- Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Quảng Thanh
- Ban Tổ Chức Tang Lễ Hòa Thượng Thích Quảng Thanh (1951-2019)
- Cáo Bạch Tang Lễ HT Thích Quảng Thanh (1951-2019)
- Chương Trình Tang Lễ Hòa Thượng Thích Quảng Thanh
- Điện Thư Phân Ưu
- Tin về tình trạng sức khỏe của HT Thích Quảng Thanh
- Chân dung Dấu Ấn Nghệ Thuật
- Dòng Sông Thấp Thoáng Con Thuyền
- HT Thích Quảng Thanh trả lời phỏng vấn
- Đời Ta Chẳng Tiếc (thơ)
- Những Việc Đáng Làm, Đã Làm Xong (thơ)
- Mừng 20 năm thành lập chùa Bảo Quang
- Nhạc phẩm " Mẹ Là Phật " tác phẩm để đời của HT Thích Quảng Thanh do Ca Sĩ Gia Huy trình bày
- Kính Lễ Giác Linh Hòa Thượng
- Nghi Lễ chuyển nhục thân HT Thích Quảng Thanh về nhà tổ chùa Bảo Quang
- Dấu Ấn Nghệ Thuật - Thanh Trí Cao
- Dòng Nhạc Thơ Thanh Trí Cao
- Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, viện chủ chùa Bảo Quang, viên tịch
- Nghệ thuật cắm hoa chủ đề Mẹ- HT Thích Quảng Thanh
- Phỏng Vấn Đặc Biệt Hoà Thượng Thích Quảng Thanh
- HT Thích Quảng Thanh Giảng Đề Tài Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam
- Nhạc Phẩm Cảm Ơn Phật
- Nhạc Phẩm Thiền Hành
- Nhạc Phẩm Gió Hát Thiền Ca
- Nhạc Phẩm Thiền Trà
- Nhạc Phẩm Dòng Sông Thấp Thoáng Con Thuyền
- Nhạc Phẩm Ấn Tượng Thi Ca
- Quảng Thanh Hoà Thượng Ca (thơ)
- Người Đến Rồi Người Đi: Hoà Thượng Thích Quảng Thanh
- Hòa Thượng Thích Quảng Thanh Chùa Bảo Quang- Nỗi Đam Mê Thơ Nhạc
- Tinh Thần Văn Hoá Dân Tộc
- Niềm Riêng Cảm Xúc" (Bài thơ cuối cùng của HT Thích Quảng Thanh)
- Sự Có Mặt Của Thiền Trong Dấu Ấn Nghệ Thuật 2
- Huyền Thoại Ngôn Ngữ Hoa Sen
- Những tác phẩm để lại cho đời của HT Thích Quảng Thanh
- Clip nhạc " Tiễn Người", thành kính tưởng niệm HT Thích Quảng Thanh (1951-2019)
- Nhạc phẩm: Tình Cha Đại Dương
- Lộ Trình Tâm Thức trong cõi thơ Thanh Trí Cao
- Linh Sơn Cốt Nhục, Tiếng Lòng Cùng Ai
- Dấu ấn trên dòng thời gian trong thơ Thanh Trí Cao
- Kính dâng Giác Linh Thầy
- Video:Tang lễ HT Thích Quảng Thanh : Lễ Nhập Kim
- Các đoàn viếng tang cố HT Quảng Thanh chiều ngày 15-6-2019
- Điếu văn trong tang lễ Hòa Thượng Thích Quảng Thanh
- Đạo Từ của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành
- Tiễn thầy Quảng Thanh, dù ước nguyện ‘được di quan trên xe Jeep’ không thành
- Đại nguyện (thơ)
- Lễ Chung Thất Truy Niệm Hoà Thượng thượng Quảng hạ Thanh
- Thiệp Thỉnh Lễ Đại Tường Hòa Thượng Thích Quảng Thanh (ngày 8-9/6/2022) tại Cali, Hoa Kỳ
Kính bạch giác linh Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, Trụ trì Chùa Bảo Quang, California.
Một giờ trước khi Bác sĩ ký giấy cho Thầy xuất viện, Thầy đã quay sang nhìn con, với một nụ cười rất an nhiên tự tại, và nói: Bác sĩ trở tay không kịp.” Con đã không biết nói gì hơn là “Chúng con rất thương Thầy.”
