Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con Đường Hoằng Pháp Tại Hải Ngoại

18/10/201608:57(Xem: 7221)
Con Đường Hoằng Pháp Tại Hải Ngoại

Con Đường Hoằng Pháp Tại Hải Ngoại

 

(Thuyết Trình tại Đại Hội Giáo Dục và Hoằng Pháp do Các Tổng Vụ Giáo Dục & Hoằng Pháp của các GHPGVNTN trong Văn Phòng Điều Hợp Liên Châu tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada, ngày 7 tháng 10 năm 2016)

Thích Tâm Hòa

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,

 

Kính bạch chư tôn đức Tăng, Ni,

Kính thưa quý thiện hữu tri thức Phật tử,

 

I/ Dẫn Nhập

 

Trước hết, chúng con xin cảm ơn Ban Tổ Chức đã cho chúng con cơ hội để trình bày một số suy nghĩ về vấn đề hoằng pháp tại hải ngoại.

Đề tài mà chúng con xin được trình bày hôm nay là “Con Đường Hoằng Pháp Tại Hải Ngoại.” Trong đề tài này gồm 2 phần chính: thứ nhất là ‘Con Đường Hoằng Pháp’ và thứ hai là ‘Tại Hải Ngoại’. Sở dĩ chỉ nói đến địa dư “hải ngoại” vì chúng con muốn thu hẹp bớt phạm vi của đề tài để phù hợp với con người và môi trường hành hoạt mà chúng ta đã và đang thực hiện sứ mệnh hoằng pháp từ mấy chục năm qua.

Hoằng pháp là sứ mệnh thiêng liêng và sinh hoạt bao quát mà tất cả mọi người con Phật, xuất gia và tại gia, đều cưu mang và thực hiện dù ở đâu và vào thời đại nào. Bởi vậy các bậc cổ đức từng nói rằng, “Hoằng pháp thị gia vụ” (Hoằng pháp là việc nhà). Đã là việc nhà, mà ở đây là ngôi nhà Phật Pháp, thì bất cứ ai ở trong nhà Phật Pháp đều phải làm, tự động làm mà không cần phải chờ đợi ai nhắc nhở, thúc giục.

Trong phần thuyết trình này, chúng con xin được nhìn lại những thành tựu của công cuộc hoằng pháp tại hải ngoại suốt mấy chục năm qua và cũng từ đó rút ra những bài học quý giá làm tư lương cho chúng con và những vị nào có duyên trên con đường hoằng pháp còn dài phía trước. 

 

II/ Những Thành Tựu Khích Lệ Của 40 Năm Qua

 

Biến cố lịch sử của ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã khép lại trang sử cuộc chiến Việt Nam, nhưng lại mở ra một chương mới trong dòng lịch sử dân tộc với hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi có mặt khắp nơi trên thế giới. Cùng trôi theo dòng thác tị nạn đó là hàng trăm Tăng, Ni và hàng chục ngàn Phật tử. Những nhân chứng lịch sử của cuộc di tản vô tiền khoáng hậu đó là chư tôn đức Tăng, Ni và quý Phật tử đang hiện diện ở đây, trong hội trường này. Trang sử mới “Con Đường Hoằng Pháp Tại Hải Ngoại” bắt đầu từ đó, cách nay khoảng 40 năm.

40 năm qua, chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử từ đôi bàn tay trắng đã tận tụy không ngừng gầy dựng và phát triển cơ đồ cho nền Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại mà như hôm nay chúng ta chứng kiến, với hàng ngàn ngôi chùa, hàng trăm đạo tràng mang sắc thái và nội dung truyền thống Phật Giáo Việt Nam có mặt tại bất cứ nơi nào có tăng, ni và quần chúng Phật Tử Việt Nam sinh sống, từ Úc Châu, Á Châu sang Âu Châu và Mỹ Châu.

