Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đường về quê cũ

14/01/202005:00(Xem: 3668)
Đường về quê cũ

ĐƯỜNG VỀ QUÊ CŨ...


 

Kính bạch Ni Sư Giới Hương, Trụ trì Chùa Hương Sen - USA,

 

Con nhớ cách nay 8 năm, nhân lễ Hiệp Kỵ Về Nguồn lần 6 do GHPGVNTNHNUĐL- TTL tổ chức tại Tổ đình Pháp Hoa, Adelaide, South Australia, Ni Sư có tham dự, và sau đó TT Viện Chủ Thích Tâm Phương  và TT Thích Nguyên Tạng, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức ở Melbourne đã mời Ni Sư ghé thăm chùa, đồng thời ban bố cho chúng Phật tử thời Pháp nhân ngày Thọ Bát Quan Trai, được tổ chức hàng tháng tại Chùa.

Lần đó con đã có dịp chào Ni Sư khi vâng lời Sư Phụ hướng dẫn Ni Sư về phòng để nghỉ ngơi. Nhưng rất tiếc khi Ni Sư đăng đàn giảng pháp thì con vì bận công việc dưới bếp nên không được tham dự.

Và cho đến hôm nay, cơ duyên con được đọc gần 100 bài gồm cả văn, thơ do Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni từ nhiều nơi gởi đến Ni Sư, để hợp thành Tuyển Tập “40 Năm Tu Học Và Hoằng Pháp Của Ni Sư Giới Hương”. Tất cả với lời văn thật bình dị không hoa mỹ, nhưng đã chuyển tải cho người đọc cảm nhận được những công hạnh của Ni Sư trải dài trong khoảng thời gian 40 năm. Lời tán thán của Chư Tôn Đức, sự thán phục của huynh đệ Pháp lữ, cùng lòng kính ngưỡng tri ân của hàng hậu bối Tăng Ni Sinh, đã khiến cho con, người chưa có ấn tượng gì nhiều về Ni Sư cũng phát sinh lòng kính ngưỡng. Ý chí kiên cường, nghị lực vững mạnh và niềm tin mãnh liệt tiềm ẩn trong một vóc dáng nhỏ nhắn,là nhân tố tạo nên Ni Sư Giới Hương ngày hôm nay, một Trưởng tử Như Lai  với đầy đủ phẩm hạnh Bi-Trí-Dũng. Biết được đoạn đường đi qua của Ni Sư cũng lắm gian nan, trắc trở, nhưng nhờ sự nỗ lực và tinh cần ở mọi nơi,mọi thời mà Ni Sư đã vượt qua tất cả để có được sự thành đạt như ngày hôm nay, con chợt thấy hổ thẹn, xen lẫn niềm nuối tiếc. Bởi lẽ cũng đã hơn 20 năm, con tuy chưa đủ duyên xuất gia nhưng đã chọn đường học đạo, nhưng với ngần ấy thời gian, xét ra theo lời của Tổ Quy Sơn nhắc nhở sách tấn người tu đạo: “Nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tránh chi đức” (nghĩa là bên trong giữ chánh niệm lập Công, bên ngoài giữ không tranh lập Đức),thì dường như con chỉ thực hiện được phần nào của câu vế thứ hai, còn phần hành của vế thứ nhất con chưa thực sự dụng công. Bỗng dưng con thấy buồn! Nhớ lời Sư Phụ Nguyên Tạng nói: “Người tu lấy trí tuệ làm sự nghiệp” thế mà bao năm tháng qua con đã không tận sức tích lũy cho sự nghiệp của mình. Nghĩ đến thời gian còn lại của đời người con thực sự lo âu, con sẽ còn nhặt được bao nhiêu chiếc lá tri thức trong rừng giáo lý của Như Lai? Đường về quê cũ chắc hẳn sẽ còn xa…xa lắm!

 

Dạm bước quay về chốn quê xưa

Gian nan trắc trở chẳng phải vừa

Duyên may, bậc trí - Người khai ngộ

Thấu hiểu chơn kinh lý Đại thừa

Vạn pháp xưa nay đều huyễn ảo

Thị phi nhân ngã… chuyện nắng mưa

Từ nay nguyện nhớ lời khuyên dạy

Khắc niệm chi công, chẳng biếng lười.

 

 


ni su gioi huong-2Ni Sư Giới Hương cùng TT Viện Chủ, TT Trụ Trì và Phật tử Tu Viện Quảng Đức năm 2011

thanh phi
Thanh Phi đang cắm hoa tại Tu Viện Quảng Đức mùa Vu Lan 2019


 

Kính bạch Ni Sư,

Năm nay 2020, Tu Viện Quảng Đức đảm nhận tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư- Ngày Về Nguồn lần 12, đồng thời là lễ Mừng Chu Niên 30 Năm Thành Lập TV Quảng Đức, theo dự định các buổi lễ sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 18 tháng 10 năm 2020.  Con hy vọng đến lúc đó Ni Sư sẽ sang Úc  tham dự lễ, nhân tiện ban bố cho chúng Phật tử ở đây những lời Pháp nhũ,để hành trang của chúng con thêm phần phong phú.