Vâng chúng con đã rất thương Thầy. Trong trên 20 năm qua, chúng con đã đi theo Thầy trên con đường phụng sự đạo pháp và dân tộc. Qua xuốt thời gian đó, chúng con đã hiểu Thầy rất rõ. Thầy rất thẳng thắn, không sợ một ai, một thế lực nào. Thầy không thiên vị những người có quyền thế điạ vị. Thầy không khinh thường những người nghèo khó. Thầy không ngại bất cứ điều gì. Thầy sẵn sàng nói lên ý nghĩ của Thầy. Một hôm sau khi Thầy phát biểu rất mạnh về các vấn đề liên hệ đến lịch sử Phật giáo, con đã thưa với Thầy: “Ít ai dám nói như Thầy!” Thầy bảo con, “Tôi chẳng sợ; Tôi chỉ nói sự thực,” và “Ai muốn nói sao thì nói, gọi tôi là cái gì cũng chẳng sao, nhưng đừng động tới Thầy Tổ tôi.”
Thầy thật là một vị Thầy can đảm hơn người.
Có lần con đã thưa với Thầy là Thầy qúa nóng. Thầy đã cười, một nụ cười hoan hỉ. Thầy là một thi sĩ của miền Nam mà đã thực sự sống như lời thơ bất hủ trong bài thơ “Lời Mẹ dặn” của Phùng Quán đăng trong Nhân Văn Giai Phẩm, Hà Nội, năm 1957:
“Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.”
Và như thế chúng con đã luôn thương Thầy.
Những lần Thầy trèo lên mái chùa khi trời thật nóng, hay khi đêm đang xuống dần với bóng tối chọang vạng, hoặc khi chiếc áo ấm của Thầy không cản đủ hơi lạnh của những ngọn gío đông, hai vợ chồng con đã năn nỉ cản Thầy, xin Thầy đừng làm như vậy nữa. Thầy đã nói: “Tôi không làm thì ai làm cho.”
Sau những năm dài, ngày đêm cặm cụi, một mình Thầy với sự phụ tá của Thầy Hùng, ngôi chùa vĩ đại Bảo Quang đã hoàn tất. Ban kiến trúc xây chùa, kỹ sư Nguyễn Ngân, Kiến trúc sư Lê Ngọc Diệp, Nhà thầu …. Viễn, những nhân viên của thành phố Santa Ana, và cả chúng con, đã được Thầy hối thúc liên miên cho chóng xong việc xây cất. Chúng con thương Thầy.
Thầy đóng khuôn, đúc những cột đá xi măng, những tượng Phật, những hoa văn, uốn nắn những cây cảnh bonsai, rồi ngắm nghía công trình của mình một cách mãn nguyện. Chúng con nhìn Thầy những lúc đó mà thương Thầy.
Không hề thiếu một lần, trong suốt 22 năm, đều đặn mỗi tuần, dù mưa to, dù nắng gắt của mùa hè, hay lạnh lẽo của mùa đông, người tu sĩ Phật giáo có thân hình vừa gầy vừa cao, trong chiếc áo nâu, đã trở thành một trông đợi của bao nhiêu người không nhà của quận Cam. Thầy đã đến quận Cam sau nhiều người, nhưng Thầy là người đầu tiên, đều đặn và bền bỉ nhất đã đem tình thương của một trưởng tử của Như Lai đến với những người nghèo khổ nhất tại đây. Chúng con thương Thầy.
Gần 20 năm, một mình lủi thủi với sự giúp đỡ kỹ thuật và đánh máy của Thầy Hùng, Thầy thực hiện đều đặn nguyệt san Trúc Lâm. Không thiếu một tháng nào không có. Thầy rất hài lòng với công trình văn hóa này cộng với rất nhiều giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế, và hàng trăm bức tranh vẽ đủ kiểu và thể loại khác nhau. Chắc không có một ai có nhiều tài như Thầy. Chúng con thương Thầy.
Từ ngày Thầy còn ở trên ngôi chùa nhỏ trên đường Magnolia, nhà con và con đã gần gũi với Thầy rất nhiều để thấy con người của Thầy rất cương quyết trong ý nguyện xây dựng một ngôi Tam Bảo thật đẹp để lại cho đời sau dù Thầy khá nghèo lúc đó. Thầy vừa là một thiền sư, vừa là một thi sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh gia, vừa là một người thợ lam lũ.
Chúng con hiểu và thương Thầy.
Sáng tác nhạc đạo, làm thơ, ngâm thơ, đánh trống, rồi đạo diễn làm phim, Thầy qúa nhiều tài.
Thầy làm rất nhiều điều cùng một lúc. Hôm nay chúng con nghĩ có lẽ Thầy biết Thầy phải chạy đua với thời gian. Chúng con càng thương Thầy vô hạn.
