Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiên nga vờn gió lộng

10/04/201312:33(Xem: 8749)
Thiên nga vờn gió lộng

Thiên nga vờn gió lộng

( Tưởng niệm Cố Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải)

Tỷ-kheo Thích Phước Sơn

Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm. Thế rồi, thầy trò gặp nhau như duyên xưa tái ngộ, cơ cảnh tương ưng. Vị Sư phụ vốn là một Sư Bà giới hạnh trang nghiêm, ôn nhu khiêm hạ, được các bậc Tôn túc Thiền lâm ngợi khen là người giữ gìn Bát kính pháp không chút nhãng sao. Nhờ được huân tu nơi môi trường có thầy lành, bạn tốt, có kỷ cương nghiêm chỉnh như thế, nên đường đạo mỗi ngày một thăng hoa nhanh chóng. Nhưng người xuất gia không ở một nơi nào nhất định, khi cư trú nơi đâu là do chư Phật bổ xứ, để hoàn thành sứ mệnh hoằng pháp lợi sinh. Trải qua năm tháng thăng trầm, gặp nhiều dâu bể, nhưng lúc nào Ni Trưởng cũng quan tâm đến trách nhiệm xiển dương văn hóa Phật giáo; đồng thời lặn lội đó đây, dang rộng vòng tay Bồ-tát xoa dịu phần nào những nỗi thống khổ của đồng bào, đồng loại. Thế rồi, một hôm, người nhẹ nhàng trút bỏ tấm thân huyễn hóa, trở về cõi vĩnh hằng, để lại trong lòng mọi người một niềm tiếc thương vô hạn. Gần 40 năm qua, những cống hiến của Ni Trưởng đối với đạo pháp thực là đa dạng và thuộc nhiều lãnh vực, nào là văn hóa, giáo dục, hoằng pháp, nào là từ thiện xã hội v.v… Qua những Phật sự ấy, chứng tỏ Ni Trưởng có một khả năng ưu việt trên nhiều phương diện. Đặc biệt nhất là những công trình phiên dịch và trước tác. Khi muốn phiên dịch một bản văn nào, Ni Trưởng thường lựa chọn những tác phẩm có giá trị đặc sắc, như Câu chuyện dòng sông, Thanh tịnh đạo, Tạng thư sống chết, Đức Phật đã dạy nhữnggì chẳng hạn. Thế rồi, Ni Trưởng vận dụng ngòi bút sáng tạo, sinh động, tao nhã và súc tích…, thổi vào bản dịch một sức sống mới khiến cho dịch phẩm trở nên độc đáo, tăng thêm phần hấp dẫn. Khi đọc những dịch phẩm của Ni Trưởng, ta tưởng chừng như Ni Trưởng đã chịu ảnh hưởng phương pháp hành văn mà văn hào Lỗ Tấn đã đúc kết: “Hữu chân ý, khứ phấn sức, thiểu tô tác, vật mại lộng” (Hành văn phải phát xuất từ chân ý, dẹp bỏ sự trang sức, hạn chế sự làm dáng, đừng bao giờ bỡn cợt).

Phiên dịch trước tác chính là sở trường của Ni Trưởng, nhưng tâm hồn vốn đa cảm, thường hành động theo tiếng gọi của con tim từ mẫn nên nhiều lúc đành phải xếp lại sách vở, lên đường đi trang trải tình thương. Dấu chân của Ni Trưởng đã để lại trên nhiều vùng xa xôi của đất nước. Đi đến đâu, Ni Trưởng cũng thể hiện công hạnh Bồ-tát che chở cho những em bé mồ côi, cứu giúp những mảnh đời bất hạnh, xoa dịu nỗi trầm thống của bao kiếp người khốn cùng cơ cực. Hình ảnh nhân ái ấy là biểu trưng cho đạo cứu khổ, gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp nơi tâm khảm của nhiều người. Giờ đây, sự vắng bóng của Ni Trưởng không những là một mất mát lớn lao đối với Phật giáo, mà còn là một tổn thất không gì bù đắp được đối với biết bao kiếp sống tối tăm. Ta có thể liên tưởng đến một lời khuyên con rất thâm thúy của một nhà tư tưởng Tây phương: “Khi mở mắt chào đời, chỉ một mình con khóc tu oa ba tiếng, trong lúc mọi người xung quanh đều hoan hỷ đón chào. Vậy con phải sống như thế nào để khi nhắm mắt từ giã cõi đời, con được quyền nở một nụ cười thanh thản ra đi, trong lúc mọi người xung quanh ngậm ngùi thương tiếc, nhỏ lệ tiễn đưa.”

Sự ra đi của Ni Trưởng quá đỗi bất ngờ và đột ngột, khiến cho ai nấy đều bàng hoàng xúc động. Lúc đầu khó tránh khỏi những băn khoăn và lúng túng, vì thiếu mọi sự chuẩn bị. Hơn nữa, đám tang của một Ni Trưởng mà tổ chức tại một ngôi chùa Tăng là điều xưa nay chưa từng có. Thế nhưng, thật là kỳ diệu, tình thương mến của chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử dành cho Ni Trưởng vượt ra ngoài sự dự kiến. Buổi lễ nhập quan của Ni Trưởng vào buổi chiều ngày rằm tháng 11 âm lịch được chư tôn Thượng tọa Đại đức Tăng đến tham dự rất đông. Thế rồi, trong những ngày kế tiếp, các buổi lễ thăm viếng cũng như cung tiến chơn linh của Ni Trưởng đều diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, thanh tịnh, trầm tĩnh và đầy đạo vị. Hình như để bù lại sự tổn thất mà môn đồ pháp quyến phải chịu đựng, chư tôn đức Tăng Ni đã thể hiện đạo tình một cách nồng hậu. Thiết nghĩ, tình cảm quí báu ấy một phần là do đức độ của chư vị Tôn túc, nhưng phần khác cũng do công hạnh tận tuỵ suốt đời vì đạo của Ni Trưởng chiêu cảm mà có. Đúng như Cổ đức từng dạy: “Muốn biết cái nhân đời trước, hãy nhìn những sự hưởng thụ trong đời này. Muốn rõ kết quả đời sau, hãy xem những việc làm trong hiện tại.”