Con kính nguyện chư Phật gia hộ cho Ni Sư Pháp thể khinh an và luôn là ngọn đuốc tỏa sáng, tiếp lửa cho những ngọn đuốc nhỏ bé của chúng con, để chúng con có thể tự dò dẫm từng bước trên con đường về quê xưa.

 

Mùa hè Melbourne -Úc Đại Lợi, ngày 14 tháng 1 năm 2020

Kính đề,
Phật tử Thanh Phi
thanhphi1955@gmail.com

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/06/2012(Xem: 13549)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa...
30/05/2012(Xem: 7725)
Tín Nghĩa tôi đến định cư Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 09 năm 1979, do nhị vị Hòa thượng Thích Thiên Ân và Hòa thượng Thích Mãn Giác bảo lãnh từ trại tỵ nạn Hongkong. Ngồi tính sổ thời gian thì cũng đã gỡ gần ba chục cuốn lịch. Giá như thời gian này mà ở trong tù thì cũng mục xương và chẳng bao giờ được thấy ánh sáng của thiên nhiên.
27/05/2012(Xem: 18638)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
15/05/2012(Xem: 5285)
Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn– thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký.
09/05/2012(Xem: 7364)
Sự xuất hiện của Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) như là một Bồ tát bổ xứ, thực hiện sứ mệnh lịch sử: Không chỉ duy trì và phát triển mạch sống Phật giáo Việt Nam giữa bối cảnh xã hội tối tăm, Phật pháp suy đồi mà còn thể hiện sự xả thân vì đạo; lập thảo am, ăn rong, uống nước suối, hơn mười năm tham cứu công án, tu hành đắc đạo.
28/04/2012(Xem: 4394)
Nhà văn cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, còn có bút hiệu Hư Thân, sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội của ông. Suốt quảng đời niên thiếu ông sống nơi quê ngoại tại Cao Lãnh, tỉnh Sa-Đéc, Nam Việt Nam. - Tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa( 1961 ), Đại Học Luật Khoa Saigon. - Tốt nghiệp Cử nhân Phật Học (1967), Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Saigon. Là một công chức dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, ông đã nổi tiếng thanh liêm, chánh trực và hết lòng dấn thân để phục vụ đại đa số dân chúng Việt Nam theo hạnh Bồ Tát của Phật giáo. Ông đã từng giữ các chức vụ sau đây: - Lục sự tại Toà Án Saigon và Long An (1960 – 1962). - Chuyên viên nghiên cứu tại Phủ Tổng Thống (1962 – 1964). - Thanh Tra Lao Động tại Bộ Lao Động (1964 – 1965). - Dự Thẩm tại Toà Sơ Thẩm An Giang (1965 - 1966). - Chánh Án tại Toà Sơ Thẩm Kiên Giang (1966 – 1969) và Toà Án Long An (1969 – 1971). - Dân Biểu Quốc Hội VNCH tại Thị Xả Rạch Giá (1
26/04/2012(Xem: 17241)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
20/04/2012(Xem: 8201)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em. Ngài xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, có truyền thống kính tin Phật pháp lâu đời. Nhờ duyên gần gũi Tam bảo từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm mến cảnh thiền môn với tiếng kệ câu kinh, nên năm lên 10 tuổi (1935), Ngài theo bước phụ thân xin xuất gia đầu Phật tại chùa Báo Quốc, làm đệ tử của Hòa thượng Phước Hậu, được Bổn sư ban pháp danh là Thiên Ân, Ngài tinh tấn chấp tác, học tập thiền môn qui tắc, hầu cận sư trưởng. Năm Tân Tỵ 1941, khi được 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do Hòa thượng Đắc Quang làm Đường đầu truyền giới.
08/04/2012(Xem: 4685)
Hòa thượng thế danh Đoàn Thảo, sinh ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1909), niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 trong một gia đình nhiều đời theo Phật tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Đoàn Văn Nhơn pháp danh Chơn Quang, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Có. Gia đình Ngài gần chùa Vạn Đức, lại thêm cụ thân sinh là tín đồ thuần thành của chùa, nên từ thuở nhỏ, Ngài thường theo cha đến chùa hàng đêm tụng kinh niệm Phật. Từ đó, chủng tử Bồ Đề lớn dần trong tâm và Ngài tỏ ra những biểu hiện rất có căn duyên với cửa Không môn của nhà Phật.
31/03/2012(Xem: 5459)
Hòa thượng thế danh Dương Đức Thanh, tự Liễu, pháp danh Như Nhàn, tự Giải Lạc, hiệu Trí Giác, nối pháp đời thứ 41 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Ngài sinh năm Ất Mão (1915) tại làng Cẩm Văn, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nhiều đời kính tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ ông Dương Đức Giới pháp danh Chương Đồ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Phụng pháp danh Chơn Loan. Năm lên 3 tuổi, thân phụ Ngài qua đời, thân mẫu tảo tần nuôi con và cho Ngài theo học chữ Nho với các cụ đồ trong làng, được 5 năm mới chuyển sang học Việt văn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567