Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiễn thầy Quảng Thanh, dù ước nguyện ‘được di quan trên xe Jeep’ không thành

21/06/201918:03(Xem: 5640)
Tiễn thầy Quảng Thanh, dù ước nguyện ‘được di quan trên xe Jeep’ không thành


Tiễn thầy Quảng Thanh,

dù ước nguyện ‘được di quan trên xe Jeep’ không thành



Kim quan Hòa thượng Thích Quảng Thanh, viện chủ chùa Bảo Quang, đang được đưa đến trà tỳ. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Ngọc Lan/Người Việt


WESTMINSTER, California (NV) – “Hôm ngồi trên xe này tham dự Lễ Hội Dâu (Garden Grove Strawberry) mới hai tuần trước đây, thầy nói nguyện vọng của thầy là muốn làm một chiếc xe tang chở quan tài bằng xe jeep. Nay xe chưa kịp làm xong thì thầy đã viên tịch rồi.”

Anh Kiệt Đức Lê, một hậu duệ Không Quân VNCH, người lái chiếc xe jeep đầu tiên theo ngay sau chiếc Cadillac chở kim quan Hòa Thượng Thích Quảng Thanh đến nơi trà tỳ (hỏa táng) tại Peek Family vào trưa Thứ Hai, 17 Tháng Sáu, 2019, nói như tâm sự trong lúc xe chầm chầm lăn bánh trên đường phố Bolsa.

Trước 10 giờ sáng, các con đường quanh chùa Bảo Quang đều có xe đậu kín. Mọi người hướng về chùa để được đưa tiễn Hòa Thượng Thích Quảng Thanh lần cuối.


blank

Hòa thượng Thích Chơn Thành (đi đầu bên phải), viện chủ chùa Liên Hoa, cùng các chư tăng Phật tử tiễn đưa Hòa Thượng Thích Quảng Thanh về nơi Niết Bàn. (Hình: Văn Lan/Người Việt)


Thật khó lòng đếm xuể số lượng người đến tham dự đám tang này. Không chỉ ngay tại chùa Bảo Quang, mà nhiều người dân đã đứng chờ sẵn trên đường Newhope, trên đường Bolsa, để được vẫy tay, được cúi đầu, được nghiêng mình, một cách thành kính khi xe chở kim quan của hòa thượng Thích Quảng Thanh đi qua.

Dĩ nhiên, trên suốt chiều dài con đường từ chùa Bảo Quang đến nghĩa trang Peek Family, với sự hộ tống của mô tô cảnh sát, tất cả xe trên đường đều dừng lại nhường đường cho đoàn xe tang hùng hậu, với ba xe hoa tang dẫn trước xe chở kim quan, theo sau là ba xe jeep của Hội Cựu Quân Nhân Việt Mỹ, Đồng Minh và Hậu Duệ, 10 xe Lincoln đen tuyền, 3 xe bus lớn chở các sư thầy, Phật tử, lại thêm 3 chiếc xe jeep của Hội Cựu Quân Nhân Việt Mỹ nối đuôi theo, cùng hàng đoàn xe của các nghị viên, quan chức thành phố và người dân đưa tiễn.

blank
Đoàn xe tang trên đại lộ Bolsa. (Hình: Văn Lan/Người Việt)


Nếu chùa Bảo Quang được xem là một trong năm chùa lớn nhất Santa Ana nói riêng và cả vùng Little Saigon nói chung, thì viện chủ ngôi chùa này, người đang nằm yên trong kim quan với hoa lan trắng phủ đầy bên trên, lại là người “rất bình dị” trong lòng nhiều Phật tử.

Ông Nguyễn Hợp Đô, một cựu sĩ quan Quân cảnh VNCH, cùng ngồi trên xe jeep theo ngay sau xe chở kim quan Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, nhớ lại, “Hằng năm tôi đều đi diễn hành với thầy trong nhiều dịp, như diễn hành Tết, diễn hành Lễ Hội Dâu… Trong đoàn xe jeep, tôi hay đi trên chiếc đầu, thầy đi chiếc thứ hai. Tôi nhớ thầy hay nói ‘cứ tổ chức gì trong cộng đồng thì ông cứ đi trước, tôi đi sau ông là được.’”


blank

Xe hoa tang của chùa Phổ Đà đưa tiễn hòa thượng Thích Quảng Thanh. (Hình: Văn Lan/Người Việt)



“Thầy hiền hòa, tế nhị, rất bình dị, sống hòa đồng với mọi người, không đặt vấn đề cấp bậc cao thấp với bất kỳ ai. Đó là những gì tôi sẽ nhớ khi nghĩ về thầy Quảng Thanh. Hôm nay thầy ra đi rồi, tôi rất là tiếc, rất là buồn, như mất một người thân,” ông Đô nói thêm trong lúc đoàn xe di chuyển.

