Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Sử Danh Tăng Việt Nam tập 3 (sách pdf)

13/12/201920:29(Xem: 7993)
Tiểu Sử Danh Tăng Việt Nam tập 3 (sách pdf)

Tieu Su Danh Tang VN tap 3


NỘI DUNG

oOo

 

         Lời giới thiệu.........................................................................................................

         Lời nói đầu............................................................................................................

         Ban biên tập – công tác.....................................................................................

         Mục lục niên đại..................................................................................................

I.       Giai đoạn tiền chấn hưng (1900 – 1930)........................................................

II.     Giai đoạn chấn hưng Phật giáo Việt Nam (1931 – 1950)............................

III.   Giai đoạn thống nhất Phật giáo đầu tiên (1951 – 1956)..............................

IV.    Phật giáo giai đoạn đất nước bị chia đôi (1957 – 1974)..............................

V.     Phật giáo giai đoạn thống nhất đất nước (1975 – 1980)

VI.   Giai đoạn thống nhất Phật giáo Việt Nam lần thứ 2

                                                        (1981 – 2000)........................................................     

 

         Phụ lục: 04 cư sĩ tiền bối hữu công...................................................................

         Mục lục sinh quán – trú quán

         Thư mục sách dẫn...............................................................................................

         Tóm tắt nội dung Việt – Anh – Pháp ..............................................................

 

  

Ý KIẾN VỀ BỘ

TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM

 

 

Phật giáo Việt Nam cùng với vận mệnh đất nước đã trải qua bao hưng suy thăng trầm của lịch sử. Nếu như nước nhà thời nào cũng có anh hùng thì Phật giáo giai đoạn nào cũng có danh Tăng dựng đạo giúp nước. Đó là những tấm gương sáng giá góp phần tạo nên lịch sử, đặc biệt là trong giai đoạn cận và hiện đại với công cuộc chấn hưng và phát triển Phật giáo song song với sự vươn lên của dân tộc.

Công lao của các bậc cao Tăng tiền bối, các vị sứ giả Như Lai, những danh Tăng hộ quốc kiên trì giữ đạo, tịnh tiến tu hành, đã được sưu tầm qua công trình biên soạn bộ Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX này, dù chưa thể gọi là hoàn hảo và còn một số tiểu sử danh Tăng còn thiếu cần sưu khảo thêm, tác phẩm này cũng đã cô đọng được tất cả nét chủ yếu của từng cuộc đời riêng lẻ, từng sự nghiệp đặc thù ở mỗi hạnh nguyện cá biệt để đúc kết thành bối cảnh lịch sử cả một giai đoạn. Bộ sách đã phản ánh được bao nhân cách, chí hướng, tư tưởng có giá trị cho chúng ta học hỏi noi giương. Đó là sự đóng góp có ý nghĩa nhất của tác phẩm vào kho báu văn hóa – lịch sử của Phật giáo Việt Nam.

Trưởng ban văn hóa trung ương GHPGVN
Cư sĩ VÕ ĐÌNH CƯỜNG

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Thế kỷ XX vừa mới trôi qua, cũng là thời điểm hoàn tất quyển “Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX tập II”. Tuy nhiên ban biên tập vẫn chưa thể kết thúc công việc ở giai đoạn này, còn lại rất nhiều danh Tăng mà chúng tôi chưa sưu tầm được, hoặc có tư liệu nhưng chưa đầy đủ.

Ở quyển Tiểu sử Danh Tăng tập II này, chúng tôi vẫn trung thành với phương pháp khảo cứu và bố cục như tập đầu ra mắt cách đây bốn năm. Qua ý kiến đóng góp của chư tôn đức, các nhà nghiên cứu và độc giả khắp nơi, trong quyển II này chúng tôi có thêm phần mục lục về sinh quán và trú quán của chư danh Tăng, để tiện việc tra cứu theo từng địa phương và để nơi sản sinh ra những danh Tăng làm tư liệu truyền thống.

Như đã nói trên, chúng tôi vẫn theo hệ thống bố cục công trình của quyển I, cho nên tập II giới thiệu các vị danh Tăng vẫn giữ 4 phần biên tập đã có. Ngoài ra chúng tôi đưa thêm chuyên mục thứ 5: “Danh Tăng Giai Thoại” để ghi lại những truyền thuyết, hành trạng thánh hóa của chư Tổ sư được lưu truyền trong các chùa và dân gian, mà theo phương pháp khoa học lịch sử, chúng tôi không thể đưa vào phần chính sử.

