Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Nói Đầu

30/07/201612:55(Xem: 5557)
Lời Nói Đầu

LỜI NÓI ĐẦU

Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957. Suốt cuộc đời ngài hoằng dương Chánh pháp, lập chùa, đào tạo tăng tài, dịch kinh, viết sách, tham gia những hội nghị quốc tế trên thế giới cho đến ngày viên tịch. Ngài viên tịch trong chuyến công tác Phật sự khá quan trọng tại Campuchia, đó là làm trưởng phái đoàn Việt Nam sang nước bạn Campuchia để phục hồi Phật giáo Campuchia, tái xuất gia cho 8 sư sãi sau nạn diệt chủng Pôn-pốt năm 1979. Ngài viên tịch do bịnh cũ tái phát.

Ngày 27/2/1979 - 27/2/2016, Việt Nam và Campuchia tổ chức kỷ niệm 37 năm ngày đất nước Campuchia hoàn toàn giải phóng, thoát khỏi nạn diệt chủng Pôn-pốt. Quyển Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn xuất bản vào dịp này, nhằm tôn vinh nhân cách một vị Hòa thượng cả cuộc đời phụng sự cho đạo pháp và dân tộc. Dịp này, chúng tôi bày tỏ một số cảm nghĩ nhằm tôn vinh công đức của Hòa thượng ân sư và giới thiệu cho hàng hậu học biết thêm về nhân cách, đạo đức, giới hạnh và những cống hiến cao cả của Hòa thượng.

Về tu hành, ít có nhà sư nào xuất gia chọn pháp môn đầu đà khổ hạnh. Hòa thượng Bửu Chơn có hơn 10 năm sống ở rừng, ở núi thực hành 13 pháp đầu đà trong Phật giáo Nguyên Thủy. Những năm tháng tu khổ hạnh, chỉ sử dụng tam y và bình bát, tu tập tam vô lậu học, sống hòa đồng với thiên nhiên, các loài cầm thú ở trong núi rừng là bạn của ngài. Ngài cũng không sợ những loài cầm thú và những loài cầm thú cũng không sợ ngài do năng lượng từ bi bác ái của ngài.

Về pháp môn tu học, ngài chọn đề mục Arahan – Đức Phật trọn lành. Đây là đề mục tu thiền nhập định trong thời gian tu đầu đà ở núi rừng Campuchia và là pháp môn tu niệm trong suốt cuộc đời tu của ngài. Pháp môn tu này, Hòa thượng Hộ Tông, vị khai sáng Phật giáo Nguyên Thủy, cũng áp dụng tu tập và truyền dạy cho hàng đệ tử cho tới tận ngày hôm nay. Chúng tôi có duyên học pháp môn này với Hòa thượng lúc theo học đạo với ngài. Đến nay, Hòa thượng đã mất hơn 37 năm, tôi vẫn liên tục hành trì pháp môn này và hướng dẫn cho tăng ni Phật tử tại chùa Phổ Minh tu học hằng ngày. Lợi ích của pháp môn này giúp cho người thực hành bớt đi bịnh tật và có một năng lượng phi thường, tà ma, phi nhân không quấy phá, gia đình hạnh phúc, hanh thông.

Về Phật giáo quốc tế, ngài thường xuyên tham dự những hội nghị quốc tế trên thế giới, giới thiệu hình ảnh Phật giáo Việt Nam và người Việt Nam đến với bạn bè năm châu trên thế giới. Ngài đi dự nhiều hội nghị trên thế giới nhưng không biết mệt mỏi, có khi một năm ngài dự hội nghị gần 20 lần. Ngài xem tham dự hội nghị là hình thức hoằng truyền Chánh pháp hữu hiệu nhất, giới thiệu Phật pháp, văn hóa Việt Nam, đạo Phật Việt Nam đến với tầng lớp trí thức trên thế giới. Nhờ hoạt động tích cực như vậy, các nước Phật giáo trên thế giới bầu và suy tôn ngài là Cố vấn Phật giáo Tinh thần vĩnh viễn trên thế giới.

Về văn hóa, ngài quả thật là một bậc thầy bận rộn việc Giáo hội và Phật sự quốc tế nhưng ngày đêm vẫn cặm cụi phiên dịch, sáng tác hơn 20 tác phẩm. Toàn bộ những tác phẩm ấy đã được sưu tập, trình bày và giới thiệu đầy đủ trong quyển Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn. Chúng ta đọc những tác phẩm của Hòa thượng thấy có rất nhiều thể loại khác nhau như từ điển, kinh tụng, giới luật, v.v… Xem qua những tác phẩm trên, cảm nhận một điều về sự siêng năng, cần cù, chịu khó, thức khuya dậy sớm mới hoàn thành những tác phẩm có giá trị đó để hướng dẫn cho Tăng, Ni, Phật tử Phật giáo Nguyên Thủy tu học vào thời kỳ mới du nhập.

