Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm hương đưa tiễn Thượng Tọa Thiện Minh

24/07/201807:33(Xem: 7731)
Tâm hương đưa tiễn Thượng Tọa Thiện Minh

Su Thich Thien Minh-3

TIỄN BIỆT NGƯỜI  ĐI

(Tâm hương đưa tiễn Thượng Tọa Thiện Minh)


 

Thế giới bàng hoàng nhận hung tin

Trần gian vắng bóng Sư Thiện Minh!

Lòng nghe thắt nghẹn bao hoài niệm

Cảm xúc dâng cao những nghĩa tình….

 

Dạo này ở Hoa Kỳ, tôi vừa tiếp xúc nhiều Sư thuộc Nam Tông, một vị là pháp hữu Nam Tông Khmer cũ cùng lớp đến thăm tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ, một vị giáo thọ sư ở trường hạ Lâm Tỳ Ni, Boston, một pháp hữu Nam Tông điện thoại thăm tôi từ Cali, một vị Sư ở Chicago, đặc biệt ngày hôm qua, tôi vừa nhắn tin thăm hỏi một vị Pháp Hữu ở Thủ Đức, Việt Nam về tình hình Phật Giáo và những thành tựu trong công việc Phật sự, trong đó có nhắc về Sư Thiện Minh (xin phép Giác Linh Thượng Tọa được gọi là “Sư” thân thương như thuở sinh tiền) thì hôm nay Sư đã ra đi. Thật là bất ngờ, bàng hoàng, lòng tôi dấy lên những nỗi niềm xúc cảm và hoài niệm với bao nhiêu kỷ niệm ân tình đối với Sư Thiện Minh

Tôi có duyên được quen biết và thân thiết với Sư khi học ở Đại Học Phật Giáo Vạn Hạnh (ĐH Vạn Hạnh) Khóa III, niên khóa 1993-1997, tôi ngồi cùng bàn với Sư, bàn cuối, sát tường, tổ 4, lúc đó tôi là Tổ Phó. Vì Hán Văn, Hoa Văn, Anh Văn và Pali là 4 ngoại ngữ có trong chương trình học đó, cho nên tôi dốc sức đầu  tư và định hướng sẽ sử dụng lâu  dài  sau  này cho nên ngoài Chương Trinh Cử Nhân Phật Học. Buổi chiều và tối, sinh viên lớp chúng tôi thường đi học ở các Trung Tâm Ngoại Ngữ bên ngoài và thường mang bài vở môn ngoại ngữ đến ĐH Vạn Hạnh  để tranh thủ làm. Tôi với Sư cùng tuổi và lúc đó còn trẻ (25 năm trước), tôi say sưa học ngoại ngữ và tiếp thu vào nhanh lắm, nhớ dai, thuộc công thức và văn phạm, ngay cả môn Pali, tôi cũng đại diện cho Tổ 4 lên làm bài tập trên bảng tại lớp (cùng với một Thầy, đơn vị Đà Lạt, tổ 2), nên Sư rất khen ngợi  tôi và thường nói : “Biết bao giờ tôi mới học giỏi, nhất là các môn ngoại ngữ, như Thầy Đồng Trí?Thầy Đồng Trí lợi hại quá!”, tôi chỉ mỉm cười và nói : “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Sư là một người chất phác, hiền hòa, khiêm tốn, tế nhị, mộc mạc dễ thương, đúng phong cách của người dân miền Tây Nam Bộ và thấm nhuần Thiền vị trong Thiền môn từ thuở nhỏ. xuất gia lúc 11 tuổi, Sư rất tôn trọng hệ phái Bắc Tông và không có một chút cách biệt, so đo cao thấp đối với các hệ phái khác cùng tu tập và sinh hoạt tại Việt Nam và trên thế giới. Trước ngày tốt nghiệp ĐH Vạn Hạnh, Sư có dẫn tôi đến thăm chơi Chùa Kỳ Viên - Saigon và tặng một cuốn sổ tay, trong đó có ghi địa chỉ Chùa và số điện thoại liên hệ với Sư, có pháp danh, cả thế danh với chữ ký của Người.