Quyển Tiểu sử Danh Tăng tập II ghi lại thân thế và công đức thêm 100 vị danh Tăng tiêu biểu từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 2000, năm bản lề trước thế kỷ XXI. Đặc điểm của quyển này là việc biên khảo khá đầy đủ về chư vị Thánh tử đạo ở giai đoạn pháp nạn đấu tranh của Phật giáo trong thập niên 60 – 70, và thêm một số vị danh Tăng có công hoằng dương đạo pháp ở hải ngoại. Ngoài ra phần phụ lục vẫn là các vị cư sĩ tiêu biểu có công góp phần hiển dương đạo pháp, để lại dấu ấn lịch sử của thế kỷ.

Hy vọng rằng quyển “Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam tập II” này sẽ ít nhiều giúp quí độc giả hình dung được toàn cảnh mạch sống của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX qua những tấm gương tiêu biểu để chúng ta vững vàng tiếp bước đưa Phật giáo Việt Nam đi vào thế kỷ XXI.

Rất mong chư tôn túc giáo phẩm, các nhà nghiên cứu và độc giả xa gần bổ khuyết, chỉ giáo cho những điều chúng tôi chưa biết hoặc còn sai sót trong quá trình biên khảo để chúng tôi tiếp thu điều chỉnh cho lần xuất bản tiếp theo. Đó là sự khích lệ quí báu cho Ban biên tập tiếp tục công trình như đã dự thảo.


Đầu Xuân Tân Tỵ năm 2001

Chủ biên

THÍCH ĐỒNG BỔN

 


CỐ VẤN CÔNG TRÌNH

HÒA THƯỢNG THÍCH THANH KIỂM

HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNG

THƯỢNG TỌA THÍCH GIÁC TOÀN

THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN NHƠN

CƯ SĨ VÕ ĐÌNH CƯỜNG

CHỦ BIÊN

THÍCH ĐỒNG BỔN

BAN BIÊN TẬP

Thích Bảo Nghiêm – Thích Đồng Bổn

Nguyễn Đình Tư – Lê Tư Chỉ

Minh Thông – Minh Ngọc

Dương Kinh Thành

PHẬT LỊCH 2546 – DƯƠNG LỊCH 2002

 

 

CÔNG TRÌNH

VỚI SỰ ĐÓNG GÓP & CỘNG TÁC CỦA:

 

1.     HÒA THƯỢNG THÍCH HIỂN TU                   (TP.HCM)

2.     HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỔNG QUÁN          (Qui Nhơn)

3.     HÒA THƯỢNG THÍCH HUỆ THÔNG         (Tiền Giang)

4.     THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ SIÊU                   (TP.HCM)

5.     THƯỢNG TỌA THÍCH NGUYÊN PHƯỚC   (Qui Nhơn)

6.     THƯỢNG TỌA THÍCH QUẢNG THỌ            (Long An)

7.     THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH             (TP.HCM)

8.     THƯỢNG TỌA THÍCH PHỔ CHIẾU              (TP.HCM)

9.     THƯỢNG TỌA THÍCH HẠNH TRÂN          (Tiền Giang)

10.  THƯỢNG TỌA THÍCH TỊNH THÀNH            (TP.HCM)

11.   ĐẠI ĐỨC THÍCH LỆ TRANG                         (TP.HCM)

12.   ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH ĐẠO                         (TP.HCM)

13. ĐẠI ĐỨC TĂNG ĐỊNH                                    (TP.HCM)

14.   ĐẠI ĐỨC BỬU CHÁNH                                 (Đồng Nai)

15.   ĐẠI ĐỨC THÍCH THANH VÂN                    (Hưng Yên)

16.   ĐẠI ĐỨC THÍCH LỆ HƯNG                        (Đồng Tháp)

17.   ĐẠI ĐỨC THIỆN MINH                                   (TP.HCM)

18.   ĐẠI ĐỨC THÍCH NHỰT QUẢ                         (Long An)

19.   ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH LỰC                          (TP.HCM)

