Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Thiện Thanh

10/04/201311:19(Xem: 6996)
Hòa Thượng Thích Thiện Thanh

htthichthienthanh

Tiểu sử
Hòa thượng Thích Thiện Thanh

(1935 – 1995)

---o0o---

Hòa Thượng Thích Thiện Thanh thuộc dòng thiền Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41, thế danh Nguyễn Văn Sắc, nguyên quán làng Phú-Nhuận, Nha-Mân, tỉnh Sa-Ðéc miền Nam nước Việt (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp), sinh Năm Ất Hợi (1935) Niên hiệu Bảo Đại năm thứ 20. Song thân Ngài là Cụ Nguyễn Văn Xướng và Cụ Bà Huỳnh Thị Thâu đều kính tin Tam Bảo.

Ngài là bậc đồng chơn học đạo. Lúc tám tuổi Ngài được Ðại Lão Hòa Thượng Thích Bửu Chung tiếp độ tại Tổ đình Phước Long Cổ Tự, Rạch Ông Yên, Nha Mân, tỉnh Sa Ðéc và bổn sư của Ngài là Hòa Thượng Thích Huệ Hòa thuộc dòng Lâm Tế gia phổ. Năm lên 15 tuổi Ngài thọ Sa Di giới với Ðại Lão Hòa Thượng Thích Chánh Quả, tại tổ đình Kim Huê tỉnh Sa Ðéc với pháp hiệu là Không Sắc, húy Nhất Thanh.

Năm 20 tuổi Ngài thọ đại giới cùng đậu cấp bằng Hán ngữ học tại Trung Tâm Ấn Quang và Ngài giảng pháp lần đầu tiên tại Long Quang Tự đường Nguyễn Huỳnh Ðức, quận Phú Nhuận, Sài Gòn Tân Sửu (1961).

Năm Giáp Thìn (1964) Ngài được bổ nhiệm làm việc với Tổng Vụ Tăng Sự, phụ trách ngành Tăng Tịch và kiêm nhiệm Trưởng Ban Tăng Tịch cho Tổ đình Ấn Quang. Ngài đậu tú tài toàn phần năm Ất Tỵ (1965), dạy Pháp văn tại trường Bồ Ðề Chợ Lớn và du học Thái Lan do chính phủ Thái đài thọ.

Năm Đinh Mùi (1967) Ngài từ Thái Lan sanh Ấn Ðộ nghiên cứu các đề tài thuộc Phật Giáo Nguyên Thủy tại Viện Nalanda Pali Research Institute, Bihar.

Năm Mậu Thân (1968) Ngài đậu bằng Cao Học Cổ Ngữ (Palyacharya) tại Ðại Học Sankrit University Darbhanga.

Năm TÂn Hợi (1971) Ngài đậu thêm cử nhân và cao học Anh văn.

Năm Bính Thìn (1976) Ngài đậu tiến sĩ tại Ðại Học Magadha Gaya với luận án “A Comparative Study of the Pali Digha Nikaya and ChinaAgama” so sánh Trường Bộ Kinh với Kinh Trường A Hàm.

Ngài còn là tác giả nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị như:

1- Phật Giáo Ấn Ðộ Ngày Nay.

2- Phật Giáo trong Việt Nam, Ấn Ðộ hay Trung Hoa.

3- Hoàng Ðế Asoka.

4- Bốn Ðức Tánh Cao Quý của Giác Ngộ.

v.v.

Ngài được chính phủ Ấn Ðộ mời dạy ngữ học và lịch sử tại Ðại Học Sri VekaTesvana, Tirapati. Trước đó Ngài cũng đã được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa mời về làm Viện Trưởng Ðại Học Cần Thơ.

Năm Mậu Ngọ (1978) Ngài từ việc ở Ðại Học Sri VekaTesvana, Tirapati, sang Mỹ dưới sự bảo trợ của chùa Việt Nam (Los Angeles), nhận chức Phó Chủ Tịch Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ (12/78) kiêm giảng sư của Ðại Học University of Oriental Studies tại Los Angeles.

