Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Thân Mầu Nhiệm

12/07/201818:41(Xem: 7255)
Ba Thân Mầu Nhiệm

an-cu-ky19-day4-qua-duong-kinh-hanh-49
BA THÂN MẦU NHIỆM

Trong mùa an cư, thời quá đường được xem là một trong những phần nghi lễ quan trọng nhất. Vì miếng ăn mà con người có lúc gây ra biết bao tội lỗi, lầm lạc. Thấy được như vậy, chư Tổ đã khéo phương tiện chế ra nghi thức Quá Đường, tức là lúc thọ trai của Chư Tăng vào buổi trưa. Cách ăn này không chỉ không gây ra tội lỗi mà còn làm tăng trưởng thêm công đức, trí tuệ cho cả hàng xuất gia và tại gia. Trong nghi thức Quá Đường có một bài kệ cúng dường mà bất cứ ai đã từng tham dự an cư thì cũng phải thuộc lòng: “ Cúng dường Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật, Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật, Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật….”. Sau đây người viết xin được chia sẻ ý nghĩa ba câu trên.

Mỗi Đức Phật đều có ba thân (Tam thân). Pháp Thân, Báo Thân và Ứng Hóa Thân. Pháp Thân là chân lý tuyệt đối của các Pháp, là Như lai, là bản thể của vũ trụ. Bản thể của các Pháp là tuyệt đối thanh tịnh, bất sanh bất diệt. Cho nên gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân, nghĩa là bản thân của các pháp hoàn toàn thanh tịnh. Ví dụ như bản thể của nước thì thanh tịnh, nhưng khi gặp gió, nước trở thành sóng là động. Khi gió lặng, nước trở lại bình yên. Đức Phật được tôn xưng là Pháp Vương, là bậc tự tại trong các pháp, làm chủ các pháp. Chúng ta không được gọi là Pháp Vương là vì chúng ta bị các pháp làm chủ. Vui là một pháp, buồn là một pháp. Khen, chê cũng là pháp….hễ cái gì tâm suy tưởng được, mắt nhìn thấy được…thì đều gọi là pháp. Đức Phật tri kiến như thật trước khen chê, thị phi, hơn thua, được mất của vạn sự vạn vật. Còn chúng ta thì bị nó lôi cuốn, dẫn dắt và chìm đắm, nên chúng ta đau khổ trầm luân mãi. Có lần tôi ngâm một bài thơ xong, mọi người vỗ tay khen hay quá. Cả đêm đó mừng tôi ngủ không được. Hai hôm sau tôi gặp người bạn cũng có mặt hôm đó nghe tôi ngâm và đã góp ý chân thành “Thầy hôm kia ngâm thơ nghe như tụng kinh”. Ngâm thơ mà nghe giống tụng kinh là đã bị chê dỡ rồi, sau đó tôi buồn và giận người bạn đó đến mấy ngày. Ngồi suy ngẫm lại, đúng là mình bị các pháp sai khiến, mình là người đầy tớ trung thành của chúng. Mình đã không làm chủ được trước khen chê. Bản chất của lời khen tiếng chê đó thực sự chẳng có gì đáng buồn hay vui cả. Nếu chúng ta biết chỉ dừng lại ở chỗ nghe và hiểu thôi, thì mọi cái êm xuôi, đâu có giận, đâu có vui làm gì. Nhưng bởi vì mình chấp vô nó nên mình khổ. Vậy muốn giải thoát giác ngộ như Phật, mình phải thấy các Pháp như thật tánh của nó là thanh tịnh. Nước bị gió làm động, nhưng nước không vì đó mà buồn hay vui.

