Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dạo Niềm Về Tây

01/12/201908:46(Xem: 5447)
Dạo Niềm Về Tây


HT Thich Tanh Hai
Dạo Niềm Về Tây

       Khởi bạch Ôn, chúng con may mắn trong đời, khi được làm Môn hạ chốn Tổ Từ Hiếu- Huế, nơi gắng bó trong những thập niên 50, nơi Ôn đã từng hành điệu và hầu chư vị Tổ Sư, cũng từ đây chốn Linh Mụ Quốc Tự Ôn đã có duyên thế phát, bái Tôn Sư Thượng Đảnh Hạ Lễ làm Bậc Thầy cầu đạo, Ôn đã ôn kinh huyền nhiệm, luật tiểu thông lầu, Ôn gánh nhiều khó nhọc vượt qua.
       Tâm Ôn sáng như ngọc, trí Ôn cao như biển, hạnh Ôn lớn khôn cùng, từ bi dung tuệ của Ôn thì thâm sâu nghìn trùng. Ôn sống khỏe, Ôn vui và lúc nào việc khó điều có bàn tay Ôn là qua hết.
        Một thời Phước Duyên nơi am tranh vách đất, bàn tay Ôn tạo dựng cùng với Bổn sư, Ôn cười và dung dị, khiến cho gió, cho hoa, cho mây, cho núi lúc nào cũng nhẹ và trầm tỉnh, vốn như tánh nhiếp thâu sóng hải triều của Ôn vậy.
Đủ duyên Ôn thọ cụ túc, rồi đến Pháp nạm oanh liệt một thời, Ôn đã có những người thích tử nối tiếp ngọn lửa Thiêng Bồ Tát Quãng Đức.
Duyên lành Ôn vào lâm viên Đà Lạt tu học, trú Linh Quang chốn tổ, hay nơi nào khó có Ôn Hải, nơi nào vui có Ôn về, ai ai cũng quý và như được Ôn che chở.
         Rồi Ôn cùng với Ôn Trưởng, thường gọi là Ngài thượng Từ hạ Mãn, người huynh đệ kết tình cùng trang niên thiếu, người pháp huynh Ôn chọn để cùng tu, thửa ấy ai ai cũng gọi Ôn Trưởng và Gọi Ôn là Ôn Phó tại ngôi chùa Linh Sơn- Đà Lạt.
         Thế mà ngôi lêu thất ngày ngày tinh tươm, Ôn đã đến đó trên dưới 50 năm tròn, Ôn khiêm cung, luôn lâu chuồi cầu tiêu cho chúng, Ôn thay hoa cúng Phật làm mà không mệt, như pháp hành Huân tu của Ôn.
         Ngày mà Ôn Trưởng viên tịch Quy Tây, ai ai cũng thấy Ôn đã rơi giọt nước mắt khiến cho chúng con nghẹn cả con tin, như tình đồng Liêu, đồng huynh đệ chí tình, Ôn khóc nất ra tiếng, chắc chỉ có Ôn mới ru tình cho người pháp lữ đồng tu.
          Ôn là một trong những cây đại thụ cho xứ Sương mù Đà Lạt, các lớp học tăng Trung cấp, Cao Đẳng khoá 1 tại Đà lạt điều có dung dáng hình Ôn.
         Chắc có lẻ ai ai cũng nhớ, Ôn là cầu thủ ngoài sức trí phi thường, đá banh là phải nhắc đến tên Ôn, những bức hình Ôn Cầm chiếc bóng nhìn oai hùng và thanh cao, pháp tướng hiện lên trên từng sắc mặt, khác ngưởng và tôn quý.
         Ai còn nhớ những đêm trăng, với làng sương bay bay nơi lâm viên Đà Lạt, mà nghe Ôn thổi sáo của những bản tình ca bất hữu, như:" Một Cõi Đi Về, Du Ca, Khúc Thụy Du...!"
        Những lời ca năm ấy trong khung cảnh mây và gió Ôn làm thơ, ngâm thơ, hát và văn chương Ôn đọc thì không ai chê, mà từ hương vang mãi tận muôn đời.
        Bạch Ôn..!
       Con có duyên Ôn cho con nhiều thứ, một thứ luôn bên mình con là chiếc vòng Ôn tặng nhân lễ Đại Tường của Thượng Tọa Không Trung, Ôn và Ôn Trưởng chứng minh trai lễ, cũng là duyên con hầu trà cho Ôn.
