Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

HẢI NGOẠI TẠI ÚC ĐẠI LỢI - TÂN TÂY LAN

The Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia - New Zealand

 

HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI

 

PHẦN MỞ ĐẦU

 

Kế thừa truyền thống phụng sự hòa bình, an lạc của Đạo Phật hơn hai nghìn sáu trăm năm qua, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan nguyện thực hiện lý tưởng hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh.

 

Các tông phái, hệ phái Phật giáo Việt Nam đang sinh hoạt tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan đồng kết hợp thành một cơ chế để xiển dương đạo pháp, theo tinh thần phụng sự Dân Tộc và Đạo Pháp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan không đặt sự tồn tại của mình trong vị thế cá biệt mà đặt mình trong sự tồn tại của dân tộc và nhân loại.

 

Thực hiện hạnh nguyện từ bi, lợi tha, lục hòa, toàn thể Tăng Ni, Phật tử bảo tồn và phát huy Phật Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan.

 

 

CHƯƠNG MỘT

DANH HIỆU - HUY HIỆU - GIÁO KỲ - ĐẠO CA - KHUÔN DẤU

 

Điều 1: Các tông phái, hệ phái, đoàn thể Phật Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan kết hợp thành một tổ chức lấy danh hiệu là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, gọi tắt là Giáo Hội, viết tắt là GHPGVNTNHN tại UĐL-TTL, tên Anh ngữ là The Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia - New Zealand.

 

Điều 2: Huy hiệu Giáo Hội là hình Pháp luân

phatgiaoucchau-logo

 

 

Điều 3: Giáo kỳ của Giáo Hội là cờ Phật Giáo quốc tế.


la co phat giao



Điều 4: Đạo ca là bài Phật Giáo Việt Nam (nhạc sĩ Lê Cao Phan).

 

 
Dao Ca_Phat Giao Viet Nam

Điều 5: Khuôn dấu Giáo Hội được quy định trong Nội Quy.

 

 

CHƯƠNG HAI

MỤC ĐÍCH - VĂN PHÒNG - THÀNH VIÊN

 

Điều 6: Mục đích của Giáo Hội là điều hợp các tông phái, hệ phái Phật Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan để hoằng dương chánh pháp, phục vụ dân tộc và nhân loại.

 

Điều 7: Văn Phòng Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội đặt tại tự viện của vị Hội Chủ đương nhiệm.

 

Điều 8: Thành viên Giáo Hội:

- Chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, là thường trú nhân hay công dân Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan

- Các Tự Viện, Phật Học Viện, Tu Viện, Thiền Viện, Chùa, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Niệm Phật Đường ...

- Các đoàn thể Cư sĩ Phật tử

 

chấp nhận và thực thi Hiến Chương này.

 

Điều 9: Giáo Hội hổ trợ tinh thần các thành viên trong mọi sinh hoạt hợp đạo pháp và luật pháp, nhưng không chịu trách nhiệm về mọi hành vi phạm pháp.

 

 

CHƯƠNG BA

HỆ THỐNG TỔ CHỨC - ĐIỀU HÀNH - NHIỆM KỲ

 

Điều 10: Giáo Hội gồm bốn cơ cấu: Hội Đồng Chứng Minh, Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, Hội Đồng Tăng Ni, Hội Đồng Điều Hành.

 

Điều 11: Hội Đồng Chứng Minh là chư tôn Hòa Thượng thuộc các truyền thống Phật Giáo, do Đại Hội Khoáng Đại cung thỉnh.

 

Điều 12:

a) Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương có 9 vị, là chư tôn từ 35 Tăng lạp trở lên, do Hội Đồng Tăng Ni suy cử và được Đại Hội Khoáng Đại cung thỉnh.

b) Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương điều hướng mọi hành hoạt của Giáo Hội, luôn thể hiện nguyên tắc tương kính và ý hòa toàn diện, không ủy thác trách vụ cho cá nhân.

c) Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương tuyển thỉnh vị Tăng Giáo Trưởng và Chánh Thư Ký để điều hợp các sinh hoạt của Hội Đồng

 

Điều 13: Hội Đồng Tăng Ni là những Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni thành viên Giáo Hội, từ mười lăm (15) tăng lạp trở lên, sinh hoạt thường xuyên với Giáo Hội ít nhất hai nhiệm kỳ.

