được phân công, Ngài đã dịch được gần 100 quyển. Đây là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng, đã được Ngài dịch suốt 8 năm (1972-1980) mới xong và đã dịch theo bản biệt
15/12/2017(Xem: 87356)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137487)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
15/12/2017(Xem: 10233)
Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa, môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiết báo tin: Hòa thượng Thích Ngộ Trí. Chứng minh BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa. Trụ trì chùa Trường Thọ. Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 14 giờ ngày 12/12/2017 (25/10 Đinh Dậu) tại chùa Trường Thọ, tổ dân phố 10, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 75 năm, Hạ lạp: 47 năm.
27/11/2017(Xem: 23204)
Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã viên tịch vào lúc vào lúc 04h00 ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017) tại Quảng Hương Già Lam, 498/11 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, trụ thế 86 Xuân Thu, 62 Hạ Lạp. Lễ nhập Kim Quan được cử hành vào lúc 19h00, ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017). Kim Quan được tôn trí tại Quảng Hương Già Lam, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
26/11/2017(Xem: 6571)
Chấn hưng Phật giáo hay Công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một phong trào vận động cho sự phục hưng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và phát triển hoằng bá Phật giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ đầu thế kỉ 20. Công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]