       Rồi Ôn nói: Minh Thế con giữ vòng y nốc Ôn chú rồi đó..! Duyên con giữ để tu trì.
      Con chỉ biết dạ và cảm niệm đảnh lễ Ôn.
Một hình ảnh không bao giờ phai nhạc đó là Ôn hoan hỷ được thỉnh cầu trong các Đại Giới Đàn trong nhiều thập niên, như: Giáo Thọ, A Xà Lê, Đàn Đầu Hoà Thượng, Yết Ma, Thất Chứng Tôn Sư...! Truyền cho nhiều thế hệ chúng con quy về Tam bảo.
Con còn nhớ bài thơ Xuân Ôn đọc:
          "Xuân này xuân nữa mấy lần xuân
          Đóm lửa tình quân tắt nguội dần
          Xuân đi xuân nữa không trở lại
          Vạn đại muôn đời vẫn cứ xuân."
                               Mùa xuân năm Tân Mão
                           HT. Thích Tánh Hải cảm tác.
Có những thứ tưởng chừng như quên, nào ai biết được chúng sẻ khắc sâu mãi mãi bóng hình Ôn một lão thiền thanh bạch tinh tu, không mầm lợi danh phù hư, mà thích bình dị trong rung cảm chân tình.
Con đọc được dòng lưu bút của Ni Sư Tịnh Chánh đã lưu giữ trên dòng trang nhà Facebook, con xin phép xin trích dẫn lời Ôn...:
       "Đại Lão Hoà Thượng thượng Tánh hạ Hải , tên thân thương mà Tăng Ni Phật tử thường gọi là Ôn Phó . Ôn một đời sống giản dị , làm những công việc rất rất bình thường trong chốn già lam bởi  hạnh nguyện siêu phàm khó có ai phát nguyện , Ôn nói “ việc Ôn làm nhỏ thôi con nhưng đem lại kết quả lớn, mình nên làm việc không ai thích làm để môi trường sống được trong sạch mọi người sẽ an vui”. Ở tuổi 96 rồi nhưng Ôn rất an nhiên tự tại  bởi lẽ đời Ôn  không nắm giữ bất cứ điều gì...?...."
Thật vậy, Một tuần trước khi quy Tây, Ôn còn trò chuyện với Pháp Đệ là Ôn Lương Phương, ngài Viện Chủ Chùa Phước Duyên- Huế.
Ôn gặp Ôn Thái Thuận, Ôn Thái Nguyên, Ôn Trí Tựu,...., và nhiều học trò con cháu trong sơn môn, Ôn chứng minh trai đàn khánh tạ Ngôi Đại Hùng Bảo Điện Phước Thiện Tự, nơi Ôn được cung thỉnh vào ngôi viện chủ từ khi hoan sơ, đến khi hoàn mãn, như bóng dáng Ôn ngồi đó chứng minh cho học trò thành tựu sở nguyện rồi Ôn quya về Bảo sở liên Thuỳ.
Ôn chụp hình trong nụ cười hoan hỹ, chụp để phụng thờ tôn dung hình pháp tướng uy nghiêm của Ôn.
Ôn còn chứng minh trao pháp học nhân các Tăng- Ni sinh trung cấp- Đà Lạt khánh tuế vị niên trưởng giáo thọ tôn sư, khuyến tu và dạy bảo.
Hôm nay, ngày viên mãn những việc làm xong đã xong, việc cần làm đã làm, Ôn ra đi trong khung cảnh tinh mơ, thần khí biết trước giờ đi, nên vào lúc 6 giờ 45 phút sáng nay, 27-11 (2-11-Kỷ Hợi) tại chùa Phước Thiện, phường B’Lao, TP.Bảo Lộc - trụ thế 96 năm, 73 hạ lạp.
Ôn đi nhẹ như lông hồng, kinh sớm vừa dứt, trang kinh kép lại, tỉnh trong từng hơi thở, thu nhiếp chánh niệm và niệm Phật trước khi về ngôi nhà Bảo Thuỳ trời Tây.
Ôn đi thanh thản lắm, phước cho chúng con có Ôn trong môn hạ Từ Hiếu, Tây Thiên...., Ôn  Tỉnh táo đến lúc đi nhận biết.
 Nghe rằng: Lúc 6g00 ôn còn tỉnh, rồi lịm dần rồi ra đi bình nhiên như cánh nhạn tầng không.
Nhẹ tênh như sương giọt, như áng mây ẩn hiện vào cõi Vô Cung.