Bà Bùi Thị Thủy Tiên, một Phật tử của chùa Bảo Quang từ mười mấy năm qua, chia sẻ, “Không có gì tả được tấm lòng của thầy, thương người, giúp đỡ người, lúc nào cũng chú ý đến những người vô gia cư quanh đây. Dù có những hôm trời mưa, thầy cũng kêu tụi tôi phải làm bữa cơm cho thật đàng hoàng để đưa đến cho những người không nhà. Vào mùa đông thì ngoài bữa cơm thầy còn lo áo ấm cho họ.”

blank
Nhiều nhân sĩ trí thức trong cộng đồng đến đưa tang hòa thượng Thích Quảng Thanh. (Hình: Văn Lan/Người Việt)


Trong khi đó, chị Hương Vũ, cũng một Phật tử, bày tỏ, “Có dịp đi sát với thầy trong nhiều công việc, tụi tôi học được từ thầy rất nhiều, vì ai cũng thấy thầy giỏi quá, hay quá. Sau khi chương trình homeless kết thúc, chúng tôi xin thầy mỗi Thứ Ba đến làm việc Phật sự tại chùa, thầy nhờ làm gì tụi tôi làm chuyện đó. Bây giờ tụi tôi vẫn sẽ duy trì công việc đó vào mỗi Thứ Ba dù thầy không còn nữa.”

Phật tử Tuệ Đức thì nhắc đến câu nói “để đời” của thầy, “Khi muốn cám ơn nhà bếp hay những người làm Phật sự thì thay vì nói ‘cám ơn’, thầy lại nói ‘Giỏi quá! Giỏi quá!’ Câu nói đó để đời cho những người làm nhà bếp tại chùa Bảo Quang. Mỗi lần nói câu đó, là chúng tôi lại nhớ thầy.”


blank

Đồng hương và cả nhiều sư, thầy đứng tiễn đưa hòa thượng Thích Quảng Thanh lần cuối tại nghĩa trang Peek Family. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Anh Đinh Thanh Tùng, pháp danh Phúc Lâm, cho biết, “Hòa thượng là cố vấn giáo hạnh của gia đình Phật tử chùa Bảo Quang trong thời gian chúng tôi sinh hoạt tại đây. Hòa thượng luôn luôn chăm sóc, lo lắng, dạy dỗ cho chúng tôi nghi thức của người Phật tử khi đến chùa và tư cách của một Phật tử khi đến chùa học đạo”

Với Giáo sư Phạm Vân Bằng, người đã có hơn hai thập niên làm việc với Hòa thượng Thích Quảng Thanh qua những sinh hoạt cộng đồng, thì “Thầy là người rất trực tính, thầy không ngại bất cứ việc gì cũng như sẵn sàng chấp nhập mọi thách thức.”

Ông Đỗ Kim Thiện, trung úy Sư đoàn 7 Bộ Binh, nhận xét, “Nhớ đến thầy, là tôi nhớ đến người có công với Phật giáo, là người gầy dựng được Trung tâm văn hóa Phật giáo để cho Phật tử có cơ hội tìm đến sinh hoạt mỗi khi có dịp.”


blank
Chặng cuối cùng của đời: Kim quan hòa thượng Thích Quảng Thanh chuẩn bị đưa vào trà tỳ. (Hình: Văn Lan/Người Việt)


Ngay tại nghĩa trang Peek Family, khi kim quan của cố viện chủ chùa Bảo Quang được rước vào, cũng là lúc đã có vô số đồng hương, Phật tử đứng xếp thành những đội hình rất đẹp, trên tay mỗi người hầu như đều có một nhành hoa để thực hiện nghi thức “phất trần” lần cuối.

Tỳ kheo Thích Phước Hậu, cháu của cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, người nhận trọng trách tiếp nhận và chịu trách nhiệm về ngôi chùa Bảo Quang đồ sộ, ôm bài vị đi trước kim quan.

Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, tên thật là Dương Thanh Tùng, cũng  là một thi sĩ nổi tiếng với bút hiệu Thanh Trí Cao, viên tịch lúc 0 giờ 45 phút sáng Chủ Nhật, 9 Tháng Sáu, hưởng thọ 69 tuổi.

