Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bước Chân Đại Sĩ

19/01/201921:03(Xem: 6653)
Bước Chân Đại Sĩ

Vua Duy Tan 2

BƯỚC CHÂN ĐẠI SỸ
Huệ Trân

 

            Thời gian là cái gì thật mầu nhiệm, không hình không tướng, tưởng như nó dửng dưnglạnh lùng trước muôn sự, nhưng lại thầm lặng ân cần cất giữ những gì đã đi qua, rồi tùy đối tượng mà hoài niệm.

          Không ai nắm bắt lại được những tờ lịch đã rơi, nhưng bước chân của bao bậc hiền nhân quân tửđều như còn in hằn trong không gian khi thời điểm luân lưu trở lại theo vận hành của trời đất.

          Trong không khí se lạnh của thời tiết giao mùa những ngày cuối năm, tôi thường bồi hồi rung động về một dấu mốc lịch sử. Đó là ngày 26 tháng 12, ngày húy kỵ vua Duy Tân, vị vua trẻ dũng cảmphi thường đã quyết tâm bảo vệ giá trị dân tộc, can đảm hậu thuẫn những phần tử yêu nước tranh đấu, trước sự đô hộ của ngoại xâm.

          Mỗi năm, đến thời điểm này, khi thành kính thắp nén hương trầm bái vọng về tiền nhân, tôi đều thấy rõ nét hơn, là nếu không thấm nhuần phần nào, căn bản giáo lý của Đạo Phật thì vị vua trẻ khó có thể vượt qua những thử thách nghiệt ngã trong khúc quanh lịch sử, khi tuổi đời chưa quá hai mươi!

          Hôm nay, tôi muốn viết lại câu chuyện này, thay món quà tặng các bạn trẻ, trước cánh cửa một năm mới đang rộng mở.                                      

 

          Vào một ngày mùa hạ, khoảng trung tuần tháng bẩy năm 1907, các cung điện trong Đại Nội bỗng diễn ra một cảnh náo loạn. Các thị vệ, quan quân, cung tần mỹ nữ đều được huy động để tìm một vị Hoàng Tử nhỏ. Thôi thì, người chạy ngược, kẻ chạy xuôi, người la kẻ gọi. Súc vật trong cung thấy lạ cũng góp tiếng, đủ cả ngựa hí, chó sủa, mèo kêu, gà gáy….

          Tại Chánh điện không khí lại khác hẳn. Phía bên trái là phái đoàn Pháp gồm viên Toàn quyền Đông Dương, viên khâm sứ Trung Kỳ và các viên chức cao cấp khác, ai cũng lộ vẻ hậm hựcbực tức. Phía bên phải là các quan đại thần Việt Nam mặc triều phục, đội mũ cánh chuồn, nét mặt thấp thỏm bồn chồn, lo lắng…Kế đó là những vị Hoàng Tử nhỏ được mặc quần chẽn xanh, đi hài tím và áo khoác mầu vàng nhạt.

          Các vị Hoàng Tử, nhỏ nhất là ba tuổi và lớn nhất không quá mười tuổi, rụt rè đứng nép vào các quan. Có vị đã thút thít khóc…

          Chuyện gì xẩy ra thế?

Đó là cảnh phái đoàn Pháp vào triều đình Huế, bắt tập họp tất cả các vị Hoàng Tử nhỏ để chọn người kế vị vua Thành Thái vừa bị buộc phải thoái vị.

Sau khi các Hoàng Tử trình diệnkiểm điểm lại thì còn thiếu một vị. Đó là Hoàng Tử Vĩnh-San, tám tuổi, con thứ năm của vua Thành Thái.

          Sau hơn một tiếng đồng hồ chờ đợi, khi sự kiên nhẫn của phái đoàn Pháp sắp bùng nổ thì quan Ngự Sử tất tả chạy vào, mũ áo sốc sếch như vừa trải qua một trận chiến. Trận chiến đó, tuy không long trời lở đất nhưng chắc cũng vất vả không ít vì kẻ bị bắt - vị Hoàng Tử tí hon – tuy đã bị lôi xềnh xệch ra tới sân đình nhưng vẫn không ngừng la hét, không ngừng múa máy tay chân để phản đối quan Ngự Sử đã ngang nhiên cho lính lệ vào phòng làm huyên náo, khiến cho hai con dế cưng của Hoàng Tử đang đấu võ, sợ quá, nhảy tuốt vào gầm giường. Hoàng Tử chui vào theo thì bị hai tên lính lệ kéo chân ra. Rồi thì, đứa xốc nách, đứa nắm tay và Hoàng Tử đã bị đưa ra trình diện triều thần và phái đoàn Đông Dương trong hình ảnh một chú bé ngỗ nghịch, tóc tai bờm xờm, áo quần nhầu nát.