Năm Kỷ Mùi (1979) Ngài nhận chức Giám đốc Trung Tâm Tỵ Nạn Ðông Dương.

Kể từ đầu thập niên 80 cho đến nay Ngài về Long Beach, thành lập hội Phật Giáo Long Beach và xây dựng Tự Viện Phật Tổ. Với ý chí phục vụ đạo pháp và hướng dẫn Phật tử sống xa thành phố Los Angeles, Ngài không quản khó khăn, tận tụy hoằng hóa độ sanh cho đến hơi thở cuối cùng. Quả thật vậy, tuy thân xác Ngài thập tử nhất sinh ở bệnh viện nhưng tâm niệm Ngài vẫn không ngớt âu lo cho lể Phật Ðản tại chùa.

Nhưng niềm lo lớn nhất của Ngài là công việc nghiên cứu và dịch thuật đang dang dở; Ngài đã thực hiện được;

1- Tập “Nghi Thức Tụnh Niệm Hằng Ngày” ngắn ngọn và dễ hiểu phù hợp với nhu cầu thiết yếu của giới Phật tử hải ngoại.

2- Hai tập đầu của “Kinh Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm” in khổ lớn, trình bày hết sức mỹ thuật, tổng cộng gần nghìn trang. Ðây là một công trình lớn lao đòi hỏi một sự cộng tác của nhiều học giả nghiên cứu phân tích tài liệu, Ngài viết “Khi dịch, dịch giả đã cân nhắc cẩn thận sợ rằng: “Y kinh giải nghĩatam thế Phật oan, Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”.Vì vậy, mất quá nhiều thì giờ, dịch giả phải so sánh bản chữ Hán này với bản Sanskrit…”. Với sự hiểu biết nguyên thâm về Phật pháp của một tu sĩ công phu thiền tập với Lục Diệu Pháp Môn, với một căn bản cổ ngữ và ngoại ngữ phong phú của một học giả nghiêm túc, Ngài biết trước công việc mình cần phải làm nên thường nói: Tôi cần phải phiên dịch bộ Hoa Nghiêm vì không còn sống bao năm.

Ngài là một bậc cao Tăng đầy đủ mọi đức tính Từ bi hỷ xả, luôn luôn tận tình vì đạo, sống đơn giản, đạm bạc, tuy nghiêm với mình và khoan dung với người nhưng không chấp nhận xa hoa hay cẩu thả, tuy khiêm nhường từ tốn nhưng vẫn hài hước trào phúng mà không mất lòng ai.

Tự Viện Phật Tổ là một ngôi chùa tôn, chật hẹp, tối tăm, oi bức mùa hè, ẩm thấp mùa đông, nằm giữa một khuôn viên “Chung cư bàn Cờ”. Bao nhiêu thù lao dạy học gom với tịnh tài thí chủ, thay vì xây chùa cao cổng rộng Ngài chuyển sang mục phiên dịch và ấn tống kinh sách nên luôn luôn túng thiếu. Mãi cho đến giờ Viên tịch, đệ tử mới biết Ngài mặc áo quần vá tại xứ Hoa Kỳ.

Trăm năm ba vạn sáu ngìn ngày;

Gắng công suy xét nguyên lai là gì ?

Sau thời gian điều trị bệnh tại bệnh viện, nhân duyên Ta Bà quả mãn, Ngài an nhiên thu thần tịch diệt vào lúc 10:40 ngày 18 tháng 7 năm Ất Hợi (1995).

Hưởng thọ 61 Xuân. An cư 40 Hạ.

Mười lăm năm cuối cùng ngắn ngủi sống với kinh Hoa Nghiêm tại Tự Viện Phật Tổ chính lại là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời tại thế độ sanh của một bậc đồng chơn nhập đạo.

