Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Huệ Quang (1888-1956)

26/11/201912:08(Xem: 4789)
Thiền Sư Huệ Quang (1888-1956)

HT.Hue Quang
TIỂU SỬ
TỔ HUỆ QUANG
(1888-1956)
Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt
Phó Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam
oOo

Thiền Sư Huệ Quang húy Thiện Hải, thế danh Nguyễn Văn Ân, sinh năm 1888 tại quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Sau đó Ngài theo thân mẫu về sống tại Trà Vinh. Năm 19 tuổi Ngài xuất gia tại chùa Long Thành ở quận Trà Cú và theo học với Thiền Sư Thiện Trí. Gần Thiền Sư Thiện Trí, ngoài kiến thức Phật học, Ngài còn được trao truyền kiến thức y học Đông Phương nữa. Tên Thiện Hải là do Thiền Sư Thiện Trí đặt cho Ngài.

Một hôm đi ngang Tiểu Cần, thấy một ngôi chùa đổ nát, Ngài bèn phát tâm trùng tu lại. Dân chúng ở Tiểu Cần thấy thế sinh lòng kính mến, bèn mời Ngài về làm trụ trì ngôi chùa Long Hòa này và hết sức ủng hộ Ngài trong công việc trùng tu. Chùa Long Hòa trở thành một đạo tràng thanh tịnh.

Năm 1919, Ngài đắc pháp với Thiền Sư Từ Vân, được ban pháp hiệu là Huệ Quang.

Do Ngài đọc tân thư Trung Hoa và báo chí, được biết phong trào Chấn Hưng  Phật Giáo các nước đang trổi lên mạnh. Ở Trung Hoa, Thái Hư Đại Sư xây dựng Phật Học Viện, xuất bản Hải Triều Âm. Bên Nhật, Tommatsu tiên sinh cùng các nhà nghiên cứu Phật học phát huy nền văn học Phật Giáo, chủ trương biên tập lại Đại Tạng Kinh. Ở Thái Lan, Phật Giáo được xem là quốc giáo làm nền tảng đức dục cho quốc dân. Ở Miên, một viện khảo cứu Phật Giáo được thành lập v.v… Ngài bèn hợp tác với Thiền Sư Khánh Hòa và Thiền Sư Khánh Anh để xúc tiến việc chấn hưng Phật Giáo nước nhà.

Trước sắc thái mới của nền Phật Giáo thế giới phục hưng, Hòa Thượng Huệ Quang đã rất tích cực cùng các Hòa Thượng khác ở Nam Kỳ trong việc thành lập Hội Lục Hòa năm 1923, ý muốn mở Phật Học Viện và Thư Xã. Trú sở của Hội được đặt tại chùa Long Hòa do Ngài trụ trì. Hội Lục Hòa là viên đá đầu tiên của nền Phật Giáo chấn hưng tại Nam Kỳ.

Năm 1928, cùng với các Hòa Thượng Khánh Hòa, Khánh Anh, Pháp Hải, Liên Trì, các Thượng Tọa Từ Nhân, Chơn Huệ, Thiện Niệm… Ngài cổ động tạo lập Thư Xã. Tháng 8 năm 1929, các đàn việt thiện tín Trà Vinh chung sức hiến cúng bộ Đại Tạng toàn bản gồm có 750 quyển lớn, chưng bày trong Thư Xã để làm tài liệu căn bản cho việc nghiên cứu.

Năm 1931, Ngài cùng Hòa Thượng Khánh Hòa và các vị cao tăng khác hợp sức với một số cư sĩ hữu tâm, thành lập Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn, đường Douaumont Sài Gòn (nay là đường Cô Giang). Hội đã xuất bản tạp chí Từ Bi Âm làm phương tiện truyền bá giáo lý Phật-đà.

