Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ Thầy - Hoà Thượng Thích Tịch Tràng - Vạn Giã - Nha Trang

10/04/201313:31(Xem: 9637)
Nhớ Thầy - Hoà Thượng Thích Tịch Tràng - Vạn Giã - Nha Trang




HT Tich Trang_HT Vien GiacHT.Thích Tịch Tràng và HT.Thích Viên Giác, trước sân chùa Linh Sơn, Vạn Giã, Vạn Ninh, Khánh Hòa


Kính dâng Hoà Thượng Thích Tịch Tràng, để nhớ công ơn giáo dưỡng - Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”.


Mãn hạ năm ấy, Thầy G. Tuệ an cư ở chùa Linh Sơn , Nha Trang về. Thầy cho tôi biết: “Chùa Linh Sơn có Thượng tọa trụ trì bao dung đức độ lắm! Và ngoài giờ học phổ thông ra, ở chùa có dạy thêm nội điển nữa, do quý Thầy ở Vịện Cao Đẳng Phật Học về phụ trách. Tôi đã thưa Thượng tọa xin cho chú ở rồi đấy, nếu thích chú xin thầy mình vô đó học”. Nghe sư huynh nói vậy, dòng máu du tử của tôi lại chạy rần rần trong huyết quản. Vả lại, miền thùy dương cát trắng ấy có một sức hấp dẫn lạ kỳ. Nơi có không biết bao nhiêu là cảnh tượng kỳ vĩ: Kim thân Phật Tổ trên đồi Trại Thủy, Tháp Bà với Thiên Y A Na nhiều huyền thoại và bãi biển dài thơ mộng đẹp nhất đất nước…

Tôi từ giã quê hương sương mù, đến miền thùy dương thơ mộng ấy vào một buổi sáng mùa thu, có chú G.Viên đi cùng. Tôi cứ ngỡ chùa Linh Sơn tọa lạc tại thành phố Nha Trang, hóa ra không phải, cách Nha Trang trên sáu mươi cây số, thuộc huyện Vạn Ninh. Chùa nhằm trên bờ sông Hiền Lương (tên thôn cũng là tên của dòng sông) con sông thật hiền lành bình thản y như cái tên đặt cho nó. Mỗi lúc thủy triều dâng, nước sông trong veo in rõ bóng chùa với hàng cây bạch đàn đứng trầm ngâm bên cạnh. Chùa là ngôi tổ đình, do một vị Hòa thượng ngừơi Quảng Nam vào khai sơn, cách đây vào khỏang hai trăm năm, rất cổ kính trang nghiêm. Vườn chùa trồng trên trăm cây dừa đã cho trái. Xoài, cam, ổi, mít, me…mỗi loại khỏang năm mươi gốc. Ruộng chùa trên mười mẫu, cho Phật tử làm rẽ, chùa có máy điện, tóm lại ta có thể xếp vào hàng chùa giàu. Tuy nhiên vì chúng Tăng đông quá, nên cháo rau hai buổi mới đủ ăn. Ngày tôi vào đó Tăng chúng đã trên bốn mươi vị rồi, tấm lòng của Thượng tọa trụ trì thật độ lượng vô biên, ai tới xin ở đều chấp nhận hết, nhưng với điều kiện là phải tu học, không được lơ láo qua ngày đọan tháng. Ngày đó tôi đang sức lớn, mà ăn cháo ngày hai lần, mỗi lần một lưng bát. Buổi trưa được ăn cơm nhưng với tiêu chuẩn, thành thử đói dập dồn, tay chân cứ bủn rủn hoài. Mỗi khi chùa có kỵ giỗ, ngồi nhìn mâm ăn như mèo nhìn mỡ, nuốt nước miếng ừng ực, rồi đến khi ăn, mạnh điệu nào nấy gắp, chỉ tích tắc là xong. Thì ra, đói ra ma no ra Bụt, đừng đòi hỏi ở người, bao tử lúc nào cũng lép xẹp những từ đẹp đẽ thanh cao.


