- HT Thích Hạnh Tuấn Trú Trì Chùa Trúc Lâm, Chicago, Viên Tịch Thọ 60 Tuổi
- Tiểu sử Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn
- Early-morning fire at Freeport home
- Thầy Đi Vội Quá Như Sao Lạc
- Điện Thư Phân Ưu
- Bên di ảnh Thầy
- Thơ Văn Tưởng Niệm HT Thích Hạnh Tuấn
- Tháng 7 năm tới Kim Sơn vắng bóng Thầy
- Thầy Cố Vấn Giáo Hạnh Thích Hạnh Tuấn
- Đường đi vô hạn, nhớ người xưa
- Ban Tang Lễ
- Ban Tổ Chức Tang Lễ
- Chương Trình Lễ Tang
- Nhạc phẩm: Cảm Niệm Ân Sư
- HT Thích Hạnh Tuấn, bông mai quý trong vườn xuân đạo hạnh
- Thư gởi từ Phialdelphia
- Lửa Rực Tầng Mây
- Dự thảo về tập Kỷ Yếu Tưởng Niệm HT Hạnh Tuấn
- Thương Thầy Hạnh Tuấn
- Tổ chức lễ tưởng niệm HT Thích Hạnh Tuấn
- Rừng Trúc Xưa Nay Tịch Mịch
- Một Người Đã Ra Đi: Thượng Tọa Hạnh Tuấn
- Vài kỷ niệm về người bạn cũ
- Hình Lễ Tấn Phong Giáo Phẩm Hòa Thượng
- Video: Lễ Tưởng Niệm HT Thích Hạnh Tuấn
- GĐPT Quảng Đức tổ chức Lễ Truy Niệm HT Hạnh Tuấn
- Tưởng niệm một vì sao lạc
- Hình xưa của HT Hạnh Tuấn
- Quê nhà Hội An tưởng niệm HT Hạnh Tuấn tại Chùa Phước Lâm
- Hình Lễ Truy Niệm HT Hạnh Tuấn tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Úc Châu
- Hình chuẩn bị Tang Lễ
- Hình ngày 01
- Hình ngày 02
- Hình ngày 03
- Hình ngày 03 (tt)
- Hình ngày 04
- Hình Lễ Di Quan Trà Tỳ
- Hình Lễ Trùng Tuyên Bồ Tát Giới tại Lễ Tang HT Thích Hạnh Tuấn
- Tinh Xá Trúc Lâm Chicago
- Một vị Thầy đáng kính đã ra đi
- Tôi yêu màu lam
- Ước nguyện Phật Việt dang dở của Hòa Thượng Hạnh Tuấn
- Hoài bão Phật Việt nguyền tiếp nối (thơ)
- Những kỷ niệm về người Thầy kính thương
- Cảm Tạ
- Vài nét Tang Lễ HT Hạnh Tuấn
- Thầy đi một bước nghìn thu tiếc
- Còn nghe văng vẳng tiếng người
- Lễ Truy Niệm HT Hạnh Tuấn tại Tu Viện Kim Sơn
- Lễ Tưởng niệm Hòa Thượng Hạnh Tuấn tại Tịnh thất Từ nghiêm, Đại Tòng Lâm do Hòa thượng Thích Quảng Hạnh tổ chức.
- Cung tiễn Thầy về cảnh Tây Phương
- Không còn được gặp lại Thầy nữa
- Thầy ơi !
- Thầy kính yêu
- Chúng con nhớ Thầy
- Chúng con thương tiếc Thầy
- Thay has joined Phat in his practices
- Boston mùa này đẹp lắm Thầy ơi
- Video: Đêm Tưởng Niệm Thầy Hạnh Tuấn trước ngày di quan trà tỳ
- Ngôn Ngữ Sang Trang (thơ)
- Lời Dẫn Nhập Kỷ Yếu Tưởng Niệm HT Hạnh Tuấn
- Chân thành cảm tạ
- Còn nguyên nỗi ngậm ngùi
- Hình Lễ 49 ngày HT Thích Hạnh Tuấn
- Tâm tình với em Hạnh Tuấn (thơ)
- Clip nhạc: Tiễn Biệt Ân Sư
- Nhật ký Tang Lễ HT Hạnh Tuấn
- Hồng Tâm
- Kỷ Yếu Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn (1956-2015)
- Tuần Bách Nhật nhớ Thầy
- Hình Lễ Bách Nhật HT Hạnh Tuấn
- Lễ Tiểu Tường HT Thích Hạnh Tuấn
- Kính bạch Giác Linh Thầy Hạnh Tuấn
- Con vừa đọc xong bài "tôi yêu màu lam" của cố Hòa Thượng Hạnh Tuấn
Viết cho nỗi buồn lắng xuống…
Có người mà khi đến và đi đều để lại bóng dáng và kỷ niệm trong lòng người ở lại và nơi mảnh đất người đã đặt chân. Đó là trường hợp thầy Hạnh Tuấn. Mỗi lần nhớ đến Thầy là tôi lại nhớ đến tháng bảy mùa hè, mùa An Cư ở tu viện Kim Sơn. Sau khi nhận lời về trụ trì chùa Trúc Lâm ở Chicago, Thầy có lời nguyện với anh em chúng tôi rằng trừ khi có chuyện “bất khả kháng”, còn không, năm nào Thầy cũng về với núi rừng Kim Sơn. Trở về đây để tận hưởng không khí nhẹ nhàng, êm ả của núi rừng và lại có dịp thủ thúc thân tâm. Thầy vui lắm. Năm nào cũng lưu lại có khi vài tuần, mươì ngày hay cả tháng.