Đúng 2 giờ 30 trưa Thứ Hai, 17 Tháng Sáu, khi trời vẫn một màu nắng xám, gió nhẹ thổi mang theo mưa bụi, kim quan Hòa Thượng Thích Quảng Thanh được được vào trà tỳ (hỏa táng), mang theo nỗi tiếc thương của bao người, bởi “cuộc đời của Hòa Thượng là một con người yêu thiên nhiên, yêu thương người nghèo, yêu nghệ thuật, và hơn hết là một thiền sư có cái tâm chân thật, không sợ hãi bạo lực, không sợ hãi cái ác, yêu và tôn trọng sự thật” như lời cựu chánh án Nguyễn Trọng Nho bày tỏ. 


Ngọc Lan/Người Việt







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/02/2015(Xem: 22273)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
01/02/2015(Xem: 10633)
Chân dung Chư Tôn Đức Giác Linh thờ tại Tu Viện Quảng Đức
23/01/2015(Xem: 11460)
Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin : Hòa Thượng Thích Tuệ Chiếu vừa viên tịch tại Hoa Kỳ Sẽ cập nhật thông tin tang lễ sớm nhất ngay khi có thể
22/01/2015(Xem: 7290)
Phật giáo Việt Nam vào cuối thế kỷ 20, Thiền sư Duy Lực đã thắp sáng lại ngọn đèn thiền, tô đậm nét Tông chỉ Tổ Đạt Ma, khôi phục Tổ sư thiền Việt Nam, trải qua hơn 20 năm chuyên hoằng dương Tổ Sư Thiền (dạy tham thiền thoại đầu) ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngài xuất gia tại Từ Ân Thiền Tự, Chợ Lớn, Sài Gòn, thọ giới Tam Đàn Cụ Túc tại Chùa Cực Lạc Malaysia vào Tháng 05 năm 1974. Từ đó Ngài chuyên tham câu thoại đầu “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” trải qua nhiều năm, một hôm do đọc quyển Trung Quán Luận đến câu: “Do có nghĩa Không nên thành tựu tất cả pháp” đốn ngộ ý chỉ “Từ Không Hiển Dụng”.
13/12/2014(Xem: 10908)
HT Thích Thanh An vừa viên tịch
11/12/2014(Xem: 9965)
Video: Lễ tưởng niệm Cố HT Thích Tâm Thanh
12/11/2014(Xem: 8345)
Một thi hài được chôn dưới đất đã 30 năm, nhưng khi được khai quật và di dời thì hài cốt cũng như bộ cà sa và y phục vẫn còn nguyên vẹn. Những khớp xương chân tay vẫn dính chặt nhau và cứng như đá, đặc biệt hộp sọ có màu vàng. Câu chuyện đầy bí ẩn này xuất hiện tại chùa Long Bửu (thôn Xuân Vinh, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi), khi chùa khai quật di cốt cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Đức để đặt vào bảo tháp.
07/11/2014(Xem: 27651)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
03/11/2014(Xem: 47278)
Theo truyền thống Tăng Già, hằng năm chư Tăng Ni đều tụ về nhóm họp một nơi kiết giới an cư, hầu thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ là ba môn vô lậu học, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày bận rộn hoằng pháp lợi sanh. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi –Tân Tây Lan được thành lập năm 1999, mỗi năm đều qui tụ tại một trú xứ được chọn trước để an cư tu tập trong mười ngày. Năm nay Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức chúng con được Hội Đồng Điều Hành và Tổng Vụ Tăng Sự giao phó trách nhiệm tổ chức Mùa An Cư lần thứ 15 của Giáo Hội. Đạo Tràng chúng con đã thỉnh ý Chư Tôn Giáo Phẩm trong Giáo Hội và quý Ngài đã đồng thuận tổ chức kỳ An Cư Kiết Đông năm nay tại Tu Viện Quảng Đức theo ngày giờ như sau:
01/11/2014(Xem: 4884)
Hòa Thượng Thích Tâm Hướng (1923 – 1997) Hoà thượng Tâm Hướng Pháp danh Nguyên Nguyện, hiệu Huyền Luận, thế danh Dương Xuân Đệ, đời thứ 44 dòng thiền Lâm Tế. Ngài sinh ngày 24 tháng 11 năm Quý Hợi (31/12/1923), tại làng Hương Cần, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế trong một gia đình thâm tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ Dương Xuân Ngô và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Đặng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567