H.T Thích Trí Quang- Chính nghĩa muôn đời vẫn là chính nghĩa.
"Hòa thượng Thích Hải Ấn vừa thông báo Di huấn của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang về hậu sự của mình. Theo đó thì nhà chùa không tổ chức tang lễ, không báo tang, không lập bàn thờ, không có bát nhang, không đưa đám, không phúng điếu. 6 giờ sau khi Hòa thượng viên tịch thì liệm, liệm xong chuyển đến lò thiêu, thiêu xong mang về chùa làm một số lễ, mỗi lễ cũng làm đơn giản, không thông báo, không mời ai dự cả. Tôi hỏi Thiền sư Hòa thượng Lê Mạnh Thát về di huấn này, thầy Thát bảo thầy Trí Quang hết sức cẩn trọng trong hậu sự của mình, thầy yêu cầu làm đúng các quy tắc trong Kinh Niết Bàn. Người chết không làm phiền người sống, đó cũng là tinh thần của đạo Phật".
H.T Thích Trí Quang, Đức Niên trưởng Phật giáo Việt nam, một bóng cây đại thụ,vị chấn hưng Phật giáo cả nước, người dẫn đầu cho phong trào " Phật giáo, hoà bình- tôn trọng bình đẳng" diễn ra khắp Nam- Trung dưới chế độ họ Ngô. Nhận thấy sau khi Phật giáo ổn định hẳn hoi, ngài lui về ẩn cư chùa Già Lam- Gò Vấp. Thời gian này, ngài lại chọn chốn kinh đô Huế, chùa Từ Đàm. Nhưng cả đời Đức Trưởng lão lại gắn bó, hành đạo và làm nên "một Phật giáo Saigon".
CHÚT HIỂU BIẾT VỀ HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG
Hơn 20 năm trước tôi sống ở Hà Nội, có ý định xuất gia đi tu. Anh Phan Duy Nhân, khi ấy đang làm Quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, người am hiểu hơn ai hết về tình hình chùa chiền sư sãi. Tôi hỏi anh ở miền Bắc có vị sư nào tốt chỉ tôi đến xin làm đệ tử. Anh lắc đầu. Không rõ cái lắc đầu đó hàm ý bảo miền bắc không có vị sư nào tốt hay là hàm ý khuyên tôi không nên đi tu. Tôi không hỏi thêm, nhưng đã bỏ ý định cạo đầu vào chùa, mà vào “tu” ở báo Thanh Niên với anh Nguyễn Công Khế.
Anh Phan Duy Nhân là nhà chính trị trung thực. Anh đã giúp cho Chính phủ có những chính sách thực sự tôn trọng tự do tín ngưỡng. Chính anh là người tạo được “những bước đi chập chững” trong quan hệ giữa Việt Nam với Vatican, đối xử với các tôn giáo một cách trọng thị, khắc phục đáng kể sự vụng về của chính quyền coi các giáo hội giống như … hội đoàn bóng đá. Anh rất dị ứng với các nhà sư “quốc doanh” cũng như việc cài cắm người vào các giáo hội. Anh đã giúp các vị lãnh đạo có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề tôn giáo và các vị chức sắc tôn giáo.
