Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cáo phó : Trưởng lão HT.Thích Minh Cảnh – Thành Viên HĐCM GHPGVN tân viên tịch

12/10/201807:13(Xem: 3976)
Cáo phó : Trưởng lão HT.Thích Minh Cảnh – Thành Viên HĐCM GHPGVN tân viên tịch

ht thich minh canh 1937-2018
Cáo phó Tang Lễ:
Trưởng lão HT.Thích Minh Cảnh
Thành Viên HĐCM GHPGVN tân viên tịch

Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Cảnh đã thu thần viên tịch vào lúc 13 giờ 35, ngày 11 tháng 10 năm 2018 (nhằm ngày mùng 03 tháng 9 năm Mậu Tuất) tại Tu viện Huệ Quang, 116 Hoà Bình, phường Hoà Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.

– Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
– Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
– Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam;
– Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh;
– Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam;
– Ban Trị sự GHPGVN quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
– Môn Đồ Pháp quyến vô cùng kính tiếc báo tin:


HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CẢNH
Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam;
Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM;
Giám đốc Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm;
Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Tân Phú, TP.HCM;
Nguyên Chánh Đại diện Phật giáo quận Tân Phú (Nay là Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Tân Phú);
Nguyên Chủ nhiệm Lớp Sơ cấp Phật học quận Tân Phú, TP.HCM;
Viện chủ Tu viện Huệ Quang, quận Tân Phú, TP.HCM.
Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 13 giờ 35, ngày 11 tháng 10 năm 2018 (nhằm ngày mùng 03 tháng 9 năm Mậu Tuất) tại Tu viện Huệ Quang, 116 Hoà Bình, phường Hoà Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.

* Trụ thế : 82 năm
* Hạ lạp : 50 năm

– Lễ nhập quan chính thức cử hành vào lúc 06 giờ 00, ngày 12 tháng 10 năm 2018
(nhằm ngày 04 tháng 9 năm Mậu Tuất).
– Kim quan Trưởng lão Hòa Thượng được tôn trí tại Tu viện Huệ Quang
116 Hoà Bình, phường Hoà Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh .
– Lễ viếng bắt đầu vào lúc 10 giờ 00 ngày 12 tháng 10 năm 2018
(nhằm ngày 04 tháng 9 năm Mậu Tuất).
– Lễ truy niệm được cử hành vào lúc 05 giờ 00, ngày 15 tháng 10 năm 2018
(nhằm ngày 07 tháng 9 năm Mậu Tuất),
sau đó cung tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng trà tỳ
tại Trung tâm Hoả táng Bình Hưng Hoà, đường Tân Kỳ – Tân Quý, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.


Nay Cáo phó.
TM. BAN THƯỜNG TRỰC HĐCM, HĐTS
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC
BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP.HCM
MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2011(Xem: 7759)
Tôi với Ni Sư không cùng chung một lớp nhưng lại chung một trường. Thành phố Huế chỉ lớn bằng bàn tay nên dù không quen cũng thành quen, chuyện lớn chuyện nhỏ gì của nhau rồi dần dà cũng biết cả, nhất là Ni Sư lại là một người học trò giỏi nữa. Thuở ấy Ni Sư là một nữ sinh Đồng Khánh áo trắng tóc thề, mắt sáng, da đã trắng mà má lại luôn luôn ửng hồng xinh xắn vô cùng, nên Tôn Nữ Hỷ Khương đã làm tặng Ni Sư mấy câu thơ như sau:
10/08/2011(Xem: 4370)
Câu hỏi có vẻ lẩn thẩn, bởi lẽ từ khi cắp sách đến trường, bắt đầu học lịch sử dân tộc, ai là người Việt Nam mà chẳng biết qua hơn một lần trang sử đời Trần và trang sử Trần Nhân Tông? Ai là người Việt Nam đã không tự hào về những chiến thắng quân Nguyên vẻ vang của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài ba của vị vua anh minh lỗi lạc Trần Nhân Tông?
10/08/2011(Xem: 5210)
Nhân dịp Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, một số website có đăng tin về việc phát hiện “nếp áo Tiểu thừa” trên tượng vua Trần Nhân Tông tại tháp tổ Huệ Quang của tác giả Trần Khánh Linh. Tôi quan tâm đến những chi tiết đã được trình bày sau đây:
10/08/2011(Xem: 5538)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 3930)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 5063)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 4932)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 3997)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 4918)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 4347)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567