Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ về Ân sư…còn mãi Ánh Nhiên Đăng.

08/07/201705:42(Xem: 7177)
Nhớ về Ân sư…còn mãi Ánh Nhiên Đăng.

Nhvề Ân sư…còn mãi Ánh Nhiên Đăng.

 

Thời gian âm thầm và lặng lẽ như muốn che dấu những bước chân vô hình và tàn nhẫn của nó,,.mùa Đông lạnh lẻo của xứ Nam bán cầu lại trở về , tô điểm thêm cho cái băng giá và đơn côi của những người đệ tử xa vắng Tôn sư. Thấm thoát đến Đại tường Sư phụ rồi ..chiếc khăn tang ngày nào của Lễ Tang Sư phụ như chiếc vòng tang chế vẫn còn ràng buộc gắn chặt trên đầu của đệ tử,

Sư Phụ ơi ! Con không còn khóc như ngây dại ngày nào của 2 năm về trước nữa…có thể vì nước mắt đã khô hay nỗi đau đã được tuôn trào giải toả ? hay đáng mừng là những tháng ngày qua con đã thể hội được sự ra đi tự tại của Ân sư . Ngày 19/6 AL ngày kỷ niệm Bồ tát Quán âm thành đạo, cái ngày cao quý đó Sư Phụ đã  nhắc nhở cho con lúc Người còn tại thế, Khi chúng con đến thăm người trên giường bịnh ở Viện truyền thống ,Nam Cali Người đã nói rất rõ ràng khi con hỏi chúng con sẽ làm gì khi Sư phụ trăm tuổi Người nói :“ Các  con không cần phải lo gì cho SP vì SP đã có Bồ Tát Quán âm lo liệu hết mọi thứ và ngày giờ rồi) thì ra SP đã tiên liệu hết ngày đi chốn về của mình rồi, trong khi tâm phàm phu chúng con đã phải sợ hãi đau đớn và lo lắng muôn ngàn  buồn khổ, thì Sư phụ như ( Người Cha lương y tài giỏi đi sang nước khác , báo tin về nhà là cha các con đã chết, để các con tỉnh tâm mà tìm lương dược quý hiếm cha đã để lại mà tự lo trị binh cho mình..KINH PHÁP HOA) Thế nên, Sư Phụ ơi! Hai năm qua đệ tử này không còn yếu đuối rơi lệ nữa..mà phải tiếp tục thực hiện hạnh nguyện của SP ngày xưa là Thắp sáng Ánh Nhiên Đăng cho nhân thế và thực sự tỉnh ngộ rằng SP vẫn mãi mãi còn đó bên cạnh chúng con trong công việc hoằng dương Phật pháp. Người đã mở cánh cửa bất tử rồi nên đệ tử phải y theo lời Phật dạy “ Ai thấy được Pháp thì người ấy thấy Phật, Ai thấy được Phật là người đã thấy Pháp) Con sẽ tiếp tục tu học để tiếp nối con đường Hoằng pháp lợi sinh của Sư Phụ nên chắc chắn lúc nào trong con cũng có Pháp Sư Giác Nhiên bất tử đến tuyệt vời.

Kính dâng Giác Linh Sư Phụ , ngày Lễ Đại tường 19/06/Đinh Dậu  nhằm 12/07/2017) cũng là ngày Nhập Bảo tháp Xá lợi Ân sư, Sơ Tổ Khai sơ Phật Giáo Khất Sĩ Hải ngoại, lưu dấu gót chân ta bà Khất sĩ khắp 4 phương trời để hàng hậu học và chúng sanh có nơi lễ bái học hỏi noi gương, Thế nên đệ tử nhỏ bé nầy không khóc nữa chỉ xin phép SP được kể lễ những hành trạng cao quý của đời Người qua duyên phận Thầy trò của chúng con.