          Hoàng Tử nghe các quan xin lỗi phái đoàn Pháp khi đã trình diện Hoàng Tử trong tình trạngkhông được chỉnh tề như thế này, vì Hoàng Tử sợ ……bị chọn làm vua nên đã trốn dưới gầm giường! Khi tìm được, các quan đành mang thẳng Hoàng Tử ra đây vì mọi người chờ đợi đã quá lâu rồi!

          Nghe thế, Hoàng Tử Vĩnh-San bỗng ngưng la hét, vùng vẫy. Tuy mới tám tuổi, Hoàng Tử cũng cảm nhận được rằng các quan đang nói dối với phái đoàn Pháp,tuy  không biết tại sao phải nói dối như thế!

          Riêng phái đoàn Pháp, khi nghe quan Ngự Sử nói là Hoàng Tử Vĩnh-San đi trốn vì sợ bị bắt làm vua thì họ nhìn nhau mỉm cười. Họ biết rằng họ đã chọn được người lên ngôi, không cần phải duyệt xét lại tất cả các Hoàng Tử đang trình diện. Đối với họ, một cậu bé nhát gan, chạy trốn, sẽ là vị vua ANam lý tưởng để họ dễ sai bảo. Và họ quyết định nhanh chóng.

Hoàng Tử Vĩnh-San được chọn để chuẩn bị làm lễ đăng quang, niên hiệu là Duy Tân.

          Đó là một quyết định sai lầm của chính phủ Pháp và cũng là định mệnh khốc liệt của vị Hoàng Tử tám tuổi, nhưng tự ái dân tộc và tình yêu Tổ quốc, đồng bào đã chan hòa trong trái tim bé nhỏ…

          
Lễ đăng quang được tổ chức vô cùng trang nghiêmtrọng thể. Tại sân điện Thái Hòa. Các quan mặc triều phục, tề tựu đông đủ. Phái đoàn Pháp thì có một toán lính bồng súng đứng bên để bảo vệ an ninh. Ngoài ngọ môn thì có voi, ngựa, được mặc đai kết chỉ ngũ sắc, bên cạnh có lính lệ che lọng đứng hầu.           Khi 21 phát súng lệnh báo hiệu lễ đăng quang bắt đầu thì Hoàng Tử bước xuống khỏi ngai. Ngài mặc áo long bào, đầu đội mũ cửu long, lưng đeo đai ngọc, sắc mặt trang nghiêm chững chạc.

          Viên Toàn Quyền Đông Dương đọc bài chúc từ dài hơn một tiếng đồng hồ mà vị Hoàng Tử tí hon vẫn đứng yên lặng lắng nghe từ đầu đến cuối, làm ngạc nhiên tất cả mọi người hiện diện. Chưa hết, khi viên Toàn Quyền dứt lời, trở về chỗ ngồi cạnh ngai vàng thì vua Duy Tânnghiêng đầu qua, hỏi nhỏ bằng tiếng Pháp, giọng châm biếm “Đọc diễn văn dài thế, Ngài không mệt sao Ngài?”       Suốt buổi lễ đăng quangphái đoàn Pháp không hề nhìn thấy ở vị vua tí hon, hình ảnh cậu bé khờ khạo, nhút nhát như họ mong muốn!

          Quả đúng như vậy! Khi người Pháp chọn Hoàng Tử Vĩnh-San lên ngôi, họ không ngờ đã để lại bộ Việt sử của chúng ta những trang sử vàng son đầy hãnh diện về một vị vua trẻ tuổi bất khuất, can trường.

Lên ngôi khi tám tuổi đã đối đáp lưu loát với người Pháp, năm mười ba tuổi, Ngài đã tự tay thảo lá thư trách cứ chính phủ Pháp không thi hành đứng đắn hòa ước 1884. Rồi chỉ hai năm sau đó, vị vua trẻ đầy lòng yêu nước thương dân đã can đảm liên lạc với các nhà cách mạng trong Việt Nam Quang Phục Hội với ước mong tìm được biện pháp lật đổ ách thống trị của ngoại xâm, hầu đem lại độc lập cho xứ sở.