Thượng tọa ăn ngày chỉ có bữa trưa, nhưng không cho dọn riêng. Người ăn chung với quý Thầy Tỳ Kheo, cũng chừng ấy thức ăn. Nhà bếp có dọn thêm đĩa thức ăn nào đặc biệt, thượng tọa cũng chỉ gắp vài miếng rồi chuyển cho quý Thầy. Ăn uống đã ít lại đạm bạc, song Thựơng tọa tụng kinh bái sám suốt ngày. Người tu theo pháp môn Tịnh Độ, lúc nào xâu chuỗi cũng cầm tay, lâm râm niệm danh hiệu Phật A Di Đà một cách miên mật và Ngừơi ngủ nghỉ cũng ít nữa, ba giờ sáng đã thức dậy hành trì. Mỗi lần chúng điệu cãi cọ xích mích nhau, Thượng tọa nghe được đến hòa giải, quở trách nhẹ nhàng: “Sao không niệm Phật đi? Đời người chỉ trong hơi thở, có gì đâu mà tranh cãi hơn thua. Tư lương của các chú đã có gì chưa? Chỉ có sinh tử là việc lớn, ngoài ra mọi việc đều nhỏ nhen. Đừng để tâm trí ta vướng bận vào những chuyện nhỏ nhen trong cuộc sống hằng ngày”, Thượng tọa ăn mặc rất giản dị, và muốn môn đệ cũng giản dị như mình. Một hôm chiếc áo nhật bình màu khói hương của tôi bị vấy mủ chuối, tôi đem ra giếng ngồi tẩy.

Thượng tọa đi ngang qua thấy vậy dừng lại hỏi:

- G.Tâm làm cái chi đó?

Tôi trả lời:

- Dạ, bạch Thượng tọa, con tẩy cái áo bị vấy mủ chuối.

- Chi chi kệ nó, tẩy làm gì, mặc vậy quí hơn. Đệ tử Phật vốn xưng là bần đạo mà, mặc đẹp mặc tốt người ta đổi chữ bần thành chữ phú sao? 
Thượng tọa nói xong nở nụ cười y hệt Ngài Ca Diếp.

Người luôn lo lắng đến sự học của chúng Tăng, hằng nghĩ đến tương lai đạo pháp, nên sở học của mình có bao nhiêu đem truyền ra trao lại hết. Khi biết đệ tử học đã hết chữ nghĩa của mình rồi thì gởi đến các viện Phật học cao cấp để học thêm. Trước khi đi tu, Thượng tọa là giáo sư dạy Pháp văn nổi tiếng, vậy mà không khi nào nói chuyện xen đệm tiếng Tây vô. Có một lần Thầy Chánh Huệ viết một đọan Pháp văn trên bảng, Thượng tọa thấy vậy đứng xem, biểu thầy Chánh Huệ đưa viên phấn rồi Thượng tọa sửa lại mấy chữ và giảng giải. Mà thầy Chánh Huệ thuộc vào hạng khá môn Pháp văn nhất trong các Thầy ở chùa Linh Sơn, bữa đó ai nấy đều ngạc nhiên thích thú.

Ngoài những giờ dạy cho quý Thầy, quý chú lớn Thượng tọa còn dạy một tuần mấy buổi chữ Hán cho mấy điệu nhỏ. Tóc Thượng tọa bấy giờ đã bạc nhiều, mắt lại yếu phải mang kính lão, ngồi cầm quản bút lông viết thiếp cho mấy điệu đồ, còn điệu nào chưa có thiếp thì lại bàn Thầy chõ mắt vào dòm đợi. Sống vào thời buổi viết tòan bút sắt, mà còn có lớp học bút lông như vậy thấy cũng hay hay, trông giống lớp học thời xưa quá! Có điều lớp học này thỏai mái hơn, Thầy không có roi như cụ đồ và trong lớp cũng không có anh trưởng tràng nào để Thầy sai quất mông mấy chú học dốt cả.