Nhân duyên tao ng:

Con sinh ra đời trên quê hương miền Trung khô cằn sỏi đá, cách mảnh đất Ô môn Phong Dinh ngàn dặm xa xôi. Người đã ra đời giữa những cánh đồng miền Nam ngạt ngào hương lúa, bên dòng Hậu giang trĩu năng phù sa, chất nước ngọt ngào hiền lương chảy về Cần Thơ rồi dong mình ra đại hải như đã báo hiệu cho bước chân tương lai của Người sứ giả Như Lai…Không gian diệu vợi và thời gian gần 3 thập kỷ, thế mà con lại được về hầu cạnh dưới bóng của Ân sư, phải chăng đó là 1 nhân duyên thù thắng và chút phúc mọn của con còn lại trong đời nầy.

Tm lòng Btát:

Sư phụ quý kính! Nhưng tháng năm của mùa Hè đỏ lửa, Sp mở lòng bao dung tiếp nhận những đứa trẻ lưu lạc bơ vơ từ miền Trung khổ nạn. Có lẽ những hình ảnh nầy quá đơn thuần và nhỏ nhoi trong sự nghiệp hoằng pháp to lớn và trách nhiệm thắp sáng ngọn hải đăng cho Tăng đoàn, SP chắc không để ý đến những dấu chấm nhỏ nhoi trong sinh hoạt bận rộn của Giáo hội hằng ngày. Nhưng SP ơi! chỉ cần được như thế là các chú mèo con lạc lõng được đón nhận vào mái hiên chùa, có chỗ trú thân và tồn tại , các  con có cơ hội để tự lớn lên. Bao năm theo chân SP ở quốc nội rồi bất chợt năm 1978 ,hụt hẫng bóng dáng Ân sư..phải suốt 20 năm sau con mới được trùng phùng cùng Người chung khung trời tự do và bao la ở hải ngoại. Từ ấy nối lại duyên xưa, cùng SP bôn ba khắp chốn, thuyết pháp độ sinh , xây chùa tiếp chúng..biết bao nhiêu là việc, SP trong con như bài cảm niệm xưa xin viết thật về Người:

Người trong con không trở thành thần tượng

mà hoá thân làm xương thịt mĩm cười,

Để cho con muôn đời không xa cách

không rời người trong một phút một giây.

Con ích kỷ mà người từng dung chứa

thêm một lần Người mở cửa Từ bi..( trích chung thất)

 

Trong chuyến hành trình gian khổ ( Về bến Tự do) Con đã cùng SP đi Mã lai,Inđô, dù tuổi già sức yếu Người nói :” Nghĩ đến cái lạnh, cái đói và cô độc không nơi nương tựa của những vong linh mà thương, và thấy mình còn sướng quá..” nên Thầy trò cùng đi cầu nguyện, vớt vong và đắp mộ..bất kể mưa gió ,giờ giấc ngày đêm.. và những nguy hiểm tiềm tàng trong biển thẳm của các địa danh Galang Biddong .. Đối với những người đang sống thì hơn 30 năm ở Hoa kỳ,  Người đã che chở giúp đỡ và bảo lãnh hàng ngàn gia đình Phật tử định cư và rời các trại tị nạn gian khổ, bão lãnh cho hàng trăm tăng ni các tổ chức giáo hội môn phái khác nhau mà không phân biệt, miễn cho các vị được an ổn tu tập là Người an lòng. Trong khi chính bản thân Người 1 mình cô độc không có cả thị giả sai bảo, mọi việc đều tự làm kể cả vừa lái xe và ăn bánh mì qua ngày, sống cho Phật sự lo in kinh sách ,sang băng và thuyết pháp, du hành 5 châu giáo hoá nhân sinh.