Năm 1934, Ngài bàn với các Hòa Thượng Khánh Hòa, Chánh Tâm, Viên Giác về Trà Vinh lập Liên Đoàn Phật Học Xã để đào tạo Tăng tài, làm nền tảng cho việc trùng hưng Phật Pháp sau này. Học Tăng gia nhập Liên Đoàn tuần tự tu học từng tam cá nguyệt tại các chùa Long Hòa (Trà Vinh), Thiên Phước (Trà Ôn) và Viên Giác (Bến Tre). Về sau thấy sự di chuyển bất tiện, các Hòa Thượng quyết định lập trường Phật học tại Trà Vinh.

Tháng 8 năm 1934, Hội Lưỡng Xuyên Phật Học chính thức được thành lập. Chánh Hội Trưởng là ông Huỳnh Thái Cửu, Hòa Thượng Khánh Hòa là Pháp Sư. Ngài lúc này đã 46 tuổi, làm Giảng Sư kiêm Tổng Lý của Phật Học Đường Lưỡng Xuyên (thành lập năm 1934).

Trong những lần thuyết pháp giảng dạy, Ngài đã vạch rõ sự cần thiết phải thành lập Giáo Hội, xuất bản tạp chí, và kiến tạo Phật Học Đường, Ngài đã tiên liệu và lo lắng rất nhiều cho tương lai của nền Phật Giáo thống nhất.

Lưỡng Xuyên Phật Học Đường đã làm được sứ mạng tuyên dương chánh pháp và đào tạo Tăng tài một cách vẻ vang. Vừa làm chủ nhiệm tờ báo, Ngài vừa hợp lực với các Ngài Khánh Hòa, Pháp Hải, Khánh Anh trong việc quản trị và giáo dục của Phật Học Đường.

Tháng 7 năm 1935, nguyệt san của Hội là tạp chí Duy Tâm được phép xuất bản do Ngài làm chủ nhiệm.

Từ năm 1937, Ngài đã rất chú trọng đến vấn đề thống nhất Phật Giáo Việt Nam. Viết trong tạp chí Duy Tâm số 25 ra ngày 1-10-1937 Ngài đề nghị các tạp chí Phật học trong xứ thương lượng với nhau để định ngày họp Đại Hội Lâm Thời của các Hội Phật Giáo trong nước để đi đến việc thống nhất. Ngài đề nghị Đại Hội này được tổ chức tại miền Trung, và trước ngày đại hội, các Hội phải họp Đại Hội Đồng riêng từng Hội để công cử đại biểu. Ngài lại đề nghị Đại Hội Phật Giáo Toàn Quốc vạch ra chương trình hoạt động thống nhất va bầu ra sáu ban chuyên môn để làm Phật sự; đó là các Ban: Kiểm Duyệt, Đạo Sư Giáo Dục, Luật Sư, Giảng Sư, Hộ Pháp và Thanh Tra. Tờ Duy Tâm đề cập tới vấn đề “thống nhất” gần như mỗi số phát hành.

Năm 1945, chiến tranh xảy ra, Lưỡng Xuyên Phật Học Hội và Lưỡng Xuyên Phật Học Đường phải ngưng hoạt động. Đại chúng ly tán, quân đội Pháp chiếm đóng cơ sở Hội Phật Học. Ngài lui về chùa Linh Sơn ở Tiểu Cần tĩnh tu.

Năm 1948, Ngài đứng ra làm chủ tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc tỉnh Trà Vinh.

Năm 1951, từ hậu phương Ngài trở về tham dự Phật sự của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, và cũng trong năm này, Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập. Đại hội tổ chức tại Huế. Bản Tuyên Ngôn thành lập Tổng Hội được chuyển đi khắp nơi.

Theo sự thỉnh cầu của Giáo Hội Tăng Già Việt Nam, ngày 8-3-1953 Ngài được suy tôn làm Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt. (Tập thể Tăng-già Việt Nam đã được thống nhất từ khi Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc được thành lập năm 1951 tại Hà Nội và Thượng Thủ đầu tiên của Giáo Hội là Thiền Sư Tuệ Tạng. Thượng Thủ Tuệ Tạng viên tịch vào năm 1959 tại Hà Nội, năm năm sau khi đất nước bị qua phân. Năm 1959, Đại Hội Tăng Già Toàn Quốc lần thứ hai họp tại chùa Ấn Quang đã suy tôn Thiền Sư Khánh Anh làm Thượng Thủ).

