Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ đến Ôn

29/03/201611:57(Xem: 7213)
Nhớ đến Ôn

HT Nhu Hue 2a

 

 

Nhớ đến Ôn!




Tôi nhận được tin báo từ Thầy Nguyên Tạng cho hay Ôn đã vào bệnh viện và bịnh tình trong tình trạng trầm trọng, trong lòng tôi dâng lên một cảm giác buồn bã vì biết rằng vô thường lại kéo đến. Dù biết rằng, ngay cả Đức Phật của mình đã đến cuộc đời này và sau khi hoàn thành sứ mệnh rồi Ngài cũng phải ra đi, nhưng vì mình là con người bằng xương bằng thịt, máu vẫn chảy và tim vẫn đập cho nên không thể kìm chế được cảm xúc của bản thân mỗi khi có những chuyện bất như ý xảy ra.

 

Ôn bằng tuổi Ba tôi, không biết có phải điều này khiến tôi thường chú ý, quan tâm đến Ôn khi gặp Ôn và có sự so sánh ngấm ngầm giữa Ôn và Ba tôi về dáng vẻ bên ngoài, về tình trạng sức khỏe hay bởi vì Ôn là Hòa Thượng Hội Chủ rất hảo tướng và hiền hòa? Mỗi khi nhìn thấy Ôn hồng hào, tươi tắn là tôi rất mừng, nhưng những lúc thấy Ôn trông có vẻ mệt, yếu hơn là tôi lại thấy lo lo trong bụng. Tôi luôn thầm ao ước quý Ôn, quý Thầy Cô nhất là những Vị hy sinh, cống hiến thật nhiều cho sự trường tồn của Phật Pháp thì cần phải được sống lâu thiệt là lâu để giáo hóa chúng sinh và đem nhiều điều lợi lạc đến cho hàng Phật tử con Phật như chúng tôi đây.

 

Đành rằng con cả cha chung, nhưng ở mỗi Vị con của Đức Phật đều có những khắc khoải và lo toan cho Đạo Pháp theo những kiểu những nét riêng. Ôn thật tội, những năm tháng sau này, biết mình tuổi già, sức yếu không còn lo phụ công việc cùng với quý Thầy, quý Cô nên Ôn rất băn khoăn, lo lắng, điều này thể hiện rõ nét trên gương mặt, lời nói của Ôn khi Ôn trò chuyện, cho nên Ôn luôn luôn sách tấn, động viên hàng hậu bối của Ôn cũng như chúng Phật tử thật nhiều. Cho dù sức khỏe yếu kém nhưng Ôn vẫn cố gắng tham dự thật đầy đủ các công việc Phật sự của Giáo hội, các khóa An Cư, khóa Tu học v.v…hầu để chia sẻ, chứng kiến những thành tựu do Huynh Đệ và hàng Phật tử của Ôn đạt được.

 
HT Tang Giao Truong Thich Huyen Ton (137)
Ôn Như Huệ, Ôn Bảo Lạc cùng quý Thầy trẻ trong Giáo Hội
(hình lưu niệm trên núi đồi Narrabeen, New South Wales, trong Khóa Tu Học năm 2012)

Quang Huong

Tác giả Quảng Hương (bên trái)
về thăm Ôn Như Huệ ngày 1-5-2016



 
Nhìn tấm hình này tôi rất ư là thích. Trông Ôn thật dễ thương, bình dị và hòa đồng làm sao! Tôi thầm nghĩ Đức Phật mình sướng ghê, Ngài có những người con thật là đáng ngưỡng mộ!

 

Cả cuộc đời của Ôn chỉ nhiếp tâm lo cho Phật Pháp đúng như lời thơ của Ôn Trí Thủ:

 

"Một lòng kính lạy Phật đà,

Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai,

Con nguyền mặc áo Như Lai,

Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời".

 

 

Nhớ đến Ôn là con nhớ đến lời Ôn dạy: “Dục tốc bất đạt” trong việc tu tập bản thân, chậm nhưng mà phải chắc. Con sẽ luôn cố gắng vâng theo để không phụ lòng dạy bảo của Ôn.