VTha Vô Ngã và Bình đẳng

Con nhớ lần đầu sang Hoa kỳ thăm SP, thật bất ngờ khi thấy nơi Người ở chỉ là 1 ngôi nhà nhỏ bình thường đơn giản,( nhỏ hơn nhiều so với TV Minh Quang con trụ ở Úc) con phải ngủ ghế bố dưới cầu thang ,Sp ngủ trên gác lững, phòng ngủ của Người đầy sách vở tài liệu giảng dạy, máy móc in ấn,vv chỉ còn 1 lối nhỏ đi vào cái đơn gỗ để ngủ và khoản trống cạnh bàn làm việc ( mỗi đêm Người thức từ 2,3 giờ sáng Thiền toạ, viết Kinh kệ, sáng tác Thơ và liên lạc các nơi cho chương trình hoằng pháp khắp thế giới ( ngôi nhà nhỏ mà chứa tâm hồn lớn khác xa với bao nhiêu ngôi nhà nguy nga .rộng lớn khắp nơi trên đất Mỹ lại có những tâm hồn thật nhỏ  nhoi..) Về độ chúng tiếp Tăng nơi nào có nhu cầu làm chùa và phật tử tại gia muốn xuất gia, Người lập tức chạy tìm đấ t lập Thiền viện, Tịnh xá rồi thế phát cho người ở đó tu học, kinh kệ. Con đã từng buồn lòng than phiền, việc này sẽ dẫn đến lộn xộn và thiếu căn bản trường lớp đào tạo cho Giáo hội tương lai..SP nói “ Xứ phương Tây vật chất cám dỗ này mà người muốn bỏ để đi tu không dễ, họ muốn tu thì tạo duyên lành cho họ , còn thành tựu cở nào thì tuỳ duyên phúc và sức tinh tấn của mỗi người, (giống MH con) như sàng gạo,cuối cùng những hạt lớn sẽ còn lại thôi, lo gì quá đánh mất thiện tâm” Nghe xong con thấy mình thật tối tăm và nhỏ dại,( khác nào chuyện Phật cho người say đòi vào Tịnh xá xuất gia, Tăng chúng ngăn cản vì cho rằng họ say sưa biết go mà tu.. đức Phật nói thế gian có vô số người không say mà còn không muốn tu , biết tu thì người say rượu này vẫn còn duyên lành hơn sao) cũng như việc vận động giúp đỡ Tăng Ni du học sinh Ấn độ, giúp đỡ người nghèo ở Ấn, để có được tài chánh , Người thuyết pháp xong kêu gọi mọi người phát tâm bỏ tiền vào chuông giúp đỡ,, SP nói: “Thầy xin tiền thẳng thắn như vậy cũng xấu hổ lắm chứ, nên phải nhắm mắt lại để đỡ mắc cở, nhưng vì tiền đồ của Phật giáo, vì sự thành tựu của Tăng Ni sinh trẻ,được du học ở hải ngoại sẽ là rường cột tương lai cho Phật Giáo, và vì những khổ đau nghèo khó của hàng trăm triệu dân xứ sơ lạc hậu. Nếu có được sự ủng hộ hậu hỷ của các Phật tử thì hình thức hay thân phận của Thầy có sá chi. Ai nói sao, nghĩ sao cũng được miễn mang lại thiết thực lợi ích cho đại chúng và hạnh phúc chút ít cho dân nghèo là Thầy không màng” Con nghe mà xấu hổ thêm cho tâm tham ái , ngã nhơn và chấp thủ của mình, chỉ vì một chút hư danh,vì mặt mũi mà biết bao người tu đã đánh mất Đại bi tâm ban đầu ( và con nằm trong số ấy SP ơi) Cho đến việc SP quy y  Phật tử qua phone , nếu có người phát tâm mà không đến Chùa được, con nghe xong phản đối nói là làm vậy mất tín tâm, Người chỉ cười và nói sau này thì con sẽ hiểu…đến khi tụng Bồ tát giới đến câu: “Không luận Quốc vương, Thái tử, các quan chức hay Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, không luận là chư Thiên cõi Sắc hay cõi Dục, không luận là hàng  thứ dân, huỳnh môn, dâm nam ,dâm nữ hay hàng nô tỳ…kể cả 8 bộ quỷ thần , súc sanh và kẻ biến hoá, hễ ai tin nhận và hiểu được lời truyền giới của Pháp sư thời đều đặng thọ giới và đều gọi là thanh tịnh thứ nhất..( Lờii tựa Bồ tát Giới)