Có thể nói, Ni Trưởng tuy mang hình hài nhi nữ mà có chí khí của bậc trượng phu. Khi làm việc gì thì có lập trường vững chắc, nhưng giữ thái độ cương, nhu đúng lúc. Ta có thể hình dung một số đức tính tương đối rõ nét nơi con người tài hoa và đức hạnh ấy: nhu nhuyến nhưng không nhu nhược; kiên cường nhưng không cang cường; hòa hợp nhưng không hòa nhập; nghiêm túc nhưng không nghiêm khắc; phóng khoáng nhưng không phóng túng.

Giờ đây, Muôn việc nước xuôi nước,

Trăm năm lòng ngỏ lòng.

Ta hãy thử khái quát công hạnh một đời của vị chân Ni trong sự nghiệp tự độ và độ tha:

Tục giới nặng mê lầm, bể khổ bao la, cứu trẻ giúp già, thi diệu pháp;

Chân tu hằng tinh tấn, kinh văn phiên dịch, chính tâm thu gọn một lần siêu.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2015(Xem: 11869)
Chân dung Chư Tôn Đức Giác Linh thờ tại Tu Viện Quảng Đức
23/01/2015(Xem: 12833)
Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin : Hòa Thượng Thích Tuệ Chiếu vừa viên tịch tại Hoa Kỳ Sẽ cập nhật thông tin tang lễ sớm nhất ngay khi có thể
22/01/2015(Xem: 8212)
Phật giáo Việt Nam vào cuối thế kỷ 20, Thiền sư Duy Lực đã thắp sáng lại ngọn đèn thiền, tô đậm nét Tông chỉ Tổ Đạt Ma, khôi phục Tổ sư thiền Việt Nam, trải qua hơn 20 năm chuyên hoằng dương Tổ Sư Thiền (dạy tham thiền thoại đầu) ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngài xuất gia tại Từ Ân Thiền Tự, Chợ Lớn, Sài Gòn, thọ giới Tam Đàn Cụ Túc tại Chùa Cực Lạc Malaysia vào Tháng 05 năm 1974. Từ đó Ngài chuyên tham câu thoại đầu “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” trải qua nhiều năm, một hôm do đọc quyển Trung Quán Luận đến câu: “Do có nghĩa Không nên thành tựu tất cả pháp” đốn ngộ ý chỉ “Từ Không Hiển Dụng”.
13/12/2014(Xem: 12034)
HT Thích Thanh An vừa viên tịch
11/12/2014(Xem: 11098)
Video: Lễ tưởng niệm Cố HT Thích Tâm Thanh
12/11/2014(Xem: 9311)
Một thi hài được chôn dưới đất đã 30 năm, nhưng khi được khai quật và di dời thì hài cốt cũng như bộ cà sa và y phục vẫn còn nguyên vẹn. Những khớp xương chân tay vẫn dính chặt nhau và cứng như đá, đặc biệt hộp sọ có màu vàng. Câu chuyện đầy bí ẩn này xuất hiện tại chùa Long Bửu (thôn Xuân Vinh, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi), khi chùa khai quật di cốt cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Đức để đặt vào bảo tháp.
07/11/2014(Xem: 31813)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
03/11/2014(Xem: 52775)
Theo truyền thống Tăng Già, hằng năm chư Tăng Ni đều tụ về nhóm họp một nơi kiết giới an cư, hầu thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ là ba môn vô lậu học, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày bận rộn hoằng pháp lợi sanh. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi –Tân Tây Lan được thành lập năm 1999, mỗi năm đều qui tụ tại một trú xứ được chọn trước để an cư tu tập trong mười ngày. Năm nay Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức chúng con được Hội Đồng Điều Hành và Tổng Vụ Tăng Sự giao phó trách nhiệm tổ chức Mùa An Cư lần thứ 15 của Giáo Hội. Đạo Tràng chúng con đã thỉnh ý Chư Tôn Giáo Phẩm trong Giáo Hội và quý Ngài đã đồng thuận tổ chức kỳ An Cư Kiết Đông năm nay tại Tu Viện Quảng Đức theo ngày giờ như sau:
01/11/2014(Xem: 6056)
Hòa Thượng Thích Tâm Hướng (1923 – 1997) Hoà thượng Tâm Hướng Pháp danh Nguyên Nguyện, hiệu Huyền Luận, thế danh Dương Xuân Đệ, đời thứ 44 dòng thiền Lâm Tế. Ngài sinh ngày 24 tháng 11 năm Quý Hợi (31/12/1923), tại làng Hương Cần, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế trong một gia đình thâm tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ Dương Xuân Ngô và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Đặng.
01/10/2014(Xem: 14781)
Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới, do TT Thích Nguyên Tạng biên soạn từ 1990
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]