Tiền bạc Phật tử cúng dường hoặc bán trái cây trong vườn chùa, Thượng tọa kéo học bàn bỏ vào không hề biết là bao nhiêu, rồi khi có học Tăng ở nơi xa đi lỡ đường ghé lại, lúc ra đi Thượng tọa đều cầm tiền giúi vào tay, cho mà cứ sợ “Người” không nhận. Lúc nào cũng nhắn nhủ dặn dò: “Ừ, đi học đâu thì đi, học cho giỏi rồi về đây ở với Thầy cho vui”.

Ngày cuối cùng của cuộc đời, Thầy biết trước, ân cần phó chúc mọi chuyện xong mỉm cười mà hóa. Tử đệ kéo hộc bàn ra để lấy tiền lo đám, hộc rỗng không chẳng có một đồng. Cuộc đời Thầy thể hiện trọn vẹn nếp sống “bần đạo”, bản thân Thầy thì tam thường bất túc như thế, nhưng tấm lòng vì nhân thế lại hữu dư.

Mùa xuân vừa rồi Sư huynh G.Tuệ và tôi trên đường hành hương có ghé lại Tổ đình Linh Sơn, đảnh lễ giác linh Thượng tọa. Ngôi Tổ đình vừa mới trùng tu thật nguy nga tráng lệ. Tôi có hỏi Thầy trụ trì Thiện Dương: “Tiền ở đâu mà Thầy trùng tu chùa to lớn dữ vậy?”.Thầy mỉm cười trả lời: “Tiền của quý Thầy ngày xưa đã từng học nơi đây, giờ tuy tản lạc khắp nơi, có người ở cách xa trọn nửa trái đất như Canada, Washington, Cali…nhưng vẫn luôn hướng về cái nôi êm ái tình thương “Linh Sơn ngày ấy”, nơi mà một thời đã khai tâm mở trí cho họ”. Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”. Câu hỏi tự nêu chưa có câu trả lời, thì không hiểu sao tự dưng tôi lại nhớ đến bàn tay trái của Thầy chỉ còn bốn ngón, một ngón đã đốt cúng dường mười phương chư Phật trong ngày Thầy thọ đại giới, và rõ thêm một chút nữa là vì sao ngày xưa Thầy hay nhắc đến Hòa thượng Quảng Đức cũng đã có những năm tháng Trụ Trì ở nơi đây.

Hoà thượng Quảng Đức thung dung bất động ngồi trong lửa đỏ như ngồi trên hoa sen (để bảo vệ chân lý). Còn Thầy điềm nhiên khoái hoạt khi đốt tay cúng dường Tam Bảo. Thì ra sức mạnh tinh thần, sự tĩnh tại vô úy ở nội tâm của Người trước đã truyền lại cho Người sau và hốt nhiên tôi tìm ra câu trả lời thích đáng: “Thầy đã nối tiếp một cách rạng rỡ dòng giống của Phật chỉ bằng sức mạnh niềm tin không gì lay chuyển nổi và tình thương vô biên đối với con người – vạn hữu”. 