Dấu ấn lớn nhất trong công cuộc hoằng pháp 40 năm qua tại hải ngoại là chư tôn đức tăng, ni và quý Phật tử  đã giữ gìn và phát triển tinh hoa của Phật Giáo và văn hóa dân tộc Việt Nam nơi đất nước lưu cư, là đã “mang chuông đi đánh xứ người” để làm rạng danh trang sử hai ngàn năm Phật Việt. Nhờ đó, người Phật tử Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu tại hải ngoại cũng có thể có cơ duyên trực tiếp hay gián tiếp đến với Phật Pháp để học hỏi và tu tập. Cũng vì vậy, người Phật tử Việt Nam thuộc thế hệ thứ nhất định cư tại hải ngoại hầu hết đều có thể giữ gìn được tín tâm đối với Tam Bảo, duy trì được nếp sống đạo đức, tâm linh và tôn giáo truyền thống dân tộc nơi xứ người.

Tất nhiên, sứ mệnh và con đường hoằng pháp đối với người Tăng sĩ nói riêng và người con Phật nói chung sẽ không dừng lại ở những thành tựu dù rất khích lệ đó, mà còn tiếp tục mãi trong tương lai. Dù vậy, trên bình diện nào đó, khách quan mà nói, cho đến nay chúng ta chỉ mới đạt được thành tựu phần nào con đường hoằng pháp đối với thế hệ thứ nhất của cộng đồng người Việt lưu vong. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải thực hiện công tác hoằng pháp nhiều hơn nữa đối với các thế hệ thứ hai, thứ ba trong cộng đồng người Việt và với người dân bản xứ.

Để góp phần  định hướng xác thực hơn và có thể tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác hoằng pháp, thiết nghĩ trước hết chúng ta cũng cần hiểu rõ hơn về mục tiêu, yếu tínhphương tiện của hoằng pháp.

 

III/ Mục Tiêu và Yếu Tính Của Hoằng Pháp

 

Sau khi thành đạo dưới cội cây Bồ Đề, đức Thế Tôn do lòng từ bi thương xót chúng sinh đang ngập chìm trong biển khổ sinh tử luân hồi và do sự thỉnh cầu của chư thiên mà Ngài đã đem kinh nghiệm thực chứng bản thân để truyền trao cho mọi người. Mục đích của Phật thật rõ ràng là làm cho mọi chúng sinh đều giác ngộ và giải thoát như Ngài để chấm dứt vĩnh viễn sự đau khổ. Đó chính là mục tiêu tối hậu của hoằng pháp.

Đối với đức Thế Tôn, hoằng pháp là đem kinh nghiệm thực chứng giác ngộ và giải thoát tự thân để truyền dạy cho mọi người cùng tu tập. Giống như một vị lương y phát minh ra phương thuốc trị bệnh khổ kỳ diệu rồi đem phương thuốc đó truyền trao cho mọi người cùng lãnh thọ để trị lành thân tâm bệnh.

Đối với những người con Phật như chúng ta, hoằng pháp là đem giáo pháp giác ngộ và giải thoát của đức Thế Tôn mà tự thân mình đã tu học và thực nghiệm hữu hiệu, truyền trao cho người khác để họ cũng có cơ hội tu tập đạt được sự giải khổ. Giống như một bệnh nhân sau khi được điều trị bởi thần dược của vị lương y, rồi đem giới thiệu vị lương y và phương thuốc hiệu nghiệm ấy cho mọi người cùng điều trị.

Qua đó, chúng ta nhận thấy yếu tính của hoằng pháp là sự truyền trao cho tha nhân điều mà mình tự thân trải nghiệm. Điều này có nghĩa là chính mỗi người con Phật phải tự tu tập để nếm được pháp vị an lạc trong giáo pháp của Phật Đà rồi đem kiến giải và kinh nghiệm đó truyền trao lại cho người khác.

Từ mục tiêu tối hậuyếu tính của hoằng pháp nói trên, cho chúng ta thấy rằng tất cả mọi người con Phật, là những người thực nghiệm giáo pháp và cảm nhận sự lợi lạc vô cùng lớn lao của Phật Pháp đều phải là những nhà hoằng pháp, những người đem giáo pháp của Phật giới thiệu đến cho mọi người cùng tu tập.