Ht Giac Nhien


Hôm nay con hiểu thì SP đã là Bồ tát từ lâu rồi mà đệ tử ngu mê khờ dại cứ lo buồn và trách móc cho việc thị phi thế trần. Rồi nhắc  đến sức khoẻ dù mang binh, tuổi cao Người vẫn cứ du hành xuyên quốc gia liên tục, xuống máy bay về đến tự viện là thuyết giảng mỗi ngày 3,4 thời, 100 người cũng thuyết mà 2,3 người cũng thuyết. Mỗi lần đến Úc dạy con phải thông báo cho Phật tử đến nghe pháp , phải báo cho người ta biết để đừng mất lợi ích , rồi đưa Người đi thăm viếng các tự viện của các Giáo Hội, không phân môn phái, truyền thống nào, nhớ lại có lần con thưa: “ SP là Pháp Chủ của Giáo Hội, đến đâu phải thông báo trước và xem quý vị có hoan hỷ đón tiếp không, nếu đến đường đột thì làm nhẹ thể cho mình và Giáo hội..Người nhìn con sâu xa và nói: “ Sư Phụ đi thăm các chùa là kính viếng Tam bảo, nếu các Ngài hoan hỷ tiếp thì gặp tham vấn đạo tình 5,10 phút , không có ai thì đi đảnh lễ Phật viếng thăm Tam bảo, mình là phàm phu chẳng lẽ còn nặng thể hơn Phật sao mà ngại” Ôi ! Ngôn ngữ và tư duy bình đẳng và vô quái ngại này mới thật là của một bậc đại sĩ thị hiện , mang hình hài là xương thịt của Sư Phụ con thôi!

 

Kính dâng Sư Phụ, con chỉ điểm qua những hành trạng và pháp ngữ chân thật trong đời sống của Người , nhưng cho dù có viết nhiều hay kể mãi cũng không hết lượng cả hải hà của Người đối với chúng sanh, và những đặc ân thân thiết mà người dành cho đứa đệ tử côi cút từ nhỏ này..có lẽ vì thế mà gần 20 năm ở Hải ngoại con vẫn được chư huynh đệ nói là SP thương yêu , khen tặng, tin tưởng và chịu lắng nghe những lời thưa thỉnh của MH nhiều nhất. Giờ đây khi SP đã về Tây con mới biết trong những đứa con nhỏ dại của SP, con là đứa khờ khạo và yếu đuối, bịnh hoạn nhất nên mới được nuông chìu hay chăm sóc kỷ lưỡng hơn thôi..đây chính là tấm lòng bác ái cao cả của cha mẹ và các bậc Thầy trong muôn một mà.

Kính lạy Giác Linh Ân sư ! Con xin phép dừng lời thưa trình lại nơi đây, con biết lúc nào SP cũng bên con, trong con như là 1 hoá thân pháp bảo, con chỉ thưa ra cho những đệ tử sau nầy được lắng nghe và học hỏi Phạm Hạnh của của Tôn sư qua hình ảnh một con người đã đi qua dòng đời mà nhân ảnh tồn tại mãi mãi..

Thế nên, ngôn ngữ nào nói hết cái vi diệu của Vô ngôn, Văn tự nào chuyên chở hết trí tuệ và tấm lòng đại từ của Bồ tát. Kính lạy Giác Linh Sư phụ mặc nhiên thuỳ từ chứng giám, Đệ tử chúng con nguyện đời đời ghi tạc thâm ân giáo dưỡng và mở khai huệ mạng của Ân Sư.

 

Kính dâng Giác Linh SP Hoà Thượng Pháp Sư nhân lễ Đại Tường 19/06/ Đinh Dậu ( 12/07/2017)

Pháp Tử Tỳ Kheo Thích Minh Hiếu Chí thành đảnh lễ

 


HT Thich Minh Hieu
Cảm niêm Ân sư
Nhân Lễ Đại tường Sư Phụ ( HT PS THÍCH GIÁC NHIÊN)

 

Thành kính đảnh lễ Giác Linh Hoà Thượng Tôn Sư.

730 ngày trôi qua nhanh chóng để tử hôm nay ngưỡng vọng về Giác linh Sư phụ mà không đầm đìa nước mắt nữa nhưng lòng vẫn còn quặn thắt từng cơn, SP ơi!

Hôm nay ngày Vía Bồ tát Quán Thế âm thành đạo ngày 19/06/âm lịch năm Đinh Dậu, cũng là ngày kỷ niệm đúng 2 năm tròn ngày Sư phụ liễu Đạo, quảy gót về Tây. Hàng môn đồ đệ tử tứ chúng quy tụ về Tổ đình Minh quang Sydney để hoà nhập trong ánh hào quang của Bồ tát tầm thinh cứu khổ và để được thêm 1 lần hoà nhập trong hào quang từ ái và thương yêu của Ân sư.

