Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiễn một áng mây

25/02/202023:31(Xem: 5152)
Tiễn một áng mây

le cung tong kim quan-ht quang do (41)

TIỄN MỘT ÁNG  MÂY

 

Thế là xong một kiếp người, cho dẫu một trăm năm cũng chỉ là thoáng bóng phù sinh. Hàng ngàn Tăng Ni Phật tử nghiêng mình cung kính tiễn biệt một đấng thạch trụ Phật gia vào cõi vô sanh sáng ngày 25/02/2020, nơi âm dương cách biệt bởi lò hỏa táng Đa Phước, huyện Bình Chánh TP HCM.

Đoàn xe hai bánh của đơn vị áo lam dẫn đầu gần 20 chiếc xe chư Tăng và quần chúng tiến về công viên mai táng Đa Phước trong thầm lặng. Sau thời kinh của Chư Tôn đức, cổ Kim quan được đưa vào bên trong, cánh cửa lạnh lùng khép kín, nhục thân cố Đại lão vào lò, bên ngoài mọi người ngẩn ngơ thương tiếc hướng vào vô vọng!.

 

Ra về, đoàn tang mang khối u uẩn, tiếc nuối một cái gì vừa mất mát không thể tìm lại được, vừa thanh thản cho một cuộc sống sóng cuộn ba đào. Đời người ai chả thế, sướng khổ, nhục vinh tượng hình nhân quả. Có người chết vì danh lợi cá nhân, cũng có bậc vĩ nhân xả thân cho đại cuộc. Bao bậc lương đống xa xưa đắp xây cho ngôi nhà Phật pháp, tùy từng thời đại mà gặp phải chướng duyên. Tinh thần “vô úy” của đấng trượng phu xuất sĩ không bao giờ mang vết nhơ đời, tuy khác chánh kiến, khác lý tưởng mà nhân cách vẫn trong sáng thủy tinh! Đó là điểm cho người kính trọng, đối tượng không thể xem thường!

 

Đạo nghĩa con dòng cháu Lạc: - Nghĩa tử là nghĩa tận, dù hận thù cao ngất tầng xanh, khi gửi thân cho đất mẹ, mọi tâm tư của người còn lại đều phủi sạch như chưa từng oán hận; vâng, người chưa từng có lỗi với bất cứ cá nhân, do bất đồng quan điểm, sợi dây vô hình xuất hiện trong tâm tưởng ngăn cách bởi tấm chắn vô minh. Trời quang mây tạnh khi nhân quả nghiệp thức ra đi. Đạo lý tình người, cho dù trăm sông ngàn biển muộn phiền, khi chia tay âm dương đôi ngả, huyết thống Lạc Hồng cũng chỉ là một. Hình ảnh chư Tôn đức của các Tông môn, pháp phái, của các tổ chức hành chánh trong xã hội, trong tôn giáo, trong hệ thống hành chánh cá biệt, có mặt trong giây phút chia lìa nói lên tinh thần Lục hòa duy nhất của người con Phật. Làm sao khỏi xúc động khi TT Thanh Phong xin được cúng dường áo quan, bao Tăng Ni xin kính điếu tuy cáo bạch di huấn của cố Đại lão HT không chấp nhận, làm sao nói lên được tinh thần vô phân biệt khi có mặt HT Như Tín, HT Thiện Tánh, HT Giác Quang, và còn nhiều nữa khắp các tỉnh thành về tham dự lễ Tang, khi các Ngài vượt qua rào cản thành kiến giáo Hội truyền thống và Giáo hội đương nhiệm, để chung lòng cung tiễn nguyện cầu cho một bậc lương đống Phật giáo hoàn mãn đạo nghiệp.

