Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đệ nhất đọc sách Phật – Hòa thượng THÍCH ĐỒNG CHƠN

09/04/202015:40(Xem: 4021)
Đệ nhất đọc sách Phật – Hòa thượng THÍCH ĐỒNG CHƠN

Trong những lúc trải lòng hoặc phút giây chia sẻ thật thâm tình với pháp lữ, hoặc sinh viên, học viên, Vạn Lợi thường kể hết sức tự hào về những vị đại sư ân nhân của mình, những bậc thiện tri thức mà cuộc đời mình được hạnh ngộ. Nhờ những điều đó, càng củng cố thêm niềm tin vào chân lý giác ngộ giải thoát, từ bi, hoằng hóa, mang lý tưởng cao thượng của các chư vị tiền bối cho cho mọi người.

Muốn hiểu về đức Phật thì đọc Kinh sử…  Thật may mắn cho cuộc đời này, hình tượng quý Hòa thượng Thích Đồng Chơn còn đó, đã chứa đựng đầy đủ bóng hình đại hạnh, đại nguyện của đấng Như Lai.

Và, may mắn thay cho cá nhân Vạn Lợi. Trong những ngày tham gia gia đình Phật tử chùa Sơn Long, nơi mà sau này tôi xuất gia tu học, có lần được huynh trưởng giao nhiệm vụ đứng làm hàng rào bảo vệ cho đại lễ trai đàn chẩn tế, nhân ngày an vị Tôn tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni được xây dựng trên tảng đá trước cội Bồ đề ba trăm năm. Nghe đâu chư tổ xưa kia từng ngồi đó chuyên tâm thiền định, ngẫm nghĩ lời kinh, giác ngộ đạo lý nhân sinh, vũ trụ. Tôi len lén chiêm ngưỡng Hòa thượng Bảo Thọ gia trì trang nghiêm trên pháp tòa, cùng Thượng tọa Đồng Chơn chấp trì hữu kích tử (đánh tang ngồi bên trái) và vị Thượng tọa Đồng Tịnh chấp trì tả kích tử (đánh tang ngồi bên phải), sao mà thanh thoát, mà uy nghi đến thế. Âm thanh thánh thiện vang lên, lúc thì thành kính tha thiết cung thỉnh chư Phật Bồ tát mười phương về ngự, khi thì nghiêm khắc răn dạy chúng sinh vô hình còn phiêu lãng chốn hư không, lúc lại ai oán than thở thế sự vô thường, tình trường ảm đạm, sống chết chẳng hẹn ngày đến, đi. Từ đó tâm trí của anh chàng thiếu niên tôi vừa ảo mộng vào đời, có một cái nhìn ra bên ngoài cuộc sống gia đình, còn có một điều gì đó huyền diệu nơi cửa Phật.

 Nhưng rồi thật may mắn, một ngày kia, Vạn Lợi đủ duyên được vào chùa xuất gia tu học. Nhớ ngày ấy, Sư phụ Đồng Đức trụ trì chùa Sơn Long trao đổi với Thượng tọa Đồng Chơn,về việc nên cho tôi học cấp 3 ở Quy Nhơn hay An Nhơn. Vì sư phụ tôi muốn tách tôi ra khỏi nhóm học sinh Tuy Phước, nơi tôi gắn bó bốn năm ở cấp II, để tôi gác lại bao kỷ niệm vui buồn, mà  chuyên tâm học Phật, không bị rủ rê đi thi học sinh giỏi các cấp và vào đại học bên ngoài xã hội. Sư phụ tôi từ bi, muốn tôi ban ngày thì học ở trường chuyên Quốc học Quy Nhơn, tối về tạm trú tại chùa Long Khánh, nhưng Thượng tọa Đồng Chơn đã gạt đi: “Cho thằng nhỏ cao to đó mà xuống Quy Nhơn, thì chỉ đá bóng với tắm biển chứ học hành gì!”. Thế là sau hồi bàn thảo, cuối cùng Thượng tọa Đồng Chơn chọn cho tôi học trường chuyên, nhưng không phải ở huyện cũ mà tôi “bị” đưa lên K18 (trung tâm kỷ luật nghiêm khắc như quân đội) Tu viện Nguyên Thiều hầu cận Thượng tọa Quảng Bửu. Tôi đi học trường chuyên An Nhơn 1, và cũng từ đó, cuộc đời tôi lại bước sang trang mới, âu cũng là thắng duyên nhờ quyết định của Thượng tọa Đồng Chơn vậy.

