Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn Sử Việt Danh Nhân (thi hóa)

01/02/201609:01(Xem: 15498)
Nguồn Sử Việt Danh Nhân (thi hóa)

vua hung vuong 4



NGUỒN SỬ VIỆT

 

DANH NHÂN

Thi Hoá
GIÁC LƯỢNG TUỆ ĐÀM TỬ

 

NGUỒN SỐNG XUẤT BẢN

2015

1760  West  Jensen  Ave.

Fesno, CA. 93706

Email: [email protected]




HỒNG BÀNG CỔ SỬ

 

Truyền thuyết Hồng Bàng, sử nước ta

Dựa theo truyện kể, khẩu truyền ra

Những nhà khảo cổ, nêu bằng chứng

Lịch sử Việt Nam: Chính Quốc gia

Phía bắc, Động Đình, Dương Tử cận (*)

Hướng nam, Chiêm Quốc, nước không xa

Tây gần Ba Thục, Đông: Đông hải

Vị  trí  đầu  tiên,  nước  Việt  ta.

----------- oOo -----------

 

 

(*)Thời đại Hồng Bàng theo truyền thuyềt và dã sử cho rằng: bắt đầu từ năm 2879 trước công nguyên, là niên đại của vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu là Xích Quỉ. Thời đó nước ta là Văn Lang, của giống người Lạc Việt. Vị trí nước ta thời bấy giờ, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng Hồ Động Đình) phía nam tới nước Hồ Tôn (tức Chiêm Thành) phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương, phía tây là nước Ba Thục (tức Tứ Xuyên của Trung quốc ngày nay)

---------oOo---------

 

 

 

KINH DƯƠNG VƯƠNG

Lập Quốc

 

 

“Đế Minh” là cháu ba đời

Vua“Thần Nông”tuần thú, chuyển dời phương nam

Đến núi Ngũ Lĩnh, (Hồ Nam) (1)

Gặp nàng “Tiêngiới” lấy làm hân hoan

Kết duyên chồng vợ vẹn toàn

Sinh con: “Lộc Tục” hiền ngoan nhất đời

“Đế Minh” quyết định truyền ngôi

“Đế Nghi”con trưởng: Vua thời Bắc phương?(#)

Lộc Tục” phong vua Nam phương,(#)

Quốc hiệu “Xích quỷ, Kinh Dương Vương” là:

Niên đại lịch sử Quốc gia

“Kinh Dương” lập quốc, nước ta bấy giờ

Vào năm Nhâm tuất nguyên sơ (2879)

Trước công nguyên, nào ai ngờ sử ghi.” (2)

“Kinh Dương Vương” thuở trị vì,

Kết duyên “Long Nữ”(3) Quốc uy linh thần.

Sinh ra “Sùng Lãm” hiện thân,

Nối ngôi, xưng: “Lạc Long Quân” tương truyền.

“Lạc Long Quân” đức nhiệm huyền

Vị vua tiên khởi, uyên nguyên giống nòi

Ngài là sứ mạng rạng ngời

Xây nguồn Quốc sử, muôn đời lưu danh.

“Lạc Long Quân” kết duyên lành

“Âu Cơ Tiên Nữ”(4)  trở thành lứa đôi.

Truyền thuyết sử nhiệm tuyệt vời

Thai bọc trăm trứng, nở thời trăm con

Nửa xuống biển, nửa lên non,

Lời phân trần, “Lạc Long Quân” bảo rằng:

“Nàng: “Giống Tiên”; Ta: “Giống Rồng”

Khắc nhau thuỷ thổ, khó mong ở cùng

Nhưng, đã rằng: Kiếp duyên chung

Dù non, dù biển, cũng giòng “Rồng Tiên”

Đã lập quốc, đã khai nguyên

Truyền thống “Lạc Việt, Văn Lang” muôn đời”.

“Văn Lang” nhà nước rạng ngời

Sử xanh còn chép, ngàn đời  “Việt nam”.

“Lạc Long Quân”: Tổ Phụ,

“Âu Cơ”  là: Tổ Mẫu,

“Thuỷ Tổ Việt Nam

“Thuỷ Tổ Việt nam muôn đời”.

-------- oOo --------

 

(#) – Bắc phương là từ núi Ngũ Lĩnh chạy dài về phía bắc

(#) – Nam phương là từ núi Ngũ Lĩnh chạy dài về phía nam,

(1) – Nay thuộc tỉnh Hồ Nam của Trung quốc.

