Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Sử Trưởng Lão Hòa Thượng Bửu Chơn

30/07/201612:55(Xem: 10128)
Tiểu Sử Trưởng Lão Hòa Thượng Bửu Chơn


ht buu chon 1
TIỂU SỬ 
TRƯỞNG LÃO
HÒA THƯỢNG BỬU CHƠN

 (25/10/1914 ‒ 21/9/1979)


Cố HT. Bửu Chơn tên thật Phạm Văn Tông, sinh ngày 25/10/1914, tại làng An Hội ‒ Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ngài là con của cụ ông Phạm Văn Dư và cụ bà Lê Thị Dương. Tuổi thơ, ngài học ở trường làng,  trường Tây, nhờ siêng năng, chăm học nên đã đậu bằng Preme. Năm 1930, ngài sang Nam Vang làm công chức trong cơ quan Việt Nha địa chính.

Ngài có 7 năm làm công chức ở đất nước chùa tháp ‒ Campuchia trong môi trường đạo đức nên thời gian rảnh ngài nghiên cứu các đạo giáo. Một ngày kia, ngài gặp người bạn thân Lê Văn Giảng giới thiệu về Phật giáo Nguyên Thủy. Ngài tìm hiểu xem kinh, đọc sách Phật giáo Nguyên Thủy bằng tiếng Anh, Pháp và Campuchia. Ngài ngộ ra một điều là Phật giáo người Campuchia đang tu chính là Phật giáo nguyên chất, Phật giáo nguyên thủy. Hình ảnh chư tăng trì bình khất thực mỗi ngày, chùa tháp nguy nga tráng lệ ở Campuchia cộng với pháp độ chủng tử tiền kiếp của ngài nên ngài quyết định từ bỏ tất cả để chọn con đường xuất gia tu giải thoát.

Năm 1937, ngài xuất gia sa di tại chùa Lankar.

Năm 1940, thầy tế độ - Hòa thượng Trụ trì chùa Lankar - nhận thấy oai nghi chánh hạnh, chuyên cần trong thiện pháp, giới luật trang nghiêm của sa di nên Hòa thượng cho tu lên bậc trên - tỳ khưu - vào lúc 10 giờ, ngày 9/7/1940 (nhằm ngày 21/6/1940 âl) tại chùa Lankar. Thầy bổn sư là Hòa thượng Sirīsammativansa, thầy yết ma Sirīpañña.

Sau khi xuất gia, Hòa thượng cho đề mục thiền định. Ngài xin thầy vào trong rừng núi ở Nam Vang để tu thiền và hành trì pháp môn đầu đà. Hơn 10 năm ngài sống hạnh đầu đà, nghiêm trì giới luật, ngày đêm chuyên chú tham thiền, ngày ăn một buổi ngọ đúng theo giới luật Phật giáo Nguyên Thủy.

Năm 1951, một số Phật tử Việt Nam nghe tiếng và hâm mộ đã thỉnh ngài về Việt Nam để truyền bá Phật giáo Nguyên Thủy.

Năm 1952, ngài xuất ngoại sang Tích Lan nghiên cứu Phật học 2 năm ở trường Dhamma Ducla Viddhyalada. Dịp này, ngài đã sang Ấn Độ chiêm bái các thánh tích và khi trở về nước, ngài đã cung thỉnh một số ngọc xá lợi của Đức Phật do các giáo hội Tích Lan tặng để xây dựng bảo tháp tôn thờ ở Việt Nam.

Năm 1954, ngài làm trưởng đoàn tham dự hội nghị Kết tập Tam tạng Pāli lần thứ VI tại Rangoon ‒ Miến Điện.

Năm 1956, ngài dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ VI cũng tại Rangoon ‒ Miến Điện. Trong dịp này, ngài đã đại diện cho Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam nhận ngọc xá lợi do Bộ trưởng Bộ Lễ Miến Điện trao tặng.

Năm 1957, ngài đứng ra vận động sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và được cử làm Tăng thống Ban Chưởng quản lâm thời. Cũng năm đó, ngài đại diện Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam dự lễ kỷ niệm 2550 năm của Phật giáo tại Phnôm Pênh ‒ Campuchia.

Năm 1958, ngài làm trưởng đoàn dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần IV tại Myanmar và Hội nghị Triết học tại New Delhi ‒ Ấn Độ. Cũng năm đó, ngài dự Hội nghị Lịch sử của Tôn giáo Thế giới lần IX tại Đông Kinh Nhật Bản.

