Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xu Thế Đời Sống Tôn Giáo Hiện Nay và Xu Thế Phát Triển Xã Hội

12/07/201813:33(Xem: 13988)
Xu Thế Đời Sống Tôn Giáo Hiện Nay và Xu Thế Phát Triển Xã Hội

an-cu-kiet-ha-ky19-day1-kinh-hanh-102


XU THẾ ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO HIỆN NAY
 VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI


I.Xu thế đời sống Tôn Giáo hiện nay:

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội tồn tại lâu dài, từ khi xuất hiện đến nay trải qua những giai đoạn hưng thịnh, suy vong. Tuy nhiên, có những Tôn giáo hiện nay suy tàn ở nước này nhưng tồn tại ở nước khác. Các nước khoa học phát triển mạnh, phần lớn họ không tin vào đấng sáng thế như thượng đế, chúa trời, …Vì không phù hợp với khoa học, cho nên Tôn Giáo suy tàn ở các nước Tây Âu, nhưng lại phát triển mạnh ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. (Tin Lành). Ngoài ra Tôn Giáo tín ngưỡng đang phục hồi và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia châu lục và tín đồ hiện nay chiếm ¾ dân số trên thế giới.

-Nguyên Nhân: Do đời sống con người bất lực trước thế lực thiên nhiên, mâu thuẩn về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng gay gắt, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các quốc gia trên thế  giới và khu vực. Khoa học công nghệ phát triển, để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại như: Môi trường suy thoái, sinh thái bị hủy diệt, ô nhiễm, tầng ozon thủng… căn bệnh thế kỷ, dịch bệnh, làm tiên tri về nạn “hồng thủy, “ ngày tận thế” phát triển, làm xuất hiện nhiều Tôn Giáo mới như hiện nay có đạo Thánh Đức Chúa trời đã tạo phức tạp trong đời sống Tôn Giáo.

1. Toàn cầu đa dạng, thế tục hoá:

“Toàn cầu hóa” là sự mơ tưởng của tất cả các tôn giáo dù là những tôn giáo thế giới có bề dày lịch sử hay chỉ là những hiện tượng Tôn Giáo mới ra đời gần đây. Điển hình như Cao Đài ở Việt Nam, khi mới ra đời đã tuyên bố là Tôn Giáo của nhân loại.

Toàn cầu hóa là thay đổi về kinh tế, văn hóa, tôn giáo…liên kết và trao đổi giữa các quốc gia, các tổ chức hay cá nhân trên quy mô toàn cầu. Từ xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến “đa dạng hóa” trong tôn giáo. Điều này phản ánh nguyên tắc của thời đại: thống nhất trong đa dạng. Từ đó dẫn đến “thế tục hóa”, tôn giáo bị giảm sút ở các nước công nghiệp. Đó cũng là biểu hiện cuộc đấu tranh trong từng bộ phận, trong từng tôn giáo, muốn xóa bỏ những giới luật lỗi thời, tiến tới sự đoàn kết các Tôn Giáo khác. Các tín đồ không còn tin vào đấng Thần quyền, bản thân tự mình quyết định. Xu hướng này cũng thể hiện tham gia chính trị hoạt động tổ chức Tôn Giáo nhằm bảo vệ trực tiếp hay gián tiếp quyền lợi của thế lực chính trị.

2.Phải phù hợp với đạo đức:

Tôn giáo phải lấy đức tin làm nền tảng nhằm cải thiện đời sống nhân sinh. Ngày nay dân trí nâng  cao, con người ngoài tiếp cận tôn giáo truyền thống còn tiếp cận với các tôn giáo khác và phê phán tiếp thu. Từ đó, các tôn giáo có sự chia rẽ thành các phái và xa rời giáo lý ban đầu. Nội bộ chia thành 3 bộ phận: Bộ phận toàn thống, bộ phận bảo thủ cực đoan và ôn hòa. Xu hướng thế tục hóa chính là những hoạt động nhập thế của các tôn giáo, dấn thân vào xã hội như đạo đức, giáo dục, y tế… nhằm cứu nhân độ thế với tinh thần từ bi lân mẫn. Giúp con người yêu thương nhau hơn, chia sẽ từ vật chất lẫn tinh thần, phát động phong trào thiện nguyện xã hội…Tôn giáo nào cũng quy tắc hoàn thiện, giáo điều và hệ thống giáo lý phong phú, nhằm hướng dẫn tín đồ đến chân thiện mỹ.  

