Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lạy Mẹ (Tuyển tập thơ của Ôn Quảng Độ)

26/02/202007:26(Xem: 6938)
Lạy Mẹ (Tuyển tập thơ của Ôn Quảng Độ)
hoa-thuong-thich-quang-do
tho tu-ht thich quang do
LẠY MẸ

(Thơ Tù: Sa Môn Thích Quảng Độ)

Hơn hai mươi bảy năm trời cách biệt
Mắt Mẹ đã mờ vì nhớ thương con
Mẹ trông chờ bao ngày tháng mỏi mòn
Nhưng chỉ thấy mây bay và gió thoảng
Mẹ có ngờ đâu đời con phiêu lãng
Như cánh chim trời xiêu bạt bốn phương
Để giờ đây trong cảnh ngộ đau thương
Cảnh tù ngục tối tăm và buồn thảm
Con hối hận từ đáy sâu tâm khảm
Đạo thần hôn đã lỗi phận làm con
Tám mươi tuổi Mẹ có còn mạnh khỏe
Hay hạc vàng đã cất cánh bay cao
Cứ đêm đêm theo dõi những vì sao
Nhìn Bắc đẩu con tuôn trào nước mắt
Con quỳ xuống chắp hai tay trước ngực:
"Lạy Đức Từ Bi cứu độ Mẫu thân
Cõi Sa bà khi Mẹ đã mãn phần
Cảnh Cực Lạc là quê hương An Dưỡng"
Lòng chí thành nguyện cầu trong tâm tưởng
Tháng năm dài con chỉ biết thế thôi
Nghĩa thù ân chua xót lắm Mẹ ôi
Con lạy Mẹ trăm nghìn muôn ức lạy!
Sa Môn Thích Quảng Độ.

VN-Dai-Su-Hoa-Thuong-2

XUÂN NHỚ MẸ
(Sa Môn Thích Quảng Độ)

Mỗi lần xuân đến gợi thêm sầu
Con ở phương này Mẹ ở đâu
Nam Bắc đôi bờ dòng nước bạc
Trông vời bóng Mẹ khuất ngàn dâu

Con đi từ độ trăng tròn ấy
Trải mấy xuân rồi xuân viễn phương
Trên vạn nẻo đường con cất bước
Cõi lòng vương nặng mối sầu thương

Mái đầu Mẹ nhuộm mầu sương tuyết
Chồng chất đôi vai lớp tuổi đời
Con muốn thời gian ngừng đọng lại
Cho mùa xuân Mẹ mãi xanh tươi

Thời gian vẫn cứ lạnh lùng trôi
Hoa úa tàn phai trái chín mồi
Chua xót lòng con niềm hiếu đạo
Chân trời xa cách lệ tuôn rơi.

Giáp Thìn (1964)
Sa Môn Thích Quảng Độ


ht quang do

NGUYỆN CẦU
(Thơ Lưu Đày: Sa Môn Thích Quảng Độ)

Hỡi trời cao đất dày
Có thấu cho cảnh này
Mẹ tôi tội tình gì
Phải chết trong lưu đày

Trong cô đơn hiu quạnh
Trong buồn tủi đắng cay
Thôi cõi đời ác độc
Mẹ vĩnh biệt từ đây

Con nguyện cầu hồn Mẹ
Vãng sinh về phương Tây
Phật Di Đà tiếp dẫn
Chư Bồ Tát dìu tay

Trong hoa sen tinh khiết
Hồn Mẹ hóa sinh ngay
Vòng luân hồi chấm dứt
Vĩnh viễn được yên vui.

Đêm 14 tháng 12 Ất Sửu
(23 tháng 1 năm 1985)


ht quang do 1

MẤT CẢ CUỘC ĐỜI
(Thơ Lưu Đày: Sa Môn Thích Quảng Độ)

Xuân này tôi mất Mẹ rồi
Cũng là mất cả cuộc đời còn chi
Từ nay đoạn đường tôi đi
Qua hàng thông lạnh gió vi vu sầu

Một mình lặng lẽ cúi đầu
Quanh tôi tất cả nhuộm màu tóc tang
Bước đi nghĩa địa lan man
Chết rồi hay sống điêu tàn như nhau.

Sáng mồng 1 Tết Bính Dần (1985)
Ra thắp hương ngoài mộ.


