Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nữ Sĩ Phạm Lam Anh - Người Mở Đầu Văn Học Xứ Quảng

28/03/201922:09(Xem: 7835)
Nữ Sĩ Phạm Lam Anh - Người Mở Đầu Văn Học Xứ Quảng
cogai_aodai_painting1
NỮ SĨ PHẠM LAM ANH- NGƯỜI MỞ ĐẦU VĂN HỌC XỨ QUẢNG
Châu Yến Loan

 

Phạm Lam Anh là con gái duy nhất của danh thần Phạm Hữu Kính. Bà tên là Phạm Thị Khuê, tự Lam Anh, hiệu Ngâm Si, sinh vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, người làng Mông Nghệ, tổng Mông Lĩnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Quảng Nam. Huyện Diên Khánh thuộc phủ Điện Bàn có hai tổng là Uất Lũy và Mông Lĩnh, thời Chúa Nguyễn, làng Mông Nghệ nằm trong tổng Mông Lĩnh của huyện Diên Khánh (Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn, trang 82).  Năm 1823 huyện Diên Khánh đổi tên thành huyện Diên Phước.

Làng Mông Nghệ, tổng Mông Lĩnh, huyện Diên Khánh, sau này trở thành làng Mông Nghệ, tổng Xuân Phú, huyện Quế Sơn (nay là xã Quế Phú, huyện Quế Sơn).

Theo Đại Nam liệt truyện (quyển 5) Phạm Hữu Kính có 3 người con trai: Quả Nghị, Tồn Thành, Lạc Thiện và một người con gái là Lam Anh. Trong lúc làm quan ông nổi tiếng thanh liêm, chính trực, sống đạm bạc, không cho người đến nhà riêng yết kiến để tránh chuyện quà cáp biếu xén. Ông lại khéo xét đoán, hay phát hiện những việc sai trái, tìm ra những điều bí ẩn đằng sau các vụ án, rất được nha lại và nhân dân kính phục. Ông thường phụng mệnh đi tuần xét quan lại các doanh, xem xét tình hình thực tế. Đối với ông “pháp bất vị thân” ông không vì tình riêng mà xem nhẹ pháp luật. Con trưởng của ông nhận đút lót của người ta, bị ông xử tử hình. Nha lại đều can ngăn, ông nói: “Thằng con ngu như heo này làm ô nhục gia phong để sống có ích gì! Hơn nữa, phép nước trờ trờ ở đó lệ nào lấy tư bỏ công à?” Đến lúc án dâng lên, được Chúa tha, nhưng con trai ông cuối cùng vì sợ hãi mà chết!

Bà Phạm Lam Anh ngay từ khi còn nhỏ đã rất xinh xắn, nhanh nhẹn, thông minh, ham học và có tài  làm thơ.  Bà được thân phụ yêu quý và mời nhân sĩ Nguyễn Dưỡng Hạo về nhà dạy học.

Nguyễn Dưỡng Hạo hiệu Phúc Am, người huyện Duy xuyên , phủ Thăng Hoa, tỉnh Quảng Nam, sống vào thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1714 – 1765) và Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (1754 – 1777),  là người nổi tiếng tài hoa và hay thơ. Phạm Hữu Kính đi làm quan, ở nhà Nguyễn Dưỡng Hạo cùng Phạm Lam Anh thường hay làm thơ đối đáp qua lại với nhau do đó nảy sinh tình cảm, hai người  yêu nhau ngày càng thắm thiết.

Phạm Hữu Kính trở về biết sự tình giận lắm định đem con gái dìm xuống sông. Dưới thời phong kiến, hôn nhân do cha mẹ định đoạt, trai gái không được tự do yêu nhau, huống hồ Nguyễn Dưỡng Hạo và Phạm Lam Anh lại là thầy trò. Gia đình Phạm Hữu Kính nổi tiếng gia giáo nghiêm khắc trong vùng, lẽ nào ông dễ dàng chấp nhận cho con gái làm trái lại những quy định của lễ giáo phong kiến đương thời? May nhờ có bạn bè khuyên giải ông mới tha tội cho con gái. Cuối cùng ông cũng chấp nhận gả Phạm Lam Anh cho Nguyễn Dưỡng Hạo. Hai vợ chồng thường cùng nhau xướng họa thơ  văn và sáng tác tập “Chiến cổ Đường thi” lưu hành ở đời.

