Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bóng Hạc Về Tây (Thành kính tưởng niệm HT Thích Đồng Chơn)

14/04/202019:28(Xem: 3735)
Bóng Hạc Về Tây (Thành kính tưởng niệm HT Thích Đồng Chơn)

Giòng sinh diệt miên viễn mãi tuôn về biển cả chân thường, nghiệp thức bốc hơi, làm mây vô định, duyên đủ đầy hiện tướng nhân sinh!.

Giáo sử Phật giáo Việt Nam hàng ngàn năm qua xuất hiện bao nhiêu nhân tài thạch trụ cho ngôi nhà chánh pháp; lưu lại trên sử sách, tồn đọng qua nhân cách hằn sâu trong tâm tư của môn đồ pháp lữ. Những gót chân của các bậc chân đức khai mở Phật pháp phương Nam. Vâng, từ thuở ấy, Trung tâm Luy Lâu nở hoa, ngàn vạn gót sen rải khắp, mở đầu Trúc Lâm chánh giáo; Lâm Tế ẩn mình trong rừng Thiền tâm chứng, qua bao đời Thạch trụ sơn môn “dĩ tâm truyền tâm”, làm giềng mối duy trì Tông pháp. Thạnh suy là áng mây trôi, tán tụ là dòng sinh diệt. Những thời khắc biến tướng, Lâm Tế tông lại mang lông vũ niệm Phật, có đôi lúc biến thành “Ứng phú đạo tràng” để dung nhiếp đối cơ hạ liệt. Thủ thuật la hét đánh đập một thời thịnh vượng, dụng các phương tiện đánh hét của vị khai tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền. để sau biến tướng công án thoại đầu. Đến thế kỷ XII, Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo – vị Thiền sư xuất sắc nhất thời kỳ này, đã hình thành và phát triển lối tu tập Thiền công án. Thời kỳ nhà Tống ra đời tập công án nổi danh Vô Môn Quan, cũng như tập Bích Nham Lục của Viên Ngộ Khắc Cần và Bức Thập Mục Ngưu Đồ của Khuếch Am Sư Viễn.

Thoại đầu biến thành cương lĩnh của Thiền viện Thiền tông, cứ thế, mỗi giai đoạn, hành giả mỗi biến tấu pháp hành tương thích tự tánh, Lâm Tế chỉ còn là chiếc vỏ truyền thừa của dòng sinh mệnh tông môn. Thiền sư đôi khi là Tịnh độ sư, Tịnh độ sư nâng nghi tình “ai là người niệm Phật” lên thành công án! Nhật Bản cũng thế, Lâm Tế tông chia nhánh cho thích ứng căn cơ đương đại, dẫu sao vẫn còn giữ nguyên chất Lâm Tế khi mà Trung quốc, Việt Nam bị pha loãng giữa dòng liên lũy trùng  phùng. Qua Hàn Quốc  có danh xưng Tào Khê thấp thoáng dáng dấp của “Công án” và “Tịnh độ”, nhưng chưa đánh mất hương vị Thiền chất uyên nguyên để kiến tánh.

Từ thuở tông Lâm Tế được vào Việt Nam truyền giới đàn của các chúa Nguyễn. người truyền bá tư tưởng triết lý Tông Lâm Tế sâu rộng nhất là Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung đã sản sinh ra Thiền sư Liễu Quán là một vị Thiền sư xuất sắc và ngộ đạo thông qua việc Tham công án – một hình thức tu tập đặc trưng và cốt lõi của Thiền phái Lâm Tế. Ngoài ra cũng có Thiền sư Thạch Liêm thuộc Tông Tào Động cũng truyền bá và giới thiệu phương pháp Thiền Thoại Đầu, công án.

 Qua bao thế hệ đổi dạng thay hình, dưới mái Thiền môn Phật Việt cũng không còn thuần chất Lâm Tế nguyên thủy, nhưng không vì thế mà sen và súng dị biệt.