Năm 1960, ngài được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới trong kỳ đại hội lần V tại Thái Lan và dự Hội nghị Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần X tại Tây Đức. Nhân dịp này, ngài chu du ở Anh, Ý, Pháp để nghiên cứu các tổ chức Phật giáo tại các nước này.

Năm 1961, ngài dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần VI tại Campuchia với tư cách là Phó Chủ tịch. Trong hội nghị này, Ngài được bầu vào chức vụ Cố vấn Tinh thần tối cao và vĩnh viễn cho Hội Phật giáo Thế giới.

Năm 1962, ngài đắc cử Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam khóa III. Trong nhiệm kỳ này, ngài khởi sự vận động xây dựng bảo tháp xá lợi tại núi Lớn Vũng Tàu, ngày nay gọi là Thích Ca Phật Đài. Ngoài ra, ngài còn tặng xá lợi Phật để thờ tại Đà Nẵng, Huế, Hậu Giang.

Năm 1963, trong mùa Pháp nạn, ngài được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo đấu tranh cho quyền tự do tín ngưỡng và đã bị Diệm ‒ Nhu bắt giam hơn 1 tháng.

Năm 1964, ngài hướng dẫn phái đoàn tham dự Hội nghị Phật giáo thế giới lần VII tại Ấn Độ.

Năm 1965, ngài được bầu làm Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới địa phương tại Tân Gia Ba và tham dự hội nghị thành lập Giáo hội Tăng già tại Tích Lan.

Năm 1966, ngài làm trưởng phái đoàn tham dự hội nghị Phật giáo Thế giới lần VIII tại Thái Lan.

Năm 1967, ngài bị bịnh sỏi thận, sỏi mật nên phải giải phẫu tại bịnh viện Grall. Từ đó, sức khỏe của ngài sút kém và bịnh tái phát nhiều lần. Tuy vậy, năm 1968, ngài tham dự Hội nghị Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần XII tại Jerusalem ‒ Do Thái.

Năm 1972 đến 1975, ngài được tri cử vào chức vụ Phó Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam trong hai khóa VIII và IX.

Năm 1975, ngài tham gia vào ban liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố và được tri cử vào chức vụ Phó Chủ tịch.

Năm 1977, ngài đắc cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố.

Năm 1979, ngài được thỉnh vào chức vụ Cố vấn Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam khóa XI. Ngài là một học giả biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Cao Miên, Miến Điện, Tích Lan, Trung Hoa, Pháp, Anh, Ý và Đức. Dĩ nhiên, môn cổ ngữ Pāli là môn ngài rất thông thạo.

Đối với đạo pháp, mặc dù nhiều Phật sự đa đoan, ngài vẫn dịch một số kinh sách như cư sĩ Thiện Thành, Tứ thanh tịnh giới, Pháp xa, Chuyển pháp luân, Bồ tát khổ hạnh, Hàng rào giai cấp, Niệm thân, Chánh giác tông, Tội ngũ trần, Chuyện ngạ quỷ, Quả báo sa môn, Nhân quả liên quan, Kho tàng pháp bảo, Pháp đầu đà, Văn phạm PāliTà kiến chánh kiến, Hội nghị quốc tếĐịnh luật thiên nhiên của vũ trụ và quyển cuối cùng là Từ điển Pāli.

Đối với dân tộc, ngài đã đóng góp công sức vào cuộc đấu tranh chống Mỹ ngụy đòi tự do dân chủ. Sau ngày giải phóng, mặc dù tuổi cao sức yếu, ngài vẫn cố gắng đem hết nhiệt tình phục vụ dân tộc, đạo pháp và chủ nghĩa xã hội, tích cực vận động đoàn kết giới Phật giáo, đoàn kết dân tộc, đoàn kết cùng các tôn giáo bạn, thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, nhằm xây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ngày 17/9/1979, mặc dù sức khỏe yếu, bịnh cũ có triệu chứng tái phát, ngài vẫn vì nghĩa tình quốc tế cao cả và đạo Phật xứ thầy, nhận lời mời của Ủy ban Trung ương Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, ngài làm trưởng đoàn đại biểu Phật giáo Việt Nam thăm hữu nghị Campuchia, và dự lễ Donta Chumbanh tại Phnôm Pênh. Buổi lễ lớn nhất của dân tộc Campuchia góp phần cùng cách mạng Campuchia bước đầu phục hồi lại đạo Phật và ngày lễ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Campuchia đã bị bọn Pôn-pốt Ieng-sa-ry hủy diệt trong 4 năm qua. Ngày 17/9/1979, bịnh cũ đột phát trầm trọng, đến 2 giờ sáng ngày 21/9/1979, ngài an nhiên viên tịch hưởng thọ 65 tuổi đời và 39 tuổi hạ.

