Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Tác Phẩm "Dương Từ Hà Mậu" của Nguyễn Đình Chiểu, nghĩ đến Cuộc Chấn Hưng PG của Tổ Khánh Hòa

20/10/201721:15(Xem: 8767)
Từ Tác Phẩm "Dương Từ Hà Mậu" của Nguyễn Đình Chiểu, nghĩ đến Cuộc Chấn Hưng PG của Tổ Khánh Hòa

Tham Luận Tổ Khánh Hòa (II)

 

 to-khanh-hoa


TỪ TÁC PHẨM "DƯƠNG TỪ - HÀ MẬU " CỦA NGUYỄN
ĐÌNH CHIỂU
NGHĨ ĐẾN CUỘC CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO CỦA TỔ KHÁNH HÒA.

 

     ( Đây không phải là cuộc so sánh tương quan luận điểm hay ý nghĩa đúng - sai   của hai nhân vật lịch sử nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu và Tổ Khánh Hòa vì hành trạng và lý tưởng dấn thân của hai người khác nhau, cả về phương diện đấu tranh trước nghịch cảnh , giữa Đời và Đạo và một khoảng cách thời gian nhất định. Bài viết chỉ mong đóng góp nhỏ suy luận phần mình với một nối kết lịch sử nhất định để mở rộng thêm nỗi niềm của Tổ Khánh Hòa và chư tôn thạc đức trong bối cảnh chung đau thương của dân tộc trước và sau phong trào chấn hưng Phật giáo rực rỡ  )

 

 

1- Từ tác phẩm "Dương Từ - Hà Mậu " của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu

            

             Đứng trên mãnh đất Bến Tre, quê hương Đồng Khởi, lòng luôn bồi hồi nhớ lại trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ giữ nước; bên cạnh vũ khí thô sơ từ tầm vông vạt nhọn thời chống Pháp cho đến súng đạn thời chống Mỹ, hào khí chiến đấu của Bến Tre còn có thơ văn yêu nước và đặc biệt phảng phất hương khói anh linh bao nghĩa sĩ hùng anh dựa vào lời thơ Văn Tế Nghĩa Sĩ Lục Tỉnh của Nguyễn Đình Chiều ( 1822 - 1888) năm nào mà đứng thẳng và còn mãi với non sông đất nước (1).

 

             Khi "Day mủi thuyền Nam dạ xót xa/ Chén rượu đỏ lòng xin cạn chén/ Nhớ nhau ngày ấy biết sao mà..." (2) Nguyễn Đình Chiểu đã cắm sào đậu bến Ba Tri để trở thành một công dân ưu tú của đất Bến Tre sẵn ôm vào lòng nỗi niềm chung của đất nước. Từ đây những ngọn đuốc lá dừa cứ thau phiên nhau bập bùng cháy sáng trong đêm dài u tối không bao giờ tắt.

 

             Âu cũng là diễm phúc khi hậu thế cháu con chúng ta hôm nay còn nhìn thấy được ảnh chân dung bán thân của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu tuy nhiều nét còn mờ ẩn nhưng vẫn toát lên được vẻ đỉnh đạt của một chí sĩ đầy khí phách trước bao uy vũ vẫn bất năng khuất ! Từ bức ảnh quý hiếm này, người viết vốn luôn chú tâm vào lãnh vực nghệ thuật sân khấu nên đã may mắn và cũng không kém phần sững sờ khi vào nữa cuối thập niên 80 thế kỷ trước, được xem vở hát bội phát trên tivi đen trắng của Đoàn Nghệ Thuật Hát Bội Hàm Luông, nữ nghệ sĩ Ngọc Ẩn đã vào vai nhân vật Nguyện Đình Chiểu hết sức sinh động và đầy tính thuyết phục. Vẫn áo dài khăn đóng nghiêm trang, nữ nghệ sĩ đã cho người xem thấy lại chân dung của "ông già Ba tri" ngày nào với cách ứng xử đạo đức, từ tốn mà đỉnh đạc dù trước ông chủ tỉnh người Pháp hay với hạng thích bơ sữa chạy theo nâng gót Tây Dương. Như vậy, qua văn thơ, qua nghệ thuật, Nguyễn Đình Chiểu vẫn luôn đứng bên cạnh chúng ta, nhắc nhở nhiều bài học đạo đức làm người và làm một người con dân đất Việt trước đại nạn vong nô : " Thà đui mà giữ đạo nhà/ Còn hơn có mắt ông cha không thờ" (3) .