 Trong nỗi buồn, vui xen lẫn của đứa trẻ vừa xa nhà, vào chùa được một năm, tôi khăn gói lên Tu viện Nguyên Thiều. Nhìn thấy Tăng, Ni thế hệ khóa II, Phật học nhuần nhuyễn, huynh đệ trong chùa thì giỏi chữ Hán, thuộc làu Kinh Kệ, còn mình thì đúng là “nhà quê mới lên thành phố”. Nhớ nhà, nhớ chùa, chiều chiều tôi leo lên chân tháp Chăm, hoặc ngồi dưới chân tượng Phật, nhìn xa xa ngọn đồi Trường Úc ngắm chùa Hang ở chân đồi bên kia, và dõi theo hình bóng quê nhà núi Huỳnh Mai Tuy Phước. Tuy là một chú bé nghị lực, nhưng ở vào cảnh đó, cũng không khỏi rơi lệ. Song, vì xuất gia là tôi tự chọn, nên tôi liền chấn chỉnh tinh thần tinh tấn tu học. Diễm phúc cho tôi được học tập với ba vị Đệ tử nhập môn của Sư Ông tôi, là đại lão Hòa thượng Thích Bình Chánh vang bóng một thời cải cách chấn hưng Phật giáo. Vị Đệ nhất thiền định, Hòa thượng Thích Quảng Bửu (1944 – 2016); Đệ nhất hoằng pháp dùng phương tiện thanh âm để cứu độ chúng sinh, Hòa thượng Đồng Tịnh (1954 – 2019); Đệ nhất đọc sách Phật, Hòa thượng Thích Đồng Chơn (1947 – 2020). Ba vị Đại sư đó, giới luật tinh nghiêm, Phật học uyên thâm, hành hóa lưu danh. Đức hạnh của quý Ngài như những đóa hoa rực rỡ trong đời mà chúng tôi, những đứa con thơ dại của Người được học hỏi, noi theo. Đối với tôi, mỗi Hòa thượng là mỗi dấu ấn sâu đậm trên con đường tu học.

Còn nhớ, khi mới về Tu viện, Hòa thượng Quảng Bửu chắc có thần thông hay sao ấy, Hòa Thượng gọi tôi lên, rồi kể chuyện các chú cùng trang lứa: nào là thuộc bốn quyển luật, ngoài 214 bộ, còn thuộc làu làu hết tự viết được chữ Hán Tỳ Ni nhật dụng, Sa di thập giới, Hai bốn thiên oai nghi, Quy Sơn cảnh sách, Kinh Di giáo, Tứ thập nhị chương, v.v. Sau đó Người lại hỏi tôi, con thuộc được phần nào? Tôi kính cẩn trả lời: “Con chỉ biết chút chút”. Thế là Hòa thượng nói: thầy muốn con biết hơn cái “chút chút” đó. Vậy là tôi chăm chỉ học ngày đêm cho bằng huynh, bằng đệ. Với tôi, khi được thân cận tu học với Hòa thượng Quảng Bửu, ấn tượng sâu sắc nhất là tối nào Hòa thượng cũng tập chúng lại ngồi thiền. Thiền của Hòa thượng là từ sổ tức, chuyển qua tứ chánh cần, cuối cùng là kết hợp hạnh nguyện của cá nhân mà quán chiếu hoặc nhập định Tứ vô lượng tâm từ, bi, hỷ, xả, hoặc trì chú niệm Phật v.v. Lúc đó, tôi cứ nghĩ sao chỉ đơn giản như vậy mà cả đời chúng tôi cứ phải ngồi phải tập mãi vậy ?. Đến giờ, tôi mới dần thấu rõ được phần nào, khi mà hằng ngày tự tu tập và hướng dẫn người hữu duyên, tôi vẫn sử dụng phương pháp thiền đó, cho dù là được học hỏi các lối tu khác. Cứ như vậy thôi…, hai chữ an yên, trí tuệ, cho đến phút cuối đời, dù thân thể thuận thế sinh lão, nhưng Hòa thượng chỉ cảm thán vài câu, … “cái thân đau yếu rồi, thôi tứ đại trả về tứ đại..”, thế là… thuận nhập Niết bàn.