Sau khi “tu” ở Báo Thanh Niên được nhiều năm, tôi lại muốn cạo đầu vào cửa Phật và nói ý định đó với anh Phan Duy Nhân. Lúc đó tôi đã sống ở Sài Gòn. Anh Nhân đưa tôi đến gặp thiền sư Lê Mạnh Thát, bảo tôi viết về các nghiên cứu khoa học của thầy. Lúc ấy không báo nào dám viết về thầy Thát, một “cựu chính trị phạm” từng bị Nhà nước kết án tử hình về hoạt động chống chế độ, nhưng anh Nhân bảo tôi cứ viết. Và tôi đã viết loạt bài “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động” đăng nhiều kỳ trên Thanh Niên. Thầy Thát vừa là một bậc chân tu, vừa là nhà khoa học uyên bác trên nhiều lãnh vực. Thầy Thát cùng với thầy Tuệ Sỹ từng bị chính quyền thời cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bắt giam (1984), kết án tử hình, rồi được giảm án xuống chung thân và được trả tự do (1998) sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới. Thầy Thát sau khi ra tù đã được cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất trọng thị, hai người thường đàm đạo rất tâm đắc về văn hóa và Phật giáo. Sau này khi ông Võ Văn Kiệt qua đời, chính thầy Thát được gia đình ông mời đến làm lễ an linh và đặt pháp danh cho ông sau tang lễ. Pháp danh Trung Dân của ông Võ Văn Kiệt là do thầy Thát đặt, chuyện này rất ít người biết.
Khi tôi xin thầy Thát cho tôi làm đệ tử của thầy, thầy bảo tôi muốn quy y thì nên làm đệ tử của Hòa thượng Thích Trí Quang. Tôi nói tôi chỉ muốn làm đệ tử của thầy, còn thầy Trí Quang mặc dù tôi rất ngưỡng mộ nhưng tôi không quen biết. Thầy Thát bảo anh Phan Duy Nhân đưa tôi đến, thầy hy vọng rằng thầy Trí Quang sẽ nhận tôi.
Anh Phan Duy Nhân dắt tôi đến gặp thầy Trí Quang 3 lần, như dắt trẻ đi mẫu giáo. Tôi kính cẩn xin làm đệ tử của thầy. Lần đầu thầy không trả lời, nhưng vì thầy rất tin cậy anh Phan Duy Nhân nên rất cởi mở với tôi, trong câu chuyện thầy nói cả những “thâm cung” mà không có chút e dè. Tôi kể lại cho thầy Thát nghe, thầy Thát bảo như vậy là rất tốt. Lần sau cùng thầy cũng nói chuyện thoải mái, tôi nói tôi có thể giúp thầy ghi chép những điều thầy định viết và sửa sang các bản thảo cho thầy, nhưng thầy bảo từ trước tới giờ tất cả sách vở thầy đều tự viết, chưa bao giờ cần đến thư ký. Khi tiễn anh Phan Duy Nhân và tôi ra về, thầy bảo tôi thỉnh thoảng đến. Tôi lại kể cho thầy Thát nghe, thầy Thát rất vui, bảo như vậy là thầy Trí Quang sẽ nhận tôi làm đệ tử. Sau đó anh Phan Duy Nhân ốm nặng không đi lại được, nên tôi không có dịp nào đến thầy Trí Quang nữa. Giờ thì thầy Trí Quang đã ra Huế ở. Nghĩ đi nghĩ lại tôi tự thấy mình không nên dính mắc vào nguyện vọng làm đệ tử của thầy Trí Quang.
Tôi cuối cùng vẫn không quy y theo Phật. Nhưng sau những lần gặp đó, tôi đọc nhiều về kinh Phật và đọc lại nhiều hơn các tác phẩm của thầy Trí Quang.
Thầy Trí Quang là linh hồn của Phật giáo Việt Nam. Kế tục tâm nguyện của các vị trưởng lão tiền bối, thầy là người kiên trì nhất trong nỗ lực xiển dương Phật giáo với tư cách là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc. Đạo Phật gắn liền với truyền thống dân tộc hàng ngàn năm nay, nhưng vào thời Pháp thuộc các tăng ni phật tử hành đạo chủ yếu tại các chùa chiền, không có Giáo hội, chỉ có các hội đoàn Phật học nhưng không có hệ thống tổ chức. Nhờ nỗ lực của thầy Trí Quang mà Phật giáo mới có Giáo hội được tổ chức thành hệ thống với quy củ về tổ chức và trật tự giáo phẩm như ngày nay. Trong chống Pháp, đông đảo đồng bào Phật tử tham gia kháng chiến. Từ sau 1954, Phật giáo ở miền nam chủ trương nhập thế đấu tranh cho hòa bình, thầy Trí Quang trở thành một nhân vật chính trị lớn. Tuy nhiên, thầy không chủ trương biến Phật giáo thành quốc giáo và không bài bác các tôn giáo khác.