Năm 1954, mười ngày sau khi hiệp định Genève được ký kết, một phong trào đấu tranh đòi hỏi hòa bình và thống nhất đất nước ra đời ở Sài Gòn – Chợ Lớn do những nhân sĩ yêu nước Bắc-Nam khởi xướng. Ngài với cương vị Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt cùng đông đảo các nhà trí thức Phật Tử tích cực vận động Tăng Ni và Tín Đồ hưởng ứng phong trào này nên Ngài đã bị câu lưu tại “bót” Catinat, sau đó được đưa về quản thúc tại chùa Phật Quang ở Chợ Lớn.

Năm 1956, trong Đại Hội Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam lần thứ 2 tại Sài Gòn, Ngài được suy cử Phó Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam và tập san Phật Giáo Việt Nam của Tổng Hội được xuất bản vào tháng 8 dương lịch năm này đã mời Ngài làm chủ nhiệm.

Ngày 10-11-1956, Ngài lãnh đạo phái đoàn Phật Giáo Việt Nam đi dự hội nghị lần thứ tư của Hội Thế Giới Phật Giáo Liên Hữu (World Fellowship of Buddhists) tổ chức tại Népal (từ ngày 15 đến ngày 21 tháng Mười ÂL). Cùng đi với Ngài có Thiền Sư Tịnh Khiết và Cư Sỹ Trần Thanh Hiệp. Tại Calcuta, phái đoàn được Thiền Sư Minh Châu lúc ấy đang du học tại Nalanda, tiếp đón đưa đi thăm Hội Mahabodhi Society và các Phật tích trong vùng. Ngày 13-11-1956, phái đoàn đi Kathmandu, có Thiền Sư Minh Châu tháp tùng. Tại Đại Hội Thế Giới Phật Giáo Liên Hữu, Thiền Sư Huệ Quang đã trình bày bản tham luận “Vai trò đạo Phật trong xã hội loài người”.

Thật bất ngờ! Ngay sau những sự kiện quốc tế đầy vinh dự đó, chùa Ấn Quang nhận được một điện tín do Thiền Sư Tịnh Khiết gửi về báo tin Thiền Sư Huệ Quang đã viên tịch lúc 18 giờ 15 phút ngày 2-12-1956 (nhằm ngày 1 tháng 11 năm Bính Thân) tại bệnh viện Willingdom ở New Dehli, Tăng Ni, Phật Tử thủ đô Sài Gòn hết sức bàng hoàng khi nghe hung tin đó! Thì ra sau lễ Buddha Jayanti, Ngài đã lâm bệnh và được chở vào bệnh viện. Một gân máu đã đứt và các bác sĩ bệnh viện ở Willingdom đã không thể làm gì hơn được.

Thiền Sư Huệ Quang hưởng thọ 68 tuổi đời với 37 năm hoằng hóa. Nhục thân Ngài được an táng tại chùa A Dục Vương tại New Dehli; lễ an táng được tổ chức ngày 3-12-1956. Phái đoàn Phật Giáo Việt Nam trở về Sài Gòn ngày 10-12-1956 nhưng đã thiếu mất một vị Cao Tăng đạo hạnh vào bậc nhất. Linh vị Ngài được cung nghinh về nước. Từ phi trường Tân Sơn Nhất – Sài Gòn, linh vị được rước về chùa Ấn Quang, trụ sở của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam để thập phương Tăng Ni, Tín Đồ đảnh lễ tưởng niệm. Số Tăng Ni, Phật Tử đi cung nghinh linh vị, trong đó có các phái đoàn từ các tỉnh về, đông đảo đến nỗi chật cả các đại lộ Lý Thái Tổ, Minh Mạng và đường Sư Vạn Hạnh – Sài Gòn.

