Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Cảm Tạ của Ban Tổ Chức Thích Nữ Giác Anh

22/10/201907:49(Xem: 9435)
Lời Cảm Tạ của Ban Tổ Chức Thích Nữ Giác Anh


le-an-vi-phat-thien-lam-phap-bao-284

Lời Cảm Tạ của Ban Tổ Chức

Thích Nữ Giác Anh

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Chư Đại Đức Tăng Ni.

Kính thưa toàn thể quý quan khách, quý đồng hương người Việt hiện có mặt trong buổi lễ An Vị Phật hôm nay.

Kính bạch quý Ngài, kính thưa quý vị,

Trước và trên hết chúng con kính đảnh lễ niệm ân Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni khắp nơi đã từ bi sắp xếp Phật sự đa đoan tại bổn tự, quang lâm chứng minh và chú nguyện cho Lễ An Vị Phật tại Thiền Lâm Pháp Bảo ngay giờ phút này. Năng lực gia trì của Tam Bảo và sự chú nguyện của quý Ngài là duyên khởi cho buổi lễ quan trọng diễn ra ngày hôm nay.

Tiếp đến, trên thế gian này không một công trình nào thành tựu mà lại không nhờ sự hợp lực, đồng tâm của nhiều người. Và công trình Thích Ca Phật Đài lộ thiên trang nghiêm hôm nay, chúng con, chúng tôi xin kính niệm tri ân đến tất cả. Đầu tiên, chúng con xin được thay mặt BTC kính ân đất nước Úc Đại Lợi, đã vị tha cưu mang cộng đồng người Việt nói riêng và các sắc dân cộng đồng khác nói chung, được tự do, sinh hoạt lập nghiệp nơi quốc gia này. Và cụ thể là ngày hôm nay một lễ hội trang nghiêm đang xảy ra trên vùng đất Wallacia. Chúng con lại hết sức cảm kích ghi ân Hội Đồng Thành Phố vùng Wollondilly, đã xét duyệt cho toàn thể công trình Thiền Lâm và Tôn Tượng Thích Ca Mâu Ni Lộ Thiên được thực hiện như ngày hôm nay.

Nói về tôn tượng, chúng con chúng tôi xin được cảm niệm công đức 2 anh nghệ nhân Vũ Văn Tình và Nguyễn Trung Khánh, Long Thành Việt Nam đã không quản ngại khó khăn ra Bắc vào Nam để mua đá từ quặng mỏ Nghệ An cũng như trãi qua thời gian gần 1 năm để đục đá tạc tượng.

Tiếp theo dù công trình xây dựng tôn tượng và đài Phật đến nay đã được 90 phần trăm, số tịnh tài cúng dường xây dựng Tôn Tượng cho đến bây giờ lên đến 600 ngàn Úc kim, nhưng điều đó vẫn không thể trả được tấm chân tình của người làm việc đã đặt tâm lực, sức lực hoàn thiện trong phận sự của mình.

Nơi đây chúng tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ông Paul Vander Stok trong vị trí là builder của toàn thể công trình, ông đã tỏ ra ủng hộ và quan tâm công trình đài Phật được hoàn thiện cho đến hôm nay. Chúng tôi cũng không quên cảm ơn Ông Luigi D’Alessandro đại diện công ty cần cẩu Metrocranes đã tận lực tận tận tâm đưa 9 khối đá ráp tượng Phật lên một cách an toàn và chuyên nghiệp.