Thầy Trí Quang là một nhà tiên tri. Từ tháng 9-1966 thầy đã thấy Mỹ - Hoa sẽ sớm bình thường hóa quan hệ và các bên tham chiến ở Việt Nam sẽ đi vào thương thuyết, mọi cường độ quân sự chỉ là “áp lực tranh thắng” để kết thúc chiến tranh. Theo thầy Thát thì thông tin về tình hình thế giới mà thầy Trí Quang được tiếp cận còn nhiều hơn là thông tin mà ông Nguyễn Văn Thiêu tiếp cận. Có lẽ vì vậy mà từ đó thầy chỉ chuyên tâm kinh kệ, từ chối tiếp xúc tất cả các nhà chính trị thuộc mọi phe phái. Vào tháng 4-1975, khi ông Dương Văn Minh hỏi ý kiến, thầy khuyên ông “kéo cờ trắng” để tránh thảm cảnh chết chóc cho dân lành. Sau năm 1975, thầy giữ thái độ trung tính với chế độ mới, không tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam (được Nhà nước hậu thuẫn), cũng không tham gia các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (không được Nhà nước công nhận).
HT Thích Hải Ấn (Trụ Trì Chùa Từ Đàm, Huế) bên kim quan của Ôn Trí Quang
Tìm Phật thì nên đọc chính các bộ kinh Phật, đọc các sách diễn giải kinh Phật ít khi thấy được cái mênh mông như biển cả, cái hùng vĩ như rừng núi của các bộ kinh. Nhưng đọc sách của thầy Trí Quang thì khác, đó là những cuốn sách nhiếp dẫn cho ta tiếp cận với cái mênh mông hùng vĩ ấy. Đọc sách “Ngài Huệ Năng” của thầy, tôi thấy Thiền (thầy gọi là Thuyền) hơn tất cả mọi sách vở khác giảng giải về Pháp bảo đàn kinh của Lục tổ. Đọc “Ngài La thập” của thầy, tôi thấy sự truyền dẫn của nền tảng tư tưởng Phật giáo từ Ấn Độ lan tỏa sang Trung Quốc và Việt Nam. Đó chỉ là 2 trong số nhiều cuốn sách thầy viết trước năm 35 tuổi. Đọc các bộ Kinh thầy dịch tôi thấy Phật hiện ra thân quen giản dị trong ngôn ngữ Việt. Hơn 50 năm qua thầy đã dịch hàng chục bộ kinh và viết nhiều cuốn sách (*)
Hơn 80 năm “đội Phật trên đầu”, Hòa thượng Thích Trí Quang chí thành chí kính phụng hiến cho Phật pháp. Những hoạt động chính trị của thầy cũng chỉ với một mong muốn, như thầy nói, để “trong cơn nghiêng ngửa của đất nước, ai nhìn vào Phật giáo cũng nghĩ rằng đất nước này còn có cái ấy”.
Để kết thúc bài viết ngắn này, xin dẫn một bài thơ của anh Phan Duy Nhân :
HÀNH THIỀN
(kính tặng tôn sư tôi, thiền sư Thích Trí Quang)
Tròn đầy mà rỗng lặng
Biển vô lượng thủy triều
Ôi thương đời vạn dặm
Vân du vượt suối đèo
Đường về tâm hết động
Tuyệt chiêu là vô chiêu!
Thôi hòa lòng với bụi
Thanh tịnh vầng trăng treo…
(thơ của Phan Duy Nhân)
Bài thơ được đăng trên báo Thanh Niên vào giữa thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Chắc không ai để ý đó là lần đầu tiên báo chí chính thống Việt Nam tôn vinh hòa thượng Thích Trí Quang.
