Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Bửu Thắng (1917-2001)

20/06/201616:59(Xem: 7938)
Hòa Thượng Thích Bửu Thắng (1917-2001)

 

HT Buu Thang

TIỂU-SỬ
HÒA-THƯỢNG THIỀN-SƯ

THƯỢNG BỬU HẠ THẮNG

VIỆN CHỦ CHÙA BỬU MINH THỊ XÃ GÒ CÔNG  TỈNH TIỀN GIANG.


NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT
NAM-MÔ BỬU MINH ĐƯỜNG THƯỢNG  LỊCH ĐẠI
TRUYỀN GIÁO TỔ SƯ TÁC ĐẠI CHỨNG MINH.


CHAO ÔI !


Đường sanh tử như vó câu qua cửa
Chùa BỬU-MINH vắng bặt bóng TÔN-SƯ
Thầy thâu thần lướt nhẹ chiếc thuyền từ
Rời uế độ vào Pháp-Thân Tịnh-Độ.

 

I -THÂN THẾ:


Hòa-Thượng pháp húy Nhựt-Thuận, Tự Thiện Lý hiệu Thích Bửu-Thắng thế danh Huỳnh-Văn-Giác., thuộc dòng LÂM-TẾ đời Gia Phổ thứ 41, là đệ tử của Tổ HỒNG-HOA.

Ngài sinh năm Đinh Tỵ (1917) tại Thị Xã GÒ-CÔNG Tỉnh TIỀN-GIANG. Thân phụ là cụ  HUỲNH VĂN THIỆT, thân mẫu là cụ ĐỖ-THỊ-THẾ. Ngài là con trai độc nhứt trong gia đình khá giả, nên thuở thiếu thời Ngài rất mực phong lưu, cầm, kỳ, thi, họa đều tinh thông nhưng sở trường là môn thi phú.


Nhân một dịp lên Sài-Gòn Ngài được xem vở tuồng về Lịch Sử Đức Phật, tâm hồn Ngài tự nhiên biến chuyển, thường suy tư trầm mặc, hình ảnh Đức Phật Thích Ca luôn xuất hiện trong tâm tưởng Ngài. Nhưng hột giống xa xưa vừa được khơi dậy thì lượng sóng của dòng đời cũng bắt đầu lôi cuốn. Theo quan niệm người xưa, quan trọng việc kế thừa hương quả. Năm 16 tuổi trên gương mặt của người thiếu niên còn rạng rỡ nét hồn nhiên thanh thản, Ngài vâng lệnh nghiêm đường tác thành hôn phối.Trong cuộc sống gia đình, tâm tư Ngài luôn luôn tư duy khắckhoải về cái gì ngoài nếp sống cuốn theo dòng đời. Sự thôi thúc trong tư tưởng mỗi ngày thêm mạnh.


II -XUẤT GIA:

Năm 24 tuổi (1941) Ngài quyết định bước theo chân Đức Phật, sắp xếp an bài gia nội xong. Ngài đến chùa PHƯỚC HỰU Huyện Gò Công Tây, biết duyên đời đã mãn, Hòa-Thượng HỒNG-HOA hứa khả tác lễ thế phát xuất gia.  Vốn bản chất thông minh, có trí nhớ tốt lại tinh tấn tu hành nên Ngài rất được Thầy thương bạn mến, sống trong Tăng chúng Ngài luôn luôn hòa với Huynh Đệ, đồng lao cộng khổ, không nài khó nhọc, bên trong thì miên mật dồi trao trí-tuệ thúc liễm thân tâm.
Năm 1944 Ngài được Hòa-Thượng Bổn-Sư truyền giới Cụ Túc Phương-Trượng ban cho pháp hiệu BỬU-THẮNG và nhận biết Ngài là bậc Pháp-khí nên Hòa-Thượng đặc truyền pháp môn vi diệu Thiền-Trực-Chỉ, pháp môn nầy bị thất truyền gần 200 năm nay, từ khi tổ LIỂU-QUÁN viên-tịch. Khi nghe thuyết giảng, chủng tử sẵn có như được khơi dậy Ngài lãnh hội rất nhanh và chợt bật lên hai câu kệ:


“Trực-Chỉ dừng ngay chỗ vọng sanh
Tức thì khổ hải biến thành Chơn-Như”.