(2) – Kinh Dương Vương lập quốc là niên đại đầu tiên (Năm Thứ Nhất Việt Lịch)

(3) – Long Nữ có tên là Thần Long, con gái của Vua Hồ Động Đình.

(4) – Âu Cơ là con gái của Vua Đế Lai , Đế Lai là con của Vua Đế Nghi.

--------- oOo ---------

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 12260)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 15493)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
22/10/2010(Xem: 6798)
Chuông ngân chùa xẩm nắng Hương quyện áo tràng bay Trăm tám vì sao rạng Xoay tròn đôi 1óng tay Mười phương cây lặng gió Năm sắc hồ trôi mây Làn nước lên đầu núi Ánh vàng tràn đó đây.
21/10/2010(Xem: 8027)
Trong cõi nhân gian mịt mù tăm tối vì vô minh và phiền não, sự xuất hiện của một bậc chân tu đạo hạnh để dìu dắt con người trên đường tìm về giác ngộ và giải thoát, quả thật không khác gì một vì sao sáng trên bầu trời làm định hướng cho lữ hành trong đêm tối. Trong ý nghĩa này, Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn là một vì tinh tú sáng rực.
20/10/2010(Xem: 5946)
Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
19/10/2010(Xem: 12354)
Sáng ngày 22.01 Quý Tỵ (03.03.2013) tại Tổ đình Tường Vân, tổ 16, khu vực 5, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, Chư Tôn đức Tăng Ni trong sơn môn pháp phái Tường Vân đã đã trang nghiêm trọng thể tổ chức Lễ Tưởng niệm 40 năm ngày Đức Trưởng lão Đệ Nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết viên tịch.
16/10/2010(Xem: 8485)
Ấn tượng khó quên mà lần đầu tiên tôi gặp Thầy Phạm Công Thiện là Thầy đã khuyên tôi nên tinh tấn tu tập, thực hành lời Phật dạy và niệm Phật. Lần đó là vào giữa năm 1991, nửa năm sau khi tôi từ New York dời về Cali để sống, tại Chùa Diệu Pháp, thành phố Monterey Park, Los Angeles. Trong đầu tôi, trước khi gặp Thầy, mường tượng ra một Phạm Công Thiện hiên ngang và nói thao thao bất tuyệt về triết học Tây Phương, về Trung Quán, về Bát Nhã, v.v... Nhưng không, tất cả những suy nghĩ viễn vông và mộng tưởng đó đều bị sụp đổ tan tành khi tôi ngồi đối diện với Thầy Phạm Công Thiện trong một căn phòng nhỏ ở Chùa Diệu Pháp. Thầy Phạm Công Thiện, với dáng điệu từ tốn, khiêm cung, trầm lặng, chỉ nói những điều hết sức bình thường, chỉ khuyên những điều hết sức phổ thông mà người Phật tử nào cũng thường nghe quý Thầy khuyên bảo như thế.
13/10/2010(Xem: 5351)
Bữa tôi ra mắt sách tại Orlando, cựu Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh, Hội Trưởng Hội Cao Niên Orlando và Vùng Phụ Cận, có nhắc tôi là bài "Nhà Sư Của Tôi" (NSCT) trong cuốn tạp văn "Viên Đạn Cuối Cùng" còn thiếu nhiều chi tiết. Tôi cảm ơn cụ Quỳnh và hứa là nhân dịp Tân Niên Canh Thìn (y2k) tức Năm Rồng đầu thiên niên kỷ mới, tôi sẽ kể thêm về những câu chuyện tại Trại "cải tạo" Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
12/10/2010(Xem: 8225)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
11/10/2010(Xem: 6595)
Thượng tọa Thích Thông Huệ, thế danh Bùi Hữu Hòa, sinh năm Tân Sửu (1961) tại Phan Rang - Ninh Thuận. Năm 20 tuổi (Canh Thân - 1980) xuất gia với Hòa thượng Thích Đỗng Hải, trụ trì Tổ đình Sắc tứ Thiền lâm tự - Phan Rang, Ninh Thuận. Năm 1982 Hòa thượng Bổn sư viên tịch, Thượng tọa đã đãnh lễ Hòa thượng Thích Đỗng Minh, cũng là vị Sư Bá trong tông môn, để được làm đệ tử Y chỉ sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]