Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử Bác Nguyễn Minh Cần

27/05/201607:38(Xem: 5404)
Tiểu sử Bác Nguyễn Minh Cần

Nguyen Minh Can-3

TIỂU SỬ
ÔNG NGUYỄN MINH CẦN

Ông Nguyễn Minh Cần, tên khai sinh là Nguyễn Hân, pháp danh Thiện Mẫn, sinh ngày 31 tháng 12 năm 1928 tại xã Hương Bình, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Từ khi vào quốc tịch Nga, ông còn có tên tiếng Nga là Konstantin Mikhailovich Alikanov.

Năm 1945, khi còn là học sinh, ông đã tích cực tham gia vào việc tổ chức, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tại thành phố Huế và các vùng phụ cận.

Chưa đầy 18 tuổi, ông đã gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương năm 1946, và trở thành ủy viên Thường vụ thành ủy Huế.

Từ tháng 11.1946 đến tháng 5.1947, là uỷ viên trong Ban chỉ huy quân sự Khu B của Huế, chiến đấu chống Pháp, bảo vệ thành phố Huế.

Sau khi mặt trận Huế bị vỡ, từ tháng 5.1947 đến đầu năm 1951, ông hoạt động kháng chiến chống Pháp trong vùng địch tạm chiếm tỉnh Thừa Thiên. Tháng 5.1947, ông làm bí thư Huyện uỷ Hương Trà; tháng 4.1949, là tỉnh uỷ viên, sau đó là uỷ viên thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên.

Đầu năm 1951, Trung ương điều động ông ra Hà Nội để hoạt động trong thành phố Hà Nội đang bị Pháp chiếm đóng. Tháng 4.1951, ông giữ chức bí thư Quận uỷ Ngoại Thành, sau là thành uỷ viên và uỷ viên thường vụ Thành uỷ Hà Nội, kiêm phó chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội và là chủ nhiệm báo Thủ đô Hà nội đến tháng 6.1962. 

Tháng 6.1962 ông được cử đi học ở Trường đảng cao cấp của trung ương đảng cộng sản Liên Xô và đã tốt nghiệp Trường Đảng cao cấp năm 1965.

Do có những ý kiến bất đồng về đường lối của trung ương, bị cáo buộc theo Chủ nghĩa xét lại, tháng 6 năm 1964, ông đã thoát ly đảng cộng sản và xin cư trú chính trị ở Liên Xô và sống tại đó cho đến cuối đời. Trong thời gian ở Liên Xô, ông làm nghề biên tập viên và phiên dịch cho Nhà xuất bản Tiến Bộ từ năm 1965 đến khi về hưu năm 1990. Trong 25 năm làm việc cho nhà xuất bản, ông đã dịch, biên tập gần 130 cuốn sách của các nhà văn, nhà báo, nhà chính trị nổi tiếng của Liên Xô và thế giới ra tiếng Việt. Cũng trong thời gian này, ông cùng bà vợ sau là Inna Malkhanova biên soạn bộ từ điển Nga-Việt đồ sộ với 43 ngàn từ là bộ từ điển Nga- Việt lớn nhất và đầy đủ nhất lúc bấy giờ (1977), được tái bản lần 2 và lần 3 (1979; 1987).

Sau khi đảng cộng sản Liên Xô bắt đầu thực hành đường lối đổi mới “perestroika”, từ năm 1987 đến năm 1993, ông đã cùng với bà Inna Malkhanova tích cực tham gia vào “Phong trào nước Nga dân chủ” đấu tranh chống chế độ Xô viết toàn trị, dẫn đến cuộc Cách mạng dân chủ ở Nga hồi tháng 8 năm 1991 làm sụp đổ chế độ cộng sản tại Liên Xô.