Thích Giác Tâm 
Pleiku – Gia Lai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 6554)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em.
10/04/2013(Xem: 9872)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Hữu Độ, sinh ngày 01 tháng 11 năm Nhâm Thân (nhằm ngày 28/11/1932) tại thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, huyện Thuận Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Hữu Oai, thân mẫu là cụ bà Đặng Thị Kiếm. Hòa Thượng là người con thứ 5 trong gia đình có 6 anh em.
10/04/2013(Xem: 8450)
Vào lúc 14 giờ ngày 20-10-2011, Thiền viện Vạn Hạnh, TP. Sài Gòn đã tổ chức Lễ Khánh tuế lần thứ 94 của Trưởng lão Hòa thượng Viện chủ và công chiếu bộ phim “Cuộc đời và Đạo nghiệp Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu” do Thiền viện phối hợp cùng Công ty Phim - Ảnh và Tư liệu Sen Việt thực hiện.
10/04/2013(Xem: 10157)
Đại đức thế danh Ngô Văn Quý, pháp danh Trừng Thông, pháp tự Giác Tấn, pháp hiệu Chơn Khánh. Sinh ngày 02/01/1953 (Nhâm Thìn) tại thôn Phú Vinh – Vĩnh Thạnh – Tp Nha Trang, trong một gia đình có truyền thống kính tin tu Phật. Thân phụ tên Ngô Văn Hường pháp danh Thanh Ân thân mẫu tên Nguyễn Thị Môn pháp danh Trừng Xuân.
10/04/2013(Xem: 7994)
Ni Trưởng Thích Nữ Hạnh Viên Tọa Chủ Chùa Linh Sơn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ni Trưởng, thế danh BÙI THỊ HẢI, húy thượng TÂM hạ ĐĂNG. Tự HẠNH VIÊN, hiệu CHƠN NHƯ, đời thứ 43 dòng Lâm Tế.
10/04/2013(Xem: 9196)
Ni Trưởng họ Hứa húy Thị Hai, sinh ngày 07 / 07 năm Ất Sửu (1925 ), tại làng Tân Nhựt, tỉnh Chợ Lớn – Sài Gòn. Thân phụ là ông Hứa Khắc Lợi; Thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Năng; Gia đình có 02 người con, Ni Trưởng là chị cả và người em trai là Hứa Khắc Tuấn.
10/04/2013(Xem: 8053)
Ni trưởng huý thượng Thị hạ Mậu, tự Thông Huyền, thế danh Đào Thông Thoại, sinh ngày 17 tháng 11 năm Ất Sửu (1925). Tại thôn Xuân Quang, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sinh trưởng trong một gia đình trí thức Nho giáo nhiều đời thâm tín đạo Phật, thân phụ là cụ ông Đào Đãi, pháp danh Thị Thiện, tự Giản; thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Chư, pháp danh Thị Hiền. Hai cụ đều là Phật tử thuần thành, hết lòng tôn kính và hộ trì Phật pháp. Ni trưởng là con thứ 6 trong gia đình có mười anh chị em. Vốn sẵn có thiện duyên từ bao đời với Phật pháp, nên từ thời thơ ấu đã chuyên tâm học đạo và sớm quy y Tam Bảo với bổn sư huý thượng Như hạ Từ, pháp hiệu Tâm Đạt tại chùa Thiên Bình, thôn Trung Lý, xã Nhơn Phong , huyện An Nhơn , tỉnh Bình Định.
10/04/2013(Xem: 7089)
Sư Cô Thích Nữ Liên Thi, tên đời Hồ Thị Kim Cúc, sinh ngày 20 tháng 6 năm 1969 tại Cam Ranh, Khánh Hòa, xuất gia ngày 18 tháng 5 năm 1990 tại Tịnh Xá Vân Sơn thuộc Xã Lương Sơn, Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Sư Cô đến Hoa kỳ ngày 26 tháng 5 năm 2008, mất tích ngày 23 tháng 4 năm 2010 và Phật tử đã tìm ra thi thể của Sư Cô năm tháng sau khi mất tích, ở sân sau của Tịnh Xá Từ Quang thành phố Midway City, tiểu bang California vào ngày thứ năm 23 tháng 9 năm 2010, nơi mà Sư Cô đã sinh hoạt trong suốt thời gian từ ngày đến Hoa Kỳ cho đến ngày mất tích. Sư Cô hưởng dương 42 tuổi đời, 20 tuổi đạo.
10/04/2013(Xem: 9591)
GS Phạm Công Thiện: Ra đi An Lạc Trong Thiền Định; Lễ Cầu Siêu Tại Chùa Viên Thông, Bellflower, Vào Chủ Nhật, 13-3 Nhà Thơ, Giáo Sư Phạm Công Thiện tại Tòa Soạn Việt Báo. (Hình Việt Báo, chụp vào tháng 11 năm 2009.)
10/04/2013(Xem: 7857)
Thành Kính Tưởng Niệm Cố Ni Sư Thích Nữ Diệu Ý (1947-2011) Trụ Trì Chùa Kim Quang, Thủy Tú, Nha Trang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]