Về xây dựng chùa tháp, chùa Phổ Minh, chùa Phước Hải - Tiền Giang, chùa Phước Hải - Vũng Tàu, v.v… là do ngài trực tiếp xây dựng và sáng lập. Ngày nay, chúng ta đi thăm lại những ngôi chùa này thấy có nét kiến trúc giống nhau, mái chùa được xây dựng theo hệ thống cổ lầu, có tháp 3 tầng, hoa văn họa tiết nhẹ nhàng, thanh thoát, nội thất bên trong gọn gàng, tao nhã, trang nghiêm. Qua những ngôi chùa trên, chúng ta thấy ngài cũng rất quan tâm đến kiến trúc xây dựng. Qua đường nét kiến trúc của mái chùa đã thể hiện được tinh thần dân tộc Việt của ngài rất cao. Tuy ngài xuất gia ở Campuchia, học Phật pháp ở Thái Lan, Tích Lan, v.v… nhưng chùa tháp do ngài xây dựng rất Việt Nam và không bị ảnh hưởng bởi các quốc gia mà ngài học đạo.

Về hoằng pháp, ngài là một vị pháp sư lỗi lạc, có lối giảng pháp khá độc đáo, giúp cho người nghe dễ lãnh hội giáo lý nhà Phật. Những buổi giảng của Hòa thượng không thuyết giảng dài, không quá 60 phút, trình bày những giáo pháp căn bản, dễ hiểu, thực tế, gần gũi với cuộc sống gia đình và xã hội, giúp người nghe dễ ứng dụng Phật giáo trong đời sống thực tiễn.

Về Phật giáo Nguyên Thủy, ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam, vị Tăng thống đầu tiên, Ban Chưởng quản lâm thời Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam. Ngài có khoảng 3 nhiệm kỳ làm Tăng thống trong số 11 nhiệm kỳ Tăng thống của Giáo hội Tăng già Việt Nam. Những nhiệm kỳ ngài làm Tăng thống, ngài đưa ra những phương hướng để đào tạo tăng tài như đưa các tăng, ni ra hải ngoại du học, đẩy mạnh việc hoằng pháp ở đa phương diện, cho mở nhiều đạo tràng thuyết pháp, ký những thông tư mở pháp hội vào những ngày chủ nhật. Sau năm 1975, ngài tham gia Phó Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ban này là tiền thân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay.

Nhân xuất bản quyển Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn, chúng tôi chỉ gợi nhớ những nét nổi bật của ngài đã trình bày ở trên, nhằm để dâng lên giác linh của Hòa thượng – tấm gương suốt cuộc đời phụng sự đạo pháp, dân tộc. Cuộc đời, đạo hạnh của ngài đã cống hiến quá nhiều, không bút mực nào có thể diễn tả hết được những hành động của ngài đã cống hiến. Ngài đã yên giấc nghìn thu, 37 năm trôi qua, ngày nay viết về ngài với những dòng cảm xúc trong tâm khảm của chúng con đã trào dâng về những ngày xưa sống bên Hòa thượng, những lời dạy của ngài vẫn còn in sâu trong tâm. Sự nghiệp của ngài để lại, chúng con đã kế thừa và phát huy, đó là một phần nào đáp đền công ơn giáo dưỡng của ân sư. Nhiều khi Phật sự đa đoan, đôi lúc chúng con cũng muốn lùi bước để an phận cho đời tu nhưng nghĩ đến công đức cống hiến và phụng sự đạo pháp, dân tộc của Hòa thượng, giúp cho chúng con tăng thêm nghị lực và sức mạnh.

Xin tán dương Đại đức Thiện Minh và những Tăng, Ni, Phật tử Tổ đình Bửu Quang đã dày công sưu tập tác phẩm của Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn để giới thiệu đến chư tôn đức trong Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, các Ban Trị sự 62 tỉnh thành, quý giáo sư, những nhà nghiên cứu, những nhà khoa học và bạn đọc gần xa.

Chúng tôi xin được phép giới thiệu quyển Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn, nhằm để tri ân và tôn vinh tấm gương sáng của ngài đã suốt đời vì đạo pháp và dân tộc Việt Nam cho đến hơi thở cuối cùng. Kính chúc chư tôn đức và toàn thể quý vị thân tâm an lạc, cát tường như ý.