 

Điều 14: Hội Đồng Điều Hành gồm có:

- Hội Chủ

- Phó Hội Chủ

- Phó Hội Chủ đặc trách Tân Tây Lan

- Tổng Thư Ký

- Phó Tổng Thư Ký

- Chánh Thủ Quỹ

- Phó Thủ Quỹ

- Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự

- Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Tăng Sự

- Vụ Trưởng Vụ Ni Bộ (trực thuộc Tổng Vụ Tăng Sự)

- Vụ Phó Vụ Ni Bộ

- Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp

- Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hoằng Pháp

- Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa Giáo Dục

- Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Văn Hóa Giáo Dục

- Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên - Gia Đình Phật Tử

- Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Thanh Niên - Gia Đình Phật Tử

- Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội

- Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội

- Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tài Chánh

- Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Tài Chánh

- Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ

- Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Cư Sĩ

- Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghi Lễ

- Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Nghi Lễ

 

Điều 15:

a) Hội Chủ, hai (2) Phó Hội Chủ và Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự do Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương tuyển thỉnh trong số các thành viên thuộc Hội Đồng này.

b) Các chức vụ khác do Đại Hội Khoáng Đại bầu cử, nếu cần do Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương mời và Đại Hội Khoáng Đại biểu quyết.

c) Tổng Thư Ký, Chánh Thủ Quỹ và các Tổng Vụ Trưởng do Tăng Ni đảm nhiệm.

d) Các chức vụ khác do Tăng Ni hay Cư sĩ đảm nhiệm.

 

Điều 16: Văn Phòng Thường Trực của Hội Đồng Điều Hành gồm:

- Hội Chủ

- Các Phó Hội Chủ

- Tổng Thư Ký

- Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự

 

Điều 17: Nhiệm kỳ và thể thức suy cử:

a) Hội Đồng Chứng Minh: Không giới hạn số lượng và thời hạn, do Đại Hội Khoáng Đại cung thỉnh. Thành viên Hội Đồng Chứng Minh không kiêm nhiệm chức vụ thuộc các Hội Đồng khác.

b) Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương: Nhiệm kỳ bốn (4) năm, do Hội Đồng Tăng Ni yết ma suy cử và được Đại Hội Khoáng Đại cung thỉnh.

c) Hội Đồng Điều Hành: Nhiệm kỳ bốn (4) năm, do Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương thỉnh cử [xem Điều 15-a] và do Đại Hội Khoáng Đại công cử.

d) Hội Đồng Tăng Ni: được thiết lập tại mỗi kỳ Đại Hội Khoáng Đại, giữa các Thành viên Tăng Ni hợp thức hiện diện, cùng nhau tác pháp yết ma suy cử các Thành viên HĐGPTƯ.

 

CHƯƠNG BỐN

NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN

 

Điều 18: Hội Đồng Chứng Minh: Chứng minh những Phật sự quan trọng của Giáo Hội, tiêu biểu đạo phong trang nghiêm Giáo Hội.

 

Điều 19: Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương:

- Giám sát, bảo vệ tinh thần thực thi Hiến Chương

- Duyệt xét, tấn phong, chế tài hàng giáo phẩm Tăng Ni trong Giáo Hội

- Chuẩn y kết quả các Đại hội của Giáo Hội

- Chứng minh các kỳ Đại hội, Đại lễ, Đại Giới Đàn

- Ban hành những quyết nghị ấn định đường hướng hoạt động của Giáo Hội

- Thành lập và duy trì tư cách pháp nhân của Giáo Hội.

 

Điều 20: Hội Đồng Tăng Ni có nhiệm vụ duy nhất là yết ma suy cử các thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương tại mỗi kỳ Đại Hội Khoáng Đại của Giáo Hội.

 

Điều 21: Hội Đồng Điều Hành:

- Thi hành Hiến Chương và Nội Quy Giáo Hội

- Đôn đốc, khuyến khích, nâng đỡ Tăng Ni, Phật tử hành đạo, tu tập

- Thực thi các Quyết Nghị của các Đại Hội Giáo Hội

- Ban Thông Bạch vào các dịp đại lễ Phật Đản, Vu Lan, Tết Nguyên Đán v.v...