Nhân chuyến trở về miền Bắc Cali, Thầy không quên dành thì giờ thăm viếng chư Tôn Túc trong vùng cùng thăm hỏi Huynh đệ, Pháp hữu.
Chúng tôi quen biết nhau đã ngót ba mươi năm khi Thầy về trú ngụ ở Từ Quang, lo chuyện học hành vào năm 1987. Đây cũng là lúc, tôi rời tổ ấm Từ Quang để về Hayward bắt đầu con đường hành thế. Thầy có tiếng là người cầu tiến, rất mực siêng năng đèn sách. Từ City College of San Francisco rồi chuyển qua SF State University, lên Cao học ở Harvard University, rồi cuối cùng về UC Berkeley học chương trình tiến sĩ, trước sau tròn 12 năm. Việc đèn sách, Thầy miệt mài gắn bó. Chuyện Phật sự, Thầy hết lòng lo toan. Chẳng giây phút nào xao lãng trong việc thực tập và trì tụng kinh điển như là nếp sống đúng mực của người tăng sĩ chân chính.
Tôi chẳng quên buổi gặp mặt khi Thầy còn học tại Harvard, cùng nhau hàn huyên bên mâm cơm thanh đạm cùng người bạn tăng sĩ Tây Tạng của Thầy. Vẫn là con người cẩn trọng, mọi việc, dù lớn nhỏ, đều cân nhắc kỹ lưỡng, khi bắt tay vào việc thì hăng say hết mình, nay nhẫn nại chuyên cần chuẩn bị cho mình vốn tri thức cần thiết trước khi hành thế. Con người ấy mực thước và cầu toàn ngay trong những sinh hoạt liên quan trong cuộc sống thường nhật. Thầy là người hướng dẫn tôi cuốn cho đúng cách một cuốn "bún Quảng". Không rõ Thầy là người rành về khoa ẩm thực hay không nhưng trong món cuốn mang hương vị quê nhà của Thầy, Thầy muốn phải thưởng thức sao cho trọn vẹn và đúng cách. Trước món ăn ngon miệng này, tánh tôi biếng nhác nên chỉ muốn gắp cho đầy chén, đưa vào miệng là được, vì tôi nghĩ, làm sao cho bún xuống đến bao tử là xong chuyện rồi! Thầy không chịu! Ăn như vậy, Thầy nói, là chưa hiểu “người Quảng chúng tôi”, rồi Thầy chỉ cho tôi cách cuốn một cuốn bún với đầy đủ rau, đậu phụng ... và sao cho tròn trịa nữa.
Những năm sinh họat bên nhau ở Từ Quang, rồi Kim Sơn, quả thật tình thân rất đậm đà, thắm thiết. Cho đến khi rời xa ngôi chùa mẹ về Chicago, Thầy mới cho thấy khả năng tổ chức và hoạt động trên nhiều lãnh vực phát huy đạo pháp. Bên cạnh việc xây dựng cơ sở tín ngưỡng ban đầu tại địa phương, Thầy đã góp phần không nhỏ vào việc khuyến khích Gia Đình Phật Tử Trúc Lâm và hết lòng vào việc phát triển đơn vị này.
Quả thật con người ấy không ngừng gắn bó với sự thăng trầm của đạo pháp khởi từ tổ đình Phước Lâm xứ Quảng nơi người thế phát cho đến tu viện Quảng Hương Già Lam ở Sài gòn. Ra nước ngoài, tại trại tỵ nạn Paula Galang, Thầy cũng góp tay xây dựng ngôi chùa Kim Quang, khởi sự việc tái dựng đức tin và niềm tin cho bao người xa xứ. Định cư ở Mỹ, từ hơn 30 năm nay, bên cạnh việc chuyên cần trau dồi, Thầy còn có những cố gắng tìm tòi, ứng dụng phương pháp khoa học trong việc truyền bá chánh pháp như đưa Đại Tạng Phật Giáo vào CD–ROM, mở lớp “Căn Bản Về Sinh Hoạt Ở Xã Hội Tây Phương 101” .