Khi âm mưu đảo chánh bị bại lộ, người Pháp truyền đem kiệu tới, buộc vua Duy Tân trở lại triều. Ngài từ chối bước lên kiệu và nói rằng ‘Nếu muốn tiếp tục làm vua bù nhìn thì ta đã ở lại cung điện chứ bôn ba vất vả làm chi! Ta chỉ muốn làm một người dân trong một nước được độc lập”

          Sau đó, dù Ngài đã nhận hết trách nhiệm, mong cứu mạng những người yêu nước lãnh đạo cuộc nổi dậy nhưng người Pháp vẫn đem lão tướng Trần Cao Vân và dũng sĩ Thái Phiên ra hành hình rất dã man để cảnh giác vua Duy Tân cũng như uy hiếp tinh thần dân chúng!

Uy vũ không sợ, danh vọng chẳng màng mà ý chí quyết giành lại độc lập cho xứ sở không bao giờ nguôi ngoai trong lòng vị vua trẻ khiến người Pháp, sau nhiều lần đe dọa, đã quyết định đầy vua Duy Tân sang đảo Réunion xa xôi bên Phi Châu.    

Khi đó nhà vua mới vừa 17 tuổi!

 

Điều gì có thể giúp nhà vua đứng vững trong cảnh huống này, nếu không là Lòng Từ Bi, không là thấu hiểu Nhẫn Nhục Ba La Mật, để thay vì sân hậntuyệt vọng, là vận dụng Chánh Tư Duy, nảy sanh Tinh Tấn Ba La Mật và Trí Tuệ Ba La Mật, mà đối phó  với hiện tại?

          Phải khí phách biết bao! Phải chánh niệm nhường nào, để bước không chùn, để lòng không lụy, để kẻ thù không khinh, để đồng bào không thất vọng?

          
Vua Duy Tan
Với năng lực Đạo Tâm tiềm ẩn và sức mạnh vô hình của hồn thiêng sông núi phò trợ, vị vua trẻ bị lưu đày đã khắc phục khó khăn bằng niềm tin sắt đá.

Với số tiền cấp dưỡng ít ỏi, Ngài hăng hái nghiên cứungành vô tuyến điện học, là môn học Ngài vốn có năng khiếu từ nhỏ.

Để tạo mối giao hảo với dân chúng địa phương, Ngài khéo léo biến nơi cư ngụ thành một cửa hàng khiêm nhường chuyên sửa chữa đồ dùng điện tử.

Dân địa phương đã đến địa chỉ số 41 đường Labourdonnais không phải chỉ vì yên tâm là máy móc của họ được sửa chữa cẩn thận mà còn đến đó vì tư cách điềm đạm, sự hiểu biết uyên thâm của vị vua  ANam trẻ tuổi.

Dưới mắt người dân hải đảo Réunion thì, qua hình ảnh vua Duy Tân lịch lãm, can trường, họ đã nghĩ về nước Việt Nam như một huyền thoại đẹp mà nhà vua chính là một SỨ THẦN TOÀN HẢO NHẤT.

          Với những hiểu biết sâu rộng, Ngài đã sáng tạo một đài vô tuyến để bắt được những làn sóng cực mạnh. Từ đó, Ngài biết được những tin tức sôi động khắp nơi, nhất là về một nước Pháp đang phải tranh đấu cho tự do của chính họ.

          Những tin tức kháng chiến được Ngài loan tới những người thân cận để họ biến thành những làn sóng di động, âm thầm truyền tới chính phủ Pháp Tự Do. Sự tiếp tay kỳ diệu của Ngài qua không gian là những vũ khí quý giá mà sau này Ngài đã nhận được huy chương kháng chiến do chính phủ Pháp TựDo ban tặng.

          Thời cơ đã đến khi Ngài nghe được lời kêu gọi lịch sử của tướng De Gaulle. Ngài đã nhìn thấy con đường danh dự để trở về quê hương. Đó là, chính Ngài phải tình nguyện gia nhập lực lượng kháng chiến cho một nước Pháp Tự Do để từ đó, nhân danh cựu Hoàng Đế của một xứ bị Pháp đô hộ, Ngài sẽ yêu cầu trả lại tự do cho xứ sở.          Ngài tin tưởng rằng người Pháp đang cần sự hợp tác của chúng ta để tái chiếm Đông-Pháp nên họ có thể chấp nhận cho Việt Nam thành một quốc gia tự trị trong Liên-Hiệp-Pháp.