Cũng từ đó, chúng ta nhận thức rằng tất cả mọi hành hoạt của người tăng sĩ  Phật Giáo đều nằm trong phạm vi bao quát của hoằng pháp. Những Phật sự như xây chùa, đúc tượng, phiên dịch kinh điển, sáng tác, tụng kinh, thuyết pháp, ứng phó đạo tràng, pháp sự khoa nghi, làm từ thiện, v.v… đều là hoằng pháp. Và tất cả mọi Phật sự, pháp sự đó đều phải nhắm đến mục tiêu tối hậu là xiển dương giáo pháp của đức Phật, nhằm mang lại sự giác ngộ và giải thoát cho mình và người. Nếu không làm được như vậy là chúng ta đánh mất yếu tính và mục tiêu hoằng pháp.

Trong ý nghĩa đó, tất cả mọi người không phân biệt đều là đối tượng để chúng ta truyền trao giáo pháp của Phật.

Nhưng, theo nhu cầu hoằng pháp của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại thì có 2 đối tượng cần đặc biệt nhắm đến: cộng đồng người Việtnhững người dân bản xứ. Đối với cộng đồng người Việt, chúng ta cũng cần đặt thế hệ trẻ lên thành đối tượng hàng đầu trong công cuộc hoằng pháp.

Không đưa giới trẻ đến đạo Phật, không truyền bá Phật Pháp cho giới trẻ là chúng ta làm cho Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại mất hết tương lai. Nhưng để thực hiện công tác hoằng pháp hữu hiệu với giới trẻ thì chúng ta phải có phương pháp thích hợp với giới trẻ. Đây là một đề tài, một vấn đề cần phải được thảo luận sâu rộng hơn. Chúng con không biết rằng trong Đại Hội này chúng ta có thì giờ để bàn kỹ vấn đề này chăng.

Người dân bản xứ cũng là mục tiêu quan trọng của sứ mệnh hoằng pháp. Mấy chục năm đầu, cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại lo tập trung vào việc xây dựng nền tảng cơ bản nơi xứ người mà đối tượng gần nhất là cộng đồng người Việt lưu vong. Giai đoạn kiến lập đạo tràng này, hiện đã tạm ổn. Bây giờ là lúc chúng ta cần chú tâm vào việc hoằng pháp đối với người dân bản xứ. Đó là đối tượng rộng lớn và lâu dài của con đường hoằng pháp tại hải ngoại. Ngày xưa chư tổ từ Ấn Độ qua truyền đạo tại Việt Nam thì cũng nhắm đến đối tượng chính là quần chúng Việt Nam. Cũng vậy, ngày nay chúng ta đến các nước Tây Phương để truyền đạo thì cũng phải nhắm đến đối tượng là người dân bản xứ Tây Phương.

Nhưng để đi vào việc thực hiện công tác hoằng pháp hữu hiệu thì chúng ta không thể không nói đến phương tiện của hoằng pháp.

 

IV/ Phương Tiện Của Hoằng Pháp

 

Phương tiện của hoằng pháp chính là những phương thức, cách thức, công cụ mà chúng ta sử dụng để thực hiện công tác hoằng pháp.

Trong ý nghĩa này, phương tiện hoằng pháp thì đa dạng và nhiều vô số kể, bởi vì bất cứ điều gì mà chúng ta sử dụng hàng ngày cho công cuộc truyền bá Phật Pháp đều là phương tiện hoằng pháp, như thuyết pháp, giảng kinh, dịch kinh, in ấn kinh sách, làm báo chí, mở đài truyền hình, đài phát thanh, lập trang mạng toàn cầu, blog, facebook, cho đến xây chùa, đúc tượng, tụng kinh, niệm Phật, ăn chay, giữ giới, làm việc thiện, quét dọn sân chùa, bố thí cho người nghèo, thăm người bệnh, dùng Phật Pháp an ủi người gặp khổ đau, thờ Phật, lạy Phật ở nhà cho con cháu thấy Phật, biết Phật, vân vân và vân vân... Nói chung bất cứ việc gì mà chúng ta làm với mục đích giới thiệu Phật Pháp cho mọi người và làm cho người khác hiểu biết và tu tập theo giáo pháp của Phật để bớt khổ, an lạc, đạt đến giác ngộ và giải thoát thì những việc ấy đều là phương tiện của hoằng pháp.

