Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Minh Cảnh Định Tâm, Huệ Quang Thường Chiếu

15/10/201809:50(Xem: 4708)
Minh Cảnh Định Tâm, Huệ Quang Thường Chiếu


ht minh canh-6
MINH CẢNH ĐỊNH TÂM
HUỆ QUANG THƯỜNG CHIẾU

Thành kính đảnh lễ Giác Linh Hòa Thượng Thích thượng Minh hạ Cảnh!

Một sáng Huệ Quang báo hung tin
Tôi nghe chết lịm cả tim mình
Còn đây lời hứa, ngày tao ngộ….
Người đã mãn duyên, đã đăng trình….!

Những ngày vừa qua tôi khá bận rộn trong việc liên hệ và sắp xếp các thành viên trong Trung Tâm Phiên Dịch Phật Học Anh Việt trước ngày nhận quyết định chuẩn y Thành Viên Chính Thức của Trung Tâm từ Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam (VNCPHVN). Làm công việc này tôi liên tưởng đến các Trung Tâm khác đặc biệt là Trung Tâm Phiên Dịch Phật Học Hán Nôm Huệ Quang với vị Giám Đốc là Hòa Thượng tận tâm, tận sức với công việc, về chiều dài thời gian hiện diện, quá trình hoạt động đào tạo, phiên dịch, ấn bản khoa học, cơ sở vững vàng,… và tôi mong từng bước Trung Tâm Phiên Dịch Phật Học Anh Việt cũng được lớn mạnh theo chiều hướng đó. Thế rồi sáng sớm nay, theo giờ Hoa Kỳ, thứ 5 ngày 11/10/2018, chợt hay tin Ngài Viện Trưởng Tu Viện Huệ Quang, Saigon viên tịch, tôi bàng hoàng, xúc động và hình ảnh, kỷ niệm và những ấn tượng về Người lung linh hiện ra trong dòng tâm thức của tôi .