Từ đó Ngài chuyên tâm miên mật không hề sao lãng, sáu năm ròng rã Ngài đã ngộ được tâm yếu của Thiền.
Thiền là vô ngôn là chỗ trực nhận, nhưng qua hai bài kệ lời lẻ  đơn sơ chất phác Ngài đã nương văn tự diễn tả được chỗ thênh thang rỗng lặng của Thiền.


BÀI 1

Trực-Chỉ dừng ngay thiện ác liền
Tức thì Bát-Nhã chiếu vô biên
Diệt sanh sanh diệt do tâm tạo
Khéo chớ dụng tâm Phật hiện tiền.


BÀI 2 

Lân lân lẻo lẻo bặt duyên ngàn
Rần rộ hoa lòng phát trổ quang
Sanh-tử đâu còn lo sợ nữa
Niết-Bàn tợ huyễn hết cưu mang.


Ngay đó Thầy trò tương ngộ, Hòa-Thượng ấn chứng cho Ngài là bậc chân truyền, là người nối truyền mạng mạch Như-Lai và  truyền bài kệ pháp phái.


NGUYÊN bổn cao minh siêu thế tục
LINH  thành đại đạo độ quần sanh
BỬU  truyền lý pháp Tam thiên giới
THẮNG  ý tu hành Bát-Nhã sanh.


Năm 1958 Thượng-Tọa trụ trì chùa Bửu-Lý viên-tịch Ngài được bổ nhiệm về giữ chức Trụ trì, nay là chùa Huệ-Quang ở tại thị xã Gò-Công. Tuy là một Trụ trì nhưng Ngài có một nếp sống rất là đạm bạc, Ngài thường thối thác những đám cúng tụng linh đình, những nghi lễ rườm rà trịnh trọng. Đối với Ngài lấy việc tọa thiền làm cơm áo, lấy trí huệ làm sự nghiệp tiến thân, thập phương tín thí thường gặp Ngài trong bộ đồ vải sờn vai sút gấu, cuộc sống thô-sơ đạm bạc giúp cho Ngài dễ dàng trui luyện đạo tâm.


Năm 1960 Ngài rời chùa Huệ-Quang về ấp Kim Liên thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang cất một thất lá ẩn dật tu hành cho tròn đạo hạnh và chùa Bửu-Minh được Ngài khai sơn từ đó. Cơ duyên lại đến cũng vào năm này. Ngài thâu nhận một người đệ tử đầu tiên Nam giới, từ đó hai Thầy trò tự lực cánh sinh, trong hoàn cảnh thật là kham khó mà Ngài vẫn bền tâm vững chí không một chút sờn lòng. Đây cũng là bước đầu trong giai đoạn hoằng đạo.


III -HÀNH ĐẠO


“Tự lợi là nhà, lợi tha là sự nghiệp” . Đó là phương châm của ngài trên bước đường vào đạo. Năm 1983 Đại-Đức Trụ trì tịnh-xá Ngọc-Thành Chợ-Lách tỉnh Bến-Tre thỉnh ngài về khai thiền, bài pháp ngài nói đầu tiên là :


“LUẬN THỨC CHỖ TU THIỀN”

và từ đó bước chân vân-du của Ngài thường được dừng lại tại các Chùa khác tỉnh Bến-Tre, để thuyết giảng cho những hành giả mến mộ tu thiền. Nội dung của những bài giảng càng sâu-sắc thì sự loan-truyền càng rộng rãi và bước chân của ngài lại cùng khắp.

Năm 1985 ngài được Hòa-Thượng Huệ-Hưng hiệu phó trường cao cấp Phật-học Việt-Nam, Viện-Trưởng Tu-viện Huệ-Quang Đầm Sen Thành-Phố Hồ-Chí-Minh mời về khai Thiền tại Tu-Viện. Đây cũng là điểm Ngài dừng bước vân du khá lâu (từ năm 1985 đến năm 1987) để khai Thiền-Trực-Chỉ. Ngót hai năm dài trong thời gian rất khó khăn vất vả, nhưng với hoài bão hoằng-pháp lợi sanh báo Phật ơn đức Ngài không nản chí sờn lòng. Tuổi đời càng cao, sức khỏe càng kém, đường dài ngót 50 cây số, Ngài phải lặn lội từ đêm khuya giá lạnh đi bộ gần hai cây số xếp hàng mua vé, chỉ vì hạnh-nguyện Bồ-Tát, Ngài vui trong việc làm Xả-kỷ lợi-tha.