Kính lạy giác linh Sư phụ! chúng con thành tâm đảnh lễ với sự sâu xa tận đáy lòng tri ân sự giáo dưỡng tài bồi giới thân và huệ mạng của Ngài đã ban cho chúng con. Hạnh phúc và cao quý hơn nữa ngày Liễu đạo của Sư phụ cũng đã khéo léo khai thị cho chúng con sự tồn tại vĩnh hằng của Ân sư như chư Phật và Bồ tát 10 phương tồn tại vĩnh hằng trong thế gian đầy biến động nầy. Ngày này 2 năm trước nơi bầu trời Cali con hoang mang. hụt hẩng và khổ đau ngút ngàn..cái cảm xúc phàm phu của 1 đứa con mất cha vĩnh viễn bơ vơ giữa chợ đời đã làm con thật yếu mềm dưới mảnh khăn tang lạnh giá. Hai năm trôi qua với những lần đọc Kinh Pháp hoa con mới thấy rõ hình ảnh ân sư qua lời thí dụ sâu xa của Đức Phật trong phẩm Như Lai thọ lượng..” người cha lương y đi qua xứ xa khác sau khi để các cỏ thuốc và phương y săc tốt vị hay lại cho các con bị bịnh..rồi người cha nhắn tin sai sứ về nói với các con thơ dại rằng cha các ngươi đã chết. .Các con đau buồn sợ lo và biết rằng từ đây không còn ai nương tựa nên phải tự tìm thuốc hay , cỏ quý mà cha để lai uống vào thì mọi bịnh đều tiêu tan. Lúc ấy người cha xa nghe các con hết bịnh an vui  liền trở về đoàn tụ cùng các con..”

Sư phụ quý kính của con. Nhờ hiểu được điều này 2 năm qua con không còn yếu đuối bịnh hoạn nữa, và cũng đã uống các thứ lương dược mà SP đã truyền đạt lại nên con luôn có Sư phụ vĩnh hằng, trong giáo lý Phật đà, trong tiếng pháp âm vi diệu,trong những toa thuốc và cách đối nhân xử thế bình đẳng con đã luôn luôn có SP bên cạnh và cho đến ngày kỷ niệm hôm nay, Ngày Ân Sư liễu đạo cũng là ngày Bồ tát thành đạo. vị Bồ tát đại từ đai bi, thương yêu chúng sanh như mẹ hiền thương con , hữu cầu tất ứng ( thiên xứ hữu cầu thiên xứ hiện,,) đó không phải là hoá thân của ân sư chúng con sao?

Sư Phụ lúc còn hiện tiền cả đời lo cho người sống biết tu học lương thiện bằng những lời pháp trầm hùng và bình dị gần gủi muôn người khi còn trong quốc nội. Lúc ra hải ngoại lại bôn ba bảo lãnh che chở cho hàng ngàn gia đình tị nạn khó khăn cần giúo đỡ bảo lãnhđịnh cư Hoa Kỳ, hạt giống tri ân SP đã gieo khắp mặt đất này cho đến cả những âm linh cô hòn mồ hoang mã lạnh, Người cũng vượt sóng vớt vong cầu nguyện an linh,  và về tận quê hương Việt nam từ đường Trường sơn cho đến Đại lộ Kinh Hoàng Quảng Trị..để đi dọc đường đất nước siêu độ cho những linh hồn đáng thương vì chiến tranh chết thảm. Tại Hoa kỳ hay đến đất Ấn giúp đỡ bao bọc Tăng Ni Phật Giáo, với lòng từ bi không phân biệt của Bồ tát , bỗng dưng con cảm nhận người qua bóng dáng của Tế công Hoà thượng ( Phật sống chùa Linh ẩn) mặc tiếng đời thêu dệt, mặc  thị phi hứng tung SP  cặm cụi làm tất cả các việc mà Bồ tát hạnh đã làm ( Thường tự tri kỳ quá, bất thuyết tha nhân phi) cho đến lúc xác thân tứ đại hư bệnh, Ngài vẫn ngồi xe lăn mà đi khắp các tiểu bang Úc châu, âu châu nói chuyện thăm viếng khuyến tu. Sự hiện thân nghich duyên và hoàn nguyện đến ngày 19/06 năm Ất Mùi SP đã xả báo để trở về với báo thân Bồ tát của mình.