 

Chỉ có dịp này, mới thấy được tinh thần hòa hợp của người con Phật. Đó cũng là di nguyện của người vĩnh viễn ra đi, và luôn là ước nguyện của toàn bộ pháp tử. Tùy từng thời thế, Phật pháp có biến thiên dưới nhiều dạng thức, nhưng pháp mạch vẫn là một, tinh thần lục hòa vẫn là một, Tăng Ni tín đồ vẫn là một, một ngôi nhà chung của đấng Từ phụ. Trai đàn chẩn tế ba miền năm xưa của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng không ngoài mục đích đoàn kết xã hội, đoàn kết Tăng tín đồ ba miền, lãnh đạo Phật giáo hiện nay, cho dù truyền thống hay đương thời, các Ngài cũng luôn mang tâm nguyện mọi người con Phật đều chung tay dưới mái nhà chung để cùng tu tập, mục đích của chư Phật đem chúng ta đến con đường giải thoát, không vì lý do nhất thời của thế tục mà làm gián đoạn lý tưởng “phát túc siêu phương khi tự nguyện thoát hình dị tục” vì các Ngài vẫn là Thiên nhân chi đạo sư. Hình ảnh và tâm nguyện cao đẹp đó luôn là ánh đuốc soi lối cho nhân sanh. Trước khổ đau dồn dập của kiếp người, thiên tai hoạn nạn trong cuộc sống, chúng ta cần gần nhau hơn, giúp nhau tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, thấy được giá trị giáo pháp của Như Lai.

 

‘Người ra đi chỉ là giấc ngủ trong dòng sinh tử miên viễn, để rồi tâm nguyện chấn hưng Phật pháp, người sẽ hồi đáo Ta bà tiếp tục tâm nguyện xa xưa.”người nằm ngủ từ ngàn năm thấp thoáng – ta bước qua ngôn ngữ rụng hai lần” vâng, Bùi Giáng đã nhận chân được lý tính duyên khởi, lý tính vô sanh, vì thế, cho dù khen chê, cho dù thương ghét, ca tụng hay báng bổ đối với bậc Thượng nhân chỉ là vọng âm. Tâm đại lượng của bậc Chân sư thể hiện qua lời di huấn, thời hiện tại, PGVN đã làm cuộc cách mạng lớn từ hai gốc đại thụ: Cố đại lão Hòa Thượng thượng Trí hạ Quang và Bồ tát Vô úy Đại lão HT thượng Quảng hạ Độ, xem nhục thân chỉ là tro bụi, vì thế di huấn cho pháp tử không tràng hoa phúng điếu, đơn giản đến độ không thể đơn giản hơn.

                                                       ***

 

Đêm cuối cùng, trên 500 Tăng Ni Phật tử thành tâm trì tụng Kinh Di Giáo, ôn lại lời dạy của đấng Thế tôn, nguồn tâm linh xuyên sâu vào từng con tim để cảm nhận được pháp mạch sẽ tồn tại, tuy ngôi nhà Phật pháp lần lượt trống vắng những bậc Cao Tăng thạc đức, nhưng mạng mạch Phật pháp vẫn trường lưu khi chư Tăng vẫn còn những bậc giới đức tinh nghiêm, thân tâm thanh tịnh. Một áng mây đen vừa phủ, nhưng chân trời vẫn rạng sáng hướng Đông.

Tang lễ vừa mãn, bỗng xuất hiện nhạc phẩm:Trọn nghĩa ơn thầy (Gia huy music: Tâm ca) trên youtube không thể ngăn dòng lệ khi hình ảnh Tôn sư lần lượt xuất hiện theo từng nốt nhạc, tiễn thầy đi hay khắc sâu vào lòng người hình ảnh cao đẹp, nhân thân đạo đức sáng ngời cho đàn hậu thế noi gương!

 

