Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Còn Chăng Dung Tướng (thơ)

25/10/201716:45(Xem: 5493)
Còn Chăng Dung Tướng (thơ)



Dai Lao Hoa Thuong Thich Tac An (13)
Còn Chăng Dung Tướng

Thong dong giữa chốn bụi hồng,
Ngàn mây phương ngoại, cõi lòng tự do.
Rong chơi ba cõi như mơ,
Ngộ tâm tánh Phật, nhặt tờ kinh thiên.
Sài thành giữa chốn thần tiên,
Hư danh thế tục, vàng tiền chẳng tham.
Nghe kinh giữa chốn già lam,
Nghiên mình khiên hạ, cung đàm mõ chuông.
Nhận ngay liễu ngộ vô thường,
Xuất gia* kính Phật, lên đường Bái sư.
Thiền Tôn*chốn tổ chơn như,
Chuyên hầu kinh kệ, Huân tu trọn đời.
Giới thân dung dị rạng ngời,
Định tâm thiền tập, những lời Thích Ca.
Tuệ dung chiếu rạng Ta Bà,
Thông lầu kinh luật, kiện hoà khiêm cung.
Sa di* dòng mạch uy hùng,
Nối Tông Thai Quán*, trùng trùng luật gia.
Phú Lâm* ôm trí  Lăng già,
Ôm tâm tám vạn, kho tàng kinh văn.
Trau dồi tánh khí nghiêm thân,
Vẹn tròn hội nguyện, pháp âm giới đàn*.
Thọ duyên dòng mạch Tắc An,
Dung nghi dạo bước, nghiêm trang tu trì.
Ấn Quang* tham học kinh thi,
Lữa thiêu đốt sạch, những gì chốn xưa.
Tùng lâm dựng tạo* chơn Thừa,
Sớm hôm kinh kệ, nắng mưa chung tình.
Đàn đầu* dung mạo lừng danh,
Luật nghi phạm hạnh, âm thanh tuyên trùng.
Hàng ngàn Tăng tướng đại hùng,
Ca sa Thủ Phất, vang lừng trời Tây.
Thiên Đài Tông Bái*kính Thầy,
Trưởng dòng Tông quán, vầng mây rạng ngời.
Thiên Tôn viện chủ bao đời,
Thiền thất hình bóng, những lời di ngôn.
Bây giờ đất rủ tiễn ôn,
Hoa vô ưu nở, tâm hồn thênh thang.
Chuyến đò Bát Nhã Lạc Bang,
Còn chăng dung tướng, y vàng ngàn năm.
Bao lời từ tánh nhã âm,
An nhiên nối gót, chơn tâm Di Đà.
Ôn đi chấn động Thiên Hà,
Dung hành thanh thoát, chín đài Liên hoa.
Hàng hậu học, có nhân duyên đảnh lễ ôn, chúng con nhất nguyện tri niệm.
Đại lão HT.Thích Tắc An
Thành viên HĐCM GHPGVN
Chứng minhBTS GHPGVN TP.HCM
Chứng minh BTS GHPGVN Liên Quận 2, 9, Thủ Đức
Tông trưởng Thiên Thai Giáo Quán Tông
Viện chủ chùa Thiền Tôn 2, phường Cát Lái, quận 2, TP.HCM.
Trụ thế : 91 năm; Hạ lạp : 71 năm . 

Nam mô nhất tâm đảnh lễ Lâm Tế Thiên Thai Giáo Quán Tông, Nhị thập tam thế,
Thiền Tôn đường thượng, Huý thượng TẮC hạ AN, Hiệu LÃNG THIỆN, Lâm công Trưởng lão Hoà Thượng Giác linh Tân viên tịch.
(1926 - 2017).

TK.Thích Minh Thế. 
Hỷ Tâm Hải Triều.
Vọng về Thiền Tôn 2, nơi nhục thân ngài lưu ảnh.
............



Ghi chú:

1: Xuất gia: Ngày mồng 8 tháng 2 năm 1933, ngày lễ Đức Thích Ca vượt thành xuất gia tầm đạo, cũng ngày này Hòa Thượng lìa bỏ tục duyên cắt tóc quy y vào chùa học đạo, Tổ Thiền Tôn cho Ngài Pháp danh là Tắc An.

2: Thiền Tôn: chùa Thiền Tôn 2, số 264 đường 30, phường Cát Lái, quận 2, TP.HCM.

