Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Chữ Duyên

21/12/201911:05(Xem: 3480)
Một Chữ Duyên

MỘT CHỮ DUYÊN

Bắt đầu từ một chữ duyên do lòng tôi (Tịnh Bình) và bà xã Quảng Trí (tiểu bang Connecticut) luôn hướng nguyện muốn được thực hiện một chuyến hành hương đất Phật. Từ trang nhà www.huongsentemple.com và Thư Viện Hoa Sen, có thông báo tổ chức 3 đoàn hành hương đi năm quốc gia Phật giáo trong đó đoàn số 2 đi Ấn Độ là chính do ni sư Giới Hương - Trụ trì chùa Hương Sen tại nam California, thành phố Perris hướng dẫn, thế là chúng tôi liên lạc ghi danh Qua trang nhà website huongsentemple, chúng tôi biết được: Ni sư TN Giới Hương là một vị xuất gia uyên bác qua sở học và công phu hành trì nghiêm mật theo truyền thống cố sư bà Hải Triều Âm, một vị ni trưởng Bắc Đẩu của ni giới Việt Nam, nên chúng tôi rất phấn khởi muốn tham gia.

Đoàn được 21 vị từ nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ đi thăm Phật Bà Quan Âm Nam Hải, núi Phổ Đàn và sau đó đi về Ấn Độ thăm Phật tích. Dưới sự sắp xếp khéo léo của Ni sư trưởng đoàn, chuyến đi thuận duyên, không vất vả, sức khoẻ tốt và ngày nào cũng được tụng kinh, pháp đàm, đi nhiễu niệm Phật và nghe lịch sử về di tích. Ni sư cũng kêu gọi cả ba đoàn thực hiện các công cuộc từ thiện đóng góp tịnh tài cho một trường cấp một tại Kushinagar nơi Đức Phật nhập niết bàn, phân phát nhu yếu phẩm và thực phẩm cho 150 gia đình tại nhà khách cũng là tu viện của Hoà thượng tiến sĩ Sudmeda tại Sarnath. Với tâm từ, hoà thượng đã đích thân đưa đoàn chúng tôi thăm vườn nai Sarnath và ngài  giải thích một số địa điểm có tính đặc biệt trong lịch sử Phật giáo và ban quà lưu niệm cho đoàn chúng tôi trước khi giã từ về Mỹ. Ngoài việc thăm viếng tứ động tâm, một điểm son đáng nhớ khác là đoàn chúng tôi đã đi thăm viếng và tặng quà cúng dường lên 27 vị quý thầy cô tăng ni Việt Nam du học tại trường đại học New Delhi với sự tổ chức tiếp đón của Giáo sư Thượng toạ Thích Hạnh Chánh - Chủ tịch hội sinh viên phân khoa Phật Học. Chúng tôi biết với công đức cúng dường này, đoàn sẽ gặt nhiều thuận duyên phát sinh phước báu trí tuệ vì chư tôn đức tăng ni du học sinh là những vị đang gieo mầm hạt giống trí giác Phật. Qua buổi trò chuyện  thăm viếng, chúng tôi biết ra năm xưa ni sư cũng theo học đại học Delhi này trong mười năm (1995-2005) cùng thời với thượng toạ Hạnh Chánh tuy nhiên thượng toạ đã ở lại Delhi để dạy học, còn Ni sư Giới Hương tiếp tục du học Mỹ.

 Tại đây tấm lòng và nguyện vọng của ni sư được bày tỏ rõ ràng: ni sư không quên ngôi trường cũ thân thương và sự khó khăn của các thế hệ tu sinh sau, nên đã tổ chức chuyến hành hương Ấn Độ cũng nhằm mục đích thăm viếng và khuyến khích tinh thần các quý thầy cô tăng ni sinh trong tình đạo thắm thiết, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm học đại học học Mỹ, chương trình Cử Nhân Văn Chương và hoằng Pháp tại Hoa Kỳ. Ni sư ngỏ ý hướng dẫn và giúp đỡ chỗ ăn ở cho các vị, đặc biệt Ni giới, sau khi tốt nghiệp tại Ấn Độ nếu muốn qua đây đi theo con đường du học của ni sư.

Trở lại chuyến hành trình hành hương, sự kham nhẫn nhân sự, khí hậu, môi trường, thực phẩm, sức làm việc và tấm lòng từ ái của ni sư Giới Hương, khiến chúng tôi vô cùng khâm phục. Đây là sự biểu hiện thầm lặng của công phu tu tập và đại hoằng thệ nguyện rõ ràng qua các quan tâm thăm viếng của Ni sư đến các thế hệ sau này. Ni sư có chương trình xây dựng một Ni viện tại vùng đất thuộc cơ sở chùa Hương Sen, để đào tạo chư ni tương lai, nối tiếp các bậc tiền bối quảng bá hoằng pháp độ sinh, đem ánh sáng trí tuệ của Đức Bổn Sư ra ngoài phạm vi cộng đồng Phật tử Việt Nam. 