HOÀNG HẢI VÂN
(*) Một số tác phẩm và dịch phẩm tiêu biểu của Hòa thượng Thích Trí Quang : Bồ Tát Giới, Ngài Huệ Năng, Ngài La Thập, Người Xuất Gia, Người Tại Gia, Tâm Ảnh Lục, Khởi Tín Luận, Kinh Pháp Hoa, Kinh Địa Tạng, Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, Kinh Bốn Mươi Hai Bài, Kinh Thắng Man, Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh, Kinh Giải Thâm Mật, Từ Bi Thủy Sám Pháp, Cao Tăng Pháp Hiển, Tỳ Kheo Giới, Dị Tông Luận, Trí Quang Tự Truyện, v.v... Mời xem các phẩm này.
Ý kiến bạn đọc
15/11/201911:06
Thi Pham
Khách
Tôi xin Thầy Thích Nguyên Tạng không đăng bài này, vì một số thông tin tác giả đưa ra chưa có kiểm chứng, như việc Hòa Thương tiếp xúc với Ông Phan duy Nhân, tác giả xin xuất gia hai lần...
Kính
Tán Thán Công Hạnh Tôn Sư
Thành Kính Tưởng Niệm Cố Thượng Toạ thượng Chơn hạ Kiến.
Kính nguyện Giác Linh Thượng Toạ Cao Đăng Phật Quốc.
Vạn Đức già lam nhập đạo thiền
Tinh cần sớm tối học kinh thiêng
Đèn tâm chiếu sáng thơm hương giới
Đuốc tuệ ngời soi toả đức nguyền
Chơn Kiến suy tầm chân diện mục
Ẩn Minh hiển thị diệu tâm nguyên
Hoằng dương giáo pháp noi gương tổ
Hoá độ sinh linh, độ chúng duyên.
Điện Thư Phân Ưu
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Thay mặt Tu Viện Quảng Đức & Trang Nhà Quảng Đức chúng con thành tâm phân ưu:
Hòa Thượng Thích Bổn Đạt (Bổn Sư của TT Nguyên Mãn)
Giáo Hội Canada cùng môn nhơn pháp quyến Chùa Long Hoa, Toronto, Canada.
Nhất tâm cầu nguyện Giác Linh
Thượng Tọa Thích Nguyên Mãn
Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Kinh Tế-Tài Chánh
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada
Trụ Trì Chùa Long Hoa, Toronto, Canada
Thuận thế vô thường viên tịch vào ngày 5/6/2021 (25/4/Tân Sửu) tại Canada
Trụ thế : 75 năm ; 25 Hạ lạp
CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC
***
Nay Thành kính Phân Ưu
Thượng Tọa Thích Tâm Phương
Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng
Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức
Đại Đức Thích Đăng Từ
Tri Sự Tu Viện Quảng Đức
Nguyên Dũng Phạm Thanh Hùng
Gia Trưởng Gia Đình Phật Tử Quảng Đức
Quảng Tịnh Nguyễn Kim Phương
Ban Quảng Đức Đạo Ca
Viết về lịch sử của một Dân Tộc hay của các Tôn Giáo là cả một vấn đề khó khăn, đòi hỏi ở người viết phải am tường mọi dữ kiện, tham cứu nhiều sách vở hay là chứng nhân của lịch sử, mới mong khỏi có điều sai lệch, nên trước khi đặt bút viết quyển “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại trước và sau năm 1975” chúng tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều...
Tôi gặp Đệ Quang Sơn lúc đang còn là chú Sa Di, nhân duyên ấy là từ nguồn Facebook, nên Huynh đệ có những lần đàm thoại.
Xa vắng một khoảng thời gian Đệ Quang Sơn phải chuyên tâm Ôn Luật, để xứng danh là Hàng thích tử của Như Lai, dự vào ngôi nhà Tăng Bảo.