Thích Vân Phong biên tập

(theo môn phong pháp phái Chùa Phật Tổ, Hoa Kỳ)

----o0o---

Trình bày: Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2015(Xem: 13460)
Điện Thư Phân Ưu Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Tu Viện Quảng Đức Vừa nhận được tin buồn Phu Quân Đạo Hữu Châu Ngọc Lê Hoa Nhụy, là: Bác Sĩ NGUYỄN LÊ ĐỨC, pháp danh: MINH QUANG Hội Trưởng Hội Phật Giáo Đông Bắc Florida, Chùa Hải Đức. Sinh năm Đinh Hợi (1947) tại Hà Nam, Bắc Việt Vãng sanh lúc 11.37am ngày 21-9-2015 tại Jacksonville, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ Hưởng thọ: 69 tuổi Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức là một nhà Phật học lỗi lạc, viết lách, nghiên cứu, thuyết giảng hàng tuần cũng như đích thân tu trì Phật Pháp, đặc biệt Bác sĩ là vị lãnh đạo tinh thần tại Chùa Hải Đức trong ba mươi năm qua, người đã có công tạo dựng và duy trì ngôi Tam Bảo Hải Đức đến ngày hôm nay. Sự ra đi vĩnh viễn của Bác Sĩ Minh Quang là một mất mát lớn lao cho Phật tử thuộc Chùa Hải Đức, Florida; mong rằng Đạo hữu Châu Ngọc cùng quý Phật tử Chùa Hải Đức cố gắng vượt qua sự đau buồn này và tiếp tục gánh vác Phật sự cũng như gìn giữ gia tài Pháp Bảo mà Bác Sĩ Minh Quang đã dày công gây dựn
11/09/2015(Xem: 6054)
Tổ Phước Tường , húy thượng Thanh hạ Chánh, tự Quảng Đạt hiệu Phước Tường, thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán, đời thứ 41. Ngài sinh ngày rằm, tháng 5 năm Đinh Mão (1867) vào đời vua Tự Đức năm thứ 20, tại tỉnh Phú Yên. Tổ xuất thân là một nhà Nho từng dự thi Hương tại Bình Định. Năm Ất Dậu (1885), ngài cùng với tầng lớp thanh niên nho sĩ tích cực hưởng ứng phong trào Cần vương. Sau đó, ngài xuất gia với Tổ Hải Nhiểu -Thiên Ân tại chùa Khánh Long (Phú Yên). Ở đây một thời gian, ngài được bổn sư gởi đến tham học với các bậc thiền sư thạc đức đương thời ở Phú Yên như Tổ Pháp Hỷ (chùa Từ Quang), Tổ Trí Hải (chùa Thiên Thai Sơn Thạch).
08/09/2015(Xem: 36947)
Sister Chan Khong, Thich Nhat Hanh’s closest collaborator, told Lion’s Roar this morning that the 88-year-old Vietnamese Zen master is in hospital. Given his age, many of Thich Nhat Hanh’s friends and followers are concerned for his wellbeing, though details about his condition have yet to be shared.
08/09/2015(Xem: 6971)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên”là gì. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây v.v… vốn là những câu tục ngữ mà người Việt chúng ta vẫn hay nhắc nhở đến hằng ngày, thì không có lý do gì để chúng ta quên ơn của những người đi trước đã dày công gầy dựng lên. Các nhà Bác Học như Albert Einstein có thuyết tương đối, Văn Hào Victor Hugo, định đề Eclik, định lý Archimet v.v… tất cả đều được mọi người biết đến và về sau nầy có những công trình được cầu chứng tại tòa án để không ai có thể phát hiện trùng lặp với tên tuổi của mình đã sáng chế. Thế nhưng cũng có nhiều công trình thế kỷ thuộc diện tâm linh, phi vật thể, thì chưa ai nghĩ đến điều nầy cả. Điều nầy cũng giống như bản quyền của một tác phẩm được độc quyền xử dụng, phát hành khi đã có khai báo với tòa án. Ở đây tôi muốn nhắc đến những công trình thế kỷ về sau, mà cố Hòa Thượng Thích Min