                                                 ***

Phật giáo bén rễ sâu vào mãnh đất từ Thuận Hóa vào Nam; Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên…mang hình thái đặc thù trong chốn Già Lam, tuyệt nhiên Tông phong Lâm Tế chỉ còn trên danh nghĩa truyền thừa mà môn sinh không còn “kiến tánh” được ấn chứng.

Ấy thế, ai bảo các trưởng tử Như Lai không có nội lực hành trì? Các bậc chân tu, nếu không là cao Tăng thạc đức thì cũng là ánh nhiên đăng tiếp Tăng độ chúng với thân giáo và tâm hành. Bình Định là vùng đất không màu mỡ về kinh tế, nhưng thấm đẫm đức tin tâm linh qua bao đời trầm lắng thịnh suy quốc mệnh. Huế  nổi danh một Báo Quốc, Khánh Hòa có Hải Đức thì Bình Định cũng là nơi cung ứng cho Phật giáo bao Tăng tài uy đức xuất thân từ Nguyên Thiều.

Bình Định từng có một quốc sư Thích Phước Huệ, Hòa thượng Thích Giác Tánh, thì hiện đại thấp thoáng bóng chân sư nghiêm trì luật nghi tỏa uy đức bảo tồn pháp mạch, thị hiện 74 năm hành hóa tiếp dẫn hậu lai, Tăng tài đào tạo; từng là giáo thọ sư  qua bao lớp học Tăng học Ni đương đại. Hậu học tôn kính Hòa thượng thượng Đồng hạ Chơn như một minh sư khả ái. Tên tuổi ngài gắn liền không những vùng trời Bình Định, còn rạng danh vào hàng thạch trụ Phật giáo.


ht dong chon 2

Duyên bồi đắp giáo pháp qua các minh sư, tiếp học lý pháp qua các trường Phật học; chương trình Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học của Phật Học Đường Phước Huệ tổ chức tại Tổ Đình Thập Tháp Bình Định ngài từng tham cầu; từng vào Nam bồi dưỡng thế học.

Hòa thượng nhận được văn bằng tốt nghiệp Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học và được trúng tuyển vào Cao Đẳng Phật Học Viện Trung Phần, Hải Đức – Nha Trang tỉnh Khánh Hòa năm 1974. Ngài không ngại xa xôi, tự đạp xe trên 10km đến chùa Long Khánh, Quy Nhơn để cầu kiến những bộ kinh Đại thừa Lăng Nghiêm Trực Chỉ, Lăng Già Tâm Ấn…từ các cao Tăng  bác lãm.

Suốt một đời chuyên tâm tu học và hành trì, Ngài luôn  tâm niệm  lời dạy của cố HT Đổng Minh – người xuất gia khi tuổi còn trẻ, phải dành tất cả cho việc học, lúc tuổi cao hơn, nên để tâm hành trì. Có học và có tu mới hoàn thành con đường xuất gia được, vì thế, bổn phận của người xuất gia là Học cho đến cùng và Tu cho đến chốn.

Qua bao thời khắc thạnh suy của thời cuộc, qua bao gian khó trong ngôi nhà Pháp bảo, ngài không bao giờ bê trễ việc hành trì; thân giáo luôn đồng hành khẩu giáo là gương sáng cho đàn hậu học; hạnh khiêm cung, kính trên nhường dưới phải chăng là hạnh của một cao Tăng! Ngài được truyền trao tinh yếu từ các bậc Cao Tăng Thạc Đức, trong đó có Hòa thượng Huyền Ấn và Hòa thượng Bình Chánh nên Ngài luôn tạo duyên trao truyền Luật Học cho thế hệ Tăng Ni trẻ.

Bản thân đã là thế, nhưng nào quên trọng trách tiếp dẫn hậu lai khi mà cuộc sống còn vây quanh bao “nhiêu khê” bế tắt; dẫn dắt đồ chúng áp dụng nông thiền của Tổ Bá Trượng song hành việc học gia giáo; Thầy Thị Quả và Thầy Đồng Văn là học Tăng đầu tiên của lớp gia giáo, nay hình thành Tăng sai nhận nhiệm vụ trong và ngoài nước. Đây là lúc Ngài tiếp nhận ngôi chùa Bình An sau 1975 đầy gian khó.