Ấn tượng về Hòa thượng Đồng Tịnh trong tôi: Ngài là Đệ nhất sử dụng phương tiện hoằng pháp. Hòa thượng từ tốn, nhẹ nhàng, làm việc đều mang ý tưởng thuần tịnh, đem hết giáo pháp của đức Phật để thể hiện trong cuộc sống. Hòa thượng dạy, mình đi làm lễ cho nhà Phật tử, là tốt lắm; Đạo tràng họ lập, mình đến làm lễ, nhà nhà thỉnh làm lễ, thì nhà nhà lập đạo tràng tu tập. Vậy không tốt hay sao?. Quá tuyệt đi chứ! Ai ai cũng biết tu, ai ai cũng gieo thiện duyên, thì thế giới này sao không thành Tịnh độ chứ!. Nhà nhà lập đạo tràng thỉnh sư tụng niệm, lúc tụng niệm thì người người tâm hồn hướng lên Phật, hướng lên tổ tiên thì tạp niệm đâu có, đó cũng là tu mà!. Vậy nên, thầy chỉ làm thế, đọc kinh niệm Phật, trợ niệm, chẩn tế chúng sinh… Từ bi là thế, đôn hậu là thế… Chỉ tiếc thay…, cuối năm 2019, Ngài sớm về với cõi Chân Thường. Giây phút trở về đó, trong lòng tay vẫn giữ chặt tràng hạt niệm Phật, cho tâm thanh tịnh, cho lòng an nhiên.

Ngày tôi về đảnh lễ lần cuối tiễn đưa giác linh Hòa thượng Đồng Tịnh cuối năm 2019, tôi có về chùa Bình An, thân cận Hòa thượng Đồng Chơn một lúc, trong buổi chiều tối mưa cùng với bạn học là Đồng Lực và Đồng Đạo, có lẽ trong thâm tâm huynh đệ chúng tôi, mỗi người phụng sự một phương, nên cũng không biết cuộc đời này còn bao nhiêu lần hữu duyên gặp gỡ. Buổi chiều tối đó, trời mưa như trút, tôi ra gọi taxi mãi không được, đứng dưới ánh đèn đường, nhìn giọt nước chảy đến xe buýt cũng không có. Cuối cùng, vẫy mãi mới được chiếc xe ôm.

Tôi may mắn được hầu cận Hòa thượng Đồng Chơn, vị thầy giáo thọ lớp trung cấp. Xưa nay, Hòa thượng nổi tiếng là người ham đọc sách. Khi tôi học cuối cấp II, cũng là năm đầu tiên mặc áo nhà chùa. Sau ba năm mặc đồng phục của trường Tuy Phước, tôi thường bị thầy cô giáo khác góp ý, muốn tôi quay lại với cuộc sống bình thường: “tu làm gì, lạc hậu rồi, làm thầy tu có nghiên cứu chế tạo ra máy móc, có góp vật chất cho đời không? Hay chỉ ngồi mát ăn bát vàng, làm điều mê tín dị đoan?”… Tôi cũng không biết biện hộ cho thầy cô như thế nào. Vì ngay cả tôi, cũng không tìm ra lời giải đáp cho chính tôi. Nhưng, có một điều là tôi rất thích ở chùa và chỉ biết có vậy, không có cái gì hơn cái ước nguyện đó.