Đặc biệt, chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học kỹ thuật và nhất là tin học hoàn toàn tối tân tiện lợi cho công cuộc hoằng pháp. Một giờ thuyết pháp trên truyền hình, trên truyền thanh hay một bài viết về Phật Pháp đăng trên báo giấy, báo điện tử cũng có thể được hàng ngàn người ở khắp nơi trên thế giới đọc và nghe. Nếu chúng ta biết sử dụng những phương tiện hiện đại này cho công cuộc hoằng pháp thì hiệu quả sẽ rất to lớn.

Nhà hoằng pháp  cần hiểu rõ vai trò, chức năng và giới hạn của phương tiện để tránh nhầm lẫn phương tiện và cứu cánh. Điều đó có nghĩa là phương tiện hoằng pháp để đưa người vào đạo, hiểu đạo không thể thay thế cứu cánh giác ngộ và giải thoát. Hơn nữa, nhà hoằng pháp phải luôn luôn biết rõ giới hạn của phương tiện để không biến phương tiện thành cứu cánh. Chẳng hạn, những phương tiện hoằng pháp như các pháp sự khoa nghi, cầu an, cầu siêu không thể thực hiện mà không có việc giới thiệu và giảng giải Phật Pháp cho người mới vào đạo. Hoặc việc xây chùa, đúc tượng chỉ là tạo dựng cơ sở phương tiện để thực hiện việc hoằng pháp, không phải là mục tiêu cứu cánh để làm tiêu hao hết tâm vật lực mà đáng ra phải tập trung cho sứ mệnh hoằng pháp chính yếu.

Hoằng pháp tại hải ngoại còn cần đến một phương tiện quan trọng khác đó là vốn liếng ngoại ngữ và kiến thức văn hóa theo từng khu vực địa phương.

Để đưa Phật Pháp đến với giới trẻ Việt Nam hay với người dân bản xứ thì nhà hoằng pháp Phật Giáo Việt Nam không thể không biết thông thạo tiếng Anh hay một số tiếng địa phương.

Thực tế, từ mấy chục năm qua, các nhà hoằng pháp Phật Giáo Việt Nam không phải chưa làm việc này. Nhiều Tăng, Ni và cư Sĩ Việt Nam đã giảng Phật Pháp cho nhiều người dân bản xứ, mà trường hợp nổi bật nhất là Thiền Sư Nhất Hạnh. Nhưng, Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại vẫn chưa có kế hoạch hoằng pháp quy mô đối với thành phần này. Chúng con mong là trong Đại Hội này chúng ta có thì giờ để thảo luận vấn đề này kỹ lưỡng.

 

V/ Một Số Đề Nghị

 

Để cụ thể hóa những gì đã được trình trên, chúng con xin đề nghị một vài công tác Phật sự mà chúng ta có thể làm được như sau.

1/ Đề nghị chư vị Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp của 4 Giáo Hội thuộc Văn Phòng Điều Hợp Liên Châu gồm GHPGVNTNHN tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, GHPGVNTN Âu Châu, GHPGVNTNHK, và GHPGVNTNHN tại Canada cùng phối hợp Phật sự hoằng pháp qua thông tin cũng như qua các chuyến công tác hoằng pháp.

2/ Đề nghị các Tổng Vụ Hoằng Pháp của 4 Giáo Hội thành lập Ban Soạn Thảo cẩm nang hay tài liệu hoằng pháp để dùng vào công tác hoằng pháp tại hải ngoại.

3/ Tổng Vụ Hoằng Pháp của từng Giáo Hội trong 4 Giáo Hội nên thành lập Ban Giảng Sư và phối hợp với các chùa, đơn vị cơ sở trong Giáo Hội để phân phối giảng sư đến từng đơn vị cơ sở thực hiện công tác hoằng pháp như thuyết giảng, hướng dẫn tu học khi có nhu cầu.