Ấn tượng đầu tiên của tôi về Tu Viện Huệ Quang và Hòa Thượng (từ đây, Hòa Thượng là chỉ cho Ngài Viện Trưởng Tu Viện Huệ Quang) là vào năm 1997 khi tôi học xong chương trình cử nhân Đại Học Vạn Hạnh, trong khi chờ đủ điều kiện đi du học ( tài chánh và giấy tờ), tôi muốn học nâng cao cả 2 ngôn ngữ Anh Văn và Hoa Văn. Khi thấy tôi phải đi học Hoa Văn ở Quận 5 xa xôi, Cố Hòa Thượng Thích Nguyên Pháp thảo luận việc này với Hòa Thượng và Hòa Thượng sắp xếp cho tôi trú tại Huệ Quang, học thểm tiếng Hoa tại đó và có thể học thêm bên ngoài. Thế nhưng vì bận về tỉnh làm giấy tờ hộ chiếu và chuẩn và sau đó đi du học Ấn Độ nên tôi chưa đến ở Huệ Quang nhưng vẫn luôn âm thầm tri ân Hòa Thượng đã sẵn lòng tạo duyên cho tôi với nhu cầu trú xứ yên ổn cho việc tu học.
Ấn tượng thứ hai là khi tôi đang giảng Pháp và Phật sự miền Bắc, tình cờ gặp một đệ tử của Hòa Thượng trong một gia đình Phật tử trong lúc vị đó đang đi Bắc Ninh, Bắc Giang,… để chụp hình ghi lại các tàng bản, mộc bản các bia khắc, các bản Kinh cổ có giá trị sưu khảo. Tôi rất quý những người làm việc công phu và nghiêm túc như thế (theo cách Khảo Cổ Học, Văn Bản Học của Giáo Sư Lê Mạnh Thát,…). Thật đúng là “Danh Sư xuất Cao Đồ”. Người Thầy phải có sự thao thức, khuyến tấn thế nào thì đệ tử mới lặn lội đường xa từ Nam ra Bắc trong nhiều tuần để chụp hình, thu thập những áng văn chương Phật Giáo quan trọng như vậy. Làm nhà nghiên cứu, chúng ta phải biết trân quý những nguồn tài liêu mà sự thu thập chúng đòi hỏi công sức, dấn thân biết bao!
Ấn tượng thứ ba là mỗi khi những Tăng Ni Sinh đã hoàn thành các chương trình giáo dục Phật Giáo gặp tôi hỏi ý kiến : nên học tiếp những gì? Tôi luôn nhấn mạnh về sự nắm bắt và sử dụng các ngôn ngữ : Hán, Hoa, Anh, Pali, Sanskrit, Tây Tạng để tắm mình trong Suối Nguồn Phật Pháp. Tôi luôn luôn khuyến khích tán thán khi họ chọn đến học tại Tu Viện Huệ Quang, ngay cả một Sư Đệ của tôi cũng thế. Tôi cũng rất là tùy hỷ khi một vị Sư Đệ trưởng thành từ “lò đào tạo Huệ Quang” và trở về tỉnh nhà Phú Yên dạy học rất hiệu quả, vững vàng và lợi lạc.
Ấn tượng thứ tư là từ dung của Hòa Thượng luôn sẵn sàng hiện diện để tán trợ mọi công việc Phật sự của VNCPHVN và của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN). Hòa Thượng chứng minh và tham dự Hội Thảo Quốc Tế : Phật Giáo vùng Mê Kông, 35 năm Phật Giáo Việt Nam, hình thành và phát triển, Lễ Tổng Kết cuối nhiệm kỳ của VNCPHVN 2017, cuộc họp mặt đầu tiên của VNCPHVN nhiệm kỳ (2017-2022) vào tháng 12/2017…. Hòa Thượng là người “nói ít, làm nhiều”, khi được mời phát biểu thì chia sẻ kinh nghiệm một cách khiêm tốn, vừa đủ, thực tiễn, lợi lạc. 
Ấn tượng thứ năm là khi quan sát về các sinh hoạt của TV Huệ Quang, chúng ta thấy nơi đó sống động phong phú với việc đào tạo ngoại ngữ tiếng Hán Cổ, tiếng Hoa, Tiếng Sanskrit, xuất bản các đặc san nghiên cứu định kỳ, có các chương trình thuyết trình đề tài khoa học, có chương trình huấn luyện mầm non với Phật Pháp với chủ đề : “Vui học tiếng Hoa” bên cạnh những sinh hoạt Lễ Hội và khóa tu tại Tu Viện. Chương trình sinh hoạt Phật Pháp phong phú, đa dạng, khoa học và hấp dẫn, lợi ích cho nhiều thành phần, nhiều đối tượng.
Ấn tượng thứ sáu là hầu như mọi người nghiên cứu Phật Học đều tham khảo bộ : Phật Quang Đại Từ Điển. Công trình phiên dịch nhiều tập đồ sộ này đầy công phu này là do Trung Tâm Hán Nôm Huệ Quang đảm trách. Bộ Từ Điển này cũng đang được các giáo sư và các học giả tại Đại Học University of the West, Hoa Kỳ dịch ra tiếng Anh để phổ biến đến độc giả Tây Phương. Thời gian gần đây, chúng ta xem bộ phim nổi tiếng : Cuộc Đời Đức Phật do Trung tâm Diệu Pháp Âm và Trung tâm Huệ Quang hợp tác thực hiện việc biên dịch, biên tập và lồng tiếng. Mỗi chúng ta đều âm thầm tri ân Trung Tâm Hán Nôm Huệ Quang giúp chúng ta sống lại thời Đức Phật, hiểu nhiều hơn về Đúc Phật và từng con số, từng khái niệm trong Giáo Pháp cùa Ngài.
Ấn tượng thứ bảy và là ấn tượng trực tiếp sâu sắc nhất là đầu xuân Đinh Dậu 2017, tôi cùng một vị tu sỹ từ Linh Sơn Pháp Quốc về cùng đi đảnh lễ viếng thăm chư Tôn Đức mà chúng tôi kính trọng nhất và như vậy, Tu Viện Huệ Quang là điểm đến đầu tiên. Chúng tôi trân trọng công phu dịch thuật và huấn luyện dịch thuật do Hòa Thượng chủ xướng và theo sát từng bước bao nhiêu năm qua, noi gương vị Thầy của Hòa Thượng là Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh. Trong khi hầu trà với Hòa Thượng, tôi được hiểu rõ hơn về những thuận lợi, khó khăn, các quá trình, những ưu tư của Hòa Thượng về việc lưu truyền Kinh Điển Phật Giáo, phát huy chánh kiến. Hòa Thượng từng là Giáo Thọ Sư của Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam, Trung Tâm Huệ Quang, bên cạnh đó còn bận rộn với bao nhiêu việc quản lý, vận động bảo trợ cho Tăng chúng ở Huệ Quang, nâng cấp thư viện, lo cho Tăng Ni Sinh và Giáo Thọ tại Huệ Quang,…Hòa Thượng tìm hiểu về tôi và mời tôi phụ trách bộ môn : Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ, sự truyền bá Phật Giáo và Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam cho các lớp dịch thuật có được nền tảng nắm bắt về Phật Giáo Nguyên Thủy và phát triển… Tôi nhận lời, nhưng sau đó, khi sắp khai giảng lớp học thì tôi có Phật sự nước ngoài đành xin hoãn lại dịp sau,…
