Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoài Niệm về GS Trần Quang Thuận

15/01/201818:53(Xem: 7983)
Hoài Niệm về GS Trần Quang Thuận

Tran Quang Thuan 2

HOÀI NIỆM
CỐ GIÁO SƯ TÂM ĐỨC TRẦN QUANG THUẬN

Nam mô A Di Đà Phật,
Kính bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa liệt Quý Vị,

Chúng ta vừa nghe qua phần tiểu sử của bác Trần Quang Thuận, với những đóng góp cho Đạo pháp, Dân tộc trải dài hơn 60 năm, từ quê nhà ra đến nước ngoài, ai mà không cảm thấy quý mến, kính trọng. Vì vậy, mà chúng ta sẽ không sợ lầm khi nói rằng Bác là một con người đầy đạo tâm, khí khái, và chúng ta cũng sẽ không sợ sai khi giới thiệu ở bất cứ nơi nào, với cộng đồng Phật tử hay các Tôn giáo bạn, trong những sinh hoạt văn hoá, giáo dục hay tôn giáo, giáo sư Trần Quang Thuận là một nhân sĩ trí thức Phật giáo, đúng nghĩa với lòng trân trọng và không thiếu sự thân thương.

Với tôi, hơn 30 năm qua, có được cơ hội làm việc, gần gũi, trong các sinh hoạt của Tổng hội, rồi của Giáo hội và của tổ chức GĐPT, tôi thật sự cảm mến và kính trọng con người của Bác, vừa bình dị vừa sâu sắc, đáng quý mến. Vừa rồi, nghe tin Bác mất ở miền nam Cali ở tuổi 88, tôi tìm đọc lại một số tài liệu, thì tìm thấy một bài chính Bác viết để đăng trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm cố Hoà thượng Thích Minh Châu, tựa đề, “Không có gì là có Tất cả”, mới biết năm 1952, bác và Ôn Minh Châu đã được Tổng Hội cử đi du học nước ngoài. Đó là năm tôi vừa sinh ra. Vì vậy, đôi lời hoài niệm sau đây chỉ là lời nói của một người hậu học xin được chắp tay bày tỏ với một bậc nhân sĩ, trưởng thượng trong ngôi nhà Đạo.

Bác Trần Quang Thuận thật sự kiên tâm, thích thú với công việc của mình. Sau khi về nước, gặp vận hội vận động cho tự do tín ngưỡng và hoà bình năm 1963, Bác đã tích cực tham gia. Rồi phải từ giả Viện Đại học Vạn Hạnh để tham chính lần nữa. Mặc dầu bao nhiêu lần tù tội, khó khăn, Bác vẫn chẳng nản chí, chồn chân kể cả 5 năm trong Thượng viện, với chức vụ Chủ tịch Uỷ ban Ngoại giao cho đến biến cố 30-4-1975.

Rồi ra nước ngoài tỵ nạn, Bác Trần Quang Thuận cũng tiếp tục con đường phụng sự Tam bảo, mong tìm một hướng đi cho Phật giáo Việt nam có thể hoà nhập vào xã hội Tây phương và nuôi dưỡng Tuổi trẻ sống theo đạo Từ bi, trở thành những Phật tử chơn chánh. Cả cuộc đời của Bác là tấm gương sáng trong hạnh nguyện của bồ tát Phổ Hiền, phụng sự không ngừng, cùng lúc, không xao lãng việc tu tập Chánh pháp, để từ đó, tư cách của Bác cũng được thể hiện trọn vẹn qua lời điếu văn do anh Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn soạn mà chúng ta vừa nghe:

Nhìn lên tôn đức tâm thanh tịnh
Ngó đến đàn em ý rạng ngời

Sau hết, mới đây, đúng ba tháng, vào một ngày cuối tháng 9 năm 2017, Bác bất ngờ đến thăm khoá Hội thảo Huynh trưởng GĐPT ở Trung tâm tu học và huấn luyện Thích Quảng Đức tại thành phố San Bernadino. Thấy Bác bước vào, Điều hợp viên yêu cầu các Huynh trưởng ngưng phần thảo luận, đứng dậy để chào đón Bác. Sau đó, Bác được mời phát biểu và có lời thăm viếng đến với mọi người. Cử chỉ điềm đạm, lời nói nhẹ nhàng, ngắn mà rõ, với từng chi tiết có thể tạo nên sự chú ý của mọi người ngay từ phút đầu.

Bác kể lại những kỷ niệm khi đi dự Đại hội ở Colombo, Tích lan, hay ở Nhật bản, Ấn độ như là những bài học lịch sử sống động, những tình cảm thắm thiết của thế hệ cha anh trong hạnh Lục hoà, trên con đường Xây dựng ngôi nhà Lam vừa mới được hình thành ở quê hương. Người trẻ ngồi nghe mà thán phục, mà thương mến vô cùng. Sau đó, trong bữa cơm trưa, được hầu chuyện với Bác, thấy Bác vẫn còn khoẻ, tôi cứ tưởng còn cơ hội gần gũi, học hỏi thêm nơi con người đầy kiến thức mà cũng không thiếu sự khiêm cung của Bác. Nào ngờ…

Tôi thường mơ ước, bên cạnh những buổi lễ Truy điệu hay Tưởng niệm đầy khói trầm hương nghi ngút, với tiếng kinh trầm bỗng thiết tha để nhớ ơn người ra đi, mong chúng ta có đủ thiện duyên để tổ chức một buổi thiền trà, toạ đàm cho những người ở lại, mà qua đó,  chúng ta có thể ngồi lại bên nhau trong tình Đạo mến thương, rồi hát cho nhau nghe, cho cả chơn linh của bác Trần Quang Thuận nữa, những bài hát về tình Lam thắm thiết. Hay kể cho nhau nghe những câu chuyện, tưởng như chỉ xảy ra trong dã sử, huyền thoại, về những hy sinh, những lần tranh đấu cho lý tưởng tự do tôn giáo, hay hoà bình cho xã hội của những bậc đàn Anh, đàn Chị. Để làm gì? Xin trả lời: để cho thế hệ kế thừa của tuổi trẻ Phật giáo thấy rằng, chúng ta vẫn còn có những Tấm Lòng, những cố gắng Phi Thường rất nhẹ nhàng, bền bĩ nhưng không thiếu quyết tâm, can đảm trong tinh thần Bi Trí Dũng nhằm phụng sự Tam bảo, làm Đẹp cho cuộc đời.

