Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi Dòng Tiễn Biệt TT Thích Tâm Khanh

31/05/201908:17(Xem: 4919)
Đôi Dòng Tiễn Biệt TT Thích Tâm Khanh


le tuong niem TT Tam Khanh (18)

ĐÔI DÒNG TIỄN BIỆT


Chiếc lá lìa cành!
Một chiếc lá rơi về chốn cũ
Để cành trơ trọi đứng bơ vơ

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng – Chư Tôn Đức Ni, Quý Huynh – đệ khóa III (1993 -1997)
Kính Niệm Giác Linh TT Tâm Khanh! một người sư huynh đồng học, một người pháp lữ hiền lành, một lớp phó học tập kính mến…bao giờ trên nét mặt huynh cũng nở nụ cười hòa ái khiêm cung. Xin cho phép Thiện Nghiêm chia sẽ đôi lời tiễn biệt đến Sư Huynh Tâm Khanh một người bạn ra đi vĩnh viễn không bao giờ gặp lại!
Sư Huynh Tâm Khanh kính mến!
Thiện Nghiêm là một người bạn cùng lớp khóa III, nhưng chắc Huynh T Kh và Quý sư Huynh ít nhớ và biết nhiều về TN. Có lẽ do TN không cùng học Khóa Cơ Bản Vĩnh Nghiêm, và cộng thêm bản tánh nhút nhát quê quê của dân miền Tây lên SG nên TN cũng không được nhiều bạn bè thân thiết…nhớ lại kỳ niệm có một lần sinh hoạt khi tập Văn Nghệ, tiếc mục của TN là bài hát “Gánh Lúa” ca nhạc cảnh, Huynh Tâm Khanh & Huynh Thanh Chương trong ban Cán Sự lớp có đến xem tập vợt…Huynh T – Kh khen TN hát rất hay và nghe là lạ…rồi thời gian trôi qua 4 năm học, sau khi ra trường mỗi người mỗi phương rày đây mai đó ít có dịp gặp lại, chỉ có một vài Huynh đệ thỉnh thoảng còn liên lạc với nhau. Có đôi khi ngồi xem lại quyển Kỷ Yếu Khóa III, và một vài tấm ảnh kỷ niệm cũ lòng chạnh nhớ về những kỷ niệm xa xăm, những hình bóng bạn bè thật là dễ thương và trân quý vô cùng, Thời gian đi, không gian bước – vô thường chợt gọi chốn cũ tìm về. …câu hát ví von ”Anh ơi trái đất vẫn tròn bọn chia cách sẽ còn gặp nhau”…nhưng mà những người bạn cùng lớp của tôi có người ra đi mãi mãi không mong gì gặp lại. Sư Huynh Đức Nghiệp (Chùa Hưng Phước TP HCM) Sư Huynh Thanh Chương (Chùa Long Thiền Sóc Trăng), rồi bây giờ Sư Huynh Tâm Khanh (Tĩnh Tâm Thiền Tự USA ) cũng ra đi vĩnh viễn.
Cho nên mới nói”
“ Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như áng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời”…

TN người pháp lữ xin chấp tay cầu nguyện Chư Phật gia hộ cho Giác Linh Sư Huynh Tâm Khanh rũ bỏ huyễn thân tìm về bến giác.Và xin cầu nguyện cho tất cả Quý huynh đệ đồng học được sức khỏe dồi dào vạn sự bình an. Hãy cùng nhau nhớ nghĩ vô thường – kiếp người hạn lượng và trân quý thời gian cũng như những gì mình đang có…

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Tiếp Dẫn Giác Linh A Di Đà Phật !

TN xin hát bài QUÁN NIỆM VÔ THƯỜNG để đưa sư Huynh về cùng MÂY NƯỚC
Thích Thiện Nghiêm