- Hội Chủ, Tổng Thư Ký và Chánh Thủ Quỹ thay mặt Hội Đồng Điều Hành duy trì chủ quyền, tài khoản, tài sản của Giáo Hội.

 

 

CHƯƠNG NĂM

CHẾ TÀI - GIẢI NHIỆM - ĐIỀN KHUYẾT

 

Điều 22: Thành viên Giáo Hội có thể bị chế tài:

a) Nếu là thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương hay Hội Chủ, Phó Hội Chủ, thì sự chế tài chỉ thực hiện khi ít nhứt có ba (3) thành viên Hội Đồng gởi thư đề nghị lên HĐGPTƯ. Chánh Thư Ký của HĐGPTƯ phải triệu tập một phiên họp Hội Đồng trong vòng một tháng để giải quyết.

b) Nếu là thành viên Hội Đồng Điều Hành thì sự chế tài chỉ thực hiện khi có ít nhất năm (5) thành viên Hội Đồng gởi thư đề nghị lên HĐĐH. Văn Phòng Thường Trực xét thấy nếu cần thiết, ủy nhiệm Tổng Thư Ký triệu tập một phiên họp HĐĐH trong vòng một tháng để giải quyết.

c) Thành viên Tăng Ni nếu vướng phải pháp luật, hay vi phạm giới luật, khi nhận được sự yêu cầu, Văn Phòng Thường Trực HĐĐH tùy nghi thực hiện hình thức chế tài.

d) Thành viên Cơ sở hay thành viên Đoàn thể có thể bị HĐĐH thực hiện hình thức chế tài thích hợp, nếu có sự yêu cầu chính đáng.

 

Điều 23: Trường hợp thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, Hội Đồng Điều Hành khuyết tịch hoặc bị giải nhiệm thì Hội Đồng liên hệ điền khuyết vị khác.

 

 

CHƯƠNG SÁU

TÀI SẢN

 

Điều 24: Tài sản của Giáo Hội:

- Động sản và bất động sản hiến cúng cho Giáo Hội.

- Động sản và bất động sản do Giáo Hội tự tạo.

 

Điều 25: Các thành viên của Giáo Hội có tư cách pháp lý riêng, độc lập về hành chánh và tài chánh.

 

 

CHƯƠNG BẢY

ĐẠI HỘI BẤT THƯỜNG - HỘI NGHỊ - ĐẠI HỘI KHOÁNG ĐẠI

 

Điều 26: Đại Hội Bất Thường có thể được Hội Chủ triệu tập, trong vòng một tháng, nếu nhận được thư yêu cầu ít nhất phân nửa số thành viên Hội Đồng Điều Hành hay phân nửa số Cơ sở Tự Viện.

 

Điều 27: Tổng Thư Ký đạt thư mời thành viên Hội Đồng Điều Hành và Trú Trì các cơ sở là thành viên Giáo Hội tham dự Hội Nghị Định Kỳ mỗi năm hai (2) lần vào dịp thuận tiện.

 

Điều 28: Đại Hội Khoáng Đại do Hội Chủ triệu tập bốn (4) năm một lần:

- Kiểm điểm Phật sự trong nhiệm kỳ qua

- Đặt kế hoạch và chương trình hoạt động cho nhiệm kỳ tới

- Cung thỉnh thêm thành viên Hội Đồng Chứng Minh

- Suy cử Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương sau khi tuyên bố mãn nhiệm,

- Thỉnh cử và công cử Hội Đồng Điều Hành sau khi Hội Đồng đương nhiệm tuyên bố mãn nhiệm.

 

Điều 29: Thành phần tham dự Đại Hội gồm có:

- Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương

- Hội Đồng Điều Hành

- Toàn thể thành viên Tăng Ni trong Giáo Hội

- Đại biểu các thành viên Cơ sở và Đoàn thể.