4/ Khuyến thỉnh chư Tăng, Ni trẻ có khả năng Anh ngữ gia tâm vào công tác hoằng pháp cho giới trẻ Việt Nam và người bản xứ. Hoặc chư Tăng, Ni trẻ xin phát tâm học tập và trau dồi vốn liếng Anh ngữ để giúp sức cho công tác hoằng pháp đối với giới trẻ Việt Nam và người dân bản xứ.

 

VI/ Kết Luận

 

Từ lúc ra hải ngoại tới nay đã bốn thập niên, đây là lần đầu tiên cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại có cơ hội ngồi lại để cùng nhau thảo luận và đề ra một số công tác Phật sự để góp phần vào công cuộc hoằng pháp.

Quang lâm tham dự trong Đại Hội này có chư tôn Trưởng Lão, chư tôn Hòa Thượng là những bậc kỳ túc trong cộng đồng Tăng Già Việt Nam hải ngoại với bề dày thời gian và kinh nghiệm hoằng pháp, chúng con kính mong chư tôn đức Tăng, Ni vì đại nguyện hoằng pháp độ sinh xin chỉ giáo, thảo luận và đề ra những phương pháp khả thi để làm phong phú sứ mệnh hoằng pháp và làm cho Phật Giáo Việt Nam ngày càng xán lạn hơn tại hải ngoại. Kính mong quý đại biểu hết lòng đóng góp ý kiến cho Phật sự trọng đại này.

Trân trọng tri ân quý ngài và kính chào quý liệt vị.

 

Nam Mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát

 

Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada, ngày 7 tháng 10 năm 2016

 