Thân thứ hai của Phật là Viên Mãn Báo Thân. Báo thân thì ai cũng có, nhưng có được cái báo thân viên mãn thì phải tu cho đến khi hoàn toàn giác ngộ mới có. Viên mãn nghĩa là tròn đầy. Sinh ra được làm người đã là phước báo rồi. Bởi thân người khó được. Được sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý được trọn vẹn là phước báo thêm nữa. Nếu sinh ra có thân tướng cao ráo, đẹp trai, thông minh học giỏi, tánh tình cao thượng là phước báo cao hơn nữa. Nhưng tới đó cũng chưa phải là viên mãn. Có người ưu cái này thì khuyết cái kia. Người có tài thì lại không có đức và ngược lại v.v. Đức Phật có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Chúng ta thường hay tán thán báo thân Phật qua bài kệ: “Phật Diện du như tịnh mãn nguyệt, diệt như thiên nhật phóng quang minh, viên quang phổ chiếu ư thập phương, hỷ xả từ bi giai cụ túc”. Nghĩa là: “Mặt Phật sáng tựa trăng tròn, giống như mặt trời phóng quang minh, ánh sáng tỏa chiếu khắp mười phương, đầy đủ đức tính từ bi và hỷ xả. Những người có phước báu lớn, có lòng từ bi lớn, chúng ta nhìn họ hoặc giao tiếp với họ, chúng ta sẽ cảm nhận được sự bình an tỏa ra từ con người của họ và có ảnh hưởng tích cực đến tâm chúng ta. Trong kinh Di Đà có nói: Khi hành giả sanh về cảnh giới Cực Lạc thì được sống chung với các bậc thiện hữu trí thức (Đắc dữ như thị chư thượng thiện nhơn câu hội nhứt xứ), bởi vì nơi đó y báo và chánh báo đều trang nghiêm thanh tịnh. 

Thân thứ ba là Hóa Thân, hay Ứng hóa thân. Từ Pháp Thân thanh tịnh nên có Báo Thân viên mãn. Từ Báo thân viên mãn, Đức Phật đã sử dụng ứng hiện nhiều hóa thân khác nhau để giáo hóa chúng sanh. Hóa thân là phương tiện tùy căn cơ chúng sanh mà giáo hóa. Chúng sanh có vô lượng phiền não, có hàng trăm, hàng ngàn căn cơ khác nhau thì Đức Phật cũng có thiên bá ức hóa thân để độ họ. Trong một ngày, chúng ta cũng có những hóa thân khác nhau. Đến công sở chúng ta hóa thành một công nhân chăm chỉ làm việc theo ý chủ, về nhà lại trở thành chủ nhà, một người cha mẫu mực, một người mẹ hiền từ. Đến bác sĩ mình là bịnh nhân để chữa bịnh, đến chùa mình là người Phật tử của Đức Thế Tôn… Sự hóa thân của chúng ta chỉ giới hạn riêng cho mình thôi và có lúc có nhiều khuyết điểm. Có người quen thói làm gia trưởng ở nhà với vợ với con rồi, nên khi ra xã hội cũng giữ nguyên cái tính đó đối xử với những người đồng nghiệp hay sếp của mình thì hỏng việc. Người khôn khéo, sống với ai cũng dễ thương, làm việc gì cũng hoàn tất, nói cái gì ra người ta cũng nghe. Người không khôn khéo mới mở miệng ra là đã bị người ta chống đối rồi. Vậy thì làm sao lãnh đạo họ được, giáo hóa họ được. Đức Phật là bậc có tuệ giác vô thượng, nên sau khi thành Đạo, Ngài đã giáo hóa và thu nhiếp nhiều tầng lớp trong xã hội. Từ những người cùng đinh trong xã hội cho đến các bậc vua chúa, giáo chủ…, như Tần Bà Sa La vua nước Ma Kiệt Đà hùng mạnh, Giáo chủ đạo thờ lửa như Ngài Ca Diếp, và kẻ sát nhân không gớm tay như ông Ưng Quật Ma…. Đều trở thành những đệ tử của Phật. Nếu chúng ta tự hỏi: Tại sao đức Phật giỏi đến như vậy? Chỉ đơn giản là năng lực hóa thân của Đức Phật hết sức hoàn hảo hay còn gọi là vi diệu của Tứ nhiếp pháp.

Khi Quá Đường, chúng ta nâng chén cơm lên để ngang trán, tay trái kiết ấn Tam Sơn, (Tam vô Lậu) còn tay kia kiết ấn Cam Lồ (Từ Bi) để cúng dường Tam Thân của Phật và chư vị Bồ Tát bằng tất cả lòng thành kính trước khi ăn nghĩa là chúng ta đang mở lòng tiếp nhận những năng lượng Từ Bi, Trí Tuệ của Phật qua bát cơm đầy của tín thí cúng dường là để phát triển Tam Thân như Phật nơi mỗi con người chúng ta.