 

         Ngoài cốt cách và ý thức sống cũng như sự khẳng khái trước  nhiều cám dỗ vật chất và đe dọa từ giặc Tây, giá trị tinh thần của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu còn nằm trong các tác phẩm có giá trị cao. Nếu truyện thơ "Lục Vân Tiên" được gởi gấm nhiều nỗi niềm về gia thế, khẳng định tinh thần yêu nước, và bản thân thì "Dương Từ - Hà Mậu" (DTHM)là một kết cấu thành câu chyện thời sự, mạch lạc đề cao Nho học; tác phẩm " Ngư Tiều Vấn Đáp Nho Y" thì nói về y pháp và y đức của người thầy thuốc trong xã hội. Đặc biệt thể hiện tinh thần và quan điểm yêu nước thì tất cả đều nằm trong mãng Thơ và Văn Tế.

 

 

        Những tóm tắt về nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu trong bài viết này bằng niềm trân trọng và ngưỡng mộ, xin chỉ dừng lại chừng ấy đôi dòng để chúng ta nhắc đến một sự nối kết tuy âm thầm và cách sau một thế hệ cũng như lý tưởng dấn thân , như là một sự tất yếu. Chúng ta đang nhắc tới công ơn to lớn của Tổ Khánh Hòa ( 1877 - 1947) trong công cuộc chấn hưng Phật giáo rực rỡ mà qua thơ văn, đặc biệt tác phẩm DTHM của Nguyễn Đình Chiểu đã có phần nào ảnh hưởng và thôi thúc chí nguyện lớn lao của Ngài.

 

 

2- Đến nỗi lòng thiết tha Chấn Hưng Phật Giáo của tổ Khánh Hòa

 

        Khi nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đọc Văn tế Nghĩa Sĩ Lục Tỉnh tại chợ Ba Tri-Bến Tre năm 1884 thì Tổ Khánh Hòa ( Ngài) tuổi đã lên tám, cái tuổi vửa đủ ghi vào tâm khảm nhiều diễn biến chung quanh, và bốn năm sau đó, khi nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tạ thế ( 1888 ) thì Ngài đã bước vào tuổi mười hai. Từ đó cho đến khi Ngài tròn mười chín tuổi, sẵn sàng bước vào nẽo đạo với tâm thế không chỉ cầu giải thoát cho mình hay để mong cầu dựa dẫm vào một thế giới bình an giữa lòng dân tộc đang hồi biến động đau thương từng ngày, mà là bằng nỗi niềm riêng mang với hai bờ vai tuổi thanh xuân, từng bước trưởng thành để mong gánh vác việc lớn mai sau của tiền đồ Phật pháp cũng đang hồi nghiêng ngửa, chung nỗi đau chung của đất nước, của quê hương Bến Tre mà trước đó chưa lâu nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu cũng đã từng canh cánh bên lòng.

 

            Có thể nói, riêng tác phẩm DTHM của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là hồi chuông cảnh báo lớn, rất lớn cho chính những người con Phật có ý thức và trách nhệm. Ở trong đó, DTHM đã vẻ ra một bối cảnh xã hội mà con người buộc phải chọn  lựa giữa cội nguồn dân tộc và sự vay mượn bên ngoài. Có ba ý thức nhận định tác phẩm DTHM của Nguyễn Đình Chiểu: Một là cuộc đấu tranh giữa tà thuyết và chính nghĩa; cũng có thể cho đó là một cuộc chiến giữa các tôn giáo ( ? ) Hai là đề cao Nho học được xem là truyền thống lâu đời của dân tộc. Ba là sự khẳng định lập trường và tinh thần chiến đấu , yêu nước thiết tha, sôi nổi, kêu gọi đồng bào sớm phài nhận ra kẻ thù chung của dân tộc, nói rỏ trách nhiệm và bổn phận của mọi người dân Việt trước họa xâm lăng ( 4). Ban đầu đây là tác phẩm truyền khẩu, trong quá trình lưu hành xuất hiện một hai dị bản nhưng sau này các nhà nghiên cứu đã thống kê và đúc kết lại nguyên bản gốc.