Chúng tôi xin cảm ơn Joe công ty concrete, Sarina Acsai, Lindsey, Fred và những thành viên khác trong công ty KSA. Và đặc biệt nhắc đến đây chúng con, chúng tôi xin được nêu tên một người thợ, cũng là một giám đốc, giám sát công trình đài Phật, đó chính là ông Karl Acsai.  Karl đã chăm sóc lo lắng cho công trình từ những ngày đầu tiên đưa 9 khối đá từ VN sang, cho đến bây giờ vẫn còn ban đất, đào núi, làm retaining wall… Karl dù làm việc cho đời sống của ông, nhưng Ông tự cho mình có trách nhiệm trông coi quán sát, như bổn phận một thành viên của Thiền Lâm Pháp Bảo. Có lẽ ông tin quý Thầy Cô đã tin ông, nên ông không bao giờ lạm dụng quyết định khi làm việc, ngược lại ông luôn bênh vực, lo lắng trong những giai đoạn công trình gặp khó khăn. Tóm lại xin được ghi nhận công đức này đến ông cùng gia đình.

Và cuối cùng thì không thể nào không đảnh lễ tri ân HT Bổn Sư thượng Bảo hạ Lạc và quý Phật tử sáng lập Hội Phật Giáo VN tại NSW. Và cũng xin đặc biệt tri ân những vị luôn âm thầm làm việc ủng hộ, giúp đỡ cho công trình, cảm niệm quý cô bác trong đạo tràng Pháp Bảo, quý bác, quý chú, quý anh chị công quả thường xuyên giữa hai đạo tràng Pháp Bảo và Thiền Lâm, và nhất là còn ủng hộ cúng dường tịnh tài cho Phật sự từ lâu nay. Hơn thế nữa quý cô bác dù không sinh hoạt, hay chưa sinh hoạt ở đạo tràng Thiền Lâm hay Pháp Bảo, nhưng đã luôn theo dõi và phát tâm đóng góp cúng dường xây dựng cơ sở tu học Thiền Lâm, cũng như tôn tượng và Phật đài. Nếu không có sự hợp lực hợp tâm của nhiều người, thì không thể có được ngày hôm nay.

Chúng con lại xin ghi nhận, cảm ân môi trường hoàn cảnh chung quanh, những người bạn láng giềng tốt bụng, đã thông cảm, hay chịu đựng mọi phiền hà khi công trình đang xây cất.

Lời cuối cùng, một lần nữa chúng con xin được kính thành đảnh lễ chư tôn Thiền Đức Tăng Ni đã từ bi quang lâm chứng minh chú nguyện, và kính cảm ân quý quan khách hiện diện trong ngày lễ hôm nay, để cùng cầu nguyện quốc gia Úc luôn được thanh bình, toàn dân trên đất nước Úc được an cư lạc nghiệp.

Kính chúc chư quý liệt vị thân tâm thường an lạc

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Kính trân trọng

TM Ban Tổ Chức

 TKN Thích Nữ Giác Anh

19/10/2019

 

 



le-an-vi-phat-thien-lam-phap-bao-281le-an-vi-phat-thien-lam-phap-bao-283le-an-vi-phat-thien-lam-phap-bao-284le-an-vi-phat-thien-lam-phap-bao-288le-an-vi-phat-thien-lam-phap-bao-292le-an-vi-phat-thien-lam-phap-bao-293

Thank You Speech

by the Organising Committee

Thich Nu Giac Anh

 

Namo Shakyamuni Buddha.

Dear Sangha Members, Distinguished Guests and the Vietnamese community present today.

Firstly, we’d like to express our deep gratitude to the Sangha Members for attending and, along with the energy of the Triple Gem, for giving your blessings for today’s auspicious occasion despite your busy schedules.

Secondly, we’d like to thank the countless people who have made this Shakyamuni Buddha Project possible. But before that, we’d like to sincerely pay our tributes to Australia for its generosity to embrace the refugees from the Vietnamese community, and from all other communities. We’d like to especially acknowledge Wollondilly (correct spelling) City Council for their reviews and approvals of all the paperwork associated with this Shakyamuni Buddha Statue project.

Speaking of the statue, we’d like to acknowledge our two craftsman Mr. Văn Tình Vũ và Mr. Trung Khánh Nguyễn from Vietnam for their efforts in purchasing the white marble stone despite the various challenges and carving it into the beautiful Buddha statue as we see it today – a process which took almost a year to complete.