Nữ sĩ Phạm Lam Anh rất nổi tiếng về thơ và được xem là người mở đầu cho văn học xứ Quảng. Song tác phẩm của bà qua thời gian đã bị thất truyền, hiện nay chỉ còn có ba bài thơ chữ Hán làm theo thể Thất ngôn tứ tuyệt viết về  ba danh thần hào kiệt của Trung Quốc mà cuộc đời đầy bi kịch vì họ sinh bất phùng thời, đó là: Khuất Nguyên, Kinh Kha, Hàn Tín và một bài thơ chữ Nôm làm theo thể Thất ngôn bát cú là bài: Vịnh cảnh gần sáng.

Nhận xét về tập thơ “Chiến cổ Đường thi” sách Đại Nam liệt truyện tiền biên quyển 5 tập I (bản dịch của Viện Sử học) có ghi : “ Trong tập toàn là những câu bắt bẻ cổ nhân! Nhất là thơ Lam Anh thì lại nhiều câu cổ kính . Tỉ như vịnh Khuất Nguyên có hai câu rằng:

Cô phẫn khí thành thiên khả vấn,

Độc tinh nhân khứ quốc bằng không.”

 

Dịch nghĩa: 

Cô đơn mang khí phẫn uất, chỉ có thể hỏi trời,

Chỉ có một người tỉnh lại bỏ đi, đất nước trống không.

Hai câu thơ này được hậu thế lưu truyền và cho là hay nhất.

Trong bài thơ “ Kinh Kha” bà đã vạch rõ nguyên nhân thất bại của người tráng sĩ vì ý người không bằng ý trời, mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên:

 

         “ Kế xảo kỳ như thiên ý xảo

          Đồ cùng phiên sử tráng tâm cùng”

          Dịch nghĩa:

           Mưu khéo chẳng bằng ý trời khéo

           Đường cùng chí lớn cũng tâm cùng.

 

Giọng thơ của Phạm Lam Anh trong ba bài thất ngôn tứ tuyệt nói trên rất hùng hồn mà thống thiết thể hiện tấm lòng của bà đối với những người anh hùng thất cơ lỡ vận.

Về thơ Nôm, bài “Vịnh cảnh gần sáng” chứng tỏ tài năng của Phạm Lam Anh không kém gì Hồ Xuân Hương.

Vịnh cảnh gần sáng

Một giải thương lang lộn mắt mèo,

Xóm chài mới dậy đuốc leo heo.

Lằn kêu thức chúa chầu sân phụng,

Gà gáy khuyên chồng dõi dấu cheo.

Ải sói Thường Quân vừa cất bước,

Thuyền tên Gia Cát vội phăng neo.

Phương đông chửa lố vừng con ác,

Cửa Khổng nho sinh nhóm tựa bèo.

 

Tương truyền bài thơ này đã đạt giải nhất trong cuộc thi thơ tại Dinh Quảng Nam thời bấy giờ. Bài thơ phải đáp ứng những qui định khắt khe về vần: Mèo, Heo, Cheo, Neo, Bèo và bắt buộc mỗi câu thơ phải có tên một thú vật nên rất khó, vậy mà nữ sĩ Lam Anh đã sáng tác một bài thơ rất hay.

Nữ sĩ Lam Anh được nhiều người trong cả nước ca tụng, họ cho rằng thời bấy giờ chỉ có hai nữ sĩ xuất sắc, ở miền Bắc là Hồ Xuân Hương và miền Nam là Phạm Lam Anh:

Khởi duy tài điệu siêu Hồ, Phạm

Ban, Tạ ư kim hữu thế nhân

Tiến Sĩ Phạm Liệu, người đứng đầu của Ngũ phụng tề phi, nổi tiếng là người hay chữ nhất của Quảng Nam đã khen ngợi thơ của bà Phạm Lam Anh:  “Trong giới nữ lưu từ trước đến giờ ở xứ Quảng này không có ai thơ hay bằng bà Phạm”.
 

Còn các sứ giả nhà Thanh mỗi khi đến Đàng Trong giao tế đều muốn gặp bà xướng họa thơ ca. Về sau khi làm thơ đề tặng “Diệu Liên thi tập” của nữ sĩ Mai Am, con vua Minh Mạng, họ còn nhắc tới danh bà:

“Nguyệt Đình, Huệ Phố tài danh thạnh

Cảnh thuyết thi viên hữu Phạm, Hồ.”

Quảng Nam nổi tiếng là đất văn chương, nhiều nhân tài, nhưng người mở đầu cho văn chương xứ Quảng không phải là một văn nhân khoa bảng mà lại là một nữ sĩ. Thơ của Phạm Lam Anh ý thơ khí khái, lời thơ hùng hồn, dí dỏm tiêu biểu cho tâm hồn và tính cách của con người xứ Quảng cũng như  tính chất văn chương của vùng đất này.
                                                                            

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6544)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 4879)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6214)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5758)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5051)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 5991)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5508)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5333)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4879)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5136)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]