Con xin ngưỡng nguyện mười phương Chư Phật từ bi gia hộ cho Ôn được bình an, khỏe trở lại để sống thêm với chúng con nhiều năm, nhiều năm nữa Phật ơi!

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Melbourne 28/3/ 2016

Đệ tử Quảng Hương






Ý kiến bạn đọc
31/03/201605:57
Khách
Con cầu Hồng ân tam bảo gia hộ đến Hòa thượng Bách niên trường thọ, cùng Quý Thầy tại Tu viện Quảng Đức Tuệ Đăng thường chiếu, Phật Sự Viên thành
Nam mô A Di Đà Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 8839)
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, vương triều Trần (1226-1400) được tôn vinh là triều đại sáng chói nhất thể hiện qua những chiến công hiển hách thắng giặc ngoại xâm cũng như chính sách hộ quốc an dân đã tổng hợp được sức mạnh của toàn dân ta cùng với vua quan trong việc bảo vệ và phát triển đất nước vô cùng tốt đẹp.
23/10/2010(Xem: 12123)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 15321)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
22/10/2010(Xem: 6782)
Chuông ngân chùa xẩm nắng Hương quyện áo tràng bay Trăm tám vì sao rạng Xoay tròn đôi 1óng tay Mười phương cây lặng gió Năm sắc hồ trôi mây Làn nước lên đầu núi Ánh vàng tràn đó đây.
21/10/2010(Xem: 8007)
Trong cõi nhân gian mịt mù tăm tối vì vô minh và phiền não, sự xuất hiện của một bậc chân tu đạo hạnh để dìu dắt con người trên đường tìm về giác ngộ và giải thoát, quả thật không khác gì một vì sao sáng trên bầu trời làm định hướng cho lữ hành trong đêm tối. Trong ý nghĩa này, Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn là một vì tinh tú sáng rực.
20/10/2010(Xem: 5906)
Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
19/10/2010(Xem: 12327)
Sáng ngày 22.01 Quý Tỵ (03.03.2013) tại Tổ đình Tường Vân, tổ 16, khu vực 5, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, Chư Tôn đức Tăng Ni trong sơn môn pháp phái Tường Vân đã đã trang nghiêm trọng thể tổ chức Lễ Tưởng niệm 40 năm ngày Đức Trưởng lão Đệ Nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết viên tịch.
16/10/2010(Xem: 8461)
Ấn tượng khó quên mà lần đầu tiên tôi gặp Thầy Phạm Công Thiện là Thầy đã khuyên tôi nên tinh tấn tu tập, thực hành lời Phật dạy và niệm Phật. Lần đó là vào giữa năm 1991, nửa năm sau khi tôi từ New York dời về Cali để sống, tại Chùa Diệu Pháp, thành phố Monterey Park, Los Angeles. Trong đầu tôi, trước khi gặp Thầy, mường tượng ra một Phạm Công Thiện hiên ngang và nói thao thao bất tuyệt về triết học Tây Phương, về Trung Quán, về Bát Nhã, v.v... Nhưng không, tất cả những suy nghĩ viễn vông và mộng tưởng đó đều bị sụp đổ tan tành khi tôi ngồi đối diện với Thầy Phạm Công Thiện trong một căn phòng nhỏ ở Chùa Diệu Pháp. Thầy Phạm Công Thiện, với dáng điệu từ tốn, khiêm cung, trầm lặng, chỉ nói những điều hết sức bình thường, chỉ khuyên những điều hết sức phổ thông mà người Phật tử nào cũng thường nghe quý Thầy khuyên bảo như thế.
13/10/2010(Xem: 5312)
Bữa tôi ra mắt sách tại Orlando, cựu Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh, Hội Trưởng Hội Cao Niên Orlando và Vùng Phụ Cận, có nhắc tôi là bài "Nhà Sư Của Tôi" (NSCT) trong cuốn tạp văn "Viên Đạn Cuối Cùng" còn thiếu nhiều chi tiết. Tôi cảm ơn cụ Quỳnh và hứa là nhân dịp Tân Niên Canh Thìn (y2k) tức Năm Rồng đầu thiên niên kỷ mới, tôi sẽ kể thêm về những câu chuyện tại Trại "cải tạo" Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
12/10/2010(Xem: 8198)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]