 

 

CHƯƠNG TÁM

NỘI QUY - HIẾN CHƯƠNG

- TU CHÍNH - BAN HÀNH - ÁP DỤNG

 

Điều 30: Nội Quy Giáo Hội do Hội Đồng Điều Hành soạn thảo, theo tinh thần Hiến Chương hiện hành; được cập nhật khi có nhu cầu, và thông qua tại Đại Hội Khoáng Đại hay các Hội nghị định kỳ; do Hội Chủ ban hành.

 

Điều 31: Thành viên Giáo Hội có thể đề nghị tu chính Hiến Chương nhân các kỳ Đại Hội Khoáng Đại.

 

Điều 32: Các đề nghị tu chính Hiến Chương, phải gởi đến Ban Tu Chính Hiến Chương hai [2] tháng trước kỳ Đại Hội; phải được hai phần ba tổng số Đại Biểu Đại Hội thông qua.

 

Điều 33: Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương duyệt y và ban hành Hiến Chương đã tu chính trong vòng một tháng sau Đại Hội.

 

Điều 34: Bản Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan có tám (8) chương, ba mươi bốn (34) điều, được tu chính tại Đại Hội Khoáng Đại kỳ VI của Giáo Hội từ ngày 20-22 tháng 09 năm 2019, được ban hành và có hiệu lực áp dụng từ ngày ký.

 

 

 

Phật Lịch 2563

Nay ban hành

HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM TRUNG ƯƠNG

 

Melbourne, ngày 22 tháng 09 năm 2019

 

Đồng ký tên
(đã ấn ký)

 

 HT. Thích Huyền Tôn                      HT. Thích Bảo Lạc             HT.Thích Quảng Ba

 
 HT. Thích Trường Sanh                   HT. Thích Minh Hiếu             HT.Thích Bổn Điền
 
HT. Thích Nguyên Trực                   TT. Thích Tâm Minh           TT. Thích Tâm Phương
 
pdf

 Hiến Chương_Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan

 

Logo Dai Hoi_Khoang Dai Ky 6_2019_1000
The Unified
Vietnamese Buddhist Congregation in Australia and New Zealand

 

CONSTITUTION OF THE CONGREGATION

 

PREAMBLE

Inheriting a Buddhist tradition of 2,600 years of peace, tranquility and liberation, Vietnamese Buddhists are committed to the ideal of propagating the Dharma, for the happiness of all sentient beings.

The different schools and lineages of Vietnamese Buddhism active in Australia and New Zealand have agreed to unite forming a structure to expound the Dharma, in a spirit of service to the Vietnamese people and the Buddha’s Teachings following the traditions of the Unified Vietnamese Buddhist Congregation in Vietnam.

The Congregation does not place its existence in isolation from, but within the continued existence of our nation and humankind

The Congregation aspires to a spirit of true compassion, altruism and harmony for both the Sangha and the Laity in order to develop and maintain Vietnamese Buddhism in Australia and New Zealand.

 
SECTION 1
 TITLE - EMBLEM - FLAG - ANTHEM - OFFICIAL STAMPS

 

Article 1:    The Schools, Lineages and Organisations of Vietnamese Buddhism in Australia and New Zealand unite under the title of the Unified  Vietnamese Buddhist Congregation in Australia and New Zealand (abbreviated as “UVBC”), hereinafter titled the “Congregation”. The Vietnamese title is Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, (abbreviated as GHPGVNTNHN UDL-TTL).

Article 2:    The Emblem of the Congregation shall be the Dharma
Wheel (Dharmachakra) (with 12 spokes as illustrated)

 

Article 3:    The Flag of the Congregation shall be the International
Buddhist Flag.

 

Article 4:    The Anthem of the Congregation shall be Phật Giáo Việt Nam
by Maestro Lê Cao Phan.

Article 5:    The Official Stamps of the Congregation shall be used in accordance with the Rules of the Congregation.

 

SECTION 2
 PURPOSE - EXECUTIVE OFFICE – MEMBERSHIP

 

Article 6:    The Purpose of the Congregation shall be to co-ordinate the Schools and Lineages of Vietnamese Buddhism in Australia and New Zealand in propagating True Buddha Dharma and in serving the people.

Article 7:    The Office of the Congregation’s Executive Council shall be located wherever the current Head of the Congregation presides.