ĐÊM PHẬT ĐẢN

(Thơ Tù: Sa Môn Thích Quảng Độ)

Đêm Phật Đản ánh trăng rằm huyền ảo

Khắp không gian như tỏa ngát mùi hương

Tinh tú ba nghìn tụ lại một phương

Để chào đón đấng Siêu nhiên xuất thế

Nơi ngục thất tôi nhìn vào hiện thể

Khắp quanh tôi tràn ngập bóng vô minh

Từ xa xưa vì nghiệp lực chúng sinh

Đã tạo dựng nhân gian thành địa ngục

Tôi cười vang  trong đêm trường u tịch

Bốn bức xà lim như sụp đổ dưới chân tôi

Ôi đau thương đây thế giới Sa Bà 

Cực Lạc Niết Bàn cũng là đây hiện thực

Ánh Đạo rọi giữa lòng tôi sáng rực

Bao ưu phiền trút sạch tựa mây tan

Kia gông cùm xiềng xích cảnh trần gian

Trong khoảnh khắc cháy tan thành tro bụi

Tôi vận dụng sức "hiện tiền Tam muội"

Ngồi an nhiên như sen nở giữa than hồng

Thời gian trôi lặng lẽ đã hừng đông

Tôi bừng tỉnh thấy bình minh ló rạng

Thế giới ngày mai mùa xuân tươi sáng

Đạo từ bi nhuần thấm khắp năm châu.

15.4 Đinh Tỵ (1977)

Sa Môn Thích Quảng Độ  

ĐÊM XUẤT GIA
(Thơ Tù: Sa Môn Thích Quảng Độ)
Đêm nay kinh thành Tỳ la yên lặng
Mảnh trăng thượng tuần vừa khuất sau đồi
Khung trời mờ ảo ngàn sao tỏa ánh lung linh
Sóng Nô-ma cuồn cuộn chuyển mình
Gió Hy-mã ào ào rung động
Vạn vật đã chìm sâu trong mộng
Từ không trung tiếng vọng ngân xa
Tất Đạt Đa! Tất Đạt Đa!
Giờ đã điểm, Ngày hãy ra đi tìm chân lý
Vì muôn loại sầu đau từ vạn kỷ
Đang đợi chờ và kỳ vọng thiết tha
Tất Đạt Đa! Tất Đạt Đa!
Ngài có nghe chăng tiếng khóc than đang vang lên từ khắp mọi nhà
Vì những khổ đau của sống già bệnh chết
Tử biệt sinh ly đói nghèo rách nát
Áp bức đọa đày bởi hận thù và tham vọng cuồng si
Tất cả trông chờ một chuyến ra đi 
Một chuyến đi hùng tráng
Niềm ước mơ ở những ngày mai tươi sáng
Chỉ còn đêm nay thôi đừng tiếc chi
Tất Đạt Đa ơi Ngài hãy ra đi
Vì tất cả theo tiếng gọi đêm nay
Hỡi sóng Nô ma và gió ngàn Hy mã
Hãy gào to lên cho tiếng vọng vang xa
Tất Đạt Đa! Tất Đạt Đa!
Giờ đã diểm thôi đừng tiếc chi
Cung điện ngọc ngà với Da Du và La Hầu La yêu quí
Ngày hãy ra đi vì muôn loại sầu đau từ vạn kỷ
Đang đợi chờ và kỳ vọng thiết tha
Tỳ la! Tỳ la! Ôi kinh thành hoa lệ
Thôi đừng buồn chi
Ngài ra đi cho muôn vàn thế hệ
Ngài ra đi vì tiếng gọi khổ đau
Của ngàn nay đến ngàn sau
Và sẽ trở về trong một ngày hào quang rực sáng
Tất cả kinh thành rồi sẽ rơi vào quên lãng
Nhưng hào quang Ngài sẽ sáng mãi với thời gian.
8.2 Mậu Ngọ (1978)
Sa Môn Thích Quảng Độ   
ĐÊM THÀNH ĐẠO
(Thơ Tù: Sa Môn Thích Quảng Độ)
Qua cửa gió xà lim vắng lạnh
Tôi đứng nhìn say đắm ánh sao mai
Tỏa lung linh sáng rực dưới vòm trời
Như báo hiệu bình minh đang trổi dậy
Sắp hết rồi ôi đêm dài tăm tối
Đang trùm lên cảnh vật một màu đen
Tôi im lặng hồi tường lại một đêm
Cùng giờ này hơn hai nghìn năm trăm năm trước
Dưới cội bồ đề mặt đất chuyển rung
Như hoan ca chào đón đấng Đại Hùng 
Vừa chiến thắng ma quân lần cuối
Ánh Đạo vàng bừng lên chói lọi
Đốt tiêu tan màn hắc ám vô minh
Những khổ đau thù hận ngục hình
Đã vây hãm chúng sinh từ muôn thuở
Tất cả, tất cả trong tôi đang thiêu hủy
Với tham sân và cuồng vọng si mê
Ánh sáng chan hòa trên nẻo đường về
Suốt cuộc đời hôm nay tôi thấy sao mai đẹp nhất
Xin cảm tạ hồng ân Đức Phật
Đã cho con giờ phút hôm nay
Giờ phút thiêng liêng Thành Đạo của Ngài
Con tin tưởng sẽ đi vào giòng thời gian bất tận
Bao sự nghiệp huy hoàng xây trên thù hận
Từ ngàn xưa dấu vết phủ rêu xanh.
18.12 Mậu Ngọ (1978)
Sa Môn Thích Quảng Độ   