Chúng con kính dâng Lên Ôn Bài truy niệm bằng những vầng thơ chân thành, kính xin Ôn chứng minh cho chúng con.

An tường thâu nhiếp thọ thân,
Ôn về bên Phật, thập phần mãn viên.
Dung nghi tướng pháp trang nghiêm,
Thủ trí cầu Đạo, giữa niềm Cố Đô.

Phát tâm đồng ấu nên thơ,
Dòng Hương lưu mạch, gốc bờ thiện căn.
Núi Bạch Mã dọc đỉnh tâm,
Tháp Thánh Duyên Ngự, nhã tầm trang kinh.

Chuông ngân điển hạt tầng linh,
Thong dong du bước, đăng trình xuất gia.
Linh Mụ chọn lối là nhà,
Chọn ba y pháp, bảo toà huyền vi.

Bái Ngài Đảnh Lễ thọ ghi,
Trao truyền đèn pháp, kinh thi luật hầu.
Dũng năng hạnh nguyện tin sâu,
Quy về Liêu thất, niệm câu Di Đà.

Hạc vàng y pháp ca sa,
NGUYÊN bang chiếu chỉ, ái Hà kinh văn.
NGỌC từ mài dủa hằng năm,
Vun trồng trống pháp, giọng trầm hùng bay.

Khoa nghi đỉnh hạt ru say,
Đúng thời tiếp nhận, hiển bầy tục chơn.
Hai bốn xuân thọ giới thân,
Tam y nhất bát, hương đàn tấn thâu.

Duyên lành trao Tự từng câu,
TÁNH như bản thệ, Thông lầu luật hương.
HẢI từ sóng gió khiêm nhường,
Lâm viên Đà Lạt, lên đường độ tha.

Phước Duyên thửa ấy bao la,
Dòng Sông Bạch Yến, chiều tà kinh ca.
Giữ gìn ánh đạo Phong Ba,
Ngọn lữa Thanh Tuệ, tăng già vi tha.

Sáu tư năm ấy hằng hà,
Linh Quang trú dạ, thiền ca một đời.
Hạnh du hoá hát kinh lời,
An bình trúc sáo, cung trời treo mây.

Đúng thời ngự trú đêm ngày,
Linh Sơn thông hát, bàn tay hiền từ.
Dâng hoa cúng Phật Tâm tu,
Hạnh lành Cầu Giả, như như từng giờ.

Ôn trong sáng cả vầng thơ,
Ôn vang niệm Phật, đôi bờ rong rêu.
Nghịch ái cứ nghịch cô Liêu,
Ôn ung dung đứng, giữa huyền Thông lay.

Nhã thơ ca hát tuyệt hay,
Mây trôi Ôn ngắm, ra ngay tâm hồn.
Bóng Đá tuổi hạt khỏe hơn,
Như an tường trí, thái sơn nghìn trùng.

Gậy vàng một kiếp bi hùng,
Liêu phòng giờ tắc, hình dung thửa nào.
Thân quen Ôn Phó đức cao,
Giờ thì Ôn đã, quay vào bản nhiên.

Dự thời sinh tử hết duyên,
Thân tâm tắm sạch, bụi phiền ra đi.
Nhẹ nhàng niệm Phật A Di,
Đài tiền mở cửa, liên Thuỳ thượng đăng.

Chín sáu năm chẳng bận tâm,
Bẩy ba tuổi lạp, chúng Tăng nương nhờ.
Đàn Đầu Hoà Thượng đưa bờ,
Dẫn tuyền hậu thế, vào thờ Thích Ca.

Từ Giáo Thọ, nối duyên xa,
A Xà Lê thỉnh, Yết Ma thụ huyền.
Đã xong bổn phận lên thuyền,
Cố hương Cực Tịnh, dạo niềm về Tây.