20. NI SƯ THÍCH DIỆU MINH                                (PHÁP)

21.   NI SƯ THÍCH ĐÀM LAN                                 (Hà Nội)

22.   SƯ CÔ THÍCH NỮ CHÚC HUỆ                    (TP.HCM)

23.   SƯ CÔ THÍCH NỮ HUỆ NGỌC                  (Đồng Nai)

24.   GIÁO SƯ MINH CHI                                      (TP.HCM)

25.   NHÀ GIÁO LÊ TÚY HOA                              (TP.HCM)

26.   CƯ SĨ QUẢNG TIẾN                                     (TP.HCM)

27.   CƯ SĨ TÂM QUANG                                 (Bình Thuận)

28.   CƯ SĨ DANH SOL                                     (Kiên Giang)

29.   CƯ SĨ GIÁC TUỆ                                      (Khánh Hòa)

30. CƯ SĨ THANH NGUYÊN                               (TP.HCM)

31.   CƯ SĨ VẠNG ANH VIỆT                               (TP.HCM)

32. CƯ SĨ TÔ VĂN THIỆN                                  (TP.HCM)

 

 

 

MỤC LỤC NIÊN ĐẠI

TIỂU SỬ Danh Tăng Việt Nam THẾ KỶ XX

TẬP II

*

I. GIAI ĐOẠN TIỀN CHẤN HƯNG

(1900 – 1930)

 

1.     HT. Thích Liễu Ngọc                (1826-1900)          trang         

2.     HT. Thích Tâm Truyền             (1832-1911)            `--           

3.     HT. Thích Thiện Quảng            (1862-1911)            --

4.     HT. Thích Huệ Pháp                 (1871-1927)            --

5.     HT. Thích Tâm Tịnh                 (1868-1928)            --

6.     HT. Tra Am-Viên Thành           (1879-1928)            --

II. GIAI ĐOẠN CHẤN HƯNG Phật giáo Việt Nam

(1931-1950)

7.     HT. Thích Phổ Huệ                  (1870-1931)         trang

8.     HT. Thích Từ Văn                    (1877-1931)            --

9.     HT. Thích Phước Chữ              (1858-1940)            --

10.   HT. Thích Bổn Viên                 (1873-1942)            --

11.   HT. Thích Đại Trí                     (1897-1944)            --

12.   HT. Thích Hoằng Khai             (1883-1945)            --

13.   GS. Thích Trí Thuyên               (1923-1947)            --

14.   HT. Thích Bửu Đăng               (1904-1948)            --

15.   HT. Thích Phước Hậu              (1862-1949)            --

16.   HT. Thích Từ Nhẫn                  (1899-1950)            --

III. GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO ĐẦU TIÊN

(1951-1956)

17.   HT. Thích Minh Nhẫn Tế         (1889-1951)         trang

18.   HT. Thích Chánh Quả              (1880-1956)            --

19.   HT. Thích Liễu Thiền               (1885-1956)            --

IV. PHẬT GIÁO GIAI ĐOẠN ĐẤT NƯỚC BỊ CHIA ĐÔI

(1957-1974)

20.   HT. Thích Diệu Pháp                (1882-1959)          trang

21.   HT. Thích Thiện Bản                (1884-1962)            --

22.   TĐ. Thích Tiêu Diêu                 (1892-1963)            --

23.   TTĐ. Thích Quảng Hương        (1926-1963)            --

24.   TTĐ. Thích Nguyên Hương      (1940-1963)            --

25.   TTĐ. Thích Thanh Tuệ             (1946-1963)            --

26.   TTĐ. Thích Thiện Mỹ               (1940-1963)            --

27.   TTĐ. Thích Thiện Huệ              (1948-1966)            --

28.   TTĐ. Thích Hạnh Đức              (1948-1967)            --

29.   HT. Thạch Kôong                     (1879-1969)            --

30.   HT. Thiện Luật                         (1898-1969)            --

31.   HT. Thích Thiên Trường           (1876-1970)            --

32.   HT. Thích Thiện Ngôn              (1894-1970)            --

33.   TTĐ. Thích Thiện Lai               (1896-1970)            --

34.   HT. Tăng Sanh                          (1897-1970)            --

35.   TTĐ. Thích Thiện Ân               (1949-1970)            --

36.   HT. Thích Pháp Long                (1901-1971)            --

37.   HT. Thích Thiện Hương            (1903-1971)            --

38.   HT. Thích Chí Tịnh                   (1913-1972)            --

39.   HT. Thích Đạt Thanh                (1853-1973)            --

40.   HT. Thích Thiện Thuận            (1900-1973)            --

41.   HT. Thích Quảng Ân                (1891-1974)            --

V. PHẬT GIÁO GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

(1975-1980)