Thế rồi, sau khi tốt nghiệp xong ĐH Vạn Hạnh năm 1997, nhiều Cựu Sinh Viên Khóa III chúng tôi lên đường du học Ấn Độ, lúc đó Sư còn ở lại Việt Nam. Tôi say sưa trau dồi Anh Văn Phật Học, Pali, Sanskrit tại Ấn Độ, thời gian ngắn sau đó thì chợt đọc các dịch phẩm của Sư, ví dụ dịch phẩm “Chín yếu tố phát triển Thiền Quán” của Thiền Sư Kundalàbhivamsa, Sư dịch và phổ biến năm 1998.  Tôi chợt mỉm cười :“sao nhanh thế nhỉ, đúng như lời Sư nói: “Trong kiếm hiệp, 3 ngày không gặp lại võ công khác”, Sư mới than thở học Anh Văn và ngoại ngữ khó quá vào năm ngoái cơ mà?”

Sau đó, từ Ấn Độ và Hoa Kỳ, tôi liên tục nhận được những hoan hỷ, bất ngờ về sự thăng hoa nhanh chóng và thành tựu vượt bậc của Pháp Hữu gần gũi ngày xưa của mình : Tiến sỹ từ Đại Học Anh Quốc dịch phẩm hàng loạt ấn hành, nhận học vị tiến sĩ danh dự, học hàm giáo sư danh dự, Hội đồng trường Đại học Apollos – Hoa Kỳ và trở thành một thành viên của Hội Đồng Khoa Học Trường này. Bây giờ đây điểm lại đời Người, chỉ cần với 49 năm thị hiện và 27 tuổi Hạ thôi, Người đã có những thành tựu to lớn và rất hiếm người có thể đạt được tương tự như vậy :

1/ Về Học Thuật :Sư tốt nghiệp Tiến Sỹ Đại Học Anh Quốc, được ban tặng Tiến Sỹ và Giáo Sư Danh Dự ĐH Apollos

2/ Về công trình khoa học : Sư là giảng viên ĐH Vạn Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Pali học, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Ban Biên Tập các đặc san báo chỉ Phật Giáo,tạp chí Phật Giáo Nguyên Thủy, Báo Giác Ngộ,  giảng Pháp rất nhiều ở Chùa Phổ Quang, Chùa Giác Ngộ, Chùa Long Thành, các Tịnh Xá thuộc hệ phái Nam Tông với phong cách giảng nhẹ nhàng, sống động, gần gũi, hài hước, thực tế của người tâm hồn thuần túy trong Phật Pháp, cả đời ít vướng bụi nhơ thế tục, … làm người dẫn chương trình, điều hợp các Lễ Hội Phạt Giáo và Hội Thảo Quốc Tế như  Phật Giáo vùng sông Mê Kông, 13/11/2015. Sư đã dịch hơn 70 tác phẩm, với nhiều thể loại về Thiền, khảo cổ, kiến trúc, lo gic, nhiều bộ chú giải…Với 20 năm dịch thuật mà hơn 70 dịch phẩm như thế, trung bình mỗi năm gần 4 dịch phẩm, đây là một con số rất lớn lao, làm gương cho bao  hàng dịch giả trong khi Sư còn bận rộn biết bao nhiêu Phật sự khác.

3/ Về việc xây dựng và quản lý cơ sở tự viện : Sư đã tiếp quản, tạo dựng, trùng tu, quản trị, quản lý 11tự viện, 7 chùa ở trong nước trải qua nhiều tỉnh thành : Vĩnh Long, Thanh Hóa, Bình Dương, Vũng Tàu, Saigon,….và 4 chùa ở nước ngoài, ở các đất nước Phật Giáo hoặc tôn giáo tâm linh phát triển : Cam Pu Chia, Ấn Độ, Miến Điện, Phần Lan. Có người cả đời không có duyên trụ trì Chùa nào, hoặc lo 1-3 chùa đã khó, so sánh như vậy mới biết Sư có khả năng, phước lớn và làm việc hiệu quả như thế nào?

4/ Đào tạo thế hệ kế thừa : Sư độ được vài chục đệ tử xuất gia và hàng trăm tu nữ. Người có phước duyên và tài đức thế nào mới có được số lượng lớn đệ tử về nương tu học như vậy trong khi có vị tu sỹ cả đời không có một đệ tử xuất gia nào.

