Cách đây 24 năm, ngày 15 tháng 9 âm lịch (17 tháng 10 năm 1978), Hòa Thượng Thích Thiện Minh, một người đã tận tuỵ vì đạo pháp và dân tộc đã âm thầm nằm xuống. Khi đã chọn thế đứng trong lòng dân tộc, sống và chết cho dân tộc, thì sự vắng mặt sau cùng của một con người tự nó, để lại nỗi nhớ tưởng sâu sắc cho những người còn sống.
Trong niền tưởng nhớ chân thành về những hình bóng đã ngả dài trên chiều dài của lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam hiện đại ấy, ban biên tập www.thuvienhoasen.org trang trọng ghi lại nơi đây Tiểu Sử Hòa Thượng và bài thơ “Mây Trắng Thong Dong” của Hòa Thượng Nhất Hạnh viết tưởng niệm khi nhận được tin báo tử; như là để tưởng niệm ngày giỗ thứ 24 của Ngài.
Ngày nghe thầy Thiện Minh tịch, tôi viết một bài thơ cho thầy, đó là bài Mây Trắng Thong Dong. Thầy Thiện Minh ngày xưa học ở Phật học viện chùa Báo Quốc tốt nghiệp cùng một lớp với thầy Trí Quang. Thầy Thiện Minh là người rất thông minh, mau lẹ, tổ chức rất hay. Nếu cần một thầy ngồi chủ tọa một đại hội để giải quyết những vấn đề khó khăn thì người làm chủ tọa giỏi nhất, đưa đại hội đi tới sự thành công mau nhất đó là thầy Thiện Minh. Rất mau nhạy, rất thông minh. Trong cuộc tranh đấu của Phật Giáo Việt Nam cho nhân quyền dưới quyền ông Ngô Đình Diệm, thầy Thiện Minh đã được cử làm trưởng phái đoàn Liên Tông, gồm đại diện của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam và các tổ chức Phật giáo khác, đứng ra thương thuyết với phái đoàn Liên Bộ của chính phủ. Bên phía chính phủ phái đoàn Liên Bộ (bộ Nội Vụ, bộ Xã Hội, v.v..) có Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ làm trưởng đoàn.
Chúng ta biết thầy Thiện Minh mà hướng dẫn một phái đoàn như vậy là hay nhất. Trong khi họp, phái đoàn Phật giáo đã thành công. Bên chính phủ phải ký vào một thông cáo chung, tôn trọng quyền tự do của Phật giáo. Khi thông cáo chung được công bố, mọi người thấy đây là một thắng lợi lớn của phía Phật Giáo. Nhưng chính quyền không có thiện chí. Họ ký xong lại âm thầm phản bội lại thông cáo chung ấy.
Trong cuộc tranh đấu của Phật giáo để chống chế độ độc tài, thầy Thiện Minh đã đóng một vai trò rất lớn. Khi chính phủ của xã hội chủ nghĩa lên, họ sợ thầy Thiện Minh nên đã bức tử thầy. Họ bắt thầy và ép thầy tự tử trong một nhà tù tại Sài Gòn. Thầy Thiện Minh phải xé áo làm dây để tự tử. Khi thầy tịch rồi, sợ quần chúng phản ứng mạnh nên họ đã chở thầy về Hàm Tân, một hai ngày sau mới báo tử. Thầy Trí Thủ và các thầy khác phải về Hàm Tân mới nhận xác được. Lúc đó tôi đang ở Phương Vân Am. (Pháp) Tôi nhớ buổi chiều hôm .đó, nhận được tin bên nhà, thầy trò làm việc suất đêm tìm những dữ kiện có được về thầy Thiện Minh, tổ chức họp báo, làm press release, báo cáo về cái chết của thầy Thiện Minh. Buổi sáng, khi làm xong công việc, tôi ngồi lại, tưởng niệm thầy Thiện Minh và viết bài Mây Trắng Thong Dong để cúng dường thầy. Mây trắng thong dong là một đám mây tự do. Thầy Thiện Minh bây giờ đã trở thành một đám mây trắng, thầy đã có sự thong dong rồi. Trong bài thơ, tôi dùng hai hình ảnh: đám mây và dòng suối; giống như hai người bạn. Mây và suối là hai cái khác nhau nhưng cùng một bản chất. Tôi nói ngày xưa tôi là dòng suối còn thầy Thiện Minh là đám mây. Một bên thì đi xuống để tìm ra biển Đông, một bên thì thong thả rong chơi trên trời. Cả hai đều hẹn nhau đi về biển Đông. Nhưng vì hoàn cảnh khổ đau, khó khăn cho nên đám mây đã biến thành mưa, rơi xuống:
MÂY TRẮNG THONG DONG
Nhớ thuớ xưa - khi ngươi còn là đám bạch vân bay thong dong ta theo nguồn múa ca đi về đại dương mênh mông, ngươi lưu luyến chốn đỉnh cao, lắng tiếng reo cười ngàn thông ta nhấp nhô trên sóng bạc, lên xuống vào ra muôn trùng.