Article 8:    Membership of the Congregation is open to the following who wish to abide by this constitution and put it into effect:–

              • Sangha Members: monks and nuns (i.e. bhikkhus and Bhikkunis) who are Australian or New Zealand citizens or permanent residents,

              • Institutional Members: the constituent bodies of Buddhist temples, institutes, monasteries, retreat houses, prayer halls, etc…, and

              • Laity Organisation Members: constituent bodies of lay Buddhist organisations.

Article 9:    The Congregation will provide spiritual support to members in their activities which conform with the Dharma and the law of the land, but will bear no responsibility for any illegal action.

 
SECTION 3
 ORGANISATION - MANAGEMENT - TERM OF OFFICE

 

Article 10:  The Congregation shall comprise four (4) elements: the Council of Attesting Patrons, the Central Senior Sangha Council, the Sangha Council, and the Executive Council.

 

Article 11:  The Council of Attesting Patrons shall comprise Most Venerable Members of the Sangha (Maha-Thera) invited by a General Congress of the Congregation to act as Patrons of the Congregation.

 

Article 12:

(a)     The Central Senior Sangha Council comprises eleven (11) members of the Sangha with at least thirty five (35) years seniority, who are nominated by the Sangha Council and invited to serve by a General Congress.

(b)     The Central Senior Sangha Council directs all activities of the Congregation incorporating the spirit of mutual respect and harmony, without attributing individual responsibility.

(c)     The Central Senior Sangha Council shall appoint  a Chief Ordained Master and a Chief Secretary to coordinate all activities of the Council.

 

Article 13:  The Sangha Counci comprises Monks and Nuns (Bhikkhus and Bhikkunis) who are members of the Congregation, have fifteen (15) or more years seniority and have been frequently active with the Congregation for at least 2 terms of office.

 

Article 14:  The Executive Council shall comprise:

•                The Head of the Congregation

•                Deputy Head of the Congregation

•                Deputy Head of the Congregation for New Zealand

•                General Secretary

•                Deputy General Secretary

•                Treasurer

•                Deputy Treasurer

•                Commissioner for Sangha Affairs

•                Deputy Commissioner for Sangha Affairs

•                Head of the Bhikkuni Affairs Office (of the Sangha Affairs Commission)

•                Commissioner for Dharma Propagation

•                Deputy Commissioner for Dharma Propagation

•                Commissioner for Culture and Education

•                Deputy Commissioner for Culture and Education

•                Commissioner for Buddhist Youth Groups and Youth Affairs

•                Deputy Commissioner for Buddhist Youth Groups and Youth Affairs

•                Commissioner for Social Welfare and Charities

•                Deputy Commissioner for Social Welfare and Charities

•                Commissioner for Finance

•                Deputy Commissioner for Finance

•                Commissioner for Laity Affairs

•                Deputy Commissioner for Laity Affairs

•                Commissioner for Protocol and Ritual

•                Deputy Commissioner for Protocol and Ritual

 

Article 15:  (a)   The Head, the two (2) Deputy Heads of the Congregation and the Commissioner for Sangha Affairs shall be selected by the Central Senior Sangha Council from among its members.

                   (b)   All other office bearers shall be elected by a General Congress of the Congregation or, if necessary, nominated by the Central Senior Sangha Council to fill the office and to be approved by a vote of a General Congress of the Congregation.

                   (c)   The positions of General Secretary, Treasurer and Commissioners shall be filled by members of the Sangha.

                   (d)   Other positions may be filled by members of either the Sangha or Laity.

 

Article 16:  The Standing Committee of the Executive Council shall comprise:

•                         the Head of the Congregation,

•                         the Deputy Heads of the Congregation,

•                         the General Secretary,

*                        The commissioner of Sangha affairs

                  

Article 17:  Terms of Office and procedures for nominations:

 

                   (a)   Council of Attesting Patrons: No limits on membership and time in office. To be invited to serve by the Congress. Members of this council shall not simultaneously hold office in other councils.

 

                   (b)   The Central Senior Sangha Council: The terms of office shall be four (4) years. Members are nominated by the Sangha Council and approved by the Congress

                   (c)   The Executive Council: The terms of office shall be four (4) years with members nominated by the Central Senior Sangha Council and approved by the Congress.