4/ Về các công tác Phật sự cho hệ phái và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam :

Giờ đây, chỉ cần đọc bảng cáo phó của Hòa Thượng Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Cáo Tang và nêu rõ Sư với những trách nhiệm mà Sư đang làm thì đủ thấy Sư có vai trò to lớn và tài đức thế nào mới có thể chu toàn ngần ấy công việc Phật sự cùng lúc :

… vô cùng kính tiếc báo tin:

THƯỢNG TOẠ THÍCH THIỆN MINH

– Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

– Phó ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN;

– Ủy viên Thường trực Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương GHPGVN;

– Phó Giám đốc Trung tâm Pali học, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam;

– Ủy viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM;

– Ủy viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương;

– Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN quận Thủ Đức, Tp.HCM;

– Phó Tổng Biên tập kiêm Thư ký Toàn soạn Tạp chí Phật giáo Nguyên Thuỷ;

– Quản sự Tổ đình Bửu Quang, quận Thủ Đức, Tp.HCM;

– Viện chủ chùa Đại Lộc, Ấn Độ; chùa Đại Phước, Myanmar; chùa Đại Hạnh; Campuchia;

– Trụ trì Thiền Viện Bồ Đề, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; chùa Giác Hoàng, tỉnh Bình Dương; Thiền viện Thiện Minh, tỉnh Vĩnh Long; chùa Đại hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Có được bao nhiêu người trong chúng ta có thể đảm trách nhiều vai trò, công việc như thế trong cùng một nhiệm kỳ?
Một kỷ niệm công việc Phật sự cuối cùng với Sư là một năm trước đây, vào cuối tháng 03/2017, Sư nhờ tôi – với tư cách là Giám Đốc Trung Tâm Phiên Dịch Phật Học Anh Việt – Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam - đọc và hiệu đính  bản dịch của Sư từ tác phẩm : Luận Lý Học Phật Giáo (Buddhist Logic) của FTh Stcherbatsky. Đây là tác phẩm rất quan trọng làm tài liệu hiếm hoi cho bộ môn học này tại Đại Học và nhiều Cao Đẳng Phật Học trong nước. Tôi lại tiếp tục bất ngờ ở vốn liếng tiếng Hán Việt phong phú của Sư và sự nhuần nhuyễn trong sáng của Tiếng Việt cũng như hiểu biết về Sanskrit và Bắc Tông mà Sư sử dụng trong khi dịch thuật cuốn sách đó. Sư rất tích cực làm việc cho dù lúc đó Sư cũng có nhiều  bệnh duyên, không khỏe. Rất tiếc là lúc đó tôi có nhiều Phật sự khác nên không hiệu đính hết và viết lời tựa cho bản dịch của Sư mà nhường lại cho người khác, dù tôi đã cố gắng hiệu đính và góp ý hơn 48 trang rồi,...


Su Thich Thien MinhSu Thich Thien Minh-2Su Thich Thien Minh-3Su Thich Thien Minh-4Su Thich Thien Minh-5Su Thich Thien Minh-6Su Thich Thien Minh-7Su Thich Thien Minh-8TT Thich Thien Minh



Sư Thiện Minh !

Xin được thay mặt cho bao nhiêu người quen biết và đang còn ở lại, tri ân Sư rất nhiều :