Gần đây nhất, Thầy đã cho Trung Tâm sinh hoạt CĐPGDN xử dụng hội trường và phòng ốc cho các lớp học tạm trong hai tháng hè và đã chu đáo căn dặn các Thầy cô lớp Việt ngữ và gia đình Phật tử giúp đỡ chúng con trong việc này. Chúng con thương Thầy và biết ơn Thầy sâu xa.
Đã nhiều lần chúng con nói với Thầy là Thầy nên nghỉ ít bữa đi chơi đây đó. Thầy nói “tôi chưa được đi đâu hết. Nhưng đâu có thì giờ nào mà đi được. Khi xong chùa tôi sẽ đi.”
Khi thấy việc xây cất đã tạm xong, Thầy nói với chúng con là Thầy sẽ có thời gian và muốn được xem chỗ này chỗ kia. Chúng con nói về Paris, Yellow Stone, Alaska, Á châu, và hứa sẽ đưa Thầy đi những nơi đó. Thầy nói sẽ mang máy ảnh theo để chụp hình và Thầy tin tưởng Thầy sẽ chụp những bức ảnh băng đá ở Alaska thật đẹp và những khu rừng hay suối nước ở các nơi rồi sẽ triển lãm và gửi đi dự thi quốc tế.
Cách đây gần một tháng, Thầy còn mong khỏi bệnh rồi sẽ đi dạo trên bờ biển thở hít không khí trong lành mát mẻ. Thầy đã không còn thực hiện được những ước mơ thật quá nhỏ bé bình thường này. Chúng con thương Thầy qúa.
Nhưng thưa Thầy. Ít nhất Thầy cũng đã mãn nguyện với việc hoàn thành ngôi chùa Bảo Quang vĩ đại này, với một viện bảo tàng độc nhất vô nhị trong cộng đồng Phật Giáo Việt Nam hải ngoại, với việc giúp đỡ cho hàng ngàn người nghèo vô gia cư trong bao nhiêu năm qua.
Chúng con thương Thầy và xót xa cho những hy sinh đơn độc của Thầy cho công trình to lớn Thầy để lại mà chưa hề được hưởng gì từ đó.
Thầy muốn sẽ tổ chức lễ khánh thành thật lớn.
Nhưng thôi, tất cả đã xong. Chùa đã xong. Viện bảo tàng đã xong. Tháp linh đã xong. Cổng tam quan cao hơn thường lệ đã xong. Mái chùa cao hơn luật lệ sẵn có đã xong. Chuyện lo lắng về những người bạn nghèo khó không nhà của Thầy cũng coi như đã xong. Những bài nhạc bất hủ như “Mẹ là Phật”, “Cờ Phật Giáo Thế giới” v…v… cũng đã xong. Và pho tượng của Thầy cũng đã xong.
Tang lễ của Thầy sẽ là lễ khánh thành ngôi chùa mà Thầy một mình xây dựng nên.
Những ngày lao động kham khổ thực sự, những đêm ngày làm cây cảnh, xây hòn non bộ, làm vườn cho mọi người, những giọt mồ hôi Thầy nhỏ xuống năm này qua năm khác, đã biến thành những gạch ngói, xi măng, bê tông cốt sắt, tạo nên ngôi chùa này. Chính vì vậy mà ngôi chùa này là một ngôi chùa vĩ đại và độc đáo. Nó sẽ ghi dấu cuộc đời một người nóng nẩy, nhưng ngay thẳng, thật thà, yêu nước, yêu đạo, không sợ hãi những điều ác, không khom lưng trước quyền tước, chỉ biết có Phật trên đầu, tinh thần Bồ Tát Thí bao la trong tim, với lẽ phải là con đường chỉ dẫn cho cuộc đời. Một cuộc đời trọn vẹn của hy sinh, phục vụ và lạc quan.
Hình ảnh Thầy sẽ mãi mãi in sâu trong tâm khảm của chúng con và những người thương Thầy.
Chúng con xin tiễn Thầy thong dong ngao du sơn thủy, trên đường về cõi Phật. Xin Thầy phù hộ cho Phật giáo VN trường tồn, ngôi chùa Bảo Quang đứng vững, Thượng tọa tân trụ trì và các Phật tử an lạc.
Chúng con thương Thầy.
Chúng con xin cung kính bái biệt giác linh Thầy.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Phạm Vân Bằng và chồng Nguyễn Trọng Nho cùng tất cả các em và con cháu.