Nơi này chính là ngôi phạm vũ, mà Hoà Thượng đã xuất gia từ nhỏ.

3: Sa di: Năm 1938 Tổ Liễu Thiền Khai Đại Giới Đàn tại Chùa Tôn Thạnh, Cần Giuộc, Hòa Thượng Bổn sư cho Ngài Đăng Đàn Thọ Giới Sa Di và theo học luật Sa Di với Tổ Tôn Thạnh. Hòa Thượng là người nhỏ tuổi nhất trong chư huynh đệ, với đức tính hiền hòa lễ phép chăm học siêng làm, cộng thêm tướng tế hạnh đoan nghiêm, nên được Tổ sư thương mến, bạn học nể vì.

4: Nối Tông Thai Quán: Hòa Thượng Phương trượng Chùa Thiền Tôn, húy Tắc An hiệu Lãng Thiện đời thứ 23 dòng thiền - Thiên Thai Giáo Quán Tông, thế tánh Lâm danh Văn Phận.

5: Phú Lâm:  Vào năm 1946 đến năm 1950 Ngài được Hòa Thượng Bổn sư cho theo học tại Phật Học Đường Liên Hải tại Phú Lâm do Hòa Thượng Trí Tịnh làm hiệu trưởng.

6: Giới Đàn: Năm 1946, Ngài 20 tuổi Hòa Thượng Bổn Sư xét thấy đại duyên cụ túc, chí hữu Phật gia nên cho phép ngài Đăng Đàn Thọ Tỳ Kheo Bồ Tát Đại Giới tại Đại Giới Đàn chùa Tôn Thạnh, do Tổ Liễu Thiền làm Đàn Đầu Thí Giới. 

7: Dựng Tạo: Năm 1972 một lần nữa trùng tu chùa cũ, thêm nét huy hoàn của phạm vũ thiền gia. 

Năm 2002 Đại Xiển Tông Phong, đại trùng tu Thiền Tông tự, chú tạo Kim thân Phật Đà bằng đồng từ Phúc Kiến Trung Hoa, đúc chuông, tạo Di Đà Như Lai bằng Hán Bạch Ngọc, tây dựng Tăng đường, đông khởi Tháp lưu ly. Phước địa dũng liên hoa, Tu di an cung điện, chùa Thiền Tôn bây giờ khác chi thánh địa, cụ tướng Kỳ Đà thụ với Cấp cô viên. Nếu không phải thạc đức thì duyên nào xây nên Phạm Vũ, như chẳng là Long Tượng làm sao trụ chốn Kim Tiên .

8: Ấn Quang: Năm 1953 Ngài theo học tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang do Hòa Thượng Thiện Hòa làm hiệu trưởng, trong 3 năm dùi mài Kinh Luật Luận ở học đường, đến năm 1955 thì mãn khóa. 

9: Đàn đầu: Năm 1977 Hòa Thượng được cung thỉnh làm Giới sư tại Đại Giới Đàn Khánh Anh-Long Xuyên.

Năm 1999 Hòa Thượng được cung thỉnh làm Tuyên Luật Sư tại Đại Giới Đàn Liễu Thiền-Cần Giuộc.

Năm 2008 Hòa Thượng được cung thỉnh làm Giới sư tại Đại Giới Đàn Huệ Lưu chùa Phổ Quang T.P Hồ Chí Minh và là Hòa Thượng chứng minh cho nhiều trường hạ ở T.P Hồ Chí Minh.

Năm 2010 Hòa Thượng được cung thỉnh làm Giới sư tại Đại Giới Đàn Viên ngộ chùa Kim Cang - Long An.

Năm 2010 Hoà Thượng được cung thỉnh làm Hoà thượng Đường Đầu tại Đại Giới Đàn Cam Lộ - Gia Lai.

Năm 2011 Hoà Thượng được cung thỉnh làm Hoà thượng Đường Đầu tại Đại Giới Đàn Hành Trụ chùa Huê Nghiêm - T.P Hồ Chí Minh.

Năm 2012 Hoà Thượng được cung thỉnh làm Hoà thượng Đường Đầu tại Giới Đàn Cam Lộ Phương Đẳng chùa Huệ Nghiêm - T.P Hồ Chí Minh.