Mùa An Cư, kỳ 19, Adelaide 12/7/18
Thích Viên Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2024(Xem: 1611)
Xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh được các tăng ni rước từ thiền đường Trăng Rằm sang thất Lắng Nghe trong khuôn viên chùa Từ Hiếu, sáng 29/1.
23/01/2024(Xem: 916)
Vào lúc 10 giờ ngày chủ nhật 21/01/2024, chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Ave, thành phố Hayward, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức Lễ Đại tường - tưởng niệm cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thiền sư Thích Nhất Hạnh - nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ, học giả, sử gia và nhà hoạt động hòa bình, đã viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, Việt Nam ngày 22 tháng 01 năm 2022. Nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với ân đức, tình thương cao rộng của Sư Ông Làng Mai qua nhiều năm giảng dạy thiền quán; với công trình trước tác, phiên dịch kinh sách to lớn; chùa Phổ Từ đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố Thiền sư vào ngày 29/01/2022; ngày 30/01/2022; Lễ Chung thất - tưởng niệm vào ngày 13/3/2022; Lễ Tiểu tường - tưởng niệm vào ngày 07/01/2023 có đông chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử tham dự.
07/01/2024(Xem: 782)
Trong tận thâm tâm tôi, thầy Tuệ Sỹ là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này. Thế gian này, cụ thể nhất là với người Việt ta thì thầy là một biểu tượng của minh triết phương đông, một bậc Bồ tát “vô công dụng hạnh”. Thầy xuất thế, nhập thế với tất cả từ bi và đại dụng vì Phật pháp, vì dân tộc và vì nước non này. Thầy là một hiền sĩ phương đông với tất cả những đặc tính biểu trưng nhất và trọn vẹn nhất “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” và hơn thế nữa, trọn đời hy hiến cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh.
07/01/2024(Xem: 618)
Trong tôi là cả một đại dương sóng dậy, sau khi đọc bài viết của anh Quảng Diệu Trần Bảo Toàn. Tôi cảm phục anh vô cùng, một trí thức đúng nghĩa, một tài năng thực thụ, một Phật tử đầy nhiệt huyết và đạo tâm. Anh đã dùng khả năng và các mối quan hệ rộng rãi của mình với các bác sĩ tài giỏi nhất để chữa bệnh cho thầy. Anh đã lo lắng chăm sóc sức khỏe cho thầy với tất cả tâm thành và khả năng của anh. Tôi ước gì được gặp anh để một lần bày tỏ sự khâm phục và cảm ơn anh.
06/01/2024(Xem: 905)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
03/01/2024(Xem: 739)
Vào lúc 11 giờ ngày 01/01/2024, tại chùa Kiều Đàm số 1129 S Newhope Street, thành phố Santa Ana, miền Nam California, Đạo tràng Khánh Anh cùng chùa Kiều Đàm đã tổ chức Lễ Khánh tuế lần thứ 97 Trưởng lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan. Quang lâm Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Nguyên Trí, viện chủ chùa Bát Nhã, Santa Ana; Hòa thượng Thích Nguyên Siêu, viện chủ chùa Phật Đà, San Diego và Hòa thượng Thích Thông Đạt, viện chủ chùa Đại Nhật Như Lai, San Jose. Đông đảo chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ đã về chùa dự lễ.
30/12/2023(Xem: 1813)
Thông Bạch Lễ Chung Thất Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVN Thống Nhất
21/12/2023(Xem: 1646)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
24/11/2023(Xem: 3991)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng đạo hiệu Thích Tuệ Sỹ, Húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, đời thứ 44 thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông và đời thứ 10 Thiền Phái Liễu Quán, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống Giáo Hội PGVN Thống Nhất, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, đã viên tịch đúng 4 giờ chiều ngày 24 tháng 11 năm 2023 nhằm ngày 12 tháng 10 năm Quý Mão, Phật lịch 2567, tại Phương Trượng Đường Chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai, Việt Nam, trụ thế 79 năm & 51 đạo lạp. Chúng con kính nguyện Giác Linh Đức Trưởng Lão Hoà Thượng tân viên tịch Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái hiện Đàm Hoa, hồi nhập Ta bà, tự lợi lợi tha, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn.
20/11/2023(Xem: 1305)
Nói đến bậc Tôn sư của chúng ta, bản thân của mỗi chúng tôi đều là học trò, và đã thọ ân giáo dưỡng của bậc Tôn sư rất là nhiều, cho nên hôm nay ngồi ở nơi đây với vị trí chứng minh cũng chỉ là Tăng sai, Tăng đã sai thì không thể không phụng hành, do đó mà tôi xin thay mặt cho chư Tôn đức tăng hiện tiền, có vài lời chia sẻ đến toàn thể Huynh đệ, cũng như các Pháp hữu, các Anh chị em GĐPT hiện diện trong và ngoài nước, cùng tất cả các Phật tử đã có duyên với Thầy, bậc Tôn sư của chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567