Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gạn đục khơi trong

25/10/201713:56(Xem: 4851)
Gạn đục khơi trong


Dai Lao Hoa Thuong Thich Tac An (5)

GẠN ĐỤC KHƠI TRONG

(Những dòng kỉ niệm cùng Cố Hoà thượng Viện chủ Chùa Thiền Tôn 2)


Một bữa nọ, tôi ghé qua Thiền Tôn có chút việc vào giữa trưa. Do có hẹn với thầy trụ trì trước, nên tôi ngồi ở băng ghế đá và chờ thầy đi đám về. Lúc này sư ông mở cửa phòng đi ra rồi ngồi ở bàn ăn bên cạnh - chỗ mà sư ông vẫn hay ngồi. Tôi đến chắp tay xá chào sư ông, sư ông cũng xá chào lại. Lúc này, quý sư cô trong chùa và Phật tử cũng vừa ở đám về, chợt ở đâu trên trường lan đang lợp ngói có tiếng anh thợ hồ vọng xuống:

- Mấy cô, hồi nãy ở chùa đi hết, có ông nào cầm cái giỏ cứ lẻo đẻo theo hòa thượng trước phòng hoài, mấy cô hỏi hòa thượng thử coi có mất gì không ?

Mấy cô nghe xong chạy đến chỗ sư ông han hỏi. Sư ông vào phòng xách ra cái giỏ ni lông, mở lấy hai tượng Phật giống y nhau bằng đồng dính đầy đất sét để lên bàn:

- Nó nói tui nó mới đào được ở bên Cát Lái. Nói bán tui ba chục triệu.

Mọi người xúm lại quanh bàn sư ông:

- Rồi sư phụ mua của nó ba chục triệu hả ? Sư phụ bị nó gạt rồi. Mấy cái tượng này làm gì mà đến ba chục triệu. Mà sao nó dính đất sét tùm lum, chắc đồ cổ hả sư phụ ?

Sư ông cười:

- Tui vô phòng lấy bảy triệu bỏ túi định đưa nó, mà nghĩ đưa nó bớt lại, còn giữ một triệu ở đây. Thành ra hai bức có sáu triệu àh.

Mọi người bàn tán:

- Vậy mà tụi con tưởng sư phụ mua hai bức này mà ba chục triệu chứ. Nếu có sáu triệu thì cũng được. Nhưng cái này không phải đồng đặc đâu sư phụ. Có cái vết hàn ở dưới đế nè. Nó đổ cát vào, tụi con lắc nghe sột soạt nè.

Sư ông cười nói:

- Lấy cái gì nạy cái đế để đổ hết cát ra. Nhìn cái tượng này làm rất đẹp, trên áo hay cánh sen gì cũng có Phật, nên mua vậy tui nói không có mắc đâu, quá trời Phật mà mắc gì ?

Mấy cô mới cầm tượng lên đếm số vị Phật trên áo và trên cánh sen:

- Chắc cái này là đồ cổ, dính đất sét tùm lum, mỗi vị Phật nó tính một trăm ngàn nên mấy chục vị mới ra giá ba triệu hả sư phụ ?

Lúc này tôi vẫn đứng im cạnh sư ông, mấy cô lật tượng Phật tới lui rồi từ từ rã nhóm lấy xe ra về. Sư ông quay qua nói tôi:

- Dị nghị cho đã, chẳng giải quyết được gì, rồi giờ không có ai rửa tượng Phật cho tôi, để hai bức tượng dính đất sét như vậy.

Tôi nghe vậy hiểu ý sư ông, kêu nhóc cư sĩ đi theo chạy xuống bếp lấy thau nước và xin cây cọ sạch để rửa tượng. Trong lúc rửa, sư ông nói:

- Cái này nó làm bộ lấy đất sét trét lên, rồi nói là mới đào, chứ đồ cổ gì. Tượng Phật đẹp thì mua thôi, chê mắc rẻ, dị nghị làm gì rồi bỏ đi hết.

Lúc này có vài cô Phật tử vào xá chào sư ông trong lúc tôi đang kì cọ tượng Phật. Sư ông chỉ tay vô thau nước:

- Nè, vô lấy cái chai hứng nước này về rồi uống, nước này tắm Phật rồi linh lắm.

Sư ông cười, mấy cô cũng cười. Có một cô đạp hoài mà xe không nổ máy, sư ông nói:

- Tại không chịu lau tượng Phật, nên xe chạy không được đó.

Sư ông cười. Lúc này thầy trụ trì về, sư ông ghé tai tui nói là cứ nói là mua ba chục triệu để coi thầy nói gì. Thầy và quý thầy chào sư ông, sư ông khoe mới mua hai bức tượng ba chục triệu của người ta nói mới đào được. Thầy trụ trì cũng nghĩ sư ông bị gạt, nên cầm bức tượng lên xem. Sư ông nhìn một hồi rồi cười:

- Mua có sáu triệu thôi. Mua rồi để trên kệ, để có Phật mà nhìn. Ai gạt hay xấu gì đó thì kệ, tôi tin ông Phật này thật nên mua là được rồi.

Lúc sau, sư ông kêu một thầy lại rồi tặng cho một bức tượng, nói cho về có Phật mà thờ.