Năm 1964, một phái đoàn Việt Nam tham dự Đại Hội Thế Giới Phật Giáo Liên Hữu lần thứ 7 tại Ấn Độ đã đến chùa A Dục Vương làm lễ hỏa thiêu nhục thể Thiền Sư Huệ Quang và rước xá-lợi về chùa Long Hòa, nơi mà ngày xưa Ngài đã trụ trì và hành đạo.

Thiền Sư Huệ Quang viên tịch khi tạp chí Phật Giáo Việt Nam mới ra đời được 3 số. Sau khi Ngài viên tịch, vị chủ bút của Phật Giáo Việt Nam là Thiền Sư Nhất Hạnh đã kiêm nhiệm trách vụ chủ nhiệm của tạp chí./.

ht thich hue quang


Di ảnh linh vi và tượng Tổ Huệ Quang thờ tại chùa Long Hòa
ở ấp Hòa Trinh, xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
(Hình chụp trong lễ Húy Kỵ lần thứ 63, năm Mậu Tuất – 2018)





 
Nguồn gốc tài liệu: VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LUẬN
(Thư Viện GĐPT tu chính, bổ sung










Ý kiến bạn đọc
26/11/201911:28
Khách
VÀO ĐÚNG 11 GIỜ 00 TRƯA NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2020 HÔM NAY LÀ NGÀY CHÚNG SINH MUÔN LOÀI VŨ TRỤ VẠN VẬT ĐÃ HIỂU ĐƯỢC ((((ĐẠO LÀM NGƯỜI )))CỦA TA TỨC LÀ NGÀY HẠNH PHÚC NHẤT KHI TA ĐÃ LẬP ĐẠO TRỜI TRONG 4 NĂM THÀNH CÔNG VIÊN MÃN....NGÀY DƯƠNG 26 THÁNG 08 NĂM 1985 LÀ NGÀY SINH CỦA (((TRẦN HỒNG MINH)))) NGÀY ÂM 11 THÁNG 7 CỦA TA ......NGÀY HÔM NAY LÀ NGÀY ĐÓN CHÀO CÁC VỊ (((((((( ĐIỀU NGỰ GIÁC HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG )))))) TỨC((((( LỤC TỰ ĐẠI MINH ĐÀ RA NI))))))TỨC(((((( NAM MÔ ĐỨC NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ ))))))TỨC (21) CHỮ TỨC HIỆN RA ((THẾ KỶ 21)) TỨC((((((((2) SỬU LÀ ( 1)TÝ TỨC HUYỀN KÝ)))) CỦA( TRẦN HỒNG MINH) LẬP (ĐẠO LÀM NGƯỜI) TỨC MỞ RA (HỘI LONG HOA )BẮT ĐẦU TỪ NGÀY HÔM NAY CỦA CHÚNG SINH VẠN VẬT MUÔN LOÀI SẼ CHỨNG NGỘ ĐẠT ĐƯỢC MỌI ÁNH SÁNG CỦA ĐẠO PHÁP CỦA TA MỞ RA NGÀY HÔM NAY .............((((LÝ THÁI BẠCH)))) TỨC (((TRẦN THIÊN VĂN )))SINH NĂM 1978 TỨC((( ĐỨC CỐ QUẢN))) TỨC (((KINH ĐÀ LA))) TỨC HÓA HIỆN NHỮNG VỊ SƠN THẦN ((((((2 ÔNG HỔ TRẮNG +1 ÔNG RÙA VÀNG VÀ 8 CON RỒNG VÀNG)))))TỨC(((( 2+1+8=11))))) LÝ THÁI BẠCH TỨC (((((SỐ ((((11 CHỮ BẠCH))))))TỨC (((((2 CỤC ĐÁ ÂM DƯƠNG ))))TRONG ĐỀN THỜ TỨC SỐ VÀ CHỮ CHÉO QUA CHÉO LẠI TỨC TRÁI XOÀI TỨC LÂU ĐÀI CỦA VỊ((( THẦN))) HIỆN RA VỊ ((((TIÊN))) TỨC(((( ĐẠO THẦN TIÊN ))) TỨC HÓA HIỆN RA (((THIÊN THỜI+ ĐỊA LỢI +GIAO HÒA +TỨC ( CƠ TRỜI HÉ MỞ RA CHỮ (THIỆN) TỨC((( THIÊN NHÃN )))CỦA TỨC CHỮ VẠN PHÁP ĐỒNG QUI TỨC (((((LONG LÂN QUI PHỤNG ))))THỜ TRONG ĐỀN
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2014(Xem: 8810)