Trong thời gian ở Nga, ông vẫn tích cực tham gia và ủng hộ cuộc đấu tranh vì Dân chủ, Tự do, Nhân quyền của nhân dân Việt Nam và bảo vệ chủ quyền của Đất nước. Năm 1993-1994, với bút danh Trần Minh ông đã làm biên tập viên cho Đài phát thanh “Tiếng nói Tự do từ Mạc Tư Khoa”.

Sau khi nghỉ hưu ông đã tích cực viết sách, viết báo, cùng bà vợ biên soạn từ điển. Năm 2007 ra đời bộ từ điển Nga Việt Mới với hơn 50 ngàn từ, là bộ tử điển Nga-Việt lớn nhất và đầy đủ nhất hiện nay – thành quả lao động miệt mài của hai ông bà hơn 20 chục năm trời.

Các tác phẩm của ông đã xuất bản gồm:

1- Cuốn “Công Lý Đòi Hỏi”, in năm 1997;

2- Cuốn “Chuyện Nước Non”, in năm 1999;

3- Cuốn “Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế”, in năm 2001.

Đặc biệt cuốn “Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế” đã được dịch và in ra tiếng Anh năm 2004. Vào cuối đời, ông đã hoàn tất bản thảo bổ sung cho cuốn sách này với nhiều sự kiện trong 15 năm qua và hàng trăm bức hình, để chuẩn bị tái bản, nhưng sách chưa kịp ra mắt độc giả, thì ông đã ra đi.

Ngoài ra ông đã viết hàng trăm bài báo, bài nghiên cứu, bình luận được phát trên các đài, được in trên các báo, tạp chí nổi tiếng trên khắp thế giới.

Trong thời gian ở Việt Nam ông đã được tặng thưởng:

1-     Huân chương kháng chiến hạng ba vào lễ kỹ niệm toàn quốc kháng chiến (1956);

2-     Huân chương kháng chiến hạng nhất của của chủ tịch nước VNDCCH (1961)

Trong thời gian ở Nga, làm biên tập viên và phiên dịch ông cũng đã được nhận nhiều bằng khen, huy chương của Ủy ban in ấn, trực thuộc Hội đồng bộ trưởng Liên Xô, Ủy ban quốc gia về in ấn và phát hành Liên Xô, nhà xuất bản Tiến Bộ.

Ông được tặng Huy chương kỹ niêm 850 năm Moscow - phần thưởng cho những người có công đóng góp to lớn cho sự phát triển của thành phố.

 

nguyen-minh-can-60

Vài nét về cuộc đời riêng của ông:         
                                                                  

Ông có bốn cô con gái với người vợ hiền ở Viêt nam đã quá cố Trần Thị Hoài Phương. Một người phụ nữ hơn 20 chục năm trời, một mình âm thầm chịu đựng mọi tại họa giáng trên đầu khi chồng bị cáo buộc theo chủ nghĩa xét lại,  tần tảo nuôi các con trưởng thành. Hiện nay có tất cả 20 con cháu và 7 chắt.

Từ năm 1971 ông sống với người vợ thứ hai, Inna Malkhanova.

Ông là người chồng hết mực yêu vợ, người cha rất đỗi thương yêu các con, là người ông rất yêu quý các cháu, chắt. Ông luôn mong các con cháu, chắt sống trung thực, lương thiện và có ích cho xã hôi.

Hai ông bà đều là Phật tử có pháp danh Thiện Mẫn, Thiện Xuân, đã cùng nhau thành lập Hội Phật Giáo Thảo Đường từ tháng 6 năm 1993 và cùng bà con Phật tử ở Nga xây cất ngôi chùa Thảo Đường tại Moscow.

 

Сuộc đời của ông là một tấm gương mẫu mực về đạo đức làm Người, về tình yêu Đất nước, sống với tấm lòng từ bi, chân thật, yêu thương người, yêu thương vật. Trái tim ông luôn hướng về Đất Việt, không vô cảm trước số phận của Đất nước và Dân tộc, và luôn cố gắng làm điều gì đó tốt cho Tổ quốc, cho Dân tộc mình.

