Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Cảm Tạ

13/07/201810:42(Xem: 10247)
Lời Cảm Tạ

an-cu-ky19-day4-qua-duong-kinh-hanh-72

LỜI CẢM TẠ

 

Hôm nay là thứ năm, ngày 12 tháng 7, năm 2018. Con được phước duyên về lại Tổ Đình Pháp Hoa dự kỳ An Cư tùng hạ thứ 19. Lúc này là giờ chỉ tịnh, mọi người đang nghỉ ngơi trước buổi công phu chiều. Con nhớ lời Sư Ông dặn trong giờ tảo thực sáng nay, mặc dù môn văn của con lúc nào cũng là môn thấp điểm nhất, và gia đình con luôn đồng ý với nhau là con viết văn rất tệ. Nhưng vì con cảm nhận được lòng từ bi của chư Tôn Đức cho giới cư sĩ tại gia chúng con được thực hành hạnh xuất gia trong mười ngày, nên con muốn dùng hết tấm lòng của mình để viết lời cảm tạ quý Ngài.

Con rón rén bước xuống giường, dứt khoát bỏ lại sau lưng cái túi ngủ màu xanh da trời vừa êm vừa ấm, chiến thắng được lòng ham ngủ của con một lần. Cô Diệu Hòa ở Sydney cổ động tinh thần cho con nên mạnh tay xé cho con ba tờ giấy trắng, hàng kẻ ngay ngắn, kèm theo một cây viết màu xanh. Cô nói: “Con cứ đi xung quanh sân chùa, ngắm nhìn lên bầu trời mùa Đông tháng bảy xanh biếc của Adelaide, con sẽ biết viết lời cảm tạ. Thôi, đi đi con.”

Con ngoan ngoãn bước đi, rất tin vào lời cổ vũ của cô. Con bước ra khỏi Đoàn Quán, giờ là chỗ nghỉ ngơi của cư sĩ đến từ phương xa về dự mùa An Cư. Con nghe tiếng Niệm Phật dưới chân một bức tượng cao lớn. À, thì ra là Đức Phật A Di Đà. Dưới chân Ngài là một chậu hoa lớn do chị Trúc Lâm bỏ hết tấm lòng, lựa chọn những cành lan màu vàng và trắng, xen lẫn với nhiều loại lá cây lớn nhỏ khác nhau. Xen kẽ tiếng Niệm Phật là tiếng róc rách từ hai dòng nước của con suối đá nhỏ cách không xa. Đây là Tháp Tam Bảo. Con nhìn thấy đứng bên cạnh con là cư sĩ Chúc Bảo Thanh đang lễ bái Đức A Di Đà. Con nhớ lại những buổi sáng trời mưa giá lạnh, chị cũng vẫn dừng lại nơi này lễ bái trước khi tiếp bước đến Chánh Điện cho thời công phu sáng Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Chị mỉm cười với con, không ai nói lời gì rồi đường ai nấy đi

Con tiếp tục rảo bước ra hướng cổng Chùa. Sát bên cổng Trai đường là cây dương liễu lá vàng rũ xuống. Con nhìn sang những cây gần đó, một vài cây rụng hết lá, chỉ còn trơ cành. Những cây khác thì đong đưa trên nhánh gầy guộc vô số trái tròn đen với nhiều gai nhọn xung quanh. Con chợt nhớ đến quê nhà Việt Nam và những vườn trái chôm chôm màu vàng và đỏ tươi. Rồi không thể không so sánh và con bất giác nghĩ thầm, “mùa Đông ở đây thật  thê thảm.”

Con tự hào vì giới cư sĩ về đây an cư và đem theo nắng ấm của phương Bắc, như dải nắng vàng rực rỡ đang trải lên những đọt cây đứng sát nhau thẳng hàng dọc theo Trai đường. Trên cổng vào có đề bốn chữ Duy Tuệ Thị Nghiệp. Con nhớ bài giảng ngày đầu tiên của Thầy Hóa Chủ về nghi thức thọ trai, Từ Bi và Trí Tuệ.