Viết cho tình Lam thêm lên…
Đối với người mang nhiệt tâm với con đường theo đuổi như Thầy thì việc bất đồng không sao tránh khỏi nhưng lòng tận tụy, chân thành của Thầy với tổ chức, đặc biệt với đơn vị Trúc Lâm thì không ai có thể làm ngơ hay quên lãng. Lòng nhiệt thành mạnh mẽ được biểu lộ bằng thái độ cương quyết, dứt khoát mà Thầy thường cho thấy, không chỉ trong các buổi họp với ban Hướng Dẫn Trung Ương, chính là phát xuất từ mối quan tâm hết mực và lòng ưu ái thiết tha với tổ chức mà Thầy hết lòng bảo bọc và nâng đỡ.
Tuy thế, Thầy vẫn cố giữ hòa khí, tìm cách liên lạc với mọi phía, mọi người, từ bữa cơm thân mật để nối kết tình Lam cho đến phương thức phát biểu ôn hòa và chí tình bằng Thỉnh Nguyện Thư đạo đạt lên Giáo hội và những người hữu trách.
Giờ đây nếu chúng ta còn thấy văng vẳng bên tai câu nói quen thuộc của Thầy, câu nói từng làm phật lòng không ít người: " làm mất thì giờ của Hạnh Tuấn”, thì nay chúng ta nên hiểu câu di ngôn ấy là sự thúc đẩy, là sự khuyến tấn chúng ta lưu tâm hơn vào nỗ lực xây dựng tổ chức hơn là tiếp tục những cuộc tranh luận xuông.
Tôi còn nhớ trong một khóa tu học của miền Tịnh Khiết tại tu viện Mộc Lan, Thầy nói với tôi về một đề nghị mang tính chất “áp đảo” của Thầy với giọng Quảng cứng rắn: Lần này, phải cho hàng Huynh trưởng trẻ cơ hội thể hiện tinh thần dân chủ của Tây phương mới được. Thầy muốn nói, one person one vote, một người một phiếu, và thiểu số phải phục tùng đa số là công bằng và hợp lý. Tôi thuộc phái “moderate”( trung dung) nên lúc nào cũng chỉ mỉm cười, lắng nghe rồi tìm cách dung hòa chút đỉnh cho “vui vẻ cả làng”. Con người mà khả năng, nghị lực, tâm huyết dồi dào như thế nhưng tiếc thay nhân duyên chưa đủ để thể hiện trọn tài gánh vác cho sự nghiệp chung !
Nói đến nhân duyên, yếu tố ấy còn chi phối đến một nỗ lực chung của Thầy và tôi nhân dịp lễ khánh thành chùa Phổ Từ năm 2010 về một lời kêu gọi Hợp Nhất gửi đi khắp chốn từ Âu sang Úc. Thầy không thấy kết quả vận động mà ngã lòng, vẫn tiếp tục hành động với nụ cười lạc quan không thiếu trên môi..
* * * * *
Kính bạch giác linh Thầy,
Trước sự nghiệp dang dở để lại bên cạnh hoài bão to lớn mà Thầy mang theo, con không thể nói hết những cảm xúc về sự thiếu vắng của người ở lại và mối lưu tình Thầy đã dành cho Phổ Từ. Nhân ngày lạc thành, Thầy hiến tặng món quà tinh thần quý giá, một bản Tâm kinh Bát nhã khắc gỗ rất mỹ thuật. Dù con không đọc được chữ Hán, nhưng con cảm nhận được mối đạo tình Thầy dành cho như bát nước đầy trong suốt ba mươi năm qua. Từ nay, hằng ngày, cúi đầu đi ngang qua bức kinh khắc, vẫn thấy bên mình niềm an ủy, khích lệ không khác năm nào.
Con kính cầu nguyện Thầy sớm về cõi Phật, hội nhập Ta bà, và chúng ta, với hạnh nguyện xuất gia cứu đời giúp người, bên nhau, lại cùng rong chơi trên vạn nẻo.
Nam mô từ Lâm Tế Chúc Thánh chánh tông, tứ thập nhị thế, húy thượng Thị hạ Trạm, tự Hạnh Tuấn, hiệu Hải Như, chi Giác linh Hoà Thượng chứng minh./
Thích Từ-Lực
Hayward, California