Ấn tượng thứ tám là qua các lần thăm viếng, tôi nhận thấy về cơ sở vật chất, Tu Viện Huệ Quang xây cất gần xong, phát triển quy mô, tầm vóc để đáp ứng tiện nghi Giáo Dục Phật Giáo, các khóa học tại đó. Hòa Thượng chẳng những đi sâu vào chương trình, nội dung giáo dục, đào tạo mà còn dày công phát triển hạ tầng cơ sở giáo dục, tự viện. Gần bên Đầm Sen, Tu Viện Huệ Quang như Hoa Sen giữa bùn, những ai mệt mỏi và không còn mong cuốn cuồng trong cuộc rong chơi trần thế có thể quay về tiếng chuông thức tỉnh và tịnh độ nhân gian của Tu Viện Huệ Quang. Tất cả đều nương vào ân đức lớn lao của Hòa Thượng, tôi tự dặn lòng có lúc đến xin một phòng trú tại đó, ôn học thêm tiếng Hoa – Hán, Sanskrit và phụ giảng những môn nào phù hợp. Tôi nghĩ là với ân tình và duyên đã có, Hòa Thượng sẽ hoan hỷ nhận lời như trước kia Hòa Thượng đã từng nhận lời mà tôi chưa kịp đến.
Ấn tượng thứ chín là khi tôi còn đang Phật sự tại Đại Tòng Lâm, Bà Rịa Vũng Tàu có hay tin về việc các sư cô tắm biển bị chết và mất tích ở Long Hải, Bà Rịa Vũng Tàu vào ngày 22/02/2018. Giờ đây để tưởng niệm về Người, chúng ta hãy đọc lại, nghe lời những lời chia sẻ của Hòa Thượng về tai nạn này để cảm nhận được Bi – Trí – Dũng của Ngài thế nào :
“Việc tắm biển của chư Ni gặp nạn vừa qua đang được dư luận chú ý là điều cũng rất bình thường như bao hiện tượng xã hội khác. Tuy nhiên, việc gặp nạn của các sư cô là việc rủi ro mà bản thân các nạn nhân lẫn lãnh đạo thiền viện không muốn chút nào. Vì thế, chúng ta cũng không cần phải nói năng, trách cứ nhiều nữa mà làm tổn thương đến người gặp nạn cũng như những người chịu trách nhiệm liên quan. Ngay giờ phút này hãy nhất tâm cầu nguyện, xem đó là bài học cuộc sống cho bản thân, dành tình thương về sự mất mát cho những người đồng tu.Dư luận cho rằng người tu hành không được tắm biển thì e là hơi quá! Nếu chúng ta để ý xem việc Tăng Ni tắm biển là đặc thù của một số chùa, tự viện có địa hình gần bờ biển, hoặc có một số Tăng Ni xem việc tắm biển là một hình thức, phương pháp trị liệu, rèn luyện sức khỏe cho bản thân... thì mọi người cũng nên rộng lượng.
Theo tôi, việc tắm biển là một trong những phương pháp rèn luyện thân thể, thay đổi không khí trong quá trình tu tập, chứ không phải ra đó để khoe khoan hình thể, đùa giỡn um sùm. Song, vấn đề đồng ý hay không đồng ý cho Tăng Ni tắm biển thì sau vụ việc này còn cần phải thảo luận nhiều hơn trong lĩnh vực Tăng sự. 
Vấn đề đặt ra ở đây: khi tắm biển là nên chú ý đến hình thức (y phục) và oai nghi (hành động) của người tu phải làm sao đúng phép, phù hợp với vai trò của người xuất gia và một điều đặc biệt nữa là địa điểm tắm (bãi tắm) phải an toàn và có hệ thống cứu hộ kịp thời khi có sự cố….”
Ấn tượng thứ mười và là ấn tượng thao thức, day dứt trong tôi hiện tại và tương lai : Hòa Thượng vốn là Giám Đốc của Trung Tâm Phiên Dịch Phật Học Hán Nôm, tôi cũng đang là Giám Đốc Trung Tâm Phiên Dịch Phật Học Anh Việt. “Ôn cố tri tân”, Quy sơn cảnh sách có dạy : “Họ đã là trượng phu, chẳng lẽ ta không được như thế sao?”. Trong thời mở cửa, tôi được duyên du học Ấn Độ, Hoa Kỳ rồi đi nhiều nơi, nhưng làm sao có thể làm được những gì, đóng góp một cách thiết thực cho văn hóa, học thuật, nghiên cứu, giáo dục Phật Giáo Việt Nam như Hòa Thượng đã làm? Sở dĩ con đặt tựa đề cho điếu văn này là : “Minh Cảnh định tâm – Huệ Quang thường chiếu” là vì Hòa Thượng đã nêu gương : hiểu rõ tất cả các cảnh trần, dù có gì xảy ra cũng luôn định tâm, không xoay chuyển và ánh sáng trí tuệ thường chiếu khắp nơi. Con sẽ sống, hoạt động và tu học theo gương sáng ấy.
Hơn 82 năm trụ thế, 50 hạ lạp, Hòa Thượng đã sống, thị hiện và ban cho rất nhiều rồi cho Đạo, cho Đời. Những gì cần dạy, cần làm, đã làm xong. Chính Đức Phật Thích Ca đén 80 tuổi thì cũng phải tại Câu Thi Na nhập diệt mà nay Hòa Thượng hơn ngần ấy tuổi. Quy luật muôn đời : hoa nở rồi tàn, có hợp ắt có tan, người đến rồi đi trên nhịp cầu sanh tử. Người đã ra đi nhưng người còn ở lại, Hoa Đàm tuy rụng vẫn còn hương. Từ dung của Người vẫn in đậm trong khối óc, tình cảm của Người vẫn lắng đọng trong trái tim, pháp nhũ của Người in sâu trong tâm khảm, chí hướng cao thượng của Người : dấn thân, phục vụ, vô ngã, vị tha, đào tạo Tăng Tài, kế vãng khai lai, bao thế hệ đang noi dấu. Người ra đi trong tiếng niệm Phật và mỉm cười nhẹ nhàng, tỉnh thức, yên lặng không còn gì để hối tiếc băn khoăn khi cả cuộc đời, từng giây từng phút sống trọn vẹn ý nghĩa nhất như phù sa mang mật ngọt cho đời. Ngài là một người bình dị, gần gũi, lắng nghe, quan tâm người khác, hiểu tâm lý và trợ duyên cho người khác, mong bao thế hệ học trò của mình giỏi hơn mình vững bước xây dựng đạo nghiệp, làm tốt Đạo, đẹp Đời.