Năm 2013 Hoà Thượng được cung thỉnh làm Hoà thượng Đường Đầu tại Đại Giới Đàn Quảng Đức chùa Huệ Nghiêm - T.P Hồ Chí Minh.

Năm 2015 Hoà Thượng được cung thỉnh làm Hoà thượng Đường Đầu tại Đại Giới Đàn Hiển Kỳ chùa Phước Bảo - Long An.

Năm 2015 Hoà Thượng được cung thỉnh làm Hoà thượng Đường Đầu tại Đại Giới Đàn Cam Lộ Giác Ngộ chùa Minh Thành - Gia Lai.

Năm 2015 Hoà Thượng được cung thỉnh làm Hoà thượng Đường Đầu tại Đại Giới Đàn Trí Đức chùa Huệ Nghiêm - T.P Hồ Chí Minh.

Năm 2016 Hoà Thượng được cung thỉnh làm Hoà thượng Đường Đầu tại Đại Giới Đàn Bồ-tát Quảng Đức chùa Long Sơn - Nha Trang - Khánh Hoà.

Năm 2017 Hoà Thượng được cung thỉnh làm Hoà thượng Đường Đầu tại Giới Đàn Phương Trượng chùa Huệ Nghiêm - T.P Hồ Chí Minh.

10: Thiên Đài Tông Bái: Năm 2012 Ht Tắc An, Ht Trí Quảng, Tt Lệ Trang, cùng chư tôn Thiền đức tham quan, chiêm Bái núi Thiên Đài.

Chùa Quốc Thanh ở Núi Thiên Đài lúc đầu lấy tên núi để đặt hiệu chùa, cho nên gọi là chùa Thiên Đài, sau đó lấy ý trong câu "Chùa làm xong, thì đất nước thanh bình", nên đổi hiệu chùa lại là Quốc Thanh. Đây là Tổ đình của tông phái Thiên Đài, một trong mười tông phái của Phật Giáo Bắc Truyền do Ngài Trí Giả Đại Sư sáng lập.

Chùa Quốc Thanh được khai sơn vào niên hiệu Khai Hoàng thứ 18 (598) đời Vua Văn Đế nhà Tùy, chùa được dựng theo họa đồ của ngài Trí Giả Đại Sư để lại. Trí Giả Đại Sư sau khi thành lập Thiên Đài Tông, Ngài muốn xây dựng một Đạo tràng để làm nơi hoằng truyền Giáo Quán Tông cũng như Tổ đình cho tông phái, nhưng lúc bấy giờ do vì các duyên chưa thành tựu nên công trình xây dựng chùa chưa tiến hành được, vì vậy cho đến cuối đời Ngài chùa vẫn chưa xây dựng, trước khi Ngài thị tịch, Ngài có viết thơ gởi gắm việc xây chùa cho Tấn Vương (sau này lên ngôi là Tùy Dưỡng Đế). Trong thư có đoạn ngài viết: "Bất kiến tự thành, minh mục vi hận" (không thấy được chùa xây dựng xong là nổi niềm ân hận khi nhắm mắt vậy). Tấn vương khi xem thư xong, liền sai Tư Mã Vương Hoằng Giám xây chùa Quốc Thanh để hoàn thành tâm nguyện của Tổ Thiên Đài.

Tổ Thiên Đài Ngài họ Trần húy là Trí Khải, người đất Vĩnh Xuyên, tương truyền rằng khi Ngài sanh ra có thần quang chiếu sáng cả nhà. Ngài xuất gia năm 18 tuổi, tham học với Huệ Tư thiền sư. Ngày Ngài đến lễ Thiền Sư Huệ Tư để cầu học Phật Pháp, Thiền sư vừa thấy Ngài đến liền nói: “Năm xưa ta với ngươi ở pháp hội Linh Sơn là bạn đồng tu, túc duyên hạnh nguyện chưa tròn, nên nay lại gặp nhau”. Từ đó Đại sư nương theo Ngài Huệ Tư Thiền sư, chuyên tâm tu học thiền quán, không bao lâu chứng được “Pháp Hoa Tam Muội, Biện Tài Vô Ngại”.