  • Về những đức tính tốt trong cuộc sống :khiêm tốn, ôn hòa, nhã nhặn, lịch sự, nhẫn nại, hòa đồng, bao dung có như vậy mới tương tác, ứng nhân xử thế hiệu quả, làm được nhiều việc và mang lợi lạc đến nhiều người như Sư giảng giải : “sống ở đời cần có một chút thông cảm, một chút tha thứ - như vậy mới có phương trời thong dong”.
  • Về sự cần cù, tinh tấn Ba La Mật : Sư có rất ít thời gian để quan tâm đến sức khỏe của mình mà chỉ lo công việc với công việc…Đánh giá một đời người không phải đánh giá người đó sống bao lâu mà là cân nhắc người đó đã sống như thế nào, mang lại lợi ích cho ai và để lại những gì cho đời. Với 49 tuổi đời, 27 hạ lạp mà Sư thành tựu ngần ấy Phật sự, thật là ấn tượng và nêu gương sáng cho bao thế hệ tiếp nối như Sư thường trích dẫn câu danh ngôn trong các bài giảng :“Thiên tài là chuỗi dài của sự nỗ lực”, bí quyết thành công của người tu là cần cù, siêng năng, nỗ lực không ngừng,…
  • Về tâm hồn thanh cao : không có thời gian, không có chỗ cho những chuyện thị phi, buông lung, giỡn cợt, bụi trần đeo bám, luôn huân tập trong Đạo Pháp và nếp hạnh Thiền Môn, luôn dồn hết thời gian và tâm trí với chí hướng phụng sự, tích lũy nhiều thiện Pháp,…
  • Về kinh nghiệm hoạt động: như Sư đúc kết muốn thành tựu trong Phật sự, cần gồm đủ “5 chữ T” : “Tâm, Tầm, Tẩm, Tổ, Tiền”, trong đó, Tâm : tâm cống hiến phụng sự cho Đạo Pháp, chúng sanh, Tầm : đẳng cấp, tầm vóc, trí tuệ, đạo hạnh, chiến lược, Tẩm : tẩm bổ, chăm sóc sức khỏe để đủ sức lo Phật sự, Tổ : khéo léo trong tổ chức, Tiền : có tài chánh mới lo các việc được. Trong một trường hợp khác Sư nêu ra 4 yếu tố quan trọng :“Quan hệ, tiền tệ, hậu duệ, trí tuệ”, ngoại giao tốt, tài chánh mạnh, nhân lực đủ và trí tuệ sáng suốt. Trong nghệ thuật quản lý, Sư nêu rõ : “Nước trong quá thì  không có cá, đục quá thì cá chết”, nghĩa là không quản lý chặt chẽ khắt khe quá cũng như không thể bỏ mặc – cảm thông, yêu thương, bao dung, tha thứ, quan tâm vừa đủ và còn chừa chỗ cho họ sáng tạo và thư thái, dễ chịu,…Sư đã đóng nhiều vai, thầy, bạn, học trò, khai thác sở trường, cái hay, cái đẹp bên trong mỗi người với tâm cởi mở, biết lắng nghe, cầu tiến, thoải mái, nhẹ nhàng, không phải dùng quyền hành, phép tắc, khô khan, máy móc, khiến cho bản thân cứng nhắc, khó chịu đến nỗi : “suốt tháng không có nụ cười trên môi.”( theo lời Sư)
  • Về những nghĩa tình riêng : cảm ơn duyên tri ngộ có được giữa Sư và tôi,những câu nói, nụ cười, hình ảnh thân thương của Sư vẫn sống mãi trong tâm trí của tôi. Sư không phải đóng vai kiểu cọ, nhân vật quan trọng hay né tránh mà luôn hiếu khách chào đón mọi người đến Chùa thăm Sư, nếu chưa gặp được Sư ân cần, niềm nở cáo lỗi và hẹn dịp khác đón tiếp. Bao nhiêu công việc và thành tựu của Sư, đó là động lực lớn lao, khiến tôi tiếp tục nỗ lực tinh tấn để có thêm những cống hiến cho Đạo, cho đời.

Nay duyên trần vừa mãn, Sư đã ra đi. Người đã ra đi nhưng người còn ở lại, Hoa Đàm tuy rụng vẫn còn hương.Giờ đây cây lá Bửu Quang bốn mùa xào xạc, sông nước Vĩnh Long ngày đêm rầm rì nhắc tên Người, bàn hương án sớm khuya đèn chong leo lét, hàng Tăng Ni Phật Tử khắp nơi bàng hoàng, thổn thức tiễn đưa. Cõi đời này các pháp hữu vi vốn vô thường huyễn giả, có hợp ắt có tan, có đến ắt có đi, đời người ai tránh sao khỏi công lệ bể dâu : sanh – lão – bệnh – tử, thế nhưng sự ra đi của một bậc tài đức với bao nhiêu Phật sự còn đang dang dở như Sư thì tránh sao khỏi bao nỗi ngậm ngùi, thương tiếc. Nhưng tôi tin tưởng đây chỉ là sự thay đổi lớp áo ngũ uẩn, Sư chưa vội vào niết bàn tịch tĩnh vô tung  bất diệt, không còn dấu vết mà còn trở lại trần gian này để tiếp tục bao nhiêu sự nghiệp còn đang bỏ dỡ, làm chỗ nương tựa và nơi đây, vẫn còn đó hàng vạn, hàng vạn người hữu duyên vẫn đang chờ bàn tay dắt dẫn của Sư,…