Next, although all kindly offering and support to make the project done so far has now risen to almost $600K, this will not be enough to repay the efforts of the dedicated people who have sincerely contributed to this project. We’d like to acknowledge the following people:

1.     Mr Paul Vander Stok, the builder of this entire project

2.     Mr Luigi D’Alessandro and their team from Metrocranes for safely assembling the 9 pieces of the dismantled statue

3.     Mr Joe and his team from concrete company, Sarina Acsai, Lindsey, Ronny, Fred and all the team from KSA their excavation work; and a special thanks to

4.     Mr Karl Acsai, Director of KSA company who is also our project manager since the beginning of the shipping process of the 9 stone pieces from Vietnam to Australia. He is a professional with a heart of gold who has gone above and beyond his call of duty to help make this project a success. We’d like to extend our sincere thanks to Mr Karl and his family.

Finally, it would be remiss of us if we did not respectfully acknowledge the blessings of Most Venerable Thich Bao Lac and the members in founding board of Vietnamese Buddhist Society of NSW Phap Bao Temple, and especially all the volunteer work and generous donations of the lay Buddhists from Phap Bao Temple and Phap Bao Forest Monastery, including those who are not from these temples. Without the harmonious co-operation and contributions of many people, this project would not be possible.

Additionally, we’d like to also acknowledge all the people around us and the kind neighbours who put up with all the troubles associated with a building project such as this.

Again, we’d like to respectfully send our heart-felt thanks to the Sangha members for your presence and blessings today, and to everyone for attending this auspicious ceremony to pray together for Australia’s continued prosperity.

May we all be happy and well.

Namo Shakyamuni Buddha.

Venerable Bhikkuni Thich Nu Giac Anh

19/10/2019

Summarized by Joice Nguyen Thanh Kim

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2010(Xem: 8087)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
01/11/2010(Xem: 4858)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 37215)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
29/10/2010(Xem: 6142)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
23/10/2010(Xem: 6109)
Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng “Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006. Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” “Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa), Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)” Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.
23/10/2010(Xem: 5752)
Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.
23/10/2010(Xem: 5644)
Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.
23/10/2010(Xem: 5923)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cây cột trụ của hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũ đảm nhận trách vụ hội trưởng. Ông Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký. Các thiền sư Quảng Minh và Nhật Liên đã triệt để ủng hộ cho việc tổ chức hội Phật Học Nam Việt. Thiền sư Quảng Minh được bầu làm hội trưởng của hội bắt đầu từ năm 1952. Năm 1955, sau khi thiền sư Quảng Minh đi Nhật du học, ông Mai Thọ Truyền giữ chức vụ hội trưởng. Chức vụ này ông giữ cho đến năm 1973, khi ông mất. Hội Phật Học Nam Việt được thành lập do nghị định của Thủ Hiến Nam Việt ký ngày 19.9.1950. Bản tuyên cáo của hội có nói đến nguyện vọng thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong nước. Bản tuyên cáo viết: "Đề xướng việc lập hội Phật học này. Chúng tôi còn có cái thâm ý đi đến chỗ Bắc Trung Nam sẽ bắt tay trên nguyên tắc cũng như trong hành động. Sự
23/10/2010(Xem: 5459)
Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 01-4-1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ ông được theo học tại trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, rồi Trung học Mỹ Tho, và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn. Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Hành nhiệm ở đâu cũng tỏ ra liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, hà hiếp dân chúng, nên được quý mến.
23/10/2010(Xem: 8767)
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, vương triều Trần (1226-1400) được tôn vinh là triều đại sáng chói nhất thể hiện qua những chiến công hiển hách thắng giặc ngoại xâm cũng như chính sách hộ quốc an dân đã tổng hợp được sức mạnh của toàn dân ta cùng với vua quan trong việc bảo vệ và phát triển đất nước vô cùng tốt đẹp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]