Bạch Hòa Thượng!
Vậy là một lần nữa con đã lỡ hẹn với chén trà tao ngộ, lỡ hẹn với việc phụ trách lớp lịch sử Phật Giáo, ít nhất là khi Hòa Thượng còn chứng kiến được. Kính tri ân duyên tao ngộ, niềm tin tưởng và những ân tình Hòa Thượng dành cho con. Có duyên diện kiến với những bậc vĩ nhân, cao Tăng là phước lành trong cuộc sống, giúp cho con có nhiều ấn tượng, động lực, gương sáng để vững bước đi tới, vượt qua bao nhiêu khó khăn trở ngại để hoằng dương chánh Pháp, mang lợi lạc cho cuộc đời. Có đôi lúc con mệt mỏi muốn bỏ cuộc với việc Giáo Dục Phật Giáo và dịch thuật nhưng nhìn lại tấm gương của Người sống với những công việc thanh cao đến hơi thở cuối cùng mà con còn trì chí, tiếp tục. Rồi mai đây, bao nhiêu người cung kính tiễn đưa nhục thân người trở về tro bụi để tiếp tục nuôi mầm vun bồi cho sự sống mới, con từ phương trời Tây cách nửa vòng Trái Đất lặng lẽ với nén hương kính tiễn biệt Người. Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn, tuy xa nhưng không xa, Người vẫn mãi hiện diện và đồng hành, trợ lực cho con trong mọi công việc Phật sự, nhất là dịch thuật và giảng dạy và hành trình dài còn lại để thăng hoa và hướng về bến Giác. Nguyện Giác Linh Hòa Thượng : Hoa Khai Kiến Phật, Thượng Phẩm Thượng Sanh, sớm hồi nhập Ta Bà để tiếp tục sứ mệnh Giáo Dục Phật Giáo, Hoằng truyền chánh Pháp, vững tay tế độ, chèo thuyền Bát Nhã, đưa mọi người qua bề khổ đến bến bờ giải thoát an vui.