Ngày 29 tháng 2 năm 2016

Hòa thượng Thích Thiện Tâm

Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

 Trưởng Phân ban Tăng sự Phật giáo Nam Tông Kinh,

 Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVNTPHCM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2018(Xem: 15479)
Khấp Báo Huynh Trưởng Cấp Dũng Tâm Nghĩa vừa qua đời tại Cali, Hoa Kỳ
10/01/2018(Xem: 11634)
Viên dung hạnh nguyện Bồ Đề, Thong dong giữa cõi, lối về phương duyên. Thác duyên giữa chốn lam thiền, Kim Liên hầu Phật, tịch chiên kinh huyền.
06/01/2018(Xem: 9300)
Chúng tôi có duyên được gặp ông Lý Đại Nguyên từ những năm cuối thập niên 1950, khi đến tham dự những buổi nói chuyện về những vấn đề văn hóa, chính trị và văn nghệ vào những ngày chủ nhật tại Đàm Trường Viễn Kiến (nhà ông Nguyễn Đức Quỳnh trong hẻm cạnh chùa Giác Minh của thượng tọa Thích Tâm Châu, đường Phan Thanh Giản). Khi nhập vào Đàm Trường này, chúng tôi còn là học sinh đệ tứ, đệ tam trường Chu Văn An, nhưng được nghe nhiều nhà văn, nhà báo thuyết trình đủ thứ đề tài , trong đó tôi còn nhớ là thường gặp luật sư Nghiêm Xuân Hồng, nhà văn Mặc Đỗ, nhà báo Hồ Nam, nhạc sĩ Phạm Duy, mấy nhà văn nhóm Sáng Tạo, và mấy người trẻ lớp tuổi tôi như Phan Lạc Giang Đông, Phạm Thiên Thư, Lê Triều Quang... Nhà văn hóa Nguyễn Đức Quỳnh, chủ nhà và người chủ trương Đàm Trường Viễn Kiến, với bộ bà ba nâu, trán cao, dáng thanh thoát thường góp nhiều ý kiến trong những buổi nói chuyện, và người thứ nhì là Lý Đại Nguyên, dáng thư sinh, mặc bộ bà ba trắng thường tổng kết những đề tài thảo luận. Tro
29/12/2017(Xem: 23251)
Giáo Sư Trần Quang Thuận, Pháp danh: Tâm Đức Tự: Trí Không Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1930 tại Huế. Đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Du học và tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Anh. Cựu Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cựu Nghị sĩ Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa. Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hội Ái Hữu Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghiên Cứu Kế Hoạch GHPGVNTNHN-HK. Giám đốc Trung Tâm Học Liệu Phật Giáo, California, Hoa Kỳ. Đã cộng tác với nhiều báo chí Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.
19/12/2017(Xem: 6979)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân. Đặc biệt lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.”
17/12/2017(Xem: 70450)
Bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mỗi tập trên dưới 1.000 trang, mỗi trang độ 1.500 chữ, tổng cộng khoảng 4 triệu 500.000 chữ (Hán); thường được gọi là Đại Bát Nhã, mang số hiệu 220. Khoảng giữa năm 1973, theo quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng gồm 18 vị được thành lập với Hòa Thượng Trí Tịnh làm Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu làm Phó trưởng ban và Hòa Thượng Quảng Độ làm Tổng thư ký. Trong kỳ họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào những ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 nhằm thảo luận phương thức, nội dung và chương trình làm việc, Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm được Hội đồng phân công phiên dịch bộ Đại Bát Nhã 600 quyển này. Thực ra, Ngài đã tự khởi dịch bộ kinh này từ năm 1972 và khi được phân công, Ngài đã dịch được gần 100 quyển. Đây là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng, đã được Ngài dịch suốt 8 năm (1972-1980) mới xong và đã dịch theo bản biệt
15/12/2017(Xem: 88000)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138368)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
15/12/2017(Xem: 10273)
Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa, môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiết báo tin: Hòa thượng Thích Ngộ Trí. Chứng minh BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa. Trụ trì chùa Trường Thọ. Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 14 giờ ngày 12/12/2017 (25/10 Đinh Dậu) tại chùa Trường Thọ, tổ dân phố 10, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 75 năm, Hạ lạp: 47 năm.
27/11/2017(Xem: 23278)
Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã viên tịch vào lúc vào lúc 04h00 ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017) tại Quảng Hương Già Lam, 498/11 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, trụ thế 86 Xuân Thu, 62 Hạ Lạp. Lễ nhập Kim Quan được cử hành vào lúc 19h00, ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017). Kim Quan được tôn trí tại Quảng Hương Già Lam, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]