 

          Theo kết quả nghiên cứu của nhiều người, thì DTHM có thể được soạn từ năm 1851 và hòan chỉnh vào những năm trước khi thành Gia Định rời vào tay giặc Pháp. Trong giai đoạn này, nước nhà đứng trước ngưỡng cữa của một cuộc " dưa chia khăn xé".Quân đội viễn chinh của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta, đã âm mưu lợi dụng Hội Truyền Giáo, làm nhiệm vụ quan sát, dò la tính hình, hoặc để mê hoặc, chia rẻ hàng ngũ đấu tranh của nhân dân. Bọn giáo sĩ đã ru ngũ quần chúng bởi những giáo lý huyễn hoặc về thiên đường, địa ngục, làm họ quên mất quên mất nhiệm vụ của mình đồi với Tổ quốc, nhằm tạo ra một thế đối lập bằng cách đề cao xúi giục các hành động cuồng tín " tử vì đạo" để từ đó làm bình phông " bảo vệ công giáo". Đó là một sự thật lịch sử đối với Việt nam cũng như đối với bất cứ một nước nào khác của bọn xâm lược phương Tây ( 4).

 

            Qua đó, nếu cho rằng DTHM chỉ đánh phá Phật giáo thì chưa hẳn đúng dù xuyên suốt nội dung Phật giáo bị đem ra đồng hóa với đạo Da-Tô ( từ dùng của Nguyễn Đình Chiểu ); có chăng đó chính là thủ pháp kê đòn bẩy để nổi bật chủ đề chính, và đương nhiên như vậy thì phải đề cao Nho Học, lấy đó làm niềm tin chính thống. Với 3.455 đoạn thơ ( 4 câu) bản thể tinh túy của Phật giáo không được mổ xẻ tận tường , thay vào đó là sự lên án dị đoan, mê hoặc, không giúp ích cho đời, tăng môn sa đọa.v...v...và bị kết luận là tà đạo(?). Có lẽ như vậy nên tinh thần tam giáo đồng nguyên, vốn được chính Phật giáo đề xướng và thực hành ngay cả những khi nghiểm nhiên ở ngôi vị quốc giáo có thế đứng cao cả, và được ca ngợi từ thời Đinh, Lê ,Lý, Trần.v...v... hoàn toàn vắng bóng trong tác phẩm DTHM.

 

          Về mặt khách quan, cộng vào bối cảnh chung xã hội và dân tình thời bấy giờ, một tác phẩm từ truyền khẩu nhanh chóng luồng lách được và đi vào tận những hang cùng ngỏ ngách, với đủ các giai tầng, trình độ khác nhau của công chúng, thì quả thật DTHM đã vô tình làm điêu đứng thêm hình ảnh Phật giáo vốn đã bị thực dân Pháp đẩy lùi xuống tận cùng khốn khổ ! Hình ảnh " tăng đồ hủ bại, đạo pháp suy vi" dường như đã gắn chặt vận mệnh Phật giáo thời bấy giờ, dù là vô tình hay hữu ý, mà chưa thấy một tia hy vọng nào được nhen nhóm hầu khả dĩ làm an tâm những người con Phật chân chính khác!

 

          Về khía cạnh chủ quan, có một thực tế hiển nhiên do hệ quả ỷ lại mang tính chất truyền thống mạnh ai nấy tu mạnh ai nấy vạch ra con đường riêng cho tông môn, cho bản tự mình, không có sự thống nhất và giám sát từ một tổ chức Phật giáo có hệ thống. Hơn nữa Phật giáo khi đã bị đầy lùi vào u tịch, xa lánh cuộc sống thực tế theo như mong muốn của thế lực thực dân nhằm từng bước làm suy yếu tiềm năng Phật giáo, thì sự suy đời, lung lay giới hạnh của giới tăng sĩ là hệ quả đương nhiên. Cho nên , sư Thiện Chiếu đã có nhận xét "Phật giáo nước ta suy đồi do nơi tăng đồ thất học, tăng đồ ví cũng như nguyên khí, nguyên khí suy mòn tất nhiên sinh nhiều quái chứng; muốn khỏi biến sinh quái chứng và thân thể được bình phục như xưa thì phài bồi thực nguyên khí. Vậy muốn Phật pháp trùng hựng, thì ai là tăng đồ hoặc tín đồ nữa cần phải nghiên cứu Phật học".