                   (d)   The Sangha Council: To be established at each Congress among members of the Sangha officially present. Together they nominate members of the Central Senior Sangha Council in accordance with the Sangha’s Buddhist Precepts.

 
SECTION 4
 RESPONSIBILITIES – AUTHORITY

 

Article 18:  The Council of Attesting Patrons ensures correct spiritual, moral and religious conduct and decorum of the Congregation.

 

Article 19:  The Central Senior Sangha Council:

  • supervises and ensures the correct implementation of the Constitution;
  • reviews, promotes and sanctions members of the Sangha belonging to the Congregation;
  • ratifies the results of General Meetings and Congresses;
  • acts as witness to General Meetings and Congresses, major ceremonies and Grand Convocations (Mahamandaras);
  • promulgates resolutions defining the courses and directions for the activities of the Congregation; and
  • establishes and maintains the legal personality status of the Congregation.

 

Article 20:  The Sangha Council’s only duty is to nominate members of the Central Senior Sangha Council at each General Congress of the Congregation.

Article 21:  The Executive Council:

  • Implements the Articles of the Constitution and the Regulations of the Congregation;
  • motivates, encourages and supports members of the Sangha and Buddhist Laity to practice and study the Dharma;
  • implements resolutions of General Congresses of the Congregation;
  • issues Religious Messages for major ceremonies at Lunar New Year and VesakUllambana, etc…; and
  • nominates the Head of the Congregation, the General Secretary and the Treasurer to act on behalf of the Executive Council in maintaining the Congregation’s financial authority and property ownership rights.

 

SECTION 5
 DISCIPLINARY ACTION – DISMISSAL

 

Article 22:  Congregation Members may be subject to disciplinary action as follows:

 

                   (a)   A member of the Central Senior Sangha Council, the Head of the Congregation, or a Deputy Head of the Congregation may be subject to disciplinary action only after at least three (3) members of the Council have sent letters to the Central Sangha Council proposing disciplinary action. The Chief Secretary of the Council must then convene a meeting of the Central Senior Sangha Council within one (1) month to resolve the matter.

                   (b)   A member of the Executive Council may be subject to disciplinary action only after at least five (5) members of the Executive Council have sent letters to the Executive Council proposing disciplinary action. If the Standing Committee of the of the Executive Council considers it necessary to pursue the complaint the General Secretary must then convene a meeting of the Executive Council within one (1) month to resolve the matter.

                   (c)   A member of the Sangha who allegedly becomes involved in an illegality or breaks Buddhist Precepts, may be subjected to disciplinary action by the Standing Committee, at its own discretion, upon receiving a request.

                   (d)   Institutional Members or Laity Organisation Members may be subject to appropriate disciplinary action by the Executive Council, upon it receiving a justified request.

Article 23:  When a member of the Central Senior Sangha Council or the Executive Council dies or is dismissed, the relevant Council will appoint a replacement.

 

SECTION 6

 

PROPERTY AND ASSETS

 

Article 24:  The property and assets of the Congregation include:

  • Assets and real property donated to the Congregation; and
  • Assets and real property created by or acquired by the Congregation.

 

Article 25:  Members of the Congregation are separate legal entities and are financially and administratively independent.

 

SECTION 7
 EXTRAORDINARY GENERAL MEETINGS, COUNCIL MEETINGS, GENERAL CONGRESS

 

Article 26:  An Extraordinary General Meeting of the Congregation must be convened by the Head of the Congregation within one (1) month of receiving written request(s) from at least one half (1/2) of the members of the Executive Council or at least one half (1/2) of the Buddhist institutions or organisations which are members of the Congregation.

 

Article 27:  The General Secretary will send written invitations to Executive Council members to attend Council Meetings held twice a year at convenient opportunities.

 

Article 28:  A General Congress of the Congregation is convened once in every four (4) years by the Head of the Congregation to:

  • Review Buddhist activities over the previous term of office;
  • Set in place Plans and Programs of Activities for the next term of office;
  • Invite members to supplement the Council of Attesting Patrons; and
  • Invite members to sit on the Central Senior Sangha Council; and elect the Executive Council for the next term of office.
  •  

Article 29:  Participants at a General Congress include:

  • the Central Senior Sangha Council,
  • the Executive Council,
  • All Sangha Members of the Congregation,
  • Delegates for Institutional Members and Laity Organisation Members.
 