Với hạnh nguyện: “Tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức”, năm 1982, Hòa Thượng nhận hai vị đệ tử xuất gia đầu tiên, ban cho Pháp tự: Giác Hiệp và Giác Quảng. TT. Thích Giác Hiệp đã tốt nghiệp khóa III Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam cơ sở II tại TP. Hồ Chi Minh, Tiến sĩ Phật học tại Đại Học Delhi, Ân Độ năm 2004, hiện đang là Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương, Phó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lào Cai, giảng viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, khai sơn và trụ trì chùa Hiệp Giác TP. Hồ Chí Minh. TT. Thích Giác Quảng hiện là Ủy viên Ban Nghi lễ BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trụ trì chùa Kim Long, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Có hơn 30 vị đệ tử xuất gia khác của Hòa thượng, như: TT. Thích Giác Khánh, TT. Thích Giác Hiển, ĐĐ. Thích Vạn Hương, ĐĐ. Thích Vạn Nhẫn,  v.v…ngoài ra, rất nhiều đệ tử y chỉ của Hòa thượng đã trưởng thành và hành Đạo khắp nơi trên thế giới, như:  Thượng tọa Thích Vạn Đức – Cộng Hòa Liên Bang Đức, Thượng tọa Thích Giác Tín – Úc Châu, TT. Thích Đồng Phước – Hoa Kỳ, v.v…

Dĩ nhiên, ngoài những đệ tử chân truyền, còn nhiều học Tăng học Ni thành danh cũng từ sự đào tạo tại Nguyên Thiều do Ngài xây dựng trên căn bản luật học. Với Thân Khẩu Ý giáo tròn đầy, đức hạnh thanh cao, Ngài nhiều lần được Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định cung thỉnh vào hàng Thập sư Tôn chứng cho nhiều giới đàn từ năm 2000 đến 2010 tại Bình Định, đặc biệt lên ngôi vị Giáo Thọ A-xà-lê tại Đại Giới Đàn Kế Châu (2013) và Tâm Hoàn (2017), v.v…

                                                              ***

Hạt giống nẩy nở hoa thơm trên mảnh đất khô cằn thế sự. HT Thích Đồng Chơn là một trong vài ánh sao đêm trên nền trời Trung Việt. Chồi hoa cố vươn ra trong những kẽ đất, tuy mỏng manh nhưng dẫu sao cũng góp thêm sắc màu cuộc sống, xác định cho dù thịnh suy, Phật pháp vẫn luôn có sức sống từ những chồi non thầm lặng. Dù dòng Thiền Lâm Tế Nguyên Thiều. Chúc Thánh, Liễu Quán, Gia Phổ, Thiên Thai, Tào Động…pháp mạch có gián đoạn, nhưng tông phong vẫn duy trì truyền thừa nguồn cội. Đạo lực chí nguyện có cao vời cũng không qua khỏi luật vô thường; bản mệnh thân lưu ly như Đức Bổn sư, cũng xuôi theo dòng sinh diệt nhân quả. Hòa thượng cho dù là ánh sáng giữa bầu trời đêm, hàng hậu học cũng phải chịu tâm tang qua những dòng thơ văn tưởng niệm. Lời than ai oán, ái biệt ly khổ vẫn là tiếng dế miên trường của kiếp nhân sinh, khi mà 22 tháng 3 năm 2020 là giờ khắc quyết định kết thúc một kiếp người, nhưng là niềm tin khởi đầu tốt đẹp cho một nhân lành cả đời người chuyên sâu hành trì tác duyên pháp sự của một cao Tăng. Tuy trụ thế 74 năm, hạ lạp 52 mùa Hạ, nhưng dòng sinh diệt miên viễn không thể hạn giới tâm nguyện của một bậc thánh thiện vô ngần. Tuy ngài truyền thừa tông môn Lâm Tế, nhưng thủ đắc luật học đặc thù.