Nam mô Huệ Quang đường thượng, tự Lâm Tế Chánh Tông tứ thập thế thượng Minh hạ Cảnh húy Chơn Đài, Nguyễn công Hòa thượng Giác Linh thùy từ chứng giám

Tu viện Đức Sơn, Atlanta, 11/10/2018
Khể Thủ
Hậu học : Thích Đồng Trí.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5425)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Vì thế mà sở học rất uyên thâm, thêm lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc.
09/04/2013(Xem: 5875)
Hòa Thượng pháp danh Thích Tâm Thi, đạo hiệu Tuệ Tạng, thế danh Trần Thanh Thuyên, sinh năm Canh Dần (1889) tại làng Quần Phương Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thân phụ Ngài là ông Trần Tín tự Phúc Châu, thân mẫu là bà Vũ Thị Tú hiệu Diệu Hòa.
09/04/2013(Xem: 6893)
Hòa thượng Hộ Tông (1893-1981), Maha Thera Vansarakkhita, có thế danh là Lê Văn Giảng, sinhngày 15 tháng 10 năm 1893, tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ngài xuất thân trongmột gia đình trung lưu trí thức, thân phụ là ông Lê Văn Như, thân mẫu là bà Đinh Thị Giêng.
09/04/2013(Xem: 5869)
Hòa Thượng họ Nguyễn, Húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, pháp hiệu Thích Trí Thủ. Ngày sinh ngày 19 tháng 9 năm Kỷ Dậu, tức ngày 01-11-1909 trong một gia đình nho phong thanh bạch, tại làng Trung Kiên, tổng Bích Xa, phủ Triệu Phong (nay là xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là cụ Nguyễn Hưng Nghĩa, thân mẫu là cụ Lê Thị Chiếu. Hai cụ là người rất kính tín Tam Bảo. Vì vậy, dù là con trai độc nhất trong gia đình, lúc 14 tuổi Ngài đã được song thân cho vào học kinh kệ ở chùa Hải Đức Huế.
09/04/2013(Xem: 10255)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái.
09/04/2013(Xem: 8277)
Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân phụ Hòa thượng huý Trần Văn Thê, pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu húy Nguyễn Thị Sáu, pháp danh Diệu Tịnh. Toàn thể gia đình Hòa thượng đều quy y với tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc. Pháp danh Thiện Hoa do Tổ đặt cho Hòa thượng.
09/04/2013(Xem: 13421)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
09/04/2013(Xem: 5611)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đơøi Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai. Nguyên Hòa Thượng sanh năm 1914 (Giáp dần), tại thôn Tịnh Bình, xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, trong gia đình Lê gia thế phiệt, vốn dòng môn phong Nho giáo, đời đời thâm tín Tam Bảo, tôn sùng Ðạo Phật. Thân phụ là cụ ông LÊ PHÚNG, pháp danh NHƯ KINH, thân mẫu cụ bà TỪ THỊ HỮU, pháp danh NHƯ BẰNG, đức mẫu là cụ bà NGUYỄN THỊ CƠ, pháp danh NHƯ DUYÊN.
09/04/2013(Xem: 13404)
HT Thích Giác Trí, húy Nguyên Quán, phương trượng chùa Long Hoa, quận Phù Cát - Bình Định, tuổi Mậu Thìn 1928, năm nay 80 tuổi. Năm 13 tuổi Ngài xuất gia với Đại sư Huyền Giác, là Trụ trì tổ đình Tịnh Lâm Phù Cát. HT Mật Hiển 1907-1992 chùa Trúc Lâm, Huế, thọ giới Tỳ kheo tại đây năm 1935, giới đàn do HT Huyền Giác thành lập, thỉnh Tổ quốc sư Phước Huệ làm Đàn Đầu Hòa Thượng.
09/04/2013(Xem: 6401)
Bác Phạm Đăng Siêu sinh ngày 4 tháng 7 năm Nhâm tý (1912) tại Phú Hòa, kinh đô Phú Xuân, thành phố Huế. Nguyên quán thôn Tân Niên Đông, huyện Tân Hòa, phủ Tân Định, tỉnh Gò Công. Song thân Bác là cụ ông Phạm Đăng Nghiệp và cụ bà Tôn Nữ Thị Uyên, thuộc gia đình quý tộc giàu có.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567