SECTION 8
 RULES, CONSTITUTION,  AMENDMENTS, PROMULGATION,  APPLICATION

 

Article 30:  The Rules of the Congregation are compiled by the Executive Council in accord with the Constitution as existing at the time; they are updated as required and passed by a General Congress or General Meetings and promulgated by the Head of the Congregation.

Article 31:  Members of the Congregation may propose constitutional amendments to General Meetings and Congresses.

Article 32:  Motions to amend the Constitution must be sent to the Constitutional Amendments Committee two (2) months prior to a General Meeting or Congress and must be passed by two thirds (2/3) of the total number of delegates attending the General Meeting or Congress before being incorporated into the Constitution.

Article 33:  The Central Sangha Council will ratify and promulgate an amended Constitution within one (1) month after the General Meeting or Congress.

Article 34:  The Constitution of the Unified Vietnamese Buddhist Congregation in Australia and New Zealand, consisting of eight (8) SECTIONs and thirty-four (34) articles was amended at the Sixth General Congress of the Congregation held from the 20th to 22nd day of September 2019 and promulgated to be effective from the date signed.

 


In the Buddhist Year 2563

Hereby promulgated by

THE CENTRAL SENIOR SANGHA COUNCIL

Melbourne, the 22nd day of September 2019


 

[Signed]                                   [Signed]                                    [Signed]

Most Ven. Thích Huyền Tôn     Most Ven.  Thích Bảo Lạc     Most Ven. Thích Bổn Điền

 

[Signed]                                   [Signed]                                    [Signed]

Most Ven.  Thích Quảng Ba   Most Ven.  Thích Trường Sanh   Most Ven. Thích Minh Hiếu

 

[Signed]                                   [Signed]                                    [Signed]

Most Ven.  Thích Nguyên Trực          Senior Ven.Thích Tâm Minh       Senior Ven. Thich Tâm Phương