          Sự suy luận bén nhạy của Ngài thật tuyệt vời! Sau nhiều giai đoạn hy sinh theo kế hoạch, Ngài đã được chính phủ Pháp thu xếp để hồi hương với sứ mạng mang thông điệp về một nước Việt Nam Tự DoĐộc Lập trong Liên-Hiệp-Pháp.

 

          Hỡi ơi! Sứ mạng thiêng liêng danh dự đó đã đi liền với định mạng bi thảm của vị vua dũng cảm, phi thường!

Chuyến bay từ Fort-Lamy đi Bangui ngày 26 tháng 12 năm 1945 đã lâm nạn và bốc cháy gần làng Bossako!

          Chuyến bay đó sẽ mang vua Duy Tân ghé đảo Réunion thăm lại thân nhân, bè bạn trước khi Ngài trở về cố hương!

          Chuyến bay đó đã không bao giờ tới đảo Réunion, nơi hàng ngàn dân chúng hân hoan đứng đợi người bạn Việt Nam mà họ hằng ngưỡng mộ và yêu mến!

          Chuyến bay đó đã dập tắt bao hy vọng vừa bừng lên trong trái tim muôn người Việt Nam về viễn ảnh một nước Việt Nam Tự Do, Độc Lập!

          Chuyến bay đó đã thay đổi giòng lịch sử của hai quốc gia Việt-Pháp khi người ta tự hỏi, số phận Đông Dương sẽ thế nào nếu vua Duy Tân – vị Hoàng Đế sáng suốt, yêu nước thương dân – với sự ủng hộ của chính phủ một nước Pháp Tự Do, sẽ cầm vận mệnh quốc gia Việt Nam năm 1946?!

 

          Nhưng vua Duy Tân đã ra đi…..

          Vị Hoàng Tử Vĩnh San nhỏ bé tám tuổi lên ngôi.

          Vị Hoàng đế mười bẩy tuổi, đi chân đất ra khỏi hoàng cung, làm cách mạng.

          Vị vua tuổi đôi mươi bị truất phế lưu đầy.

          Người bạn da vàng thân thiết của thổ dân Châu Phi.

          Người chiến sỹ kiên trì tiếp tay đắc lực cho kháng chiến quân Pháp……

Ngài đã ra đi trên cánh đồng thênh thang nắng gió!

 

          Xin mượn lời của người dân hải đảo Réunion thương khóc Ngài trong ngày định mệnh đó, như nén tâm hương thắp lên trong ngày giỗ Đấng Minh Quân tôn kính:

           “Ôi, Hoàng Tử Vĩnh-San tuyệt diệu! Làm sao Ngài có thể ra đi đột ngột và bi thảm như thế được? Từ nay, nếu có người Việt Nam hiếm hoi nào ghé qua đảo này, họ sẽ không còn dịp quỳ gối kính cẩn trước Ngài nữa. Nhưng những người Pháp ở đây đã biết và yêu mến Ngài, sẽ nghiêng mình sùng kínhmỗi khi tưởng nhớ đến Ngài. Bằng tinh thần cao thượng, Ngài đã chịu đựng một cuộc thử thách quá lớn lao. Điều đó sẽ đem đến cho hương hồn Ngài một hào quang sáng chói vĩnh cửu, sáng chói hơn cả cái vương miện mà Ngài đã đội trong thời gian ngắn ngủi”(*)

 

 

Huệ Trân

(Độc Cư Am – Tiết lạnh cuối năm)

Tài liệu tham khảo: (*)“Hồ sơ vua Duy Tân” của học giả Hoàng trọng Thược.                   

            

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 5522)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 5783)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 11934)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
27/03/2013(Xem: 11877)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 01 (2007, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 02 (2008, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 03 (2019, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 04 (2010, Đức) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 05 (2011, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 06 (2012, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 07 (2013, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 08 (2014, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 09 (2015, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 10 (2016, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 11 (2018, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 12 (2020, Úc)
18/03/2013(Xem: 6278)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 6983)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 7576)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 8977)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
10/02/2013(Xem: 10285)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
07/02/2013(Xem: 18268)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]