Gió của Adelaide lạnh buốt, thổi bay qua những hàng dây mang rất nhiều lá cờ Phật Giáo, nhiều như số cư sĩ chúng con về đây vậy. Mỗi người đều mang trong mình những Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. Con bỗng thấy vui quá. Theo lời Thầy nói thì chúng con đang được ở Tây Phương, bao nhiêu là món ngon mỗi ngày, bao nhiêu lời kinh Sám Hối, và bao nhiêu lời thuyết pháp là sự dạy dỗ tận tình chu đáo từ tình thương yêu như người cha, người mẹ muốn dạy dỗ cho con. Có phải đây là pháp vị không? Chúng con ngồi im như muốn khắc ghi từng câu từng chữ. Nhưng khi đặt lưng xuống ngủ thì ngày hôm sau lại quên hết. Quý Thầy lại phải nhọc nhằn thay nhau nhắc nhở chúng con, như người mẹ chưa từng dừng yêu thương đứa con dại.

Một cánh chim nhỏ chợt bay qua bầu trời và lướt qua dãy cờ Phật Giáo. Con muốn nhắm mắt lại lắng nghe tiếng chim hót và nhớ về câu chuyện cổ tích ngày xưa, luôn mơ ước sẽ được hiểu được những câu chuyện của chúng. Con nhớ lời Thầy về Ngũ thú tạp cư địa, thân người rất khó được, Phật pháp rất khó gặp. Thầy ơi, con thấy hạnh phúc quá.

Tiếng kẻng báo giờ thức chuẩn bị cho Thủy Sám Pháp. Con thấy những tà áo lam nối tiếp nhau về một hướng. Con vẫn chưa suy nghĩ được cách nào để bày tỏ lòng tri ân cho niềm hạnh phúc an lạc  con đang được thọ hưởng lúc này trong khuôn viên Tổ Đình Pháp Hoa mùa An Cư kỳ 19. Hay là, con sẽ tiếp nối dòng áo lam, ngồi trang nghiêm trong Chánh điện, cung kính chp tay để chiến thắng bệnh ngủ gục của con. Con sẽ lắng lòng nghe tiếng chuông ngân, theo từng tiếng mõ, lời kinh. Con sẽ nhớ lời Thầy dặn, tuy lời Kinh Sám có hay, con cũng nên giữ lòng khiêm cung, đọc kinh đừng lớn tiếng quá và lấn át luôn tiếng của Thầy chủ lễ nghe con.

 
Viết tại trường Hạ Pháp Hoa kỳ 19
Ngọc Trân - Brisbane
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2013(Xem: 5964)
Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ; nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ; đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp
11/04/2013(Xem: 11048)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
10/04/2013(Xem: 7632)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 9554)
Kính dâng Hoà Thượng Thích Tịch Tràng, để nhớ công ơn giáo dưỡng - Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”.
10/04/2013(Xem: 8824)
Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm.
10/04/2013(Xem: 6663)
Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam-nay là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan.Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự đức.
10/04/2013(Xem: 7153)
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, năm 15 tuổi Ngài đã tinh thông Nho học rõ lẽ xuất xứ ở đời, nhưng với chí khí xuất trần, muốn vươn tới một phương trời cao rộng Ngài đã xin phép song thân được xuất gia tầm sư học đạo.
10/04/2013(Xem: 11274)
Đại Lão Hoà Thượng Pháp danh Thượng Quảng Hạ Liên, Tự Bi Hoa, Hiệu Trí Hải thế danh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1926 – Bính Dần tại Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, trong một gia đình túc nho, tiểu thương, giàu lòng kính tin tam bảo, Hoà thượng là con thứ 8 trong gia đình với 09 Anh Chị Em được thân phụ là Cụ Ông Nguyễn Văn Phân – PD. Nhựt Minh và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Dưỡng – PD.
10/04/2013(Xem: 6964)
Ngài thế danh là Nguyễn Xuân pháp danh Thanh Phong pháp tự Hoàng Thu hiệu Như Nguyện. Sinh ngày 01/06/1937 tai thôn Phú Cấp xã Diên Phú huyện Diên Khánh tinh Khánh Hoà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Ðối thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lẻo pháp danh Trừng Lan. Ngài là anh cả trong 4 anh em.
10/04/2013(Xem: 12092)
Viết thêm một bài về Ngài Thiện Minh, dù nhiều vị đã viết - Viết, vì thấy thêm một bài của Tâm Nguyên trên diễn đàn baovechanhphap - Viết, vì Mùa Hạ 2009, tịnh niệm An Cư, tưởng nhớ tiền nhân, làm gì cho hôm nay, và nhắc nhở hậu bối mai sau Tương chao nhà quê Tăng Lữ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]