Tỳ Kheo Thích Tâm Hòa

Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTNHN tại Canada

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2016(Xem: 9065)
HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG BỬU - Tự TRÍ BIỆN Hiệu MINH TRÍ - Đệ Nhị Trú Trì Tu Viện Nguyên Thiều - Giám luật – Giáo thọ Trường Trung Cấp Phật Học Bình Định Thôn Đại Lễ, Xã Phước Hiệp, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định. Qua thời gian lâm bệnh, Hòa thượng đã thuận thế vô thường thâu thần thị tịch vào lúc: 00 giờ 55 phút, ngày 01 tháng 05 năm 2016 (Nhằm ngày 25 tháng 03 năm Bính Thân), tại Tu viện Nguyên Thiều. Trụ thế 73 năm – Tăng lạp 44 năm. - Lễ Nhập Kim Quan vào lúc 15 giờ 00 phút, ngày 01 tháng 05 năm 2016. (ngày 25 tháng 03 năm Bính Thân) - Lễ Viếng bắt đầu vào lúc 19 giờ ngày 01 tháng 05 đến 19 ngày 03 tháng 05 năm 2016 (từ 25-27 tháng 03 năm Bính Thân). - Lễ Nhập Bảo Tháp vào lúc 08 giờ 30 phút, ngày 04 tháng 05 năm 2016 (ngày 28 tháng 03 năm Bính Thân) trong khuôn viên Tu viện Nguyên Thiều.
28/04/2016(Xem: 8737)
Năm 2013 vừa qua, chúng ta vừa cử hành trọng thể Lễ Kỷ Niệm 50 năm Bồ Tát Quảng Đức khắp nơi trên thế giới. Một con người vĩ đại với một hy sinh vĩ đại vì tiền đồ đạo pháp và dân tộc, không bút mực nào tả xiết, không có sự hy sinh nào có thể sánh bằng, thật như lời thơ của thi sĩ họ Vũ: “Một Mặt Trời Mới Mọc“.
25/04/2016(Xem: 12995)
Hôm nay Thứ bảy 23/4/2016, Chúng con môn đồ pháp quyến, đệ tử cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni quang lâm Chùa Duyên Giác, San Jose, CA, USA. Chứng Minh Lễ tưởng niệm Cung tiến Giác Linh cố Thượng Tọa Thích Minh Phát, Lễ Giổ tưởng niệm Ân Sư lần thứ 20, có sự Chứng Minh của Chư Tôn Đức: HT. Thích Minh Đạt, HT. Thích Thái Siêu, HT. Thích Nhựt Huệ, TT. Thích Tâm Phương, TT. Thích Đồng Trí, TT. Thích Minh Thiện, cùng Chư Tôn Đại Đức Tăng, Quý Sư Bà, TN. Nguyên Thanh, NS. TN. Như Phương, Ns. Tn. Quảng Tịnh, cùng chư tôn đức Ni, đáp lời cung thỉnh quang lâm chứng minh hộ niệm. Môn đồ Pháp quyến Thành kính đảnh lễ tri ân Quý Ngài, sau đây những hình ảnh được ghi lại.
14/04/2016(Xem: 14413)
HT Tăng Giáo Trưởng còn nổi tiếng là người trực tánh, nói thẳng, nhất là việc phá tà hiển chánh, những điều trái ý nghịch lòng HT ít khi giấu kín trong lòng. Một lần nọ, HT đến dự hội thảo về Giáo Dục tại Victoria Uni do GS Phan Văn Giưỡng mời, trong hội nghị trường có trên 20 Giáo Sư Đại Học khắp thế giới, một bà giáo sư đến từ Anh Quốc đứng lên chỉ trích giáo lý Bát Chánh Đạo của Phật Giáo, ý nói rằng Giáo lý này có gì hay ho đâu mà mỗi lần đến hội nghị cứ nghe các đại diện PG cứ nhắc đi nhắc lại hoài, thật là nhàm chán. HT Tăng Giáo Trưởng không dằn lòng được sự chỉ trích vô minh này, Ngài đã đứng lên hỏi ngay " thưa GS, GS làm nghề gì ? tôi dạy học " , " học trò của GS có hiểu bài GP giảng không ? có, vậy GS có đi ăn trộm không ? bà GS há hốc mồm khi nghe câu hỏi chói lỗ tai này. Nhưng HT đã chúc mừng bà GS đã sống theo giáo lý chánh nghiệp, chánh mạng, chánh ngữ, chánh tư duy của Bát Chánh Đạo rồi mà không hề biết, cả hội trường đều vỗ tay tán thán HT và bà GS sau đó đã đến xin lỗ
12/04/2016(Xem: 12583)
Trong phiên họp của Hội Đồng Điều Hành của GH vừa qua tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 15 tại Sydney, đã quyết định tổ chức Đại Lễ Tri Ân nhị vị Hòa Thượng Trưởng Lão của Giáo Hội là Trưởng Lão Tăng Giáo Trưởng HT Thích Huyền Tôn và Trưởng Lão Chứng Minh Đạo Sư HT Thích Như Huệ. Buổi lễ sẽ tổ chức long trọng trong dịp Chư Tôn Đức về dự Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17 của GH tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Để cho buổi lễ tri ân được thập phần viên mãn, Ban Biên Tập Trang Nhà Quảng Đức xin gởi Thư Ngỏ này tha thiết kính thỉnh Chư Tôn Đức và quý Phật tử gần xa, hoan hỷ viết bài (thơ, văn, cảm niệm...) và gởi hình ảnh lưu niệm về nhị vị Trưởng Lão Hòa Thượng, nhất là những hình ảnh mang tính lịch sử như Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chùa, các Khóa Tu, các kỳ Lễ lớn trong năm... tất cả những tài liệu này đều quý báu, ghi đậm dấu ấn bước chân hoằng pháp lợi sinh của nhị vị Trưởng Lão. Xin quý Ngài và quý vị hoan hỷ gởi tài liệu qua email: [email protected] trước ngày 20-04-2016 để Ban