Ngài uyên thâm Phật học, tu hành đức độ nổi tiếng cả nước, ngay cả Vua Tuyên Đế nhà Trần vì mến đức độ của Ngài, nên cất chùa thỉnh Ngài về trụ trì. Vua Dưỡng đế nhà Tùy cũng thọ giới cùng Ngài, lại tứ hiệu là Trí Giả. Từ đó Ngài được người đời xưng tụng là Trí Giả Đại Sư. Sau Đại sư trở về núi Thiên Đài, lập Tông Thiên Đài, giáo hóa Pháp Hoa Tông, đạt đến đảnh thạnh. Mùa đông niên hiệu Khai Hoàng thứ 17 đời nhà Tùy, Ngài ngồi quay mặt về hướng Tây, niệm Phật an nhiên thị tịch, trụ thế 67 tuổi.

Trí Giả Đại Sư là người sáng lập Thiên Đài Tông, Thiên Đài Tông dựa trên nền tảng triết lý của Kinh Pháp Hoa nên còn được gọi là Pháp Hoa Tông. Thiên Đài là tên ngọn núi nơi Đại sư tu hành và giảng đạo. Theo sách Nam Triều Lương Đào Hoằng Cảnh Chân Hạo có chép: “Núi Thiên Đài cao 1 vạn 8000 trượng, chu vi rộng 800 lý, núi cao chia ra thành 8 tầng, bốn mặt đều như nhau, nếu theo vị trí của sao Ngưu mà phân định, thì vị trí của núi ứng thuộc Đài Túc, nơi làm đài chiếu ánh sáng của mặt trời, cho nên được gọi là Thiên Đài...”.

Chùa Quốc Thanh ở Núi Thiên Đài vị trí nằm ở Trấn Thành Quan, Huyện Thiên Đài, tỉnh Triết Giang Trung Quốc. Chùa được khai sơn vào đời nhà Tùy, hai lần bị hủy hoại trong pháp nạn vào đời Vũ Tông nhà Đường và niên hiệu Tuyên Hòa thứ hai đời Bắc Tống, đến niên hiệu Kiến Đàm thứ hai đời nhà Tống thì chùa được trùng tu, trở thành một trong 10 ngôi chùa nổi tiếng trong Thiền Lâm của Phật Giáo “Ngũ sơn thập sát”. Đến đời Thanh niên hiệu Ung Chánh thứ 12 triều đình hạ chiếu trùng tu, đến cuối đời Thanh và trong thời Dân Quốc có vài lần trùng tu và xây dựng thêm các hạng mục kiến trúc phụ.

Chùa Quốc Thanh dựng theo hướng tọa Bắc triều Nam, trục chính gồm có các kiến trúc điện đường chính như: Di Lặc Điện, Vũ Hoa Điện, Đại Hùng Bảo Điện, Dược Sư Điện, Quán Âm Điện… ngoài ra tả hữu hai bên còn có các kiến trúc khác như Phóng sanh trì, lầu chuông trống, Tụ Hiền Đường, Phương Trượng Lâu, Tam Thánh Điện, Diệu Pháp Đường, Già Lam Điện, La Hán Đường.v.v...tổng thể kiến trúc hơn 800 gian,

Pháp bảo cổ vật trong chùa còn được bảo tồn rất nhiều, như tượng Phật Thích Tôn trong chánh điện được đúc bằng đồng thuộc thời nhà Minh, 18 tôn tượng La Hán được chạm khắc bằng gỗ xưa, đây là tác phẩm quý của thời nhà Nguyên còn sót lại, nay là bảo vật trấn sơn chi bảo của chùa Quốc Thanh.

Cây mai trắng ngàn năm "Tùy Mai", tương truyền là do Tổ thứ năm của Thiên Đài Tông là Ngài Quyền Đảnh Tổ sư trồng vào thời nhà Tùy, đây là cây mai trắng cổ nhất của đất nước Trung Quốc, trãi qua hơn 1000 năm nhưng vẫn xanh tốt, mỗi năm cứ đến mùa xuân lại nở hoa trắng cả một góc chùa, thật là một cảnh tượng đặc biệt của chùa Quốc Thanh.

Chùa Quốc Thanh đặc biệt còn một ngôi điện xưng là " Vũ Hoa Điện" đây là một trong những tên của điện Phật rất đặc biệt và rất hiếm thấy trong hệ thống danh xưng điện đường trong tự viện của Phật Giáo Trung Quốc. Tương truyền rằng khi Ngài Trí Giả đại sư từng tại ở  Vũ Hoa Điện này giảng Kinh Pháp Hoa, Ngài nhất tâm tín thành giảng thuật Kinh Pháp Hoa, cảm động đến thiên đình, tự nhiên trên trời rưới hoa thành "Pháp Vũ Thiên Hoa" cúng dường vì vậy điện này được đặt tên là Điện Hoa Vũ.