Hôm nay chúng con tổ chức Lễ kỷ niệm Đại Tường và kính thỉnh tro tàn xá lợi của SP an trí trong Bảo tháp, chúng con chỉ muốn hết lòng bày tỏ sự niệm ân vô lượng đối với Ân sư, vật chất hữu hạn nào có sá gì với cái thâm ân vô cùng vô tận…chúng con chỉ mượn tạm để bày tỏ chân tình dâng lên Sư phụ ( Hoa Đàm dù rụng mùi Hương vẫn còn) Lời dạy và và Đạo phong Sư phụ còn mãi sáng ngời trong tâm trí Tăng Ni và môn đồ Phật tử… Thiết lập ngôi tháp dưới chân Phật thị hiện Niết bàn ( Đạt Ma tằng chích lý Tây quy) như sơ Tổ đạt ma để lại chiếc giày mà về Tây trúc muôn đời thế gian ngưỡng vọng. Sơ Tổ khai sơn hải ngoại Khất sĩ môn cũng lưu lại tháp đá hoa cuơng cữu trụ trời Nam bán cầu để cơ đồ Phật pháp trăm năm thêm màu son sắc. Đệ tử chúng con một dạ chí thành Kính dâng lên Giác Linh ân sư thuỳ từ minh chứng.

Nam Mô Sơ tổ Hải ngoại Phật giáo Khất sĩ Hoà Thương Pháp Sư Thượng Giác Hạ Nhiên từ bi nạp thọ.Chứng Giám  .

Kính dâng Giác Linh SP Hoà Thượng Pháp Sư nhân lễ Đại Tường 19/06/ Đinh Dậu ( 12/07/2017)