 

          Với người con Phật, trước mắt không bao giờ đỗ lỗi cho bất  cứ ai, nguyên do vì đâu và tại sao, mà quan trọng nhất là thái độ dấn thân, âm thầm chấp nhận những nghịch duyên đưa đến và dùng trí tuệ , sở học cũng như đức độ của mình từng bước gỡ rối, xóa vết đau , mong xây dựng lại hình ảnh mạnh lành của ngôi nhà chung Phật giáo khi nào dù đó có phải trải qua những cơn lột xác đau đớn. Tổ Khánh Hòa của chúng ta đã làm được điều đó. Trong ý nghĩa tích cực, việc dấy động phong trào chấn hưng phật giáo, cũng là một cách chống lại các thế lực đen tồi âm mưu đưa Phật giáo vào bước tàn lụi, cũng đồng thời là chống lại thế lực thực dân. Qua nhiều sử liệu, chúng ta thấy Tổ Khánh Hòa tự đặt mình vào trách nhiệm khó khăn mà trước đó đã có không ít vị lắc đầu thối lui, quay gót lại thiền môn tĩnh tu cho bản thân, thậm chí có cả người trút bỏ lớp tăng bào cao cả vì không chịu  đựng nỗi áp lực hoặc chưa đủ trình độ, tư duy Phật học cần thiết trước nghịch duyên đang bủa vây. Tổ Khánh Hòa thì vẫn âm thầm, khiêm cung như chẵng bao giờ chú tâm đến thời cuộc và những tác động chung quanh. Bởi vì tất cả bối cảnh xã hội nhức nhối trong DTHM đã nói thay cho tất cả, Ngài nhận lấy chính cái nghịch duyên ấy để thiết lập lý tưởng dấn thân. Theo nhiều khẩu ngôn của chư tôn thiền đức truyền dạy, người ta nói xấu, chê trách Phật giáo, xem nhẹ tăng đồ trước hết mình phải biết lắng nghe và chấp nhận , muốn thoát khỏi nghịch duyên thì phải từ đây tôn tạo nền móng phước báo cho chính mình, tương lai mới xáng lạn thêm hơn. Không mong cầu quyền lợi hay dựa dẫm thế lực nào vì đó sẽ vô tình tạo gây thêm nghiệp khác. Đó cũng là khung cảnh lạc quan , tươi sáng mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết: Ngày chiều nhả bức đồng quê/ hưu vào động núi, hạc về đình xưa"(Câu 2650- Ngư tiều y thuật vấn đáp- Nguyễn Đình Chiểu), viễn cảnh đó còn là cái quả tất yếu sau mỗi cuộc phong ba bão táp.

 

            Như vậy chúng ta thấy Tổ Khánh Hòa sớm biết vận dụng nghịch duyên vào lý tưởng hành động, chấp nhận gian khó. Dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh ,lay động đến từng mái ngói rêu phong , vốn dĩ vấn vương hương khói u buồn theo năm tháng. Nếu nhà thơ Nguyễn Đình Chiều thể hiện lòng yêu nước qua sở học và ngòi bút sắt nhọn của mình thì Tổ Khánh Hòa cũng thể hiện lòng yêu nước của mình bằng cách riêng của những gì hấp thụ được từ tinh túy của nhà Phật. Ngoài những hành động cụ thể như  âm thầm giúp đỡ các chiến sĩ, cán bộ cách mạng cũng như nương thừa mối giao du thấm đậm tình dân tộc với cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ( 1862 - 1929) để từng bước hổ trợ nhau trên bước đường đấu tranh dành lại độc lập cho dân tộc; Tổ Khánh Hòa trước hết vẫn làm tròn trách nhiệm một người con Phật trước mối suy vong hiện thấy. Hình ảnh một người xuất gia tu Phật đã được Ngài từng bước một xây dựng lại trên nền tảng chấn hưng triệt để. Qua đó, một người xuất gia không chỉ là người có đức độ tu hành, chuyên trì Phật pháp uyên thâm mà còn phải là một hành giả có trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết để có thể đối trước mọi hoàn cảnh của xã hội, đặc biệt các  vị có nhiệm vụ pháp sư đăng đàn giảng pháp. Điều này, ngay từ những năm đầu thập niên 1930, từ khắp mọi nơi đều có sự đồng thuận với Tổ Khánh Hòa ngay khi phong trào chấn hưng Phật giáo vừa hình thành, trước hết qua phương tiện báo chí Phật giáo dù là non trẻ vá ít ỏi thời bấy giờ, nhất là báo Đuốc Tuệ ( Hà Nội), Duy Tâm....đều đã có các chuyên đề mang tính học thuật và tỷ giảo, lên tiếng nêu bậc tính thực tiễn của giáo lý nhà Phật, khẳng định một tôn giáo nhập thế, tiến bộ; không mê tín, lạc hậu, yếm thế và có những hành giã sai quấy lầm đường. Thời thế đen tối khi ấy đã góp phần biến những vị xuất gia trở thành những kẻ yếm thế, tiêu cực đã khiến xã hội không nhận ra đó là một vị thầy hiền từ đức độ từ bi hay một vị thầy ít học và hủ lậu ! Tinh thần Bi Trí Dũng cao sâu của Phật đà không được vận dụng thường hành và xã hội khi ấy vẫn chưa hay, chưa biết tinh hoa Phật pháp có ba đức tính tuyệt vời đó.