Phật giáo Việt Nam nói chung, môn đồ pháp quyến nói riêng đã mất đi một bậc thạch trụ tòng lâm. Ánh quang trí tuệ của Hòa thượng vẫn được tiếp nối bất tận.

Cư sĩ MINH MẪN

14/4/2020

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2023(Xem: 2190)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Phước Đường (1932 - 2017)
04/04/2023(Xem: 2120)
Hòa thượng Thích Đắc Pháp, thế danh Thái Hồng Điệp, sinh năm 1938, tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thân phụ là ông Thái Văn Hai và thân mẫu là bà Bùi Kim Loan. Năm 1947, thân phụ Hòa thượng hy sinh trong khi bị giam cầm tại nhà lao Côn Đảo. Những tưởng được nương bóng mẹ hiền đến lúc lớn khôn, nhưng thật không may, hai năm sau, lúc Hòa thượng 12 tuổi, mẫu thân lại quy tiên. Mặc dù không còn cha mẹ cận kề dạy bảo, nhưng với nghị lực cùng tinh thần hiếu học và nền nếp đạo đức gia đình từ xưa, Hòa thượng đã tự rèn luyện bản thân về cả tri thức và đạo đức cho đến lúc trưởng thành.
04/04/2023(Xem: 2348)
Hòa thượng Thích Liễu Lạc, thế danh Trương Văn Trình, sinh năm 1878 (Kỷ Mẹo), vốn là bậc đại điền chủ, nổi tiếng nhân hậu, đạo đức khắp vùng. Phụ thân là cụ ông Trương Văn Thêm, mẫu thân là cụ bà Nguyễn Thị Em. Hòa thượng là người con út trong gia đình có bốn anh chị em. Năm 1910, Hòa thựơng tu theo đạo Minh Sư và được gọi là Ông lão Năm. Đạo Minh Sư chủ trương “Thờ cúng Phật, tu theo Lão giáo, sống theo Nho gia’’, nên Hòa thượng có điều kiện so sánh, nhận thấy Phật đạo cao siêu hơn.
02/04/2023(Xem: 1970)
Từ phương xa, chúng con xin chấp tay cúi đầu đảnh lễ Tiễn đưa Thầy về cảnh giới Tây Phương Tám mươi năm trụ đời, Thầy đã sống chung cùng nỗi khổ của Quê Hương Ánh đạo vàng loan tỏa khắp muôn phương. Thầy dạy chúng con, lấy từ bi trí tuệ làm đầu. Trong Pháp Phật có tứ trọng ân Ân Tổ Quốc là ân cao nhất, phải giữ gìn mảnh đất tiền nhân. Vận nước nổi trôi!
01/04/2023(Xem: 1778)
Huế lưu ảnh, dòng Hương Giang thơ mộng. Vọng chuông ngân, chùa Thiêng Mụ Thơm trong. Thơm mùi đạo, áo tràng lam trượng thất. Mõ nhịp đều, sương mờ ảnh sắc không. Mây phủ kính, dòng tâm tang tiễn góc. Dấu phong Trần, năm ấm vội tang thông. Mượn huyễn thân, khoác lên áo nâu sòng. Tu tinh tấn, tâm Phật ngộ bên trong.
28/03/2023(Xem: 2484)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Huệ Đăng (1873-1953)
27/03/2023(Xem: 3320)
Từ Quảng Trị, quê xưa nuôi dưỡng. Chốn Thiền gia, quy ngưỡng Phật Tâm. Xuất Trần quyết chí dấn thân. Nuôi Bồ đề nguyện, độ nhân qua đò.
25/03/2023(Xem: 2503)
Điện Thư Phân Ưu kính gởi Môn Đồ Pháp Quyến của Ni Trưởng Thích Nữ Chơn Hiền (1930-2023)
24/03/2023(Xem: 3153)
Tin Viên Tịch: Hòa Thượng Thích Thông Anh, Trụ Trì Chùa Từ Vân, TP Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa vừa viên tịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]