Chúng-sanh vô-biên Bồ-Tát thệ nguyện độ, nhưng duyên hợp tan là sự thông thường trong nhân sinh thế thái, bài pháp được tạm ngưng mà bước chân Ngài chưa dừng lại.


Cuối năm 1987 tứ đại bất an Ngài về chùa Bửu-Quang (Hòa Hưng Sài Gòn) dưỡng bịnh, sau hai tháng vừa bình phục thì Ngài tiếp tục vân du, tập hợp những Phật tử mến mộ tu Thiền thành lập Đạo tràng Kim-Cang Bát-Nhã hơn 100 vị. Thầy trò trong niềm hoan-hỷ đạo tình, khóa thiền này được sinh hoạt từ năm 1987 đến năm 1994, đôi lúc gặp chướng duyên trở ngại Thầy trò cùng nhau lách vượt qua.


Đến 1988 Thượng-Tọa Trụ-trì chùa Long-Hưng huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng-Nai thỉnh Ngài về khai Thiền và chứng minh lễ Khánh Thành Tịnh-thất Giác-Quang trong khuôn viên Chùa. Trong thời gian giảng dạy tại đây Ngài đã tùy duyên hóa độ một đệ tử nữ làm lễ xuất-gia tại chùa.


Năm 1991 truyền giới Sa-Di, Sa-Di Ni phương-trượng cho năm vị xuất-gia tại chùa Long-Hưng. Làm hạnh Bồ-Tát vân du hóa tha nhưng Ngài cũng không quên tiếp độ những ai hữu duyên tại trú xứ. Tại Bổn Tự Bửu-Minh Ngài thâu nhận 18 đệ tử xuất gia, 7 Tăng, 11 Ni vào nội viện. Đệ tử Y chỉ gồm có Thầy Thích Thiện Lạc, Thầy Huệ Quang, Thầy Thiện Chánh, Thầy Quảng Thới, Thầy Thiện Tâm. Số ngoại viện Ưu-Bà-Tắc, Ưu-Bà-Di nhiều không tính kể.


Năm 1995 nghĩ mình tuổi cao sức kém Ngài dừng bước vân du  trở về trú-xứ tùy cơ hoằng hóa, thường có những buổi tham vấn Ngài dựa vào câu hỏi của Thiền khách mà khai thiền. Những bài giảng của Ngài trong suốt đời hoằng đạo được các
môn sinh gom lại soạn thành sách để làm Pháp bảo trong Tông môn.


Đã soạn: -Sanh tử sự dại, vô thường tấn tốc. -Thiền-Đạo. - Trực-Chỉ-Thiền.


IV –CÔNG HẠNH


Hòa-Thượng là người siêng năng chịu khó, trong sinh hoạt đời sống, ngài không quản gian lao, đem hết sức mình tự lực cánh sinh. Ngài rất thương đồ chúng nhưng luôn luôn giữ hạnh cần kiệm để tránh tiêu pha lãng phí, trong hạnh tu Ngài dùng thân giáo sách tấn Đệ tử, tránh buông lung giải đãi. Trong ngôi cổ-Tự Bửu-Minh Ngài là cội Bách-Tùng cho môn nhơn tứ chúng che mưa đỡ nắng.


Trong hạnh Bồ-Tát lợi tha Ngài luôn chịu kham khổ nhẫn-nại, có dạo Ngài lặn lội từ Gò-Công lên Sài-Gòn đúng ngày giảng quy định, nhưng đến nơi nhơn duyên không thuận thời giảng phải dừng lại Ngài lại quay về ba lần liên tục như thế. Ngài vẫn an nhiên chấp nhận kham nhẫn đợi chờ, tâm Bồ-Tát thể hiện trên khuôn mặt đầy lòng bi mẫn.  Với tâm nguyện độ tha báo đền ơn Phật, Ngài làm việc không
phân giờ giấc, chẳng ngại yếu già, khách ở xa đến tham vấn đạo, Ngài vui lòng tiếp đến quá bữa Ngọ trai, khách ở đêm Ngài tùy duyên khai-hóa đến qua canh Tý. Ngài thường ví mình như con chim Tiều-Liêu mong đem sức nhỏ bé dập tắt ngọn lửa hồng Tamgiới. Công hạnh của Ngài thật quả cao siêu, Ngài là điểm sáng cho đoàn hậu học noi theo.