 

        

duong kinh thanh

 

Tác giả Dương Kinh Thành tại cuộc Hội Thảo
(hình chụp ngày 19-10-2017)




  Chẵng những chứng minh Phật giáo không như những cái nhìn khiếm diện, méo mó ẩn chứa nhiều ác ý dẫn đến hệ lụy rệu rả, tha hóa của Phật giáo, mà Tổ Khánh Hòa cùng chư tôn đức ngay trong những ngày đầu non trẻ của phong trào chấn hưng Phật giáo còn mở ra cánh cửa học thuật, biện luận nhãn quan duy thức học qua các thời giảng pháp và nhất là trên các phương tiện báo chí, đã phần nào làm dịu tan đáng kể những cái nhìn không hay vể Phật giáo, trước hết trong giới trí thức, thượng lưu, về những vị tăng sĩ xuất gia, và còn để tâm theo dõi, thậm chí hướng tinh thần ủng hộ cho phong trào. Xem lại các số báo Duy Tâm đầu năm 1936, những bài thuyết pháp của Tổ Khánh Hòa tại Hội Lưỡng Xuyên Phật Học được báo này đăng lại với chủ đề "Vũ trụ và nhân sinh quan của Phật giáo" . Chỉ một đọan ngắn này thôi đã đủ hàm chứa tất cả những gì Ngài muốn nói : " Tôi vốn là một nhà Phật học chớ không phải một nhà thực nghiệm khoa học , nên không dám phê bình khoa học; nhưng theo lý học thì Phật pháp tức khoa học, khoa học tức Phật pháp; khoa học là "tướng", Phật pháp là "tính", khoa học là "dụng" Phật pháp là "thể"; khoa học là "sự ", Phật pháp là "lý", khoa học là "hình thức", Phật pháp là "tinh thần". Chưa hề có tướng mà không tính, có thể mà không dụng, có sự mà không có lý, có hình thức mà không có tinh thần bao giờ...". Ngay cả quan niệm thuyết Thượng Đế sáng tạo Tổ Khánh Hòa cũng không ngần ngại chỉ rõ những bất công, vô lý trong việc Thượng đế sáng tạo ra trong xã hội con người để rồi cứu rỗi, cứu chuộc với chính những cái ác cũng do mình "sáng tạo" ra! Lời lẽ từ tốn khiêm nhường mà đanh gọn sâu sắc, làm ngẩn ngơ các thế lực u minh vốn tự cho mình thành phần "Tây học" và những người sớm bộc lộ tri kiến vong nô ( nói theo ngôn từ Nguyễn Đình Chiểu là những người thích bơ sữa phương Tây).