26/08/2015(Xem: 7844)
Ngày 16 tháng 5 vừa qua một trong số các nhà sư Phật giáo nổi tiếng nhất của Thái Lan, và cũng là một trong số các vị Thầy cuối cùng và khác thường của truyền thống "Tu Trong Rừng", là Luang Poh Koon vừa viên tịch. Luang Poh Koon thường được biểu trưng bởi hình ảnh một nhà sư ngồi chồm hổm tay cầm điếu thuốc lá, nhằm nhắc lại giây phút thật bất ngờ và đột ngột khi ông đạt được giác ngộ.
19/08/2015(Xem: 15602)
CÁO PHÓ TANG LỄ Hòa Thượng Thích Viên Diệu Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Môn đồ tứ chúng chúng con cung kính báo tin Thầy của chúng con là: Hòa Thượng Thích Viên Diệu. - Khai sáng chùa Thuyền Tôn - Montreal - Quebec và Tổ Đình Thuyền Tôn Hải Ngoại tại thành phố Cornwall, tỉnh bang Ontario, Canada. - Tổng Vụ Trưởng Vụ Cư Sĩ GHPGVNTN Hải Ngoại tại Canada. Đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 22 giờ ngày 18 tháng 08 năm 2015 ( nhằm ngày 05/07/ Ất mùi) tại chùa Thuyền Tôn , Montreal. Trụ thế : 62 tuổi và 40 giới lạp. Lễ nhập quan sẽ được cử hành vào lúc 14 giờ ngày 25 tháng 08 năm 2015 (nhằm ngày 12/07/Ất mùi) tại nhà quàn LE REPOS SAINT FRANCOIS D”ASSISE và lễ cung nghinh Kim Quan an trí tại chùa Thuyền Tôn – Montreal vào lúc 17 giờ cùng ngày. Lễ viếng bắt đầu từ ngày 26 tháng 08 đến ngày 30 tháng 08 năm 2015. Lễ Di Quan được cử hành lúc 9 giờ sang ngày 31tháng 08 năm 2015. Kim Quan sẽ được nhập Bảo tháp tại khuôn viên Tổ Đình Thuyền T
01/08/2015(Xem: 7624)
Chúc Mừng Hoà thượng Thích Minh Dung
22/07/2015(Xem: 9131)
Hòa thượng họ Đỗ, huý Châu Lân, sinh năm 1927 (Đinh Mão) tại thôn Quan Quang, xã Nhơn Khánh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Đỗ Hoạch, và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tú. Gia đình gồm năm người con, hai trai và ba gái; Hòa thượng Thích Đỗng Quán thứ ba, và Ngài là thứ tư. Gia đình Ngài đời đời thuần tín Tam bảo. Cha mất sớm, được mẹ chăm lo dạy dỗ. Với bẩm tánh thông minh và hiếu học, năm 11 tuổi Ngài thi đậu bằng Yếu lược. Việc này chưa xảy ra ở vùng quê của Ngài nên đích thân ông Lý trưởng đến thăm và chúc mừng. Đó là một vinh dự cho gia đình và quê hương Ngài lúc bấy giờ.
14/07/2015(Xem: 17991)
Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 8) sẽ được tổ chức tại chùa Pháp Bảo – Sydney, Úc Châu vào cuối tháng 9 năm 2014. Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 9) năm 2015 dự định sẽ được tổ chức tại chùa Khánh Anh - Evry, Pháp Quốc nhân lễ Khánh Thành chùa cũng như lễ Đại Tường của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. Trong dịp này, chư Tăng Ni sẽ hội luận vào ngày thứ bảy 15.08.2015 như chương trình gửi kèm theo đây. Chư Tôn Đức cũng như quý Phật tử nào không tham dự được suốt chương trình các ngày Lễ thì xin mời chọn những ngày thích hợp để đến với Tăng đoàn nhằm nói lên tinh thần cộng trụ trong sinh hoạt Phật sự tại hải ngoại ngày nay. Kính mong chư Tôn Đức và quý vị Phật tử hồi báo cho Ban Tổ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]