MINH MẪN

25/02/2020

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2012(Xem: 9263)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.
20/09/2012(Xem: 4509)
Sáng nay con về lại Vạn Hạnh, không phải đi học, không phải nộp bài thi, không phải đi đảnh lễ,... mà để đi tiễn Ôn về với Phật. Con hòa mình vào dòng người tấp nập trên giao lộ Nguyễn Kiệm trong buổi sớm bình minh. Một ngày như mọi ngày nhưng cảnh vật hôm nay không còn bình yên nữa. Cây cỏ úa màu, hoa buồn ủ rũ. Mọi người tất bật, nôn nao bước nhanh về cổng chùa Vạn Hạnh, như sợ chậm chân sẽ không còn chỗ cho mình cung tiễn Thầy đi.
08/09/2012(Xem: 7095)
Với Hòa thượng Minh Châu, một đại sư đã ra đi. Một đại sư cỡ ấy, thế hệ chúng ta chỉ có vài vị. Vài vị, nhưng là những ngọn đuốc soi sáng đường đi cho cả một nửa thế kỷ. Hôm nay, ngọn đuốc gần như là cuối cùng ấy đã tắt. Đã tắt, để nói với chúng ta, như Phật đã nói khi nhập diệt: Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
08/09/2012(Xem: 5149)
Tin Sư Ông ra-đi-về cõi bất sinh đã dệt nên những cơn bồi hồi, xúc động. Biết nói cái gì, và sẽ nói cái gì về một vầng ánh sáng chói lọi vừa lịm tắt? Càng cố nói về cái “rạng rỡ” thì càng trở nên vụng về! Nhưng vượt lên trên tất cả và vẫn còn hiện hữu nơi đây là tấm lòng tri ân sâu sắc đối với công trình dịch thuật Kinh tạng của Người. Lòng tri ân sâu thẳm đó vẫn âm ỉ trong tâm thức của những người từng có cơ duyên được học hỏi “triết lý giác ngộ”- một thứ triết lý nguyên thủyhàm chứa những kinh nghiệm chứng ngộ rất ngườicủa Đức Thế Tôn.
07/09/2012(Xem: 4693)
Các bạn thân mến, Tôi lớn lên trong cảnh bất công và quê hương nhuộm đầy máu lửa. Trái tim tôi đã dược nuôi dưỡng bằng tình yêu quê hương qua những tấm gương của các vị anh hùng yêu nuớc. Tôi yêu lí‎ tưởng Từ Bi của Đức Phật qua tinh thần bất bạo động, tôi không thích tham gia vào các tổ chức và các cuộc đấu tranh. Tôi đã đi dự những khóa tu của thầy Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai tổ chức trong một số chùa lớn của ba miền đất nuớc, trong thời gian Thầy về Việt Nam.
07/09/2012(Xem: 5311)
Trước tin Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu viên tịch, tôi xin thành kính có bài ghi lại kỷ niệm phước duyên được nghe ngài thuyết pháp. Đó là thời điểm những năm 1978, 1979… Vào lúc ấy, Tổng vụ Hoằng Pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức thuyết pháp hàng tuần vào lúc 15h chiều chủ nhật tại trụ sở của Giáo hội là chùa Ấn Quang.
02/09/2012(Xem: 8442)
Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1918 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế...
29/08/2012(Xem: 4581)
Tôi muốn nói đến Sư Huynh Phổ Hòa, người anh lớn trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam tức Huynh Trưởng HỒNG LIÊN Phan Cảnh Tuân khả kính của chúng ta.
23/08/2012(Xem: 6686)
Kính bạch Sắc tứ Thập Tháp Tổ đình, Tân tịch trụ trì Thích Kế Châu, Đại lão Hòa thượng giác linh, tác đại chứng minh. Hôm nay, chúng tôi là những Pháp huynh, Pháp đệ thuộc dòng pháp Chúc Thánh, Tổ đình thứ hai Quảng Nam, và dòng pháp Thiền Tôn, Tổ đình thứ ba – Huế, tại Bình Định, và cũng là con cháu tám, chín đời dòng pháp Thập Tháp – Tổ đình thứ nhất, thuộc dòng pháp Thiên đồng Trung quốc tại Việt nam. Giờ này, tất cả chúng tôi đã vân tập đông đủ trước linh đài trang nghiêm, đau buồn này để làm lễ tiễn đưa kim quan Cố Đại lão Hòa thượng vào “BẢO THÁP MẬT TÀNG”, nghìn thu an nghỉ. Kính bạch Tân tịch Đại lão Hòa thượng giác linh! Trước hết, tại nơi đây, tất cả chúng tôi: Chí thành đến trước linh tòa, Cung kính dâng lên pháp cúng Kinh diên tán tụng,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567