Mãi đến năm 2018, tôi tình cờ gặp lại trong tang lễ của bố chị Thanh Lan ở phố cổ Hà Nội, lúc bấy giờ Huynh đệ thêm nhiều câu chuyện.
Hôm ấy, vào mùa Hạ tháng nhuận năm Kỷ Hợi, huynh đệ về thăm chùa Kim Lôi- Thôn An Tiến,Xã An Ninh, Huyện Bình Lục- Tỉnh Hà Nam.
Tôi lưu trú một đêm, nên huynh đệ đã tâm sự.
Đệ bảo rằng:
Đệ Tử chúng con, hàng hậu học Tỳ Kheo Thích Minh Thế- Huế thuộc Môn Phong Tổ Đình Từ Hiếu, được nhân duyên diện kiến Ngài 3 lần, một lần Chùa Bát Nhã, Lúc ở Chùa Hải Quang, trong mùa Huý Kỵ Ngài Nhật Lệ. Năm 2007-2008,2009,2010. Hay tại Chùa Quảng Hương Già Lam, nhân Huý kỵ Tôn Sư Thượng Trí Hạ Thủ- 2012-2014, tất cả đều ở Sài Gòn.
Diện kiến Ngài là một lần học được tâm hạnh Khiêm cung, luôn lấy pháp Mật chú mà gia trì.
Lấy giới luật mà dụng tu, lấy công phu trì niệm Pháp Hoa, Sám Lễ, Trì Chú Niệm Phật A Di Đà, để Huân nhiên chủng tánh.
Diện kiến Ngài lúc nào cũng có chiếc gậy bên mình, vì đôi chân có phần chưa tốt, nên từ đó Diện kiến Ngài là đều hi hữu.
Ngài từng dạy tại Trường Bồ Đề, nơi trú xứ Buôn Ma Thuột, giữ những lời dạy sâu sắc, tiếp nối truyền thừa lưu lại đàn hậu tấn về sau, các vị được thọ ân từ Ngài, giờ này cũng chấp cánh bay xa bên xứ ngoài, hay trong xứ, làm niềm vui an tịnh cho chính mình ở Bồ đề Tại xứ Buôn Mê.
Ngài từng ngồi hành pháp
Đã nhiều năm rồi, Phật Tử Việt Nam cử hành đại lễ trong niềm hân hoan tự hào về một ngày lễ Vesak trọng đại được xưng danh một cách trang trọng là "Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc."
Phật giáo là một trong bốn tôn giáo lớn của nhân loại. Con số Phật Tử dù vậy cũng chỉ khoảng 400-600 triệu. Với con số khiêm nhường đó, tiếng nói của Phật giáo không có ảnh hưởng gì đáng kể trong các quyết định của Liên Hiệp Quốc về vận mạng của các dân tộc trên thế giới. Phật Tử Việt Nam chính thức đón nhận "Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc" từ năm 2008. Từ đó đến nay, những phát biểu bởi các đại biểu từ nhiều nước tán dương Đức Phật quả là quá nhiều, nhưng chưa có bất cứ đóng góp thiết thực đáng kể nào cho khát vọng hòa bình của nhiều dân tộc bị áp bức, bóc lột bởi chính quyền của nước mình; bị đe dọa bởi tham vọng bá quyền của nước lớn.
Trưởng lão Hòa thượng tân viên tịch thế danh Nguyễn Thanh Bình, sinh năm Tân Mùi (1931) tại thôn Mỹ Duyệt Hạ, xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Thân phụ là cụ ông Nguyễn Như Hưng, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Huấn, Trưởng lão Hòa thượng là con thứ hai trong bốn anh em (hai trai hai gái).
Lúc lên 11 tuổi (1942), được sự cho phép của song thân, Hòa thượng đến chùa Đặng Lộc đảnh lễ ngài Hòa thượng Thích Định Tuệ xin được xuất gia và được bổn sư ban cho pháp danh Lệ Chân, pháp tự Thiện Hạnh.
Nhận xét rằng,
Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.
Kính