42.   HT. Thích Huệ Pháp                (1887-1975)         trang

43.   HT. Thích Tôn Thắng               (1879-1976)            --

44.   HT. Thích Minh Trực               (1895-1976)            --

45.   HT. Pháp Vĩnh                         (1891-1977)            --

46.   HT. Thích Giác Nguyên           (1877-1980)            --

47.   HT. Thích Huệ Hòa                  (1915-1980)         trang

48.   HT. Thích Thiên Ân                 (1925-1980)            --

VI. GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LẦN THỨ 2 (1981-2000)

49.   HT. Thích Tâm An                   (1892-1982)         trang

50.   HT. Thích Tường Vân              (1899-1983)            --

51.   HT. Thích Huyền Tấn              (1911-1984)            --

52.   HT. Tăng Đuch                        (1909-1985)            --

53.   HT. Thích Huyền Tế                (1905-1986)            --

54.   HT. Thích Đạt Hương              (1900-1987)            --

55.   HT. Thích Hoằng Thông          (1902-1988)            --

56.   HT. Thích Đức Tâm                 (1928-1988)            --

57.   HT. Thích Hoàng Minh            (1916-1991)            --

58.   HT. Thích Viên Quang             (1921-1991)            --

59.   HT. Thích Trừng San               (1922-1991)            --

60.   HT. Danh Dinl                         (1908-1992)            --

61.   HT. Thích Chân Thường          (1912-1993)            --

62.   HT. Pháp Minh                         (1918-1993)            --

63.   HT. Thiện Thắng                      (1923-1993)            --

64.   HT. Thích Huyền Đạt              (1903-1994)            --

65.   HT. Thích Pháp Lan                 (1913-1994)            --

66.   HT. Thích Thanh Thuyền         (1914-1994)            --

67.   HT. Thích Phước Ninh             (1915-1994)            --

68.   HT. Thích Bửu Ngọc               (1916-1994)            --

69.   HT. Thích Trí Tấn                     (1906-1995)            --

70.   HT. Oul Srey                            (1910-1995)            --

71.   HT. Thích Minh Tánh               (1924-1995)            --

72.   HT. Thích Quảng Thạc             (1925-1995)            --

73.   HT. Pháp Tri                             (1914-1996)            --

74.   HT. Thích Đạt Hảo                  (1916-1996)         trang

75.   HT. Thích Bửu Ý                     (1917-1996)            --

76.   HT. Thích Diệu Quang             (1917-1996)         trang

77.   HT. Thích Kế Châu                  (1922-1996)            --

78.   TT. Thích Minh Phát                (1956-1996)            --

79.   HT. Thích Hoàn Không           (1900-1997)            --

80.   HT. Thích Tâm Minh                (1910-1997)            --

81.   HT. Thích Từ Huệ                    (1910-1997)            --

82.   HT. Thích Thiện Hào               (1911-1997)            --

83.   HT. Thích Giác Nhu                 (1912-1997)            --

84.   HT. Thích Tuệ Đăng                (1927-1997)            --

85.   HT. Siêu Việt                           (1934-1997)            --

86.   HT. Thích Hưng Dụng             (1915-1998)            --

87.   HT. Thích Thiện Châu              (1931-1998)            --

88.   HT. Thích Huyền Quý             (1897-1999)            --

89.   HT. Thích Trí Đức                    (1909-1999)            --

90.   HT. Thích Hoằng Tu                (1913-1999)            --

91.   HT. Thích Trí Đức                    (1915-1999)            --

92.   HT. Thích Tâm Thông              (1916-1999)            --

93.   HT. Thích Thiện Tín                 (1921-1999)            --

94.   HT. Thích Khế Hội                  (1921-1999)            --

95.   HT. Thích Định Quang            (1924-1999)            --

96.   HT. Tăng Đức Bổn                  (1917-2000)            --

97.   HT. Thích Minh Thành             (1937-2000)            --

98.   HT. Thích Duy Lực                  (1923-2000)            --

99.   HT. Thích Thuận Đức              (1918-2000)            --

100.HT. Thích Thanh Kiểm             (1921-2000)            --

PHỤ LỤC

1.     Cư sĩ Tuệ Nhuận – Văn Quang Thùy                   trang         

2.     Cư sĩ Hồng Tai – Đoàn Trung Còn                          --

3.     Cư sĩ Trúc Thiên – Trần Đức Tiếu                           --

4.     Giáo sư Nguyễn Đăng Thục    --

 