3.Thời đại khoa học: ngày nay mọi lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng phát triển của tiên tiến xã hội. Tôn giáo thiếu khoa học sẽ bị tê liệt, khoa học thiếu tôn giáo sẽ bị mù quáng. Phối hợp khoa học và tôn giáo đặt trên nền tảng con người với mục đích khảo sát sự tương quan giữa con người và vũ trụ, cũng như sự tương duyên giữa con người và con người. 

II. Xu thế phát triển:

1. Nhu cầu Tôn Giáo trong xã hội hiện nay:

Tôn Giáo đoàn kết và đáp ứng được nhu cầu trong đời sống nhân loại, bởi những giáo lý đưa con người đến sự an lạc, hạnh phúc… tiêu biểu là Butan, là nước được công nhận hạnh phúc nhất trên thế giới. Tôn giáo muốn ảnh hưởng sâu rộng phải đáp ứng được thời đại khoa học, phù hợp với đạo đức và niềm tin, để đáp ứng vật chất và tâm linh cho nhân loại. Tâm linh và vật chất như chim hai cánh không thể thiếu.

2. Xu thế phát triển:

Hiện nay khoa học công nghệ thông tin phát triển “gần như có thần thông”, nhưng khoa học càng phát triển thì tinh thần con người càng suy thoái bởi những lo âu về thiên tai, dồn dập, vũ khí giết người và bệnh tật. Tôn giáo là niềm tin, là nơi nương tựa của con người. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng công nghệ hiện đại để đưa vào các phát triển tôn giáo. Phát động phong trào bảo vệ môi trường, mở câu lạc bộ cho thanh thiếu niên, trường mầm non, viện dưỡng lão, nuôi trẻ mồ côi, phòng khám từ thiện, khóa tu mùa hè, bát quan trai, trao học bổng, xây nhà tình thương…Đối với Tôn Giáo khác thì mở trung tâm nghiên cứu tôn giáo, mục đích tìm hiểu Phật giáo và các Tôn Giáo khác kể cả những tín ngưỡng nhân gian. Cho nên đối với Phật giáo có những nét mới ảnh hưởng đến sự phát triển là Ngũ Minh (Nội minh, nhân minh, y phương minh, công xảo minh, thanh minh). Tóm lại, tất cả Tôn Giáo phải chuyển mình để phù hợp với thời đại, đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển Tôn Giáo trong tương lai.

 

Đệ tử Thích Đăng Nghĩa

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2013(Xem: 5964)
Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ; nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ; đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp
11/04/2013(Xem: 11049)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
10/04/2013(Xem: 7632)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 9554)
Kính dâng Hoà Thượng Thích Tịch Tràng, để nhớ công ơn giáo dưỡng - Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”.
10/04/2013(Xem: 8824)
Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm.
10/04/2013(Xem: 6663)
Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam-nay là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan.Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự đức.
10/04/2013(Xem: 7153)
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, năm 15 tuổi Ngài đã tinh thông Nho học rõ lẽ xuất xứ ở đời, nhưng với chí khí xuất trần, muốn vươn tới một phương trời cao rộng Ngài đã xin phép song thân được xuất gia tầm sư học đạo.
10/04/2013(Xem: 11274)
Đại Lão Hoà Thượng Pháp danh Thượng Quảng Hạ Liên, Tự Bi Hoa, Hiệu Trí Hải thế danh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1926 – Bính Dần tại Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, trong một gia đình túc nho, tiểu thương, giàu lòng kính tin tam bảo, Hoà thượng là con thứ 8 trong gia đình với 09 Anh Chị Em được thân phụ là Cụ Ông Nguyễn Văn Phân – PD. Nhựt Minh và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Dưỡng – PD.
10/04/2013(Xem: 6964)
Ngài thế danh là Nguyễn Xuân pháp danh Thanh Phong pháp tự Hoàng Thu hiệu Như Nguyện. Sinh ngày 01/06/1937 tai thôn Phú Cấp xã Diên Phú huyện Diên Khánh tinh Khánh Hoà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Ðối thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lẻo pháp danh Trừng Lan. Ngài là anh cả trong 4 anh em.
10/04/2013(Xem: 12092)
Viết thêm một bài về Ngài Thiện Minh, dù nhiều vị đã viết - Viết, vì thấy thêm một bài của Tâm Nguyên trên diễn đàn baovechanhphap - Viết, vì Mùa Hạ 2009, tịnh niệm An Cư, tưởng nhớ tiền nhân, làm gì cho hôm nay, và nhắc nhở hậu bối mai sau Tương chao nhà quê Tăng Lữ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]