Kịp đến khi thầy trần gian quằn quại lệ chảy thành dòng thì ngươi biến thành mưa, nhỏ giọt tuôn tràn đêm đông mây đen mịt mờ một phương chừ, mặt trời hấp hối ngươi gọi ta về, cùng nhau giăng tay nổi trận cuồng phong.(*)
Lòng thảnh thơi đâu, khi hoa ngàn cỏ núi còn rên siết hận bất công, ngươi đưa hai tay thiên thần, quyết tâm tháo bỏ cùm gông. trong khi bóng tối phủ đầy, họng súng đen ngòm bạo lực xương dồn thành gò cao chừ, trong khi máu đã chảy dài thành sông.
Hai bàn tay ngươi dập nát, thương ôi, xích xiềng vẫn chưa tháo được ta gọi sấm sét về bên ngươi, quyết cùng bạo lực mở cuộc thư hùng gan dạ hơn người, trong đêm ngươi hóa thành Sư Vương rống lớn hàng vạn loài ma quái nghe ngươi, đã cầm cập run trong đêm sương.
Hiên ngang không lùi bước chừ, dù phía trước dày đặc hầm chông ngươi thản nhiên đưa mắt nhìn bạo lực chừ, như nhìn vào khoảng không.
Sống Chết là chi chừ, ép uổng nhau sao được ? ngươi gọi tên ta mà cười chừ, không một lời rên siết, dù tra tấn cùm gông.
Bây giờ thoát đi, xiềng xích không còn buộc nổi chân thân, ngươi trở về kiếp xưa mây trắng, thảnh thơi trên bầu mênh mông; Đến, Đi tự ngươi – đỉnh cao nào thích thú thì ngươi dừng lại, cưỡi trên sóng bạc đầu chừ, ta hát ru ngươi khúc hát bi hùng.
(*) Đám mây gọi dòng suối về, tổ chức cuộc tranh đấu
HT. Thích Nhất Hạnh (Trích Đoạn Thả Một Bè Lau Truyện Kiều Dưới Cái Nhìn Thiền Quán, Lá Bối 2000).
Hòa Thượng thế danh là Phạm Kim Huệ, sinh năm Giáp Tuất, ngày 02-4-1934 tại làng Cẩm Phô, quận Điện Bàn (nay là thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Thân phụ của Hòa Thượng là Cụ Ông Phạm Kim Cái pháp danh Như Thế, và Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Di pháp danh Như Kim, đều làm nghề Đông y. Hòa Thượng là con thứ sáu trong gia đình gồm sáu anh chị em. Sinh trưởng trong một gia đình nho học, thâm tín Phật giáo, nên lúc tám tuổi Ngài được gia đình cho vào chùa học đạo.
Tôi biết tin GS Phạm Công Thiện mất qua trang web viet-studies của GS Trần Hữu Dũng post ngày 10-3. Dòng thông tin được dẫn từ báo Người Việt ở Houston, bang Tesas cho biết theo gia đình và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ở Mỹ xác nhận ông mất ngày 9-3-2011, thọ 71 tuổi. Trước khi mất dường như ông đã biết trước cuộc vĩnh ly này nên nhập định rồi ra đi nhẹ nhàng. Ngoài dòng báo tin của báo Người Việt còn bài viết cho người đã mất của nhà văn Viên Linh với tư cách bạn bè.
Phạm Công thiện, ông là ai? Có nhiều người đã hỏi như thế. Triết gia? Thiền sư? Thi sĩ? Văn sĩ? Hay là một người lang thang rong chơi trong cuộc đời ? Hay là nghệ sĩ với ước vọng thành một tài năng lớn của thế giới? Hoặc là một người đang trong cơn mộng du suốt cả đời?