* Bàn: Trong đường tu, không phải mình có đông Phật tử, có nhiều người hỗ trợ là hạnh phúc nhất, mà có phước được gần gũi với những vị cao niên thạc đức mới là hạnh phúc nhất. Thời nay, mình chỉ cần có hơi giọng tụng kinh một chút, có tài ăn nói một chút là được nhiều người theo rồi. Nhưng nhiều khi những cái mình nói, mình tụng đó nhưng mình không có làm, toàn là sáo ngữ, nghĩa là lời nói không đi đôi với việc làm. Được gần gũi với sư ông và những bậc tôn túc, mình học được rất nhiều từ thân giáo lẫn khẩu giáo của quý ngài. Từ việc nhỏ nhặt nhất, ai xá chào mình, sư ông cũng đều xá chào lại để không tổn đức. Thông thường mình không để ý những cái vi tế như thế, rồi huân tập cho mình cái cống cao, ngã mạn, làm thầy rồi nên phải hơn người các thứ.

Thiết nghĩ, từng lời nói của sư ông nghe kĩ, ngẫm sâu giúp mình học nhiều điều. Chúng ta thường thích bàn, thích dị nghị chuyện người khác, nhưng bản thân mình lại chưa bao giờ đứng ra giải quyết được việc gì cho họ. Bản thân chúng ta có xu hướng thích thị phi, thích bàn tán chuyện của người, mặc dù việc mình thậm chí chưa rốt ráo vào đâu. Rồi đến việc kêu mọi người lấy chai hứng nước về uống. Bản thân mình mê tín, nghĩ nước tắm Phật là linh thiêng, sao ở đây cũng là nước tắm Phật đầy đất sét mà không ai chịu lấy về uống ? Chúng ta phải quán chiếu rõ điều này.

Bản thân sư ông biết rõ đó là tượng mới, là do người bán trét đất sét lên để lừa mình nói là đồ cổ mới đào, nhưng sư ông vẫn mua, với lý do đơn giản là "tui tin ông Phật này là thật" và "để trên kệ có Phật mà nhìn". Ngay điểm này mà cái thấy của mình đã thua sư ông rất xa rồi. Mình có cái thấy rằng có chất Phật bên trong tượng Phật chưa ? Hay là cũng có đó, nhưng còn phân biệt, chê mắc rẻ, dị nghị nhưng không giải quyết được gì. Ở cái bậc của sư ông, là không chấp vào cái gì rồi, không có như mình còn so đo, toan tính đủ thứ, thậm chí biết bức tượng ba triệu cũng nói "có đổ cát bên trong". Sư ông phá chấp ngay chỗ đó, "thì lấy cái gì nạy cái đế đổ hết cát ra". Mình có đổ hết được những phiền não, cấu uế ra khỏi thân tâm mình như sư ông chưa ? Bức tượng Phật chính là chúng ta, đất cát là phiền não trong ta. Nếu ta biết bên trong mình có phiền não mà không chịu đổ hết ra, thì mình còn dở lắm.


- Giới tử Thích Thiên Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2010(Xem: 8399)
NGHI BÁO TIẾN CÚNG DƯỜNG HÚY KỴ HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC TÁNH TRỤ TRÌ TỔ ĐÌNH THIÊN ĐỨC (Mùng 04 - tháng Giêng - ÂL)
16/12/2010(Xem: 8814)
Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Tác giả mang ơn sâu đối với Thiền Sư Thích Thanh Từ và Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát vì các công trình nghiên cứu và dịch thuật của hai thầy mà tác phẩm này đã dựa vào để tham khảo; và đối với bổn sư tác giả là Thiền Sư Thích Tịch Chiếu. Tác phẩm này được đặc biệt dâng tặng tới các thế hệ trẻ, và phổ quát dâng tặng cho tất cả chúng sinh.
16/12/2010(Xem: 5772)
Lời Phát Biểu của HT Huyền Quang tại Tang Lễ Ôn Đôn Hậu ngày 3-5-1992
10/12/2010(Xem: 9506)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
04/12/2010(Xem: 6110)
Thái Tử Tất Đạt Đa từ bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con thơ, để ra đi tìm phương giải thoát cho chính mình và chúng sanh. Lối 1332 năm sau Thái Tử Trần Khâm (1258-1308) cũng giã từ cung vàng tìm đến núi Yên Tử để xin xuất gia, mong trở thành sơn tăng sống cuộc đời thanh thoát. Nhưng vì vua cha ép buộc nên phải trở về để kế nghiệp trị dân. Ngay từ lúc nhỏ ông dốc lòng mộ đạo Phật ước muốn được đi tu, năm lên 16 tuổi Trần Khâm đã nhường ngôi vị Đông Cung Thái Tử cho em, vua cha nài ép mãi ông mới nhận lời. Dù không được đi xuất gia lúc bấy giờ, nhưng nơi ông đã thể hiện được con người siêu việt khác thường.
25/11/2010(Xem: 27191)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
24/11/2010(Xem: 11154)
Tiểu sử nhà văn Quách Tấn
15/11/2010(Xem: 8127)
Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm - mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng do Đại Tướng Dương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia đình cư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tin tức từng giờ của đài phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]