****

 English Version: Chuc Phan Philip Cohen Chuc Binh &  Solicitor Chuc Phan Dao Tang Duc 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 9486)
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, thế danh Nguyễn Văn Bình, sinh ngày 02 tháng 09 năm Đinh Tỵ (17-l0-1917), tại làng Mỹ An Hưng ( Cái Tàu Thượng) huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp). Thân phụ là ông Nguyễn văn Cân và thân mẫu là Cụ bà Nguyễn Thị Truyện. Cụ Ông qua đời lúc H.T lên ba, Cụ Bà cũng theo Ông lúc Ngài vừa lên bảy.
09/04/2013(Xem: 8181)
Nước ta từ sau ngày Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) vào trấn thủ đất Thuận Quảng, dần dần biến thành một vùng cai trị riêng cắt đứt liên hệ với vua Lê ở miền Bắc, lấy sông Danh làm ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai mà sử gọi là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
09/04/2013(Xem: 12210)
Hòa Thượng Pháp danh thượng Tâm hạ Ba, tự Nhựt Quang, hiệu Bửu Huệ thuộc đời 41 dòng Lâm Tế (chữ Nhựt) và đời 43 thuộc phái Thiên Thai (chữ Tâm). Húy danh: Nguyễn Văn Ba, sanh năm Giáp Dần (1941), tại Xã Tân Hương, huyện Bến Tranh, Tỉnh Ðịnh Tường (Nay là Tỉnh Tiền Giang). Thân phụ là Ông Ðặng Văn Cử, thân mẫu là Bà Nguyễn Thị Thu. Hòa Thượng theo họ mẹ, cũng là người con thứ ba trong gia đình gồm hai anh em.
09/04/2013(Xem: 7685)
Ôn Từ Đàm (Hòa thuọng Thích Thiện Siêu) với tôi vốn không có duyên nghĩa thầy trò; mặc dù, vào đầu thập niên 1960, Ôn là Giáo thọ tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang trong khi tôi là một học tăng ở đó. Những tháng năm này, tôi là nguòi được theo học trường Võ Tánh nên thời khóa sinh hoạt của tôi không bị câu thúc chặt chẽ; và vì vậy, ít có cơ hội gần gũi với các bậc thầy lớn như Ôn.
09/04/2013(Xem: 7143)
Trúc Lâm Đại sĩ là vua thứ tư nhà Trần, con của Thánh Tông, lên ngôi ngày 12 tháng 2 năm Mậu dần (1278). Trước khi Đại sĩ ra đời, Nguyên Thánh Hoàng Thái hậu nằm mộng thấy thần nhân đưa cho hai lưỡi kiếm bảo : "Có lệnh của Thượng giới, cho phép ngươi được chọn lấy". Bỗng nhiên được kiếm, Thái hậu bất giác rất vui, nhân đó có thai. Những tháng dưỡng thai, nhà bếp dâng thức gì Thái hậu cứ dùng như thường, chẳng cần kiêng cử mà thai cũng chẳng sao.
09/04/2013(Xem: 8986)
Đọc qua các Thiền sư Việt Nam từ xưa đến nay, chưa thấy một người nào đã chinh phục được các hàng vương tôn, quý tộc, khiến cho họ tín nhiệm, quy y và ủng hộ hết mình như Thiền sư Pháp Loa. Sư là một con người tích cực hoạt động, suốt đời tận tụy phục vụ đạo pháp cho đến hơi thở cuối cùng. Điều đặc biệt quan tâm của Sư là ấn hành Đại Tạng kinh, do đó đã đề xuất, tiến hành và in xong bộ Đại Tạng kinh Việt Nam. Ngoài ra, Sư đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thống nhất Phật giáo, thiết lập một Giáo hội Phật giáo thống nhất đầu tiên của Việt Nam, và Sư là người thứ nhất đúng ra thiết lập sổ bộ Tăng, Ni và tự viện trên khắp cả nước.
09/04/2013(Xem: 7615)
Sư người làng Vạn Tải, lộ Bắc Giang. Thỉ Tổ của Sư là Lý Ôn Hòa, làm quan Hành khiển dưới triều Lý Thần Tông (1128 - 1138). Trải nhiều đời, đến Tổ phụ là Tuệ Tổ, có công đánh giặc Chiêm Thành, nhưng không không chịu ra làm quan, chỉ thích những chuyện hay, sách lạ, và vui thú ruộng vườn. Mẹ Sư là Lê Thị, vốn người hiền đức, bản tính nhân từ, năm 30 tuổi vẫn chưa có con trai. Nhân gặp lúc có bệnh dịch hoành hành, bà đi hái thuốc trên núi Chu Sơn, dừng chân tạm nghỉ tại một ngôi chùa tên Ma Cô Tiên.
09/04/2013(Xem: 7257)
Truyền thống Phật giáo Việt Nam từ truớc đến nay vốn thiên về Phật giáo Phát triển hay Đại thừa; mãi đến năm 1959 lần đầu tiên bộ kinh Trường A Hàm do Hòa thượng Thích Thiện Siêu phiên dịch được xuất bản thì Phật giáo Nguyên thủy mới được các Phật tử chú ý đến. Mặc dù bộ kinh này nằm trong Hán tạng thuộc hệ thống Phật giáo Phát triển, nhưng tinh thần của nó thì tương quan mật thiết với 5 bộ Nikàya trong giáo lý Nguyên thủy.
09/04/2013(Xem: 6738)
Phương Tây có câu tục ngữ "Hoạn nạn làm lớn con người". Phương Đông cũng có câu danh ngôn tương tự "Ngậm cay đắng trong cay đắng mới làm con người trên loài Người". Trường hợp của Trần Thái Tông sao mà ứng với hai câu này đến thế?
09/04/2013(Xem: 6660)
Hòa thượng Thích Thiện Châu Nguyên Đạo (Đọc tại buổi lễ tưởng niệm và lễ Trà Tỳ Hòa thượng Thích Thiện Châu) Hòa thượng họ Hồ Đắc, tên Cư, Pháp danh Tâm Thật, Pháp hiệu Thiện Châu, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1931 tức ngày 7 tháng 1 năm Tân Mùi tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ Thầy là Cụ Hồ Đắc Phách, thân mẫu là Cụ Nguyễn Thị Cần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]