Trần Tuấn Kiệt trong một bài viết trong “Tác Giả Tác Phẩm“, xuất bản cách nay gần bốn chục năm, cũng nói về chân dung người thi sĩ rất mực nghệ sĩ này:
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, đệ tử của Đệ Lục Tổ Sư Thiên Ấn Tự, Hòa Thượng Tăng Cang Thích Chơn Trung, thế danh Nguyễn Thái Long, pháp danh Như Kế, pháp tự Giải Tích, pháp hiệu Huyền Tôn. Ngài sinh năm Mậu Thìn (1928.Việt lịch: 4807) tại làng Châu Nhai, Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Thân phụ, bán thế xuất gia là Đại Sư thượng Như hạ Quý (1874-1942), Thân mẫu là Cụ bà Thái Thị Túc, pháp danh Như Chỉnh, tự Giải Lý (1891-1945).
Ca Sĩ Gia Huy, Tên thật của Gia Huy là Đặng Quốc Hung. Anh đến Montreal, Canada vào năm 1991 để cùng đoàn tụ với gia đình. Anh hát lần đầu tiên tại vũ trường Chateau Du Parc tại Montreal. Lúc đó, anh hát với ban nhạc Phạm Mạnh Cường để trình bày những tác phẩm như "Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải", "Mười Năm Tình Cũ" và "Lambada".
Ngay sau lần trình diễn đầu tiên, Gia Huy trở thành một ấn tượng của dân chúng tại Montreal. Anh bắt đầu hát cho một số vũ trường tại địa phương như Bistro Dore, Miss Sai Gòn, và Đêm Sai Gòn. Tuy nhiên, mục đích của Gia Huy là nổi danh ngoài Canada và khuếch trương số khán thính giả đi khắp thế giới.
Hòa thượng họ Hồ Đắc, tên Cư, Pháp danh Tâm Thật, Pháp hiệu Thiện Châu, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1931 tức ngày 7 tháng 1 năm Tân Mùi tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ Thầy là Cụ Hồ Đắc Phách, thân mẫu là Cụ Nguyễn Thị Cần.
Thầy xuất gia năm 16 tuổi (1947) và thọ giới tỳ kheo năm 1952. Bổn sư của Thầy là Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nguyên, Viện chủ Tổ Đình Tây Thiên (Huế).
Ông vua đầu tiên của nhà Trần và cũng là một thiền sư cư sỹ, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) (1218-1277) đã để lại một sự nghiệp chính trị, một dòng văn học bất hủ, đến bây giờ vẫn mãi là kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường trong đêm dài tăm tối, cho những ai tìm phương vượt thoát, lộ trình cho những ai muốn đưa dân tộc tìm tới đỉnh cao của nhân bản và an lạc.
Về việc Hòa Thượng Đôn Hậu lên núi, ra Bắc trong vụ Tết Mậu Thân
được thầy Trí Tựu, Trú Trì chùa Linh Mụ thuật lại như sau: (lúc 12:00 giờ trưa, ngày 12-3-2009 tại chùa Linh Mụ)
Vào khoảng quá nửa đêm tối Mồng một Tết Mậu Thân, có một phái đoàn gồm quân nhân và người mặc thường phục đến thăm Ôn. Ôn đang bị bệnh, bệnh suyễn và xuất huyết dạ dày. Thầy ngồi đàng xa. Thầy Trí Lưu, thân phụ của thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, lúc đó là Tri Sự chùa Linh Mụ, ngồi gần Ôn. Họ mời Ôn về Huế họp. Ôn từ chối nói đau không đi được. Họ nói có người đưa Ôn đi. Sau đó người ta gánh Ôn đi trên một chiếc võng, từ chùa Linh Mụ, không về Huế mà rẽ về Chợ Thông thuộc làng An Ninh Hạ, đến La Chữ. Ban ngày núp, nghỉ, ban đêm đi. Sau một tháng đến Seopon giáp giới Lào. Máy bay trực thăng bay trên đầu mà không bắn. Trên đường đi, thiếu lương thực, bị hạm đội Mỹ pháo kích. Nhiều người bị chết vì đói và sốt rét. (Được kể lại sau 1975). Rồi sau đó từ Huế ra Hà Nội mất hết 4 tháng, đi theo đường Mòn Hồ Chí Minh đến
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.