(xem tiếp)


***

Đánh máy: Phật tử Niệm Đức Dương Nghiệp Huân



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6336)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Vì thế mà sở học rất uyên thâm, thêm lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc.
09/04/2013(Xem: 6955)
Hòa Thượng pháp danh Thích Tâm Thi, đạo hiệu Tuệ Tạng, thế danh Trần Thanh Thuyên, sinh năm Canh Dần (1889) tại làng Quần Phương Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thân phụ Ngài là ông Trần Tín tự Phúc Châu, thân mẫu là bà Vũ Thị Tú hiệu Diệu Hòa.
09/04/2013(Xem: 7857)
Hòa thượng Hộ Tông (1893-1981), Maha Thera Vansarakkhita, có thế danh là Lê Văn Giảng, sinhngày 15 tháng 10 năm 1893, tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ngài xuất thân trongmột gia đình trung lưu trí thức, thân phụ là ông Lê Văn Như, thân mẫu là bà Đinh Thị Giêng.
09/04/2013(Xem: 6810)
Hòa Thượng họ Nguyễn, Húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, pháp hiệu Thích Trí Thủ. Ngày sinh ngày 19 tháng 9 năm Kỷ Dậu, tức ngày 01-11-1909 trong một gia đình nho phong thanh bạch, tại làng Trung Kiên, tổng Bích Xa, phủ Triệu Phong (nay là xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là cụ Nguyễn Hưng Nghĩa, thân mẫu là cụ Lê Thị Chiếu. Hai cụ là người rất kính tín Tam Bảo. Vì vậy, dù là con trai độc nhất trong gia đình, lúc 14 tuổi Ngài đã được song thân cho vào học kinh kệ ở chùa Hải Đức Huế.
09/04/2013(Xem: 11550)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái.
09/04/2013(Xem: 9312)
Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân phụ Hòa thượng huý Trần Văn Thê, pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu húy Nguyễn Thị Sáu, pháp danh Diệu Tịnh. Toàn thể gia đình Hòa thượng đều quy y với tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc. Pháp danh Thiện Hoa do Tổ đặt cho Hòa thượng.
09/04/2013(Xem: 14851)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
09/04/2013(Xem: 6611)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đơøi Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai. Nguyên Hòa Thượng sanh năm 1914 (Giáp dần), tại thôn Tịnh Bình, xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, trong gia đình Lê gia thế phiệt, vốn dòng môn phong Nho giáo, đời đời thâm tín Tam Bảo, tôn sùng Ðạo Phật. Thân phụ là cụ ông LÊ PHÚNG, pháp danh NHƯ KINH, thân mẫu cụ bà TỪ THỊ HỮU, pháp danh NHƯ BẰNG, đức mẫu là cụ bà NGUYỄN THỊ CƠ, pháp danh NHƯ DUYÊN.
09/04/2013(Xem: 14874)
HT Thích Giác Trí, húy Nguyên Quán, phương trượng chùa Long Hoa, quận Phù Cát - Bình Định, tuổi Mậu Thìn 1928, năm nay 80 tuổi. Năm 13 tuổi Ngài xuất gia với Đại sư Huyền Giác, là Trụ trì tổ đình Tịnh Lâm Phù Cát. HT Mật Hiển 1907-1992 chùa Trúc Lâm, Huế, thọ giới Tỳ kheo tại đây năm 1935, giới đàn do HT Huyền Giác thành lập, thỉnh Tổ quốc sư Phước Huệ làm Đàn Đầu Hòa Thượng.
09/04/2013(Xem: 7663)
Bác Phạm Đăng Siêu sinh ngày 4 tháng 7 năm Nhâm tý (1912) tại Phú Hòa, kinh đô Phú Xuân, thành phố Huế. Nguyên quán thôn Tân Niên Đông, huyện Tân Hòa, phủ Tân Định, tỉnh Gò Công. Song thân Bác là cụ ông Phạm Đăng Nghiệp và cụ bà Tôn Nữ Thị Uyên, thuộc gia đình quý tộc giàu có.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]