Có lần, thầy Công dạy môn Toán, Chủ tịch Công đoàn Trường là cháu gọi Hòa thượng Đồng Chơn bằng bác, gọi riêng tôi và kể rằng: “Thuở nhỏ, gia đình ông nội của thầy là phú hộ, nên có xây một thư phòng, bác là thầy Đồng Chơn, ngày đêm ở đó đọc sách. Sau đọc được cuốn sách Phật, nên xin bác vào chùa xuất gia, nhưng gia đình không cho. Thế là bác mới viện lý do, nhà chùa nhiều sách hơn nhà mình, nên cho con vào đó đọc sách thôi, còn đi tu khó lắm… Và cứ thế, cứ thế, thời gian ở nhà dần ít đi, thời gian ở chùa lại thêm nhiều. Rồi cuối cùng, cả nhà không còn nhận ra là lúc này bác ở chùa, hay ở nhà. Vậy là bác đã đi tu. Bác nay trụ trì chùa Bình An, vẫn làm giảng sư cho trường Phật học, vẫn giúp người giúp đời bằng lời Kinh tiếng kệ, bằng tấm lòng bao la, bằng trí tuệ nhìn đời thấu đạt”.

Tôi như được an ủi vì có đồng minh và càng có quyết tâm hơn với ý nguyện của mình. Từ đó tôi lên lớp học, tôi ít nói chuyện với mọi người, chỉ lắng nghe thầy cô giáo giảng bài. Khi về chùa thì mượn sách của quý sư huynh để đọc. Có lẽ, văn hóa đọc của tôi được ảnh hưởng từ Hòa thượng Đồng Chơn lúc đó. Sau này, mỗi lần tôi đứng lớp, có ai đó hỏi tôi: Sao thầy giảng dạy toàn lấy ví dụ trong kinh điển? Sao thầy nhớ nhiều thế? Tôi không biết nói gì hết, tôi thường kể, xưa tôi được học vị sư bá, sư bá vô tình hay cố ý giảng dạy cho tôi: “Kinh sách của đức Phật được trải qua nhiều lần biên tập ở Ấn Độ, rồi được Đại sư của các nước vượt ngàn dặm, trải qua bao gian khó để thỉnh Kinh, phiên dich, lưu truyền đến hôm nay. Chúng ta đọc để hưởng thụ cái phước đó, thì còn gì tuyệt bằng nữa, đi tu mà tìm cái gì ngoài Kinh sách hả con?”

Hòa thượng ham đọc sách từ nhỏ, ấn tượng nhất là trên chiếc ghế dài của Hòa thượng, một cái bồ đoàn có vết sờn vì ngồi thiền lâu năm, một chiếc gối bạc màu cũ kỹ, khi ngồi mỏi thì nằm đọc, khi nằm mệt thì ngồi đọc. Cứ như thế, bao Kinh, Luận đã đi vào tâm hồn Ngài, để những lời giảng dạy đều thấm nhuần pháp âm, pháp thân của chư Phật mười phương.

Trước khi chúng tôi ra về, Hòa thượng Đồng Chơn nhắc nhở: “ mấy ông tiến sĩ, thạc sĩ, chinh phục chữ nghĩa nó đơn giản, nhưng làm chủ tâm hồn, đi vào thiền định, đạt đến trí tuệ là khó nhất. Đi tìm Phật trong sách vở để có tầm bằng, xứng danh hàng sĩ ở xã hội, việc đó các con đã làm xong, còn cần phải đi về với Phật trong chơn tâm, bản tính, để lấy hương vị giải thoát, xứng danh hàng xuất sĩ nhé con”. Người còn căn dặn thêm, “đời này mà giảng pháp không giảng cho thấu rõ chân lý, giấu bớt điều đã học, thì đời sau đầu thai lại, học trò của mình lại làm thầy dạy lại, lúc đó họ dạy không thấu triệt, thì khuyết điểm này do cá nhân mình tự tạo ra. ..” nên Hòa thượng Đồng Chơn khi giảng dạy thì thấu tình đạt lý, sáng tỏ nội dung, soi cùng đường đạo.