         Đệ tử hậu học, tỳ kheo thích Minh Thế
Cung kính đảnh lễ Bái vọng giác linh Trưởng lão Đại Hoà Thượng thượng Tánh hạ Hải, liên Thuỳ chứng giám.
         Viết tại Los Angeles, - Hoa Kỳ.
         Ngày 30-11-2019.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 12731)
Hoà thượng Thượng HOÀN Hạ QUAN, thế danh Phạm Ngọc Thơ. Pháp danh NHƯ CỤ THIỆN. Pháp tự GIẢI TOÀN NĂNG. Pháp hiệu THÍCH HOÀN QUAN. Sinh ngày 16-09-1928 (Năm Mậu Thìn) tại làng Phước Long, nay là thôn Hoà Bình xã Nghĩa Hoà huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
10/04/2013(Xem: 6572)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em.
10/04/2013(Xem: 9899)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Hữu Độ, sinh ngày 01 tháng 11 năm Nhâm Thân (nhằm ngày 28/11/1932) tại thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, huyện Thuận Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Hữu Oai, thân mẫu là cụ bà Đặng Thị Kiếm. Hòa Thượng là người con thứ 5 trong gia đình có 6 anh em.
10/04/2013(Xem: 8484)
Vào lúc 14 giờ ngày 20-10-2011, Thiền viện Vạn Hạnh, TP. Sài Gòn đã tổ chức Lễ Khánh tuế lần thứ 94 của Trưởng lão Hòa thượng Viện chủ và công chiếu bộ phim “Cuộc đời và Đạo nghiệp Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu” do Thiền viện phối hợp cùng Công ty Phim - Ảnh và Tư liệu Sen Việt thực hiện.
10/04/2013(Xem: 10182)
Đại đức thế danh Ngô Văn Quý, pháp danh Trừng Thông, pháp tự Giác Tấn, pháp hiệu Chơn Khánh. Sinh ngày 02/01/1953 (Nhâm Thìn) tại thôn Phú Vinh – Vĩnh Thạnh – Tp Nha Trang, trong một gia đình có truyền thống kính tin tu Phật. Thân phụ tên Ngô Văn Hường pháp danh Thanh Ân thân mẫu tên Nguyễn Thị Môn pháp danh Trừng Xuân.
10/04/2013(Xem: 8086)
Ni Trưởng Thích Nữ Hạnh Viên Tọa Chủ Chùa Linh Sơn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ni Trưởng, thế danh BÙI THỊ HẢI, húy thượng TÂM hạ ĐĂNG. Tự HẠNH VIÊN, hiệu CHƠN NHƯ, đời thứ 43 dòng Lâm Tế.
10/04/2013(Xem: 9258)
Ni Trưởng họ Hứa húy Thị Hai, sinh ngày 07 / 07 năm Ất Sửu (1925 ), tại làng Tân Nhựt, tỉnh Chợ Lớn – Sài Gòn. Thân phụ là ông Hứa Khắc Lợi; Thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Năng; Gia đình có 02 người con, Ni Trưởng là chị cả và người em trai là Hứa Khắc Tuấn.
10/04/2013(Xem: 8102)
Ni trưởng huý thượng Thị hạ Mậu, tự Thông Huyền, thế danh Đào Thông Thoại, sinh ngày 17 tháng 11 năm Ất Sửu (1925). Tại thôn Xuân Quang, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sinh trưởng trong một gia đình trí thức Nho giáo nhiều đời thâm tín đạo Phật, thân phụ là cụ ông Đào Đãi, pháp danh Thị Thiện, tự Giản; thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Chư, pháp danh Thị Hiền. Hai cụ đều là Phật tử thuần thành, hết lòng tôn kính và hộ trì Phật pháp. Ni trưởng là con thứ 6 trong gia đình có mười anh chị em. Vốn sẵn có thiện duyên từ bao đời với Phật pháp, nên từ thời thơ ấu đã chuyên tâm học đạo và sớm quy y Tam Bảo với bổn sư huý thượng Như hạ Từ, pháp hiệu Tâm Đạt tại chùa Thiên Bình, thôn Trung Lý, xã Nhơn Phong , huyện An Nhơn , tỉnh Bình Định.
10/04/2013(Xem: 7133)
Sư Cô Thích Nữ Liên Thi, tên đời Hồ Thị Kim Cúc, sinh ngày 20 tháng 6 năm 1969 tại Cam Ranh, Khánh Hòa, xuất gia ngày 18 tháng 5 năm 1990 tại Tịnh Xá Vân Sơn thuộc Xã Lương Sơn, Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Sư Cô đến Hoa kỳ ngày 26 tháng 5 năm 2008, mất tích ngày 23 tháng 4 năm 2010 và Phật tử đã tìm ra thi thể của Sư Cô năm tháng sau khi mất tích, ở sân sau của Tịnh Xá Từ Quang thành phố Midway City, tiểu bang California vào ngày thứ năm 23 tháng 9 năm 2010, nơi mà Sư Cô đã sinh hoạt trong suốt thời gian từ ngày đến Hoa Kỳ cho đến ngày mất tích. Sư Cô hưởng dương 42 tuổi đời, 20 tuổi đạo.
10/04/2013(Xem: 9668)
GS Phạm Công Thiện: Ra đi An Lạc Trong Thiền Định; Lễ Cầu Siêu Tại Chùa Viên Thông, Bellflower, Vào Chủ Nhật, 13-3 Nhà Thơ, Giáo Sư Phạm Công Thiện tại Tòa Soạn Việt Báo. (Hình Việt Báo, chụp vào tháng 11 năm 2009.)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]