Sáu chữ đại tự "Đại Trung Quốc Thanh Chi Tự" ở tấm bia phái sau vách chùa là bút tích của nhà thư pháp gia nổi tiếng đời Đường, ba chữ đại tự trên cổng sơn môn “Quốc Thanh Tự” là ngự bút của Vua Ung Chánh đời Thanh. Trước cổng, trên tấm bình phong trước cổng sơn môn đề bốn chữ "Giáo Quán Tổng Trì" hàm ý tổng quát tông chỉ của Tông Thiên Đài, từ cầu Phong Can đến bức tường Chiếu Bích có đề bốn chữ "Tùy Đại Cổ Sát".

Bên cầu Phong Can còn có tấm bia đá đề bảy chử “Nhất Hạnh Đáo Thử Thủy Tây Lưu”, đây là bia lưu lại dấu tích của Nhất Hạnh Thiền Sư, Tổ sư của Mật Tông đời nhà Đường khi đến núi Thiên Đài để cầu học thuật số toán pháp, khi Ngài đến suối này thì bỗng dưng nước chảy ngược về hướng tây.

Trước chùa Quốc Thanh còn một ngôi cổ Tháp đời Tùy cách đây hơn 1000 năm, và ngôi đình Tam Hiền Đình kỷ niệm hai vị hóa thân Bồ Tát là Hàn Sơn và Thập Đắc, và ngài Phong Can, tương truyền rằng Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền đã từng hóa thân thành hai vị Tăng là Hàn Sơn và Thập đắc ở trong chùa này.

Trong chùa còn có bia kỷ niệm Ngài Tối Trừng, Tổ của Thiên Đài Tông Phật Giáo Nhật Bản, Ngài đã từng tham học tại chùa Quốc Thanh và sau khi về Nhật Bản truyền tông Thiên Đài ở núi Tỷ Duệ, Kinh Đô sáng lập Thiên Đài Tông ở Nhật Bản. Sau đó Ngài Nhật Liên Thánh Nhân cũng dựa theo tư tưởng triết lý Kinh Pháp Hoa của Tông Thiên Đài lập ra Nhật Liên Tông, cho nên Nhật Liên Tông cũng coi chùa Quốc Thanh là Tổ đình của tông phái mình, vì vậy ở sau đại điện chùa Quốc Thanh cũng có đề bia kỷ niệm.

Thế kỷ thứ 11 Thiên Đài Tông được truyền vào Hàn Quốc và các học Tăng Hàn Quốc đều có đến cầu học tại chùa Quốc Thanh, vì vậy ở đây cũng có nhà bia tưởng niệm các vị Tăng Hàn Quốc cầu Pháp tại Thiên Đài. Đến thể kỷ 20 Thiên Đài tông được truyền qua Việt Nam, vì vậy chùa Quốc Thanh cũng trở thành Tổ đình của Tông Thiên Đài của các chi phái Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Sự truyền thừa chính thức của tông phái Thiên Đài sang Việt Nam là vào đầu thế kỷ 20, bắt nguồn từ các vị tu theo đạo Minh Sư ở Sài Gòn. Phái đoàn đạo Minh Sư chia làm hai đợt đón tàu vượt biển sang Trung Quốc thọ giới với Tổ Hiển Kỳ ở chùa Thanh Sơn. Tổ Hiển Kỳ là Người Việt Nam quê ở Cần Giuộc Chợ Lớn, trước tu theo đạo tiên sau đó theo ngài Đế Nhàn Đại Sư ở Hoan Tôn, quy y Tam Bảo xuất gia làm đệ tử, Ngài Đế Nhàn là đời Tổ thứ 47 theo bài kệ truyền thừa từ Sơ Tổ Trí Giả Đại Sư. Ngài Hiển Kỳ được ban cho pháp danh là Nhiên Công, pháp hiệu là Hiển Kỳ, chính thức được truyền thừa trở thành Tổ thứ 20 của Tông Thiên Đài.