 Chùa Vạn Phước
Bình Thủy – Cần Thơ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 9468)
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, thế danh Nguyễn Văn Bình, sinh ngày 02 tháng 09 năm Đinh Tỵ (17-l0-1917), tại làng Mỹ An Hưng ( Cái Tàu Thượng) huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp). Thân phụ là ông Nguyễn văn Cân và thân mẫu là Cụ bà Nguyễn Thị Truyện. Cụ Ông qua đời lúc H.T lên ba, Cụ Bà cũng theo Ông lúc Ngài vừa lên bảy.
09/04/2013(Xem: 8167)
Nước ta từ sau ngày Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) vào trấn thủ đất Thuận Quảng, dần dần biến thành một vùng cai trị riêng cắt đứt liên hệ với vua Lê ở miền Bắc, lấy sông Danh làm ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai mà sử gọi là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
09/04/2013(Xem: 12203)
Hòa Thượng Pháp danh thượng Tâm hạ Ba, tự Nhựt Quang, hiệu Bửu Huệ thuộc đời 41 dòng Lâm Tế (chữ Nhựt) và đời 43 thuộc phái Thiên Thai (chữ Tâm). Húy danh: Nguyễn Văn Ba, sanh năm Giáp Dần (1941), tại Xã Tân Hương, huyện Bến Tranh, Tỉnh Ðịnh Tường (Nay là Tỉnh Tiền Giang). Thân phụ là Ông Ðặng Văn Cử, thân mẫu là Bà Nguyễn Thị Thu. Hòa Thượng theo họ mẹ, cũng là người con thứ ba trong gia đình gồm hai anh em.
09/04/2013(Xem: 7685)
Ôn Từ Đàm (Hòa thuọng Thích Thiện Siêu) với tôi vốn không có duyên nghĩa thầy trò; mặc dù, vào đầu thập niên 1960, Ôn là Giáo thọ tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang trong khi tôi là một học tăng ở đó. Những tháng năm này, tôi là nguòi được theo học trường Võ Tánh nên thời khóa sinh hoạt của tôi không bị câu thúc chặt chẽ; và vì vậy, ít có cơ hội gần gũi với các bậc thầy lớn như Ôn.
09/04/2013(Xem: 7142)
Trúc Lâm Đại sĩ là vua thứ tư nhà Trần, con của Thánh Tông, lên ngôi ngày 12 tháng 2 năm Mậu dần (1278). Trước khi Đại sĩ ra đời, Nguyên Thánh Hoàng Thái hậu nằm mộng thấy thần nhân đưa cho hai lưỡi kiếm bảo : "Có lệnh của Thượng giới, cho phép ngươi được chọn lấy". Bỗng nhiên được kiếm, Thái hậu bất giác rất vui, nhân đó có thai. Những tháng dưỡng thai, nhà bếp dâng thức gì Thái hậu cứ dùng như thường, chẳng cần kiêng cử mà thai cũng chẳng sao.
09/04/2013(Xem: 8984)
Đọc qua các Thiền sư Việt Nam từ xưa đến nay, chưa thấy một người nào đã chinh phục được các hàng vương tôn, quý tộc, khiến cho họ tín nhiệm, quy y và ủng hộ hết mình như Thiền sư Pháp Loa. Sư là một con người tích cực hoạt động, suốt đời tận tụy phục vụ đạo pháp cho đến hơi thở cuối cùng. Điều đặc biệt quan tâm của Sư là ấn hành Đại Tạng kinh, do đó đã đề xuất, tiến hành và in xong bộ Đại Tạng kinh Việt Nam. Ngoài ra, Sư đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thống nhất Phật giáo, thiết lập một Giáo hội Phật giáo thống nhất đầu tiên của Việt Nam, và Sư là người thứ nhất đúng ra thiết lập sổ bộ Tăng, Ni và tự viện trên khắp cả nước.
09/04/2013(Xem: 7615)
Sư người làng Vạn Tải, lộ Bắc Giang. Thỉ Tổ của Sư là Lý Ôn Hòa, làm quan Hành khiển dưới triều Lý Thần Tông (1128 - 1138). Trải nhiều đời, đến Tổ phụ là Tuệ Tổ, có công đánh giặc Chiêm Thành, nhưng không không chịu ra làm quan, chỉ thích những chuyện hay, sách lạ, và vui thú ruộng vườn. Mẹ Sư là Lê Thị, vốn người hiền đức, bản tính nhân từ, năm 30 tuổi vẫn chưa có con trai. Nhân gặp lúc có bệnh dịch hoành hành, bà đi hái thuốc trên núi Chu Sơn, dừng chân tạm nghỉ tại một ngôi chùa tên Ma Cô Tiên.
09/04/2013(Xem: 7257)
Truyền thống Phật giáo Việt Nam từ truớc đến nay vốn thiên về Phật giáo Phát triển hay Đại thừa; mãi đến năm 1959 lần đầu tiên bộ kinh Trường A Hàm do Hòa thượng Thích Thiện Siêu phiên dịch được xuất bản thì Phật giáo Nguyên thủy mới được các Phật tử chú ý đến. Mặc dù bộ kinh này nằm trong Hán tạng thuộc hệ thống Phật giáo Phát triển, nhưng tinh thần của nó thì tương quan mật thiết với 5 bộ Nikàya trong giáo lý Nguyên thủy.
09/04/2013(Xem: 6738)
Phương Tây có câu tục ngữ "Hoạn nạn làm lớn con người". Phương Đông cũng có câu danh ngôn tương tự "Ngậm cay đắng trong cay đắng mới làm con người trên loài Người". Trường hợp của Trần Thái Tông sao mà ứng với hai câu này đến thế?
09/04/2013(Xem: 6659)
Hòa thượng Thích Thiện Châu Nguyên Đạo (Đọc tại buổi lễ tưởng niệm và lễ Trà Tỳ Hòa thượng Thích Thiện Châu) Hòa thượng họ Hồ Đắc, tên Cư, Pháp danh Tâm Thật, Pháp hiệu Thiện Châu, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1931 tức ngày 7 tháng 1 năm Tân Mùi tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ Thầy là Cụ Hồ Đắc Phách, thân mẫu là Cụ Nguyễn Thị Cần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]