Tiếc rằng, ông ra đi khi chưa kịp nhìn thấy một Đất nước Việt Nam no ấm, tự do dân chủ thực sự, hoài bão mà ông theo đuổi suốt cả cuộc đời.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2023(Xem: 2734)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Chí Mãn (1942-2017)
05/04/2023(Xem: 2290)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Phước Đường (1932 - 2017)
04/04/2023(Xem: 2319)
Hòa thượng Thích Đắc Pháp, thế danh Thái Hồng Điệp, sinh năm 1938, tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thân phụ là ông Thái Văn Hai và thân mẫu là bà Bùi Kim Loan. Năm 1947, thân phụ Hòa thượng hy sinh trong khi bị giam cầm tại nhà lao Côn Đảo. Những tưởng được nương bóng mẹ hiền đến lúc lớn khôn, nhưng thật không may, hai năm sau, lúc Hòa thượng 12 tuổi, mẫu thân lại quy tiên. Mặc dù không còn cha mẹ cận kề dạy bảo, nhưng với nghị lực cùng tinh thần hiếu học và nền nếp đạo đức gia đình từ xưa, Hòa thượng đã tự rèn luyện bản thân về cả tri thức và đạo đức cho đến lúc trưởng thành.
04/04/2023(Xem: 2545)
Hòa thượng Thích Liễu Lạc, thế danh Trương Văn Trình, sinh năm 1878 (Kỷ Mẹo), vốn là bậc đại điền chủ, nổi tiếng nhân hậu, đạo đức khắp vùng. Phụ thân là cụ ông Trương Văn Thêm, mẫu thân là cụ bà Nguyễn Thị Em. Hòa thượng là người con út trong gia đình có bốn anh chị em. Năm 1910, Hòa thựơng tu theo đạo Minh Sư và được gọi là Ông lão Năm. Đạo Minh Sư chủ trương “Thờ cúng Phật, tu theo Lão giáo, sống theo Nho gia’’, nên Hòa thượng có điều kiện so sánh, nhận thấy Phật đạo cao siêu hơn.
02/04/2023(Xem: 2089)
Từ phương xa, chúng con xin chấp tay cúi đầu đảnh lễ Tiễn đưa Thầy về cảnh giới Tây Phương Tám mươi năm trụ đời, Thầy đã sống chung cùng nỗi khổ của Quê Hương Ánh đạo vàng loan tỏa khắp muôn phương. Thầy dạy chúng con, lấy từ bi trí tuệ làm đầu. Trong Pháp Phật có tứ trọng ân Ân Tổ Quốc là ân cao nhất, phải giữ gìn mảnh đất tiền nhân. Vận nước nổi trôi!
01/04/2023(Xem: 1879)
Huế lưu ảnh, dòng Hương Giang thơ mộng. Vọng chuông ngân, chùa Thiêng Mụ Thơm trong. Thơm mùi đạo, áo tràng lam trượng thất. Mõ nhịp đều, sương mờ ảnh sắc không. Mây phủ kính, dòng tâm tang tiễn góc. Dấu phong Trần, năm ấm vội tang thông. Mượn huyễn thân, khoác lên áo nâu sòng. Tu tinh tấn, tâm Phật ngộ bên trong.
28/03/2023(Xem: 2560)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Huệ Đăng (1873-1953)
27/03/2023(Xem: 3419)
Từ Quảng Trị, quê xưa nuôi dưỡng. Chốn Thiền gia, quy ngưỡng Phật Tâm. Xuất Trần quyết chí dấn thân. Nuôi Bồ đề nguyện, độ nhân qua đò.
25/03/2023(Xem: 2597)
Điện Thư Phân Ưu kính gởi Môn Đồ Pháp Quyến của Ni Trưởng Thích Nữ Chơn Hiền (1930-2023)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]