Cho đến hôm nay, Hòa thượng duyên hóa độ cõi trần đã mãn, đã về với đức Phật rồi, kinh sách vẫn lưu truyền, pháp âm đó đã về với bản thể chân như, chân lý bất sinh, bất diệt. Hòa thượng Đồng Chơn đã để lại cho hậu thế chúng tôi một tấm gương hiếu học, một ngôi chùa với 6 vị đệ tử tốt nghiệp tiến sĩ, hoằng hóa khắp nơi trên thế giới.

NAM MÔ TỪ LÂM TẾ CHÁNH TÔNG TỨ THẬP TAM THẾ, BÌNH AN TỰ ĐƯỜNG THƯỢNG thượng ĐỒNG hạ CHƠN, hiệu MINH CHIẾU, tự THÔNG THIỆN Hòa thượng GIÁC LINH

Thích Vạn Lợi kính lễ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2022(Xem: 3428)
Tôi là học sinh duy nhất ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam đậu vào lớp đệ thất Trường Trung học Công lập Trần Quý Cáp Hội An, niên khóa 1957-1958. Cha tôi rất vui mừng nên đã thành tâm cúng tạ Tổ tiên, ông bà. Ông vui mừng vì nếu tôi không đậu thì tôi sẽ thất học do không có tiền đóng học phí khi học trường tư thục. Tôi học ở trường Trần Quý Cáp cho đến cuối năm đệ nhị, sau con bão lụt khủng khiếp năm Thìn (1964) tôi phải nghỉ học, vào Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Là con trai trưởng tôi phải lo cho 2 đứa em ăn học nữa.
13/03/2022(Xem: 4170)
Bài viết này để ghi ơn Thầy Thích Minh Châu. Những gì Thầy dịch nhiều hơn những gì tôi có thể đọc, những gì Thầy viết phức tạp hơn những gì tôi có thể hiểu, và công trình hoằng pháp của Thầy vĩ đại hơn những gì tôi có thể đo lường. Bài viết, do vậy, chỉ là một phần những gì có thể nhìn về Thầy Thích Minh Châu, từ một người, tuy chưa bao giờ gặp Thầy trực tiếp, nhưng luôn luôn tự xem như học trò của Thầy. Và nơi đây sẽ tập trung về cách Thầy Thích Minh Châu lý giải về cửa pháp Bất Lập Văn Tự (không dựng lập chữ nghĩa, ngôn ngữ, biểu tượng, ký hiệu…). Sai sót tất nhiên sẽ có, người viết xin được thành tâm sám hối.
05/03/2022(Xem: 4091)
Hòa thượng Thích Nguyên Phước, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN huyện Diên Khánh, trú trì chùa Phước Long, thôn Trung 3, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Theo cáo phó, do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần thị tịch vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 4-3-2022 (nhằm ngày 2-2-Nhâm Dần) tại chùa Phước Long; Trụ thế: 72 năm, 49 Hạ lạp. Lễ thỉnh nhục thân nhập Kim quan lúc 21 giờ ngày 4-3-2022 (nhằm ngày 2-2-Nhâm Dần). Kim quan được an trí tại Giác linh đường chùa Phước Long, thôn Trung 3, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh. Lễ viếng bắt đầu từ lúc 7 giờ ngày 5-3-2022 (nhằm ngày 3-2-Nhâm Dần). Lễ phụng tống kim quan trà-tỳ tại Đài hỏa táng phía Bắc TP.Nha Trang được cử hành vào lúc 8 giờ ngày 7-3-2022 (nhằm ngày 5-2-Nhâm Dần).
04/03/2022(Xem: 4067)
Hòa thượng Thích Ngộ Khải, Chứng minh Ban Trị Sự GHPGVN thị xã An Nhơn, Viện chủ chùa Thiên An, thị xã An Nhơn Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 07 giờ 30 phút ngày 03 tháng 3 năm 2022 (nhằm mùng 01 tháng 02 năm Nhâm Dần) tại chùa Thiên An, số 35 đường Lê Hồng Phong, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
21/02/2022(Xem: 4922)