 

 

3- Thay lời kết

 

              Ngày nay, trên mặt trận hoàng pháp chưa thấy các giảng sư mạnh dạng đề cập đến khía cạnh học thuật về lý duyên sinh, về Thượng đế, về thuyết tạo dựng, trong khi trình độ tu học của quần chúng Phật tử có nhiều cơ duyên tiếp cận các mặt đa dạng. Ngày trước trong hoàn cảnh khó khăn, Phật giáo bị gò bó và điều kiện thiếu khốn như thế mà Tổ Khánh Hòa đã còn hết lòng bày giải, chia sẻ với mọi người, so với chúng ta ngày nay, thừa hưởng thành quả cuộc chấn hưng Phật giáo và từng bước bắt nhịp tiến bộ với khắp mọi nơi, xem ra chúng ta có tội và mắc nợ với tiền nhân nhiều lắm.

 

              Từ Hội, đến Tổng Hội và đến khi đấu tranh để được danh xưng Giáo Hội, Phật giáo VN đã trở lại địa vị mà từ xưa vốn vốn luôn được trọng thị. Công ơn đó quả thật không làm sao quên được sự tận tụy dốc lòng của Tổ Khánh Hòa vá chư tôn đức trong phong trào chấn hưng Phật giáo. Qua rồi cái thưở khi nhắc đến một vị xuất gia ai cũng nghỉ đến những "ông thầy chùa làng" cục mịch quê mùa, chuyên đi cúng đám tang, và trong văn chương quần chúng thì nghèo nàn từ ngữ chỉ bấy nhiêu chữ"Bần Tăng" , " Dưa muối nâu sòng", "chay lạt khổ hạnh" .v...v...chạy vòng quanh trang sách ố vàng mỗi khi nói đến thầy tu, Phật giáo.

 

              Cho đến tận hôm nay, sự phát triển đồng bộ của Phật giáo VN vẫn luôn có hình ảnh kiến tạo của phong trào chân hưng Phật giáo do Tổ Khánh Hòa đề xướng. Công đức ấy ngàn năm há dễ nào quên. Nước nhà đã độc lập bình yên, cõi non bồng nước nhược nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chắc cũng an lòng thanh thản. Những thơ - văn của ông vẫn là bài học ngàn năm cho cháu con hữu dụng. Riêng tác phẩm DTHM, giờ đây trên nền tảng Phật giáo tiếp tục sáng rực trong vòm trời độc lập của dân tộc, chắc chắn rằng DTHM sẽ chỉ còn là bài học nhắc nhớ trong một giai đoan Phật giáo chưa có tiếng nói mạnh mẽ, chưa có chổ đứng vững chắc trong bối cảnh nước mất nhà tan. Thời nào cũng thế, Phật giáo VN chưa bao giờ đi ngược lại tự tình dân tộc, lúc nào và bao giờ cũng sẵn sàng chia sẻ đau thương và chung lưng gánh vác với non sông đất nước. Từ trong ý nghĩa đó, chúng ta càng thấm thía nhiều và hiểu nhiều hơn câu thơ của Huyển Không :

 

             "Mái chùa che chở hồn dân tộc

             Nếp sống muôn đời của Tổ Tông".

 

 

 

                                   Dương Kinh Thành

                       ( Trung Tâm Nghiên cứu Phật Giáo Việt nam )

 

  

 

Chú Thích:

1) Năm 1884 Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã đọc "Văn Tế Nghĩa Sĩ Lục Tỉnh" tại chợ Ba Tri tỉnh Bến Tre.

2) Trích bài thơ " Biệt Cố Nhân" của Nguyễn Đình Chiểu, khi "Hòa Ước Nhâm Tuất 1862", ba tỉnh Miền Đông rơi vào tay thực dân Pháp, NGuyễn Đình Chiểu cùng gia đình rời Thanh Ba (Cần Giuộc) theo phong trào "tỵ địa" về Ba Tri- Bến Tre.

3) Trích bài thơ "Thà Đui" của Nguyễn Đình Chiểu.