V –NGỌA BỊNH


Vô thường biến đổi thân tứ đại mõi mòn, lượng ăn uống càng ngày càng giảm thiểu, tháng Chạp năm Canh Thìn (2000) Ngài ngọa bịnh tại sàng, nhận được thân tứ đại huyễn su đã đến lúc không cần nuôi dưỡng nữa, Ngài nói với đồ chúng:


-Thôi đừng ép tôi ăn nữa, đến đây đã viên mãn rồi.


Rồi Ngài bắt đầu tuyệt thực, nằm yên tịnh thần trong tư thế ngọa thiền để đón nhận sự vô thường phân hoại. Đồ chúng sót xa nhìn vị Thầy tôn kính héo mòn trong từng khoảnh khắc.

Ngày mùng 3 tháng Giêng năm Tân Tỵ (2001) Ngài được đưa vào bịnh viện đa khoa Gò-Công để chữa trị. Các Y, Bác-Sĩ tận tình chăm sóc nhưng sức khỏe Ngài vẫn trong tư thế mỏi mòn chờ đợi. Sáng ngày 18 tháng Giêng năm Tân Tỵ Ngài được đưa về  chùa, bốn đại tùy duyên tăng giảm, nhưng trong đôi mắt tinh anh
trong sáng Ngài đã biểu hiện được một sức sống vĩnh hằng.


Sáng ngày mùng 10 tháng 2 năm Tân Tỵ Ngài gọi đồ chúng lại dặn dò sắp xếp cho tang lễ, giọng nói của Ngài mệt mõi rời rạc từ từ .

Đến lúc 2 giờ ngày rằm tháng 2 năm Tân Tỵ Phật lịch 2545 tức ngày 9-3-2001 Ngài thâu thần tịch diệt.

Tuổi đời thọ 85 và được 57 Hạ Lạp.