Di sản mà Đức Đệ Ngũ Tăng Thống để lại cho môn nhân, chúng đệ tử hậu thế, là phẩm chất trong sáng của đệ tử Phật, không khiếp nhược để khuất thân làm công cụ cho các thế lực tham vọng, không si mê để bị quyến rũ bởi hư danh, lợi dưỡng mà thế tục ban tặng. Di sản ấy là sự kế thừa công hạnh hoằng hóa của Chư Thánh Đệ tử, của Lịch đại Tổ Sư, đạo lý vi diệu dẫn đường chúng sinh tầm cầu an lạc, được công bố rộng rãi bởi Đức Thích Tôn, được kết tập thành Tam Tạng Thánh giáo, hoằng truyền trên 25 thế kỷ. Để hộ trì di sản tối thắng này, dù trải qua năm tháng đọa đày trong vòng lao lý, Ngài vẫn kiên trì sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, không xao lãng sự nghiệp phiên dịch Thánh điển làm sở y cho chánh tín khỏi bị dao động, mê hoặc bởi các ý thức tà kiến, bởi các thuyết lý điên đảo.
10/02/2022(Xem: 10857)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
05/02/2022(Xem: 6621)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vĩ đại, vị đạo sư siêu tuyệt. Ngài kết hợp một cách sáng tạo và cơ chế bản địa hóa Phật giáo vào chủ lưu văn hóa chính thống phương Tây một cách tự nhiên. Đặc biệt, Ngài khéo dùng phương tiện thiện xảo trong việc chia sẻ Từ bi tâm và Trí tuệ Phật pháp với công chúng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn tự địa phương, thi ca và âm nhạc. Ngài đã khéo vận dụng giáo lý Phật đà để người dân các quốc gia khác nhau trên thế giới, tắm mát trong suối nguồn từ bi và ấm áp dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp mà không chướng ngại, siêu việt tất cả cương giới.
04/02/2022(Xem: 4066)
Ban TTTT Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa, nhận được tin: THƯỢNG TỌA THÍCH CHƠN THÀNH - TRÚ TRÌ CHÙA DIÊN THỌ Viên Tịch vào lúc 04giờ 45 phút ngày 02/02/2022 (Nhằm ngày 02/01 năm Nhâm Dần) tại Chùa Diên Thọ, TT Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 69 năm Hạ lạp: 28 năm - Lễ thỉnh Nhục thân nhập Kim quan lúc 18h00p ngày 02/02/2022 (nhằm ngày 02/01 năm Nhâm Dần). - Kim quan được an trí tại Giác Linh đường Chùa Diên Thọ, số 226 đường Lạc Long Quân, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. - Lễ viếng bắt đầu từ lúc 20h00 cùng ngày. - Lễ cung thỉnh Kim quan Đăng đàn Trà tỳ chính thức được cử hành vào lúc 08h00p ngày 05/02/2022 (Nhằm ngày 05/01 năm Nhâm Dần).
22/01/2022(Xem: 9533)
Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, vào lúc 00:00 ngày 22 tháng 01 năm 2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), Thiền sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh, Niên Trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình, nơi Người đã xuất gia cách đây tám mươi năm.
18/01/2022(Xem: 9734)
Cố trưởng lão Tịnh Đức thế danh Tôn Thất Toản, sinh ngày 01/08/1944 tuổi Giáp Thân tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Gia đình dòng tộc Hoàng gia, thuộc Đệ bát hệ, Đệ nhị phòng, dòng dõi Chúa Nguyễn Phúc Thụ (Túc Tông Hiếu Đinh Hoàng Đế). Thân phụ là ông Tôn Thất Nhường, sinh năm 1897, mất năm 1982, thọ 85 tuổi. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Bàng, sinh năm 1903, mất năm 1963, thọ 61 tuổi. Gia đình có 5 anh em, Ngài là người con út. Xưa, gia đình ngụ tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Sau vào ở tại phường Thạc Gián, Đà nẵng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]