Hòa thượng thế danh Lương Thế Ân, sinh vào giờ Tuất, ngày 28 tháng 6 năm Canh Tuất (1670) nhằm vào năm Khang Hy thứ 8 triều nhà Thanh tại làng Thiệu An, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc. Thân phụ Ngài là cụ ông húy Lương thụy Đôn Hậu, thân mẫu tộc Trần thụy Thục Thận. Ngài là người con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em, anh trai là Lương Thế Bảo, em trai là Lương Thế Định.
28/01/2014(Xem: 11605)
NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT CÁO PHÓ Gia đình Tang Quyến Chúng Con, Chúng Tôi vô cùng thương tiếc báo tin đến Chư Tôn Đức cùng Quý Thân Bằng Quyến Thuộc, Bạn Hữu gần xa, Chồng, Cha, Ông chúng con, chúng tôi là: Cụ Ông NGUYỄN NGỰ Pháp danh: NGUYÊN BỬU Sinh năm: Quý Dậu (1933) tại Cố Đô Huế Mãn phần lúc 11 giờ tối ngày 27 tháng Chạp năm Quý Tỵ (Nhằm ngày 27-01-2014) tại Sài Gòn, Việt Nam Chương trình Tang Lễ: - Lễ Nhập Liệm lúc 7am ngày 29-01-2014 tại Sàigòn - Lễ Thọ Tang lúc 7pm (29-1-2014) tại Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu - Lễ Di Quan từ Sàigòn về Huế: 6am ngày mùng 2 Tết Giáp Ngọ (01-02-2014) - Lễ Động Quan và đưa đi an táng tại Huế lúc 6am ngày mùng 6 Tết Giáp Ngọ (05-02-2014) Chúng con đề đầu đảnh lễ và cúi xin Tôn Đức Tăng Ni cùng Quý Phật tử thân hữu gia tâm niệm Phật để giúp trợ niệm cho Thân Phụ chúng con sớm vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc.
21/01/2014(Xem: 14442)
Từ Úc Quốc xa xôi, thay mặt toàn thể Tăng Tín đồ Phật Tử Tu Viện Quảng Đức, một nơi mà chính Trưởng Lão HT Thích Phước Thành đã về chứng minh lễ Khánh Thành năm 2003, Chúng con thành kính ngưỡng vọng về Thiên Phước Tổ Đình, Quy Nhơn, Bình Định, nhất tâm đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng, Nguyện cầu Giác linh Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc, thượng phẩm thượng sanh, hồi nhập ta bà, phân thân hóa độ, lợi lạc quần sanh. Kính nguyện Giác linh Hòa Thượng thùy từ chứng giám. Thành kính chia buồn đến HT Thích Nguyên Phước cùng chư Tôn Đức & Môn Đồ Pháp Quyến trước sự mất mát lớn lao này.
31/12/2013(Xem: 17313)
Vở Cải Lương: Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng Tác giả: HT Thích Như Điển Chuyển thể cải lương: Soạn giả Dương Kinh Thành Chủ trương và thực hiện: Nghệ sĩ Út Bạch Lan và Nghệ sĩ Tô Châu Thành phần diễn viên gồm những nam nữ nghệ sĩ gạo cội tiếng tăm trong nước như:Nghệ sĩ (NS) Út Bạch Lan, NS Thoại Mỹ, NS Tô Châu, NS Phượng Loan, , NS Điền Trung, NS Quốc Kiệt, NS Hồng Lan, NS Chí Cường, NS Thanh Sử, NS Trần Kim Lợi, NS Hữu Tài, NS Hồng Sáp, NS Hoàng Phúc, NS Hoàng Quân, NS Hoàng Điệp và những vai phụ khác.