Thế hệ của tôi lớn lên trong chiến tranh, thường có những thao thức, mong ước, và muốn nhìn lên các bậc thức giả đi trước để tìm những tấm gương sáng mà noi theo. Vì vậy, tôi có thể nói rằng: bên võ, có cựu Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, nguyên Tư lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I, thì bên văn, có cố giáo sư tiến sĩ Trần Quang Thuận, là những khuôn mặt, qua nhiều năm, đã để lại trong lòng tôi những nét hào hùng, khí khái, những chất liệu của trung tín, bao dung đầy giá trị nhân bản của đạo Phật. Cùng những mến thương, trân trọng chất ngất, đầy nước mắt và chạnh lòng, khi phải nói những lời chia tay, vĩnh biệt với quý Bác!

Nguyện cầu chơn linh cố Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Thuận pháp danh Tâm Đức, một thành viên cao cấp của Giáo hội, một Huynh trưởng kỳ cựu của tổ chức Gia đình Phật tử Việt nam sớm vãng sanh Tịnh độ. Cầu nguyện Gia đình được bình an, và tất cả chúng ta đều được an lành, vững tiến trên con đường Đạo.

Nam mô Công đức Lâm Bồ tát Ma ha tát./

Thích Từ Lực
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 8857)
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, vương triều Trần (1226-1400) được tôn vinh là triều đại sáng chói nhất thể hiện qua những chiến công hiển hách thắng giặc ngoại xâm cũng như chính sách hộ quốc an dân đã tổng hợp được sức mạnh của toàn dân ta cùng với vua quan trong việc bảo vệ và phát triển đất nước vô cùng tốt đẹp.
23/10/2010(Xem: 12251)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 15479)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
22/10/2010(Xem: 6794)
Chuông ngân chùa xẩm nắng Hương quyện áo tràng bay Trăm tám vì sao rạng Xoay tròn đôi 1óng tay Mười phương cây lặng gió Năm sắc hồ trôi mây Làn nước lên đầu núi Ánh vàng tràn đó đây.
21/10/2010(Xem: 8020)
Trong cõi nhân gian mịt mù tăm tối vì vô minh và phiền não, sự xuất hiện của một bậc chân tu đạo hạnh để dìu dắt con người trên đường tìm về giác ngộ và giải thoát, quả thật không khác gì một vì sao sáng trên bầu trời làm định hướng cho lữ hành trong đêm tối. Trong ý nghĩa này, Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn là một vì tinh tú sáng rực.
20/10/2010(Xem: 5934)
Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
19/10/2010(Xem: 12346)
Sáng ngày 22.01 Quý Tỵ (03.03.2013) tại Tổ đình Tường Vân, tổ 16, khu vực 5, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, Chư Tôn đức Tăng Ni trong sơn môn pháp phái Tường Vân đã đã trang nghiêm trọng thể tổ chức Lễ Tưởng niệm 40 năm ngày Đức Trưởng lão Đệ Nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết viên tịch.
16/10/2010(Xem: 8474)
Ấn tượng khó quên mà lần đầu tiên tôi gặp Thầy Phạm Công Thiện là Thầy đã khuyên tôi nên tinh tấn tu tập, thực hành lời Phật dạy và niệm Phật. Lần đó là vào giữa năm 1991, nửa năm sau khi tôi từ New York dời về Cali để sống, tại Chùa Diệu Pháp, thành phố Monterey Park, Los Angeles. Trong đầu tôi, trước khi gặp Thầy, mường tượng ra một Phạm Công Thiện hiên ngang và nói thao thao bất tuyệt về triết học Tây Phương, về Trung Quán, về Bát Nhã, v.v... Nhưng không, tất cả những suy nghĩ viễn vông và mộng tưởng đó đều bị sụp đổ tan tành khi tôi ngồi đối diện với Thầy Phạm Công Thiện trong một căn phòng nhỏ ở Chùa Diệu Pháp. Thầy Phạm Công Thiện, với dáng điệu từ tốn, khiêm cung, trầm lặng, chỉ nói những điều hết sức bình thường, chỉ khuyên những điều hết sức phổ thông mà người Phật tử nào cũng thường nghe quý Thầy khuyên bảo như thế.
13/10/2010(Xem: 5331)
Bữa tôi ra mắt sách tại Orlando, cựu Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh, Hội Trưởng Hội Cao Niên Orlando và Vùng Phụ Cận, có nhắc tôi là bài "Nhà Sư Của Tôi" (NSCT) trong cuốn tạp văn "Viên Đạn Cuối Cùng" còn thiếu nhiều chi tiết. Tôi cảm ơn cụ Quỳnh và hứa là nhân dịp Tân Niên Canh Thìn (y2k) tức Năm Rồng đầu thiên niên kỷ mới, tôi sẽ kể thêm về những câu chuyện tại Trại "cải tạo" Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
12/10/2010(Xem: 8211)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]