26/03/2016(Xem: 8290)
Viên Giác tự – Chùa xưa còn đó mà Thầy đã quãy dép quy Tây Chùa Viên Giác tọa lạc trên một khu đất rộng trên đồi cao tại Cầu Đất, xã Xuân Trường, Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố ngàn hoa khoảng chừng 30 km về hướng Đông Nam, trên độ cao 1650 m. Điểm nhấn của Cầu Đát có đồi chè với màu xanh ngắt ngút ngàn là một trong hai điểm đến mới nổi cực kỳ thu hút khách du lịch Đà Lạt tới tham quan. Trải dài trên diện tích 230 ha, đồi chè Cầu Đất dễ khiến những tín đồ của màu xanh lá phải bàng hoàng ngỡ ngàng trước cảnh sắc “đất xanh ngắt, trời xanh trong”. Thêm vào đó, không gian yên tĩnh, không khí mát lành cùng hương gió vấn vương vị chát chát đặc trưng của chè càng khiến Cầu Đất thêm phần hấp dẫn và lôi cuốn. Năm ở độ cao khoảng trên 1000m so với mực nước biển nên cảm nhận đầu tiên khi dừng chân tại chùa Viên Giác – Cầu Đát chính là nền nhiệt khác hẳn với quãng đường bạn đã băng qua trước đó. Vừa đến chân đồi việc đầu tiên cảm nhận được chính là sương mù. Đặc biệt vào nhữn
21/03/2016(Xem: 10050)
Chùa Đức Viên được Sư Bà Đàm Lựu sáng lập vào năm 1980. Sư Bà người làng Tam xá, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, Việt Nam. Xuất gia từ nhỏ tại chùa Cự Đà, năm 1951, Sư Bà thọ giới Tỳ kheo ni tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 1952, Sư Bà học đạo tại chùa Dược Sư, Sài Gòn. Năm 1964, Sư Bà đi du học ở Tây Đức. Năm 1979, Sư Bà đến Hoa Kỳ. Năm 1980, Sư Bà về thành phố San Jose hành đạo và sáng lập chùa Đức Viên. Sau 19 năm tận tụy, chăm lo việc đạo, việc đời, Sư Bà quy Tây năm 1999. Việc tiếp tục kiến tạo ngôi già lam trang nghiêm, an tịnh, nổi tiếng được các Ni sư Đàm Nhật, Ni sư Đức Hòa cùng Ni chúng và quý Phật tử tín tâm thực hiện trong nhiều năm qua.
11/03/2016(Xem: 29269)
Tin từ Thượng Tọa Thích Nguyên Đạt, Chùa Việt Nam, Texas, hôm Thứ Năm, 10-3-2016, cho biết rằng Thầy Thích Nhuận Châu, tại Thành Phố Tampa, Florida đã tịch vì tai nạn xe. Theo bản tin của trang mạng Đài Truyền Hình Bay News 9 hôm Thứ Tư, 9-3-2016, được cập nhật hôm Thứ Năm, 10-3, chi nói đến một người đàn ông 40 tuổi mà không cho biết danh tánh là ai, nhưng tin từ Thầy Nguyên Đạt cho biết đó là Thầy Thích Nhuận Châu. Sau đây là bản dịch tin của trang mạng Bay News 9.
17/02/2016(Xem: 8638)
Hoà thượng Thích Giải Trọng thế danh là Đinh Quý, sinh ngày mồng 06/11/Bính Tuất tại làng Ngọc Tứ, xã Thanh Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là thôn Ngọc Liên, xã Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Con ông Đinh Tín, pháp danh Như Tín và bà Đoàn Thị Giảng pháp danh Thị Thuyết, một gia đình có truyền thống Phật Giáo. Hoà Thượng là con thứ 4 trong gia đình có 6 người anh em, 3 trai và 3 gái.
01/02/2016(Xem: 22620)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 51 , tháng 2 năm 2016, • THƯ TÒA SOẠN, trang 2 • NGÀY XUÂN - LỄ PHẬT ĐẦU NĂM (Nguyên Siêu), trang 3 • HUYỀN NGHI, ÂM HƯỞNG, HOÀI CẢM (thơ Phù Du), trang 4 • Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC (Tuệ Như), trang 5 • TRÀ KHUYA & TRĂNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 6 • ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN HÁI LỘC (Pháp Hỷ), trang 7 • ĐẦU XUÂN KÍNH NGUYỆN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 • MÙA XUÂN HOA NGHIÊM (Nguyễn Thế Đăng), trang 9 • BẢN HOÀI CỦA TU SĨ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 11 • BIỂN VÀ THƠ (thơ Minh Lương), trang 12 • SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM (Thích Thái Hòa), trang 13
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]