4) Nguyễn Đình Chiểu Toàn tập - Tập I - Biên khảo và chú giải Ca Văn Thinh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang. NXB ĐH&THCN -In lần thứ I-1980.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2011(Xem: 6025)
Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường.
16/06/2011(Xem: 3643)
Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một để tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời : “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”. Cũng câu nói này, khi chia tay chư tăng miền Nam, ngài đã phát biểu với hàng pháp lữ Tăng ni đưa tiễn. Khi sưu tập tư liệu về cuộc đời của ngài, tôi may mắn gặp được các bậc tri thức cao đồ của ngài kể lại. Nay, nhân có cuộc hội thảo về phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và công hạnh của ngài, tôi xin được góp thêm đôi điều.
14/06/2011(Xem: 5090)
Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.
14/06/2011(Xem: 5191)
• Thiền sư Chân Không(Bính Tuất -1046): Sư họVương, thế danh Hải Thiềm, quê quán ở làng Phù Đổng (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Lúc thân mẫu của ông mang thai, cha ông nằm mộng thấy một vị tăng Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó thì ông ra đời. Mồ côi cha mẹ từ thuở niên thiếu, ông siêng chăm đọc sách không màng đến những chuyện vui chơi. Năm 20 tuổi ông xuất gia, rồi đi ngao du khắp nơi để tìm nơi tu học Phật Pháp. Nhân duyên đưa đẩy cho Sư đến chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Gia Lương-Hà Bắc), nghe Thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa mà ngộ đạo, được nhận làm đệ tử, sớm tối tham cứu thiền học, và được sư thầy truyền tâm ấn, thuộc dòng thiền Tì-ni-đa Lưu -chi, thế hệ thứ 16. Sau, Sư lên núi Phả Lại, trại Phù Lan (nay thuộc huyện Mỹ Văn-Hưng Yên) làm trụ trì chùa Chúc Thánh, ở suốt 20 năm không xuống núi để chuyên trì giới luật, tiếng thơm đồn xa đến cả tai vua.
13/06/2011(Xem: 12755)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
05/06/2011(Xem: 11418)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
01/06/2011(Xem: 5418)
Cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội, ta hiểu biết qua hai bản tiểu sử xưa nhất, một của Tăng Hựu (446 - 511) trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 96a29-97a 17 và một của Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 325a13-326b13. Bản của Huệ Hạo thực ra là một sao bản của bản Tăng Hựu với hai thêm thắt. Đó là việc nhét tiểu sử của Chi Khiêm ở đoạn đầu và việc ghi ảnh hưởng của Khương Tăng Hội đối với Tô Tuấn và Tôn Xước ở đoạn sau, cùng lời bình về sai sót của một số tư liệu. Việc nhét thêm tiểu sử của Chi Khiêm xuất phát từ yêu cầu phải ghi lại cuộc đời đóng góp to lớn của Khiên đối với lịch sử truyền bá Phật giáo của Trung Quốc, nhưng vì Khiêm là một cư sĩ và Cao Tăng truyện vốn chỉ ghi chép về các Cao Tăng, nên không thể dành riêng ra một mục, như Tăng Hựu đã làm trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 97b13-c18, cho Khiêm.
31/05/2011(Xem: 13718)
Quy ẩn, thế thôi ! (Viết để thương một vị Thầy, mỗi lần gặp nhau thường nói “mình có bạn rồi” dù chỉtrong một thời gian rất ngắn. Khi Thầy và tôi cách biệt, thỉnh thoảng còn gọi điệnthoại thăm nhau) Hôm nay Thầy đã đi rồi Sắc không hai nẻo xa xôi muôn ngàn Ai đem lay ánh trăng vàng Để cho bóng nguyệt nhẹ nhàng lung linh Vô thường khép mở tử sinh Rong chơi phù thế bóng hình bụi bay Bảo rằng, bản thể xưa nay Chơn như hằng viễn tỏ bày mà chi
27/05/2011(Xem: 7487)
Vào năm 247, một vài năm sau khi Chi Khiêm rời khỏi kinh đô Kiến Nghiệp, Khương Tăng Hội, một vị cao tăng gốc miền Trung Á, đã đến đây. Ngài đến từ Giao Chỉ, thủ phủ của Giao Châu ở miền cực Nam của đế quốc Trung Hoa (gần Hà nội ngày nay). Gia đình của Ngài đã sinh sống ở Ấn độ trải qua nhiều thế hệ; thân phụ của Ngài, một thương gia, đến định cư ở thành phố thương mại quan trọng này.
25/05/2011(Xem: 4132)
Đại lão Hòa Thượng Thích Đồng Huy HT. Thích Đồng Huy - Thành viên HĐCM, Ủy viên HĐTSTW GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trưởng ban Quản trị Đại Tòng Lâm, Viện chủ Tu viện Vạn Hạnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567