Mấy dòng, chúng tôi muốn nói lên lòng tri ân và kính phục của chúng tôi đối với vị cao tăng của Giáo hội. Kính xin giác linh của ngài từ bi hỷ xả và hộ trì cho toàn thể tăng tín đồ của Giáo hội được luôn luôn tinh tấn trên đường phụng sự đạo pháp và dân tộc.

 ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 8855)
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, vương triều Trần (1226-1400) được tôn vinh là triều đại sáng chói nhất thể hiện qua những chiến công hiển hách thắng giặc ngoại xâm cũng như chính sách hộ quốc an dân đã tổng hợp được sức mạnh của toàn dân ta cùng với vua quan trong việc bảo vệ và phát triển đất nước vô cùng tốt đẹp.
23/10/2010(Xem: 12231)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 15459)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
22/10/2010(Xem: 6792)
Chuông ngân chùa xẩm nắng Hương quyện áo tràng bay Trăm tám vì sao rạng Xoay tròn đôi 1óng tay Mười phương cây lặng gió Năm sắc hồ trôi mây Làn nước lên đầu núi Ánh vàng tràn đó đây.
21/10/2010(Xem: 8019)
Trong cõi nhân gian mịt mù tăm tối vì vô minh và phiền não, sự xuất hiện của một bậc chân tu đạo hạnh để dìu dắt con người trên đường tìm về giác ngộ và giải thoát, quả thật không khác gì một vì sao sáng trên bầu trời làm định hướng cho lữ hành trong đêm tối. Trong ý nghĩa này, Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn là một vì tinh tú sáng rực.
20/10/2010(Xem: 5930)
Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
19/10/2010(Xem: 12342)
Sáng ngày 22.01 Quý Tỵ (03.03.2013) tại Tổ đình Tường Vân, tổ 16, khu vực 5, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, Chư Tôn đức Tăng Ni trong sơn môn pháp phái Tường Vân đã đã trang nghiêm trọng thể tổ chức Lễ Tưởng niệm 40 năm ngày Đức Trưởng lão Đệ Nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết viên tịch.
16/10/2010(Xem: 8473)
Ấn tượng khó quên mà lần đầu tiên tôi gặp Thầy Phạm Công Thiện là Thầy đã khuyên tôi nên tinh tấn tu tập, thực hành lời Phật dạy và niệm Phật. Lần đó là vào giữa năm 1991, nửa năm sau khi tôi từ New York dời về Cali để sống, tại Chùa Diệu Pháp, thành phố Monterey Park, Los Angeles. Trong đầu tôi, trước khi gặp Thầy, mường tượng ra một Phạm Công Thiện hiên ngang và nói thao thao bất tuyệt về triết học Tây Phương, về Trung Quán, về Bát Nhã, v.v... Nhưng không, tất cả những suy nghĩ viễn vông và mộng tưởng đó đều bị sụp đổ tan tành khi tôi ngồi đối diện với Thầy Phạm Công Thiện trong một căn phòng nhỏ ở Chùa Diệu Pháp. Thầy Phạm Công Thiện, với dáng điệu từ tốn, khiêm cung, trầm lặng, chỉ nói những điều hết sức bình thường, chỉ khuyên những điều hết sức phổ thông mà người Phật tử nào cũng thường nghe quý Thầy khuyên bảo như thế.
13/10/2010(Xem: 5329)
Bữa tôi ra mắt sách tại Orlando, cựu Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh, Hội Trưởng Hội Cao Niên Orlando và Vùng Phụ Cận, có nhắc tôi là bài "Nhà Sư Của Tôi" (NSCT) trong cuốn tạp văn "Viên Đạn Cuối Cùng" còn thiếu nhiều chi tiết. Tôi cảm ơn cụ Quỳnh và hứa là nhân dịp Tân Niên Canh Thìn (y2k) tức Năm Rồng đầu thiên niên kỷ mới, tôi sẽ kể thêm về những câu chuyện tại Trại "cải tạo" Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
12/10/2010(Xem: 8209)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]