Pháp Tử Tỳ Kheo Thích Minh Hiếu Chí thành đảnh lễ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6740)
Đại lão hòa thượng Thích Trí Nhãn thế danh là Đoàn Thảo, pháp danh Như Truyện, tự Giải Lệ, hiệu Thích Trí Nhãn. Ngài sinh ngày 10 tháng giêng năm Kỷ Dậu tức vào năm 1909 dương lịch, tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, Xã Thanh Hà, nay thuộc thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, Thị Xã Hội An.
09/04/2013(Xem: 14126)
Xuất thân trong một gia đình gia giáo có thân phụ là Chánh Tổng nên Hòa Thượng đã sớm hấp thụ Nho học và Tây học từ thuở ấu niên. Vì thế, Hòa Thượng đã thông thạo cả Hán văn lẫn Pháp văn, kết hợp và dung hòa được cả hai truyền thống văn hóa Đông – Tây.
09/04/2013(Xem: 10752)
Hòa Thượng thượng Tâm hạ Thành. Thế danh là Nguyễn Ðức Huân sinh năm 1930 tại làng Trà Bắc, Phủ Xuân Trường, Tỉnh Nam Ðịnh, Miền Bắc Việt Nam. Năm 1942 khi vừa tròn 12 tuổi, Ngài ngộ lý vô thường và xuất gia học đạo với Sư Tổ Thượng Chính Hạ Ðĩnh tại chùa Yên Cư, Phủ Xuân Trường, Thuc Sơn Môn Trà Bắc. (Sơn môn Trà Bắc, Trà Trung và Trà Ðông thuc Tổng Trà Lũ, là hậu thân của Sơn môn Yên Tử). Ngài được Bổn Sư ban Pháp danh là Ngọc Tiểu Pháp hiệu Tâm Thành.
09/04/2013(Xem: 8084)
Mỗi lần đi Huế lòng tôi lại nao nao khôn tả. Huế là đạo, là thơ, là nghĩa tình ý vị, là tinh hoa văn hóa của ba miền đất Việt, nhưng cũng là mảnh đất khô cằn của đói nghèo khốn khổ “mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm” đã hứng chịu nhiều thiên tai nhân họa. Huế được phong phú về mặt văn hóa, tâm linh là nhờ hình ảnh những vị đại lão hòa thượng nơi đây đã sống, hành đạo và xả báo thân. Dù đã viên tịch, dư hương các ngài vẫn như còn phảng phất nơi các ngôi tổ đình tĩnh lặng và những rừng thông bạt ngàn.
09/04/2013(Xem: 5950)
Giờ phút Thầy an nhiên xả báo thân, thì bên này hơn nữa đêm. Một Phật tử của Thầy ở miền Đông nước Mỹ, giọng đầm đìa nước mắt, khấp báo cho tôi tin Thầy đã từ biệt, lệ tiếc thương như tràn ngập, khắp đó khấp đây. Rồi Tuệ Sỹ, một hậu tấn, kẻ đồng tâm dễ thương của Thầy, mà tôi thường ví như một hạt kim cương hiếm hoi lẫn trong đá sỏi của Phật Giáo Việt Nam ngày nay, trong nổi cô quạnh bao la vừa sau một mất mát lớn lao đã ai tín cho tôi bằng lá thư không niêm mà tôi biết mỗi chữ cũng trĩu nặng nổi lòng.
09/04/2013(Xem: 2566)
Cho phép con thành tâm kính cẩn chia buồn với quí ngài về nỗi mất mát lớn lao không sao tìm lại được. Ðối với kẻ hậu học, làm sao con không khỏi bồi hồi, luyến tiếc khi hay tin sự ra đi của cố Hoà thượng Thích Ðức Nhuận, người đã hiến trọn đời mình cho đạo pháp và dân tộc. Trong giờ phút này, nơi phương xa, một người đệ tử đã có nhân duyên muộn hầu cận, học hỏi nơi cố Hoà thượng khi còn ở Việt Nam, xin đảnh lễ chư tôn đức trong Tổ đình và xin quí ngài cho con có đôi lời bộc bạch với giác linh của cố Hoà thượng. Ngưỡng bạch giác linh Hoà thượng chứng giám.
09/04/2013(Xem: 5533)
Hòa Thượng Thích Thiện Trì thế danh Nguyễn Văn Hiến, Pháp danh Như Phụng, Pháp tự Thiện Trì, Pháp hiệu Ấn Ðạo thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ bốn mươi hai, Ngài sanh ngày 19 tháng 02 năm 1934 tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Ngài xuất thân từ một gia đình thuần túy Phật Giáo, thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn Hàn, Pháp danh Như Ðà. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Bùi Thị Thiệp, Pháp danh Như Cảnh. Ngài có tất cả 10 anh em, 5 trai và năm gái.
09/04/2013(Xem: 16697)
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
09/04/2013(Xem: 9131)
hế danh của Sư Bà cũng chính là Ðạo Hiệu hiện tại. Song Thân khó nuôi con, nên lúc 2 tuổi hai Cụ đã đem vào chùa cúng cho Sư Bà Ðàm Soạn, Trú trì chùa Cự Ðà và được Sư Cụ đặt tên là Ðàm Lựu. Phụ thân của Sư Bà là Cụ Ông Ðặng Văn Cán và Mẫu thân là Cụ Bà Nguyễn Thị Cả. Sư Bà sanh vào ngày 13 tháng 6 năm Quý Dậu, 4.811 Quốc Lịch; nhằm ngày 04 tháng 08 năm 1933 Tây lịch; tại làng Tam Xá, xã Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông, Bắc Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 4659)
Hòa Thượng Thích Như Điển, thế danh Lê Cường, Pháp tự: Giải Minh, Pháp hiệu: Trí Tâm, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Học lực: Cử nhân giáo dục và Cao học Phật giáo tại Nhật Bản. Gia cảnh: Con út trong số 8 người con gồm 5 trai và 3 gái; Thân phụ: Ông Lê Quyên, pd: Thị Tế, Thân mẫu: Bà Hồ thị Khéo, pd: Thị Sắc. Người anh thứ bảy đã xuất gia đầu Phật năm 1958 tại chùa Non Nước, Đà Nẵng. Hiện là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL, Phương Trượng Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney, Úc Đại Lợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567