Sau đó, các vị nầy trở về Việt Nam hoằng truyền giáo nghĩa Thiên Đài Giáo Quán, thành lập tông phái với danh xưng là Phật Giáo Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông. Tông Phái Thiên Thai được hình thành và phát triển ở các tỉnh miền Tây Việt Nam vào giữa thập niên 30, và tồn tại mạnh mẽ cho đến ngày nay. Ngài Liễu Thiền là vị tiêu biểu và được tôn vinh làm sơ tổ của Tông Thiên Thai ở Việt Nam. Thiên Đài Tông ở Việt Nam được xưng là Thiên Thai có thể các Tổ dùng âm đọc của chữ “Thai” (thai nhi) vì trong cách đọc của chữ “Đài”, còn một cách phát âm nữa đó là đồng âm đọc với chữ “Thai”.

Chùa Quốc Thanh ở Triết Giang, chùa Thê Hà ở Nam Kinh, chùa Linh Nham ở Tế Nam, chùa Ngọc Tuyền ở Đương Dương, đây là bốn ngôi chùa được xưng tụng là "Giang Nam Tứ Tuyệt". Chùa Quốc Thanh là danh lam nổi tiếng của Trung Quốc là Tổ đình của các chi phái Thiên Đài Tông khắp nơi trên thế giới, là một đại tòng lâm của Phật Giáo Trung Quốc. Xuyên suốt trên 1000 năm hoằng truyền giáo nghĩa Thiên Đài chưa từng ngơi nghỉ và là một chốn đi về lễ Phật triều Tổ của tất cả Phật tử trên toàn thế giới.( trích trang nhà chuaminhthành.com)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2022(Xem: 3453)
Tôi là học sinh duy nhất ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam đậu vào lớp đệ thất Trường Trung học Công lập Trần Quý Cáp Hội An, niên khóa 1957-1958. Cha tôi rất vui mừng nên đã thành tâm cúng tạ Tổ tiên, ông bà. Ông vui mừng vì nếu tôi không đậu thì tôi sẽ thất học do không có tiền đóng học phí khi học trường tư thục. Tôi học ở trường Trần Quý Cáp cho đến cuối năm đệ nhị, sau con bão lụt khủng khiếp năm Thìn (1964) tôi phải nghỉ học, vào Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Là con trai trưởng tôi phải lo cho 2 đứa em ăn học nữa.
13/03/2022(Xem: 4199)
Bài viết này để ghi ơn Thầy Thích Minh Châu. Những gì Thầy dịch nhiều hơn những gì tôi có thể đọc, những gì Thầy viết phức tạp hơn những gì tôi có thể hiểu, và công trình hoằng pháp của Thầy vĩ đại hơn những gì tôi có thể đo lường. Bài viết, do vậy, chỉ là một phần những gì có thể nhìn về Thầy Thích Minh Châu, từ một người, tuy chưa bao giờ gặp Thầy trực tiếp, nhưng luôn luôn tự xem như học trò của Thầy. Và nơi đây sẽ tập trung về cách Thầy Thích Minh Châu lý giải về cửa pháp Bất Lập Văn Tự (không dựng lập chữ nghĩa, ngôn ngữ, biểu tượng, ký hiệu…). Sai sót tất nhiên sẽ có, người viết xin được thành tâm sám hối.
05/03/2022(Xem: 4124)
Hòa thượng Thích Nguyên Phước, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN huyện Diên Khánh, trú trì chùa Phước Long, thôn Trung 3, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Theo cáo phó, do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần thị tịch vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 4-3-2022 (nhằm ngày 2-2-Nhâm Dần) tại chùa Phước Long; Trụ thế: 72 năm, 49 Hạ lạp. Lễ thỉnh nhục thân nhập Kim quan lúc 21 giờ ngày 4-3-2022 (nhằm ngày 2-2-Nhâm Dần). Kim quan được an trí tại Giác linh đường chùa Phước Long, thôn Trung 3, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh. Lễ viếng bắt đầu từ lúc 7 giờ ngày 5-3-2022 (nhằm ngày 3-2-Nhâm Dần). Lễ phụng tống kim quan trà-tỳ tại Đài hỏa táng phía Bắc TP.Nha Trang được cử hành vào lúc 8 giờ ngày 7-3-2022 (nhằm ngày 5-2-Nhâm Dần).
04/03/2022(Xem: 4104)
Hòa thượng Thích Ngộ Khải, Chứng minh Ban Trị Sự GHPGVN thị xã An Nhơn, Viện chủ chùa Thiên An, thị xã An Nhơn Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 07 giờ 30 phút ngày 03 tháng 3 năm 2022 (nhằm mùng 01 tháng 02 năm Nhâm Dần) tại chùa Thiên An, số 35 đường Lê Hồng Phong, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