 


pdf-icon

Tiểu Sử Danh Tăng Việt Nam tập 3_Thích Đồng Bổn_2015




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2014(Xem: 7395)
Pháp danh : Trừng Thành Pháp tự : Chí Thông, Pháp hiệu : Thích Giác Tiên. Thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42 Thế danh : Ngài họ Nguyễn Duy húy là Quyển. Thọ sanh năm Canh thìn, niên hiệu Tự Đức đời thứ 33 (1879). Chánh quán làng Giạ Lệ Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1883, lên bốn tuổi thì song thân đều mất. Ngài được ông bà bác đồng tộc đem về nuôi dưỡng. Nhờ bẩm chất thông minh nên thân thuộc cho theo Nho học một thời gian. Nhận thấy giáo lý Phật đà mới là con đường hướng đến cảnh giải thoát ; từ đó, ngài xin với thân thuộc xuất gia đầu Phật. Năm 1890, được 11 tuổi, ngài cầu thọ giáo với tổ Tâm Tịnh.
01/10/2014(Xem: 7512)
Phật Giáo Việt Nam thời cận đại đã viết lên trang lịch sử bằng máu, xương của Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử. Dòng lịch sử ấy đã nêu cao tấm gương hy sinh bất khuất trước những đàn áp, bạo lực, súng đạn, nhà tù và lựu đạn. Phải chăng đây là một chặng đường lịch sử oai hùng mà Phật Giáo Việt Nam đã biểu tỏ tinh thần Đại hùng, Đại lực, Đại Từ Bi để vực dậy một nền văn hóa đã bị sụp đổ bởi một chế độ tha hóa, ngoại lai xâm nhập vào quê hương Việt Nam.
01/10/2014(Xem: 9365)
Trên dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại của những thập niên 30-40 có bậc Tôn túc của Ni giới xuất hiện, đồng hành với chư Tăng để xiển dương Phật pháp, đào tạo Tăng tài, xây dựng tự viện, giữ gìn giềng mối đạo pháp được bền vững. Bậc Tôn túc của Ni giới ấy là SB Diệu Không, người đã hy hiến cả đời mình cho đời lẫn đạo, SB đã lưu lại cho hậu thế một hành trạng sáng ngời cho đàn hậu học noi gương.
09/09/2014(Xem: 13123)
Hòa Thượng Thích Giác Thông, tục danh Đổ Văn Bé, sinh ngày 18 tháng 2 năm 1939 tại Mỹ Hòa Hưng, Huyện Châu Thành, An Giang, Long Xuyên. Trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân Phụ là Cụ Ông Đổ Nhựt Thăng, Thân Mẫu là Cụ Bà Nguyễn Thị Khiên, Hòa Thuợng là người anh cả trong số 6 anh em ( 3 trai, 3 gái ), được nuôi dưỡng trong một gia đình nông dân hiền lành, có truyền thống đạo đức, nên từ nhỏ Hòa Thượng đã là người sớm có tư chất hiền lương, có tâm thương người mến vật, là con có hiếu với ông bà cha mẹ.
06/09/2014(Xem: 7050)
Không biết đây là lá thư thứ mấy con đã viết mà không bao giờ gởi đi, bởi vì con biết thư có vượt ngàn dặm trùng dương bay về thì Thầy cũng vẫn không cầm đọc được, chứng bịnh Parkinson đã làm cho hai tay Thầy run nhiều quá nhưng nhân mùa Phật Đản nhớ đến Thầy, con lại muốn viết. Thời gian sau này, con vẫn theo dõi thường xuyên sức khỏe của Thầy, con buồn vô cùng, Thầy đã bị bịnh, không thoát khỏi qui luật sinh, lão, bịnh mà con thì ở xa quá, không thăm viếng cận kề Thầy được như ngày xưa nữa !
05/09/2014(Xem: 14666)
Còn đây của báu trong nhà Không là ngọc bảo, không là hoàng kim Bình thường chiếc áo tràng lam Mà sao quý vượt muôn ngàn ngọc châu! Những năm cầu thực dãi dầu Sớm mai tụng niệm, đêm thâu mật trì Dòng đời mãi cuốn con đi Về nương chốn tịnh có Thầy, có Ôn… Kinh truyền ban phát khuyên lơn
02/09/2014(Xem: 10370)