Ni sư hướng dẫn tu tập đạo giác ngộ để phục vụ nhân sinh. Sự nghiệp viết sách, thi, nhạc, du hành thuyết Pháp nhiều nơi trong và ngoài nước trong đó có cho các tù nhân tại các trại tù Hoa Kỳ cùng chương trình dạy các lớp Phật học tại các học viện Phật học tại Việt Nam. Với lộ trình rõ ràng cùng lời sách tấn, nâng đỡ,  ni sư là nguồn sức mạnh tinh thần cho nhiều vị ni trên thế giới và ở quê nhà, nguyện theo bước chân ni sư giáo thế độ sinh. Chúng tôi vô cùng tri ân ni sư đã khó công tổ chức chuyến hành hương đất Phật, thăm viếng bốn động tâm liên quan đến cuộc đời đức Phật (đản sinh, thành đạo, chuyển bánh xe Pháp và nhập Niết Bàn) để tự thân cảm nghiệm các thánh tích thiêng liêng như được đề cập trong kinh sách, để phát sinh chánh tín mạnh mẽ bất động nơi ba ngôi Tam Bảo. Thêm vào đó trong suốt chuyến hành hương, mười lăm ngày ngoài trừ thời gian ngủ đã có trọn đủ mười hạnh lành tuỳ duyên, tuỳ hoàn cảnh, để hành xử làm sinh khởi thiện tâm như các hạnh bố thí, trì giới, tu tiến hành tứ niệm xứ, được cung kính cúng dường, và gần gũi bậc xuất gia đáng kính, thường xuyên được nghe ni sư giảng Pháp trên các chuyến xe di chuyển đường xa, chúng tôi có nhiều cơ hội chia xẻ kinh nghiệm Pháp học và hành cùng các vị Pháp lữ của hai đoàn 1 và 2 hợp lại trong những ngày chuyển tiếp tại Trung Quốc. Chúng tôi rất hạnh phúc với các điều tốt lành mà cá nhân chúng tôi nói riêng và toàn đoàn nói chung đã thực hiên;  đồng thời chúng tôi không quên việc hồi hướng các công đức về cha mẹ cùng các con được an vui và có được nhân duyên phát sinh phước báu trí tuệ trong cuộc đời, ngoài ra chúng tôi cũng thường bảo nhau sẽ tu sữa nếu có những thiếu sót suốt tiến trình hành hương.

 Trong khi đặt bút ghi lại tâm tư mình, bắt đầu về “Một Chữ Duyên” với ni sư Giới Hương, một niềm hỷ lạc nhẹ nhàng đã khởi lên và thấm nhuần trong thân tâm. Ký ức về các buổi vấn đáp Pháp học và Pháp hành đã được ni sư chỉ dạy thông suốt qua kiến thức uyên bác cả hai truyền thống Nguyên Thuỷ (Theravada) và Phát triển (Mahayana) của Ni sư. Nhờ đó, chúng tôi có sự hiếu biết nhiều hơn về tư tưởng, nhận ra mẫu số chung và điểm dị biệt đặc biệt trong khía cạnh thực hành giữa hai truyền thống một cách tổng quát. Chúng tôi thầm nguyện cố gắng tinh cần tu học theo gương ni sư và theo khả năng khiêm tốn góp phần trợ duyên ni sư trong đại nguyện xây dựng viện Phật Học tại Perris, nam California.

 

Connecticut, ngày 30 tháng 11 năm 2019

Phật tử Quảng Trí và Tịnh Bình

parasan.gate@gmail.com

 

ns-gioi huong (1)

Tại Chùa Indo-Srilanka, Varanasi

 

ns-gioi huong (2) 

Chánh Hảo, Ns Giới Hương, Sc Diệu Nga, Sc Diệu Hoa,

Quảng Trí và Tịnh Bình cùng hai Sư cô Tây Tạng

Tại trường đại học Tây Tạng, Lộc Uyển

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6142)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
09/04/2013(Xem: 8057)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 6625)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 6061)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
09/04/2013(Xem: 6290)
Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
09/04/2013(Xem: 7045)
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
09/04/2013(Xem: 7089)
Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam. Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).
09/04/2013(Xem: 9180)
Hòa thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa Thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.
09/04/2013(Xem: 5826)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông Bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.
09/04/2013(Xem: 10416)
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567