21/02/2022(Xem: 4943)
Di sản mà Đức Đệ Ngũ Tăng Thống để lại cho môn nhân, chúng đệ tử hậu thế, là phẩm chất trong sáng của đệ tử Phật, không khiếp nhược để khuất thân làm công cụ cho các thế lực tham vọng, không si mê để bị quyến rũ bởi hư danh, lợi dưỡng mà thế tục ban tặng. Di sản ấy là sự kế thừa công hạnh hoằng hóa của Chư Thánh Đệ tử, của Lịch đại Tổ Sư, đạo lý vi diệu dẫn đường chúng sinh tầm cầu an lạc, được công bố rộng rãi bởi Đức Thích Tôn, được kết tập thành Tam Tạng Thánh giáo, hoằng truyền trên 25 thế kỷ. Để hộ trì di sản tối thắng này, dù trải qua năm tháng đọa đày trong vòng lao lý, Ngài vẫn kiên trì sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, không xao lãng sự nghiệp phiên dịch Thánh điển làm sở y cho chánh tín khỏi bị dao động, mê hoặc bởi các ý thức tà kiến, bởi các thuyết lý điên đảo.
10/02/2022(Xem: 10923)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
05/02/2022(Xem: 6686)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vĩ đại, vị đạo sư siêu tuyệt. Ngài kết hợp một cách sáng tạo và cơ chế bản địa hóa Phật giáo vào chủ lưu văn hóa chính thống phương Tây một cách tự nhiên. Đặc biệt, Ngài khéo dùng phương tiện thiện xảo trong việc chia sẻ Từ bi tâm và Trí tuệ Phật pháp với công chúng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn tự địa phương, thi ca và âm nhạc. Ngài đã khéo vận dụng giáo lý Phật đà để người dân các quốc gia khác nhau trên thế giới, tắm mát trong suối nguồn từ bi và ấm áp dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp mà không chướng ngại, siêu việt tất cả cương giới.
04/02/2022(Xem: 4102)
Ban TTTT Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa, nhận được tin: THƯỢNG TỌA THÍCH CHƠN THÀNH - TRÚ TRÌ CHÙA DIÊN THỌ Viên Tịch vào lúc 04giờ 45 phút ngày 02/02/2022 (Nhằm ngày 02/01 năm Nhâm Dần) tại Chùa Diên Thọ, TT Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 69 năm Hạ lạp: 28 năm - Lễ thỉnh Nhục thân nhập Kim quan lúc 18h00p ngày 02/02/2022 (nhằm ngày 02/01 năm Nhâm Dần). - Kim quan được an trí tại Giác Linh đường Chùa Diên Thọ, số 226 đường Lạc Long Quân, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. - Lễ viếng bắt đầu từ lúc 20h00 cùng ngày. - Lễ cung thỉnh Kim quan Đăng đàn Trà tỳ chính thức được cử hành vào lúc 08h00p ngày 05/02/2022 (Nhằm ngày 05/01 năm Nhâm Dần).
22/01/2022(Xem: 9586)
Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, vào lúc 00:00 ngày 22 tháng 01 năm 2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), Thiền sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh, Niên Trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình, nơi Người đã xuất gia cách đây tám mươi năm.
18/01/2022(Xem: 9775)
Cố trưởng lão Tịnh Đức thế danh Tôn Thất Toản, sinh ngày 01/08/1944 tuổi Giáp Thân tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Gia đình dòng tộc Hoàng gia, thuộc Đệ bát hệ, Đệ nhị phòng, dòng dõi Chúa Nguyễn Phúc Thụ (Túc Tông Hiếu Đinh Hoàng Đế). Thân phụ là ông Tôn Thất Nhường, sinh năm 1897, mất năm 1982, thọ 85 tuổi. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Bàng, sinh năm 1903, mất năm 1963, thọ 61 tuổi. Gia đình có 5 anh em, Ngài là người con út. Xưa, gia đình ngụ tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Sau vào ở tại phường Thạc Gián, Đà nẵng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]