“Đầu lông trùm cả càn khôn thảy Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong” Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống. Sách Thiền Uyển Tập Anh (Anh Tú Vườn Thiền) ghi lại cuộc đối thoại giữa ngài với Thiền Sư Bản Tịch ở chùa Chúc Thánh, nhân dịp ngài cùng với thiền sư đến nhà đàn việt để thọ trai, trên đường đi sư hỏi: Thế nào là ý chỉ của Tổ Sư? Sao thầy lại nghe theo nhân gian làm những chuyện đồng cốt mê hoặc? Bản Tịch đáp: Lời nói ấy đâu phải là không do đồng cốt giáng thần? Sư thưa: Chẳng phải là Hòa Thượng đùa bỡn con hay sao? Bản Tịch đáp: Ta chẳng hề đùa bỡn tí nào! Sư không nắm được ý chỉ của thầy bèn cáo biệt ra đi.
12/08/2014(Xem: 15271)
Cô là 1 nữ sinh trẻ nhất của Sài Gòn đã anh dũng ngã xuống trước họng súng của quân thù tàn bạo trong 1 buổi sáng mùa thu năm 1963 trước cửa chợ Bến Thành, với hàng ngàn sinh viên, học sinh và nhân dân phật tử trước cửa chợ Bến Thành. Và ngay sau đó, Thành hội sinh viên học sinh Sài Gòn đã quyên góp vận động ủng hộ xây bức tượng thờ người nữ học sinh anh hùng tuổi 15 đặt ngay công trường Diên Hồng trước cửa chính chợ Bến Thành ngày nay với sự chứng kiến của hàng ngàn người dân, phật tử thành phố và sinh viên, học sinh.
09/08/2014(Xem: 11322)
Hòa thượng Họ Đinh, húy Văn Nam, là đệ tử của cố Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN, pháp danh Tâm Trí, tự Minh Châu, pháp hiệu Viên Dung, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918 (Mậu Ngọ) tại làng Kim Thành (Quảng Nam); nguyên quán làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là cụ ông Đinh Văn Chấp và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Đạt. Gia đình Hòa thượng có 11 người anh em, Hòa thượng là con trai thứ tư trong gia đình. Vốn sinh trưởng trong gia đình vọng tộc Nho gia, thân sinh của Hòa thượng đỗ tiến sĩ Hoàng giáp năm 21 tuổi (khoa Quý Sửu 1913, niên hiệu Duy Tân thứ 7). Nhờ ảnh hưởng sâu đậm nền giáo dục của cụ ông từ bé, vì vậy Hòa thượng rất cần mẫn đèn sách, chăm chỉ học hành, trí tuệ phát triển sớm. Năm 1939, Hòa thượng đỗ bằng cao đẳng tiểu học Đông Dương; năm 1940 Hòa thượng đỗ tú tài toàn phần tại Trường Khải Định - Huế (nay là Trường Quốc Học); và cùng thời gian này, Ngài được bổ làm Thư ký Tòa Khâm sứ tỉnh Thừa Thiên. Sau một năm
03/08/2014(Xem: 5769)
Lễ nhập quan được cử hành tại Bình Quang Ni tự vào lúc 18g00 cùng ngày. Lễ phúng viếng bắt đầu từ 8g00 ngày 9-7 Giáp Ngọ (4-8-2014). Lễ truy niệm được cử hành vào lúc 4g00 sáng nay, 12-7 Giáp Ngọ (7-8-2014); lễ phụng tống kim quan vào lúc 6g00 sáng cùng ngày. Nhục thân cố Ni trưởng tới đài hỏa táng núi Dinh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm lễ trà-tỳ. Tro cốt của Ni trưởng sẽ được nhập bảo tháp tại Bình Quang Ni tự. Được biết, cố NT.Thích nữ Huyền Tông thế danh Dương Thị Ngọc Cúc, sinh năm 1918 tại P.Đức Thắng, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Vì sớm giác ngộ lý vô thường, nên năm 17 tuổi (1936), Ni trưởng cùng người cô của mình là cố Ni trưởng Huyền Học quyết tâm vào Sài Gòn xuất gia với cố Ni trưởng Diệu Tịnh tại chùa Hải Ấn. Đến năm 1940, Ni trưởng được thọ giới Cụ túc tại Giới đàn chùa Vạn An (tỉnh Sa Đéc). Suốt hơn 2/3 thế kỷ tu học và hành đạo, Ni trưởng đã tham gia vào phong trào đấu tranh yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945, đấu tranh đòi quyền bình đẳng tô
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567