Chúng ta cũng như hàng môn đồ pháp quyến hãy biến đau thương mất mát này thành hành động thiết thực : hãy đọc tất cả những bài viết, sách dịch của Sư trong các đặc san báo chí, dịch phẩm, hãy nghe lại tất cả bài giảng của Sư để ôn lại những lời khuyến nhủ tâm tình trên con đường tu học, hãy kế thừa và lo cho tốt 11 cơ sở tự viện mà Sư để lại, an ủi, che chở và hỗ trợ, tôi luyện cho những đệ tử xuất gia của Sư và thay thế lo chu toàn các chức năng, trách nhiệm mà Sư còn đang dang dở trong nhiệm kỳ 5 năm này,…

Sư ơi, chúng ta ở gần mà xa, xa mà gần, mai này về thăm lại Tổ Đình Bửu Quang, Thiện Minh, Bồ Đề,… không còn gặp lại Sư với vóc dáng hình hài này để trà đàm, hàn huyên câu chuyện nữa, nhưng thấp thoáng giữa các tầng  mây, nơi không gian vô cùng, thời gian vô biên vẫn thấy Sư đang cười, với ánh mắt thân thương dõi bước chúng tôi đi. Có một điều tôi còn day dứt mãi, giá như tôi biết rõ hơn Sư dịch cuốn Lý Luận Học Phật Giáo trong cơn bạo bệnh, là dịch phẩm cuối đời,… thì cho dù là bận rộn bao nhiêu công việc tôi cũng đã bỏ tất cả để đọc kỹ lại, hiệu đính và viết lời giới thiệu cho Sư. Nhưng thôi, tình chỉ đẹp khi còn dang dở,… biết bao nhiêu cái “giá như”, “giá như”, cuộc đời thì chúng tôi phải tiếp tục sống, tiếp tục trải qua chứ không phải là mãi hoài cổ, tiếc thương cho những quá khứ lỡ làng.

Xin nguyện “thế thế sanh sanh đồng vi pháp lữ”, chúng ta mãi là thiện tri thức soi sáng, hoàn thiện cho nhau, những việc cần làm đã làm xong, Sư đã để lại cho Đạo, cho Đời quá nhiều, đến lượt chúng tôi, những người còn ở lại phải sống, thể hiện, làm việc, dấn thân, đóng góp để khỏi khập khiễng, phụ lòng khi gọi là : những pháp hữu và những người có duyên thân cận Tình Pháp, Duyên Tăng với Sư trong kiếp nhân sinh này.

Cầu nguyện hồng ân chư Phật dắt dìu Giác Linh Sư đến những cảnh giới an lành và trưởng dưỡng nhiều Đạo lực hơn nữa để hội nhập Ta Bà khởi sắc hơn, vững tay chèo thuyền Bát Nhã, vớt khách trầm luân, đưa tất cả đến bến bờ giải thoát an vui.

Một lần nữa và lần này nữa thôi xin được nói lời tri ân và chắp tay hoa sen chào nhau, tiễn biệt Người đi!....

Thiện Đức gieo trồng cả cuộc đời

Minh Triết sáng soi, Tuệ rạng ngời

Bửu bối bên trong gồm thâu đủ

Quang huy Phật Pháp khắp nơi nơi.