Trích Bộ sách Từ Điển TRỰC CHỈ THIỀN

 Lưu hành nội bộ  PL - 2546


---

Hôm nay tôi tìm được chân dung Hòa Thượng Thiền Sư Bửu Thắng và gửi kèm theo Tiểu sử của Ngài . Kính mong Trang Nhà Quảng Đức để giúp chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử gần xa biết thêm về hành trạng của Ngài . Rất tiếc là các công trình nghiên cứu về Phật giáo ở trong nước chưa thấy ai đề cập tới Ngài, mong rằng bản tiểu sử này sẽ cung cấp chút ít thông tin khởi đầu để chư vị nghiên cứu.
Thân ái
Phật tử Đinh Khánh Vân
(20-6-2016)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2016(Xem: 11970)
Tôi có người đệ tử, đi nước ngoài về tặng cho tôi một bức thư pháp có chữ Smile (mỉm cười) của Thiền Sư Nhất Hạnh. Chữ viết bằng bút lông , mực tàu trên giấy dó. Tôi rất trân quý bức thư pháp này, trong ngày luôn nhìn chữ Smile, để tập cười, tập nuôi dưỡng chánh niệm (bởi vì tôi cũng rất khó cười). Thiền Sư Nhất Hạnh, tên thật là Nguyễn Xuân Bảo
22/10/2016(Xem: 7068)
Tuần lễ vừa qua, tuần lễ bi thương, tang tóc khổ đau, miền Trung các Tỉnh, của quê hương Mẹ. Nước lũ dâng cao, dân không tránh kịp, nước ngập mái nhà, hoa màu tan tác, gia súc thương vong, mạng người đói rét. Ai đã từng sanh ra và lớn lên của các Tỉnh miền Trung, đều đã trải qua những cơ cực lầm than vì cuộc sống. Thiên nhiên không ưu đãi, đất đai nứt nẻ bởi mùa hè nóng bứt, ngập nước bởi những tháng lũ mưa dầm giá rét. Hằng năm phải hứng chịu cảnh lũ lụt ngập nước. Nhưng năm nay, nước lũ dâng cao quá đặc biệt, gọi là vượt kỷ lục trong lịch sử lũ lụt miền Trung. Vừa qua lại phải chịu đựng chống chọi với sự ô nhiểm của biển từ hãng thép Formosa, giờ đây lại gánh chịu nạn lũ lụt bi thương.
04/10/2016(Xem: 17073)
Trong Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Về Nguồn lần thứ 9 ngày 11/8/2015 tại Chùa Khánh Anh, Pháp Quốc, Đại Tăng từ 4 châu lục đã yết ma thành tựu giao phó việc tổ chức Ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ 10 cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada. Thừa lệnh Đại Tăng và được sự bảo trợ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada và Cộng Đồng Tăng Già tại Canada, nên chúng con mạnh dạng thừa đương việc tổ chức Phật sự thù thắng này tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, 11 Chemin Katimavik, Val-Des-Monts Quebec, J8N 5E1, Canada, trong các ngày 6, 7, 8, 9 tháng 10 năm 2016.
22/09/2016(Xem: 7535)
Tiếng chuông đại hồng sớm hôm ngân nga đồng vọng giữa núi rừng trùng điệp Bà Nà kia , thức tỉnh du khách nhoài người thức dậy trong sương sớm trên núi cao, ngồi bên tách trà nhìn về Đà Nẵng, nhìn bằng Tâm để thấy rằng con người bé nhỏ li ti như những con kiến kia đang lăng xăng hoạt động trong cõi đời này, dưới phố thị lao xao, để làm gì ? Và khi chết rồi sẽ đi về đâu ? Những nghi vấn bức thiết như thế nếu có được, cũng là từ âm thanh đồng vọng xa xăm trong nỗi nhớ của chiếc xe Hon Đa một thời leo núi, một thời dấn thân cho đời cho đạo, để cho thế đạo vững vàng không chênh vênh khúc khuỷu như nếp gấp của con đường leo núi Bà Nà.
06/09/2016(Xem: 7906)
Cố Ni Sư Pháp danh Như Ngọc, húy Nhựt Thạch, tự Diệu Ngọc, hiệu Giáo Ngôn. Thế danh Trần Thị Thạch, sanh năm Kỷ Dậu 1909, tại ấp Long Bình, làng Long Đức, tổng Trà Nhiêu, tỉnh Trà Vinh. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Giác (1888 - 1945), Pháp danh Như Ý, tự Mật Tri. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Như (1889 - 1971), Pháp danh Sương Lực, tự Chơn Tâm.
01/09/2016(Xem: 7661)
HT Thích Như Điển giới thiệu Đức Trưởng Lão HT Như Huệ tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Germany, tháng 7-2015
30/07/2016(Xem: 15959)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
21/07/2016(Xem: 8712)
Bốn Giáo Hội hải ngoại, Ngài là bậc niên cao nhất Tăng Ni Việt Nam hải ngoại, Ngài là bậc Lạp trưởng nhất Sinh năm 1928 tại Cần Thơ, Nam Việt Hiện trụ 2016 tại Ca-li, Hoa Kỳ 18 tuổi thọ Phương trượng Sa Di 25 tuổi thọ Tỳ kheo cụ túc Đã hoàn tấc Cao đẳng Phật học Lại tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa Hai chương trình kết lá đơm hoa Biển trí tuệ sóng triều duy thức Chỉ ngần ấy, Ngài xứng đáng đi trước
30/06/2016(Xem: 5157)
Hòa Thượng thế danh là Phạm Kim Huệ, sinh năm Giáp Tuất, ngày 02-4-1934 tại làng Cẩm Phô, quận Điện Bàn (nay là thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.ISBN: 978-0-9945548-4-0 , ISBN: 978-0-9945548-4-0 , ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 Thân phụ của Hòa Thượng là Cụ Ông Phạm Kim Cái pháp danh Như Thế, và Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Di pháp danh Như Kim, đều làm nghề Đông y. Hòa Thượng là con thứ sáu trong gia đình gồm sáu anh chị em. Sinh trưởng trong một gia đình nho học, thâm tín Phật giáo, nên lúc tám tuổi Ngài được gia đình cho vào chùa học đạo.
24/06/2016(Xem: 6198)
Hòa Nhập Ta Bà Bát Thập Tam Thượng Tôn Chánh Pháp Sáu Mươi Năm Như Như Lão Giả Như Như Thật Huệ Đắc Nào Hay Lão Chẳng Tầm Cao Tột Một Đời Thông Cửu Phẩm Đăng Soi Vạn Thuở Sáng Ngàn Năm Phật Đà Tiếp Dẫn Hương Quang Tỏa Quốc Độ Tây Phương Linh Giác Tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]