15/12/2013(Xem: 7603)
Tổ thường hay nói trong những ngày trước khi viên tịch: “Ta ra đời nhằm ngày Đản Sinh của đức Từ Phụ thì sau ta cũng chọn ngày ấy mà viên tịch”. Ngày mồng 8 năm Quý Mão (1963), Ngài không thấy trang hoàng cờ phướn để đón mừng Phật Đản như mọi khi và khi biết Giáo Hội chủ trương dời ngày lễ Phật Đản vào đúng ngày rằm, Tổ nói: “Rứa thì ta cũng đợi đến ngày rằm...”.
15/12/2013(Xem: 16129)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Thầy Đặng Ngọc Chúc, pháp danh: Tịnh Minh, sinh năm 1947 tại Phù Cát, Bình Định, vừa mãn phần lúc 9 giờ tối ngày 12/11/ Kỷ Tỵ (14-12-2013), hưởng thọ: 67 tuổi. Lễ Nhập Liệm lúc 2 giờ chiều ngày chủ nhật 15/12/2013 (13-11-AL); Lễ Động Quan lúc 6 giờ sáng ngày thứ tư 18-12-2013 (16-11-Al) tại Sài gòn, Việt Nam. Liên lạc vói tang quyến: tinhminhav@yahoo.com
06/12/2013(Xem: 8711)
Người làm vườn chậm rãi quét lá. Cuối đông, những cây phong - lá đổi mầu từ xanh tươi sang đỏ, vàng - đang rụng những chiếc cuối. Thời gian không âm thanh, không hình tướng mà lại hiện hữu rõ rệt ở mọi nơi, mọi vật qua những đổi thay, luân chuyển của đất trời. Hoa ấy rực rỡ đầu hè, đã úa tàn cuối thu; mầm ấy trồi xanh tháng lạnh, cành lá đã xum xê khi nắng ấm; quỳnh nẩy nụ ngày xuân, đêm trăng rằm tháng hạ đã chợt ngạt ngào hương sắc…….
06/12/2013(Xem: 11101)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, vị thiền sư ni đầu tiên, người trưởng lão ni tuyệt vời, còn lưu lại bài kệ thị tịch, những lời nói sau cùng, những lời nhắn bảo cuối cùng, những lời nói thật, gây chấn động mãnh liệt nơi nội tâm, thức tỉnh chúng ta trên dòng sinh tử, để lại dấu ấn đậm sâu, thắm đượm mãi trong lòng người đến tận hôm nay và mai sau. Ni Sư Diệu Nhân, và cũng là vị nữ sĩ ban đầu trong nền Văn Học Việt Nam
05/12/2013(Xem: 11326)
Từ Tam Kỳ tôi về lại Đà Nẵng năm 1965 để hầu ôn Phổ Thiên và tiếp tục đi học tại trường trung học Phan Châu Trinh. Ôn cư ngụ tại Chùa Diệu Pháp, nhưng thường xuyên sinh hoạt tại Chùa Phổ Đà. Hai chùa cách nhau năm bảy căn nhà
01/12/2013(Xem: 7179)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh (1) đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật. Ngày xuất gia năm 12 tuổi ở chùa làng. Ðến năm 19 tuổi, được Hòa thượng Giải Tường chùa Phước Sơn thế độ làm đệ tử và học tại đây. Năm 22 tuổi Ngài thọ Cụ Túc giới và giữ chức thư ký trong chùa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567