 

Hoa Kỳ, 21/07/2018

Hướng về Trường Cũ, Tình Xưa

Thích  Đồng Trí

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2018(Xem: 15466)
Khấp Báo Huynh Trưởng Cấp Dũng Tâm Nghĩa vừa qua đời tại Cali, Hoa Kỳ
10/01/2018(Xem: 11627)
Viên dung hạnh nguyện Bồ Đề, Thong dong giữa cõi, lối về phương duyên. Thác duyên giữa chốn lam thiền, Kim Liên hầu Phật, tịch chiên kinh huyền.
06/01/2018(Xem: 9297)
Chúng tôi có duyên được gặp ông Lý Đại Nguyên từ những năm cuối thập niên 1950, khi đến tham dự những buổi nói chuyện về những vấn đề văn hóa, chính trị và văn nghệ vào những ngày chủ nhật tại Đàm Trường Viễn Kiến (nhà ông Nguyễn Đức Quỳnh trong hẻm cạnh chùa Giác Minh của thượng tọa Thích Tâm Châu, đường Phan Thanh Giản). Khi nhập vào Đàm Trường này, chúng tôi còn là học sinh đệ tứ, đệ tam trường Chu Văn An, nhưng được nghe nhiều nhà văn, nhà báo thuyết trình đủ thứ đề tài , trong đó tôi còn nhớ là thường gặp luật sư Nghiêm Xuân Hồng, nhà văn Mặc Đỗ, nhà báo Hồ Nam, nhạc sĩ Phạm Duy, mấy nhà văn nhóm Sáng Tạo, và mấy người trẻ lớp tuổi tôi như Phan Lạc Giang Đông, Phạm Thiên Thư, Lê Triều Quang... Nhà văn hóa Nguyễn Đức Quỳnh, chủ nhà và người chủ trương Đàm Trường Viễn Kiến, với bộ bà ba nâu, trán cao, dáng thanh thoát thường góp nhiều ý kiến trong những buổi nói chuyện, và người thứ nhì là Lý Đại Nguyên, dáng thư sinh, mặc bộ bà ba trắng thường tổng kết những đề tài thảo luận. Tro
29/12/2017(Xem: 23247)
Giáo Sư Trần Quang Thuận, Pháp danh: Tâm Đức Tự: Trí Không Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1930 tại Huế. Đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Du học và tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Anh. Cựu Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cựu Nghị sĩ Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa. Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hội Ái Hữu Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghiên Cứu Kế Hoạch GHPGVNTNHN-HK. Giám đốc Trung Tâm Học Liệu Phật Giáo, California, Hoa Kỳ. Đã cộng tác với nhiều báo chí Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.
19/12/2017(Xem: 6967)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân. Đặc biệt lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.”
17/12/2017(Xem: 70443)
Bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mỗi tập trên dưới 1.000 trang, mỗi trang độ 1.500 chữ, tổng cộng khoảng 4 triệu 500.000 chữ (Hán); thường được gọi là Đại Bát Nhã, mang số hiệu 220. Khoảng giữa năm 1973, theo quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng gồm 18 vị được thành lập với Hòa Thượng Trí Tịnh làm Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu làm Phó trưởng ban và Hòa Thượng Quảng Độ làm Tổng thư ký. Trong kỳ họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào những ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 nhằm thảo luận phương thức, nội dung và chương trình làm việc, Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm được Hội đồng phân công phiên dịch bộ Đại Bát Nhã 600 quyển này. Thực ra, Ngài đã tự khởi dịch bộ kinh này từ năm 1972 và khi được phân công, Ngài đã dịch được gần 100 quyển. Đây là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng, đã được Ngài dịch suốt 8 năm (1972-1980) mới xong và đã dịch theo bản biệt
15/12/2017(Xem: 87978)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138343)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
15/12/2017(Xem: 10271)
Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa, môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiết báo tin: Hòa thượng Thích Ngộ Trí. Chứng minh BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa. Trụ trì chùa Trường Thọ. Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 14 giờ ngày 12/12/2017 (25/10 Đinh Dậu) tại chùa Trường Thọ, tổ dân phố 10, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 75 năm, Hạ lạp: 47 năm.
27/11/2017(Xem: 23274)
Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã viên tịch vào lúc vào lúc 04h00 ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017) tại Quảng Hương Già Lam, 498/11 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, trụ thế 86 Xuân Thu, 62 Hạ Lạp. Lễ nhập Kim Quan được cử hành vào lúc 19h